Bệnh căn học sâu răng (rhm4) MỤc tiêu bài giảNG



tải về 0.66 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu12.06.2022
Kích0.66 Mb.
#52335
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH CĂN HỌC SÂU RĂNG edit

Thời gian

Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh axit kéo dài và lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian. Ăn thường xuyên các chất carbohydrate lên men thì dễ sâu răng hơn tổng lượng carbohydrate đó trong một lần.
Quan điểm mới: Ngoài các yếu tố trên, nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong chức năng bảo vệ răng được đề cập đến như sơ đồ minh họa sau:




SÂU RĂNG



Hình 2.4: Sơ đồ White biểu diễn các yếu tố bệnh căn theo quan niệm mới

      1. Yếu tố nước bọt

Nước bọt là hỗn hợp các chất tiết của các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) và tuyến nước bọt phụ rải rác khắp bề mặt niêm mạc miệng. Theo Dawes (1996), tuyến mang tai chiếm 20% khi nghỉ, 50% khi kích thích; tuyến dưới hàm chiếm 60%, tuyến dưới lưỡi chiếm 5% và tuyến nước bọt phụ chiếm 15%. Nước bọt có nhiều vai trò trong hoạt động chức năng ăn nhai cũng như chức năng bảo vệ các cấu trúc trong xoang miệng, đặc biệt là bảo vệ răng.
Nước bọt bảo vệ răng bằng cách làm sạch răng, ức chế quá trình khử khoáng do axit nhờ khả năng đệm, giúp răng tái khoáng hoá nhờ giữ các ion cần thiết nằm bên dưới màng thụ đắc, ngăn cản axit xâm nhập vào răng và có tính kháng khuẩn.
Tổng lượng nước bọt tiết ra khoảng 700-1000ml/ngày. Tốc độ khi nghỉ: 0,3-0,4 mL/phút (<0,1 mL/phút: khô miệng); Tốc độ khi kích thích: 1-2 mL/phút (<0,5 mL/phút: bệnh lý). Thành phần nước và một số protein đặc hiệu trong nước bọt cùng với hoạt động chức năng của môi, má, lưỡi góp phần làm sạch răng, lấy đi những mảnh vụn thức ăn và vi sinh vật bám vào răng.
Chất điện giải trong nước bọt gồm có một lượng lớn các ion có trong các dịch khác của cơ thể như Ca2+, K+, Na+, Mg2+, Cl-, HCO3--, PO4---. Trong số các chức năng của chúng có chức năng đệm axit. Một vài protein nước bọt cũng có chức năng đệm yếu. Khi nước bọt ở trạng thái nghỉ, hệ thống đệm khởi đầu là hệ thống phosphate, có hiệu quả cao khi pH ở khoảng 7(+0,5)
H + + PO4--- H2PO4-

Khi nước bọt ở mức kích thích, lượng bicarbonate trong nước bọt khi đó tăng gấp 6 lần do tuyến mang tai tiết ra, Ca2+ tăng nhẹ, hệ thống đệm bicarbonate lúc này rất hiệu quả ở mức pH bằng 6.


H + + HCO3-- H2CO3- CO2 + H2O

Vì CO2 liên tục bị mất đi nên phản ứng luôn giữ chuyển động về bên phải, làm cho đây là hệ thống đệm vô cùng hiệu quả.


Thành phần can xi, phosphate và các chất nhầy trong nước bọt giúp ức chế quá trình khử khoáng. Đồng thời các yếu tố này kết hợp với Statherin, các protein giàu Proline giúp tăng cường quá trình tái khoáng hoá răng. Ion fluor chứa trong nước bọt giúp bảo vệ và điều chỉnh sửa chữa sự khoáng hóa của răng, tăng sức đề kháng của răng với sự phá huỷ của axit bằng cách phản ứng với thành phần hydroxyapatite (HA) của răng, tạo nên hợp chất fluorohydroxyapatite (FHA) hoặc fluorapatite (FA), là những chất khó bị hoà tan bởi axit so với hydroxyapatite (HA). Ngoài ra fluor còn ngăn chặn vi khuẩn lên men nên ngăn cản chuyển hoá của vi khuẩn.
Lớp màng bám nước bọt còn có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của axit vào răng và ngăn cản sự di chuyển của các chất apatit hoà tan từ răng ra. Về tính năng kháng khuẩn, rất nhiều yếu tố của nước bọt tham gia, bao gồm các enzym (amylase, lysozyme, lactoperoxidase), các protein (histatin, lactoferrin, apolactoferrin) và các kháng thể (IgA, IgG). Ví dụ như lysozyme bẻ gãy các peptidoglycan ở vách tế bào một vài loại vi khuẩn Gr dương gồm cả Streptococcus mutans. IgA, ngoài chức năng kháng thể còn có khả năng kết cụm vi khuẩn và ngăn chặn sự bám dính của chúng vào bề mặt răng.
Tóm lại, ở cấp độ răng, hoạt động sâu răng được đặc trưng bởi sự mất khoáng khu trú và mất cấu trúc răng. Các vi khuẩn gây sâu răng trong biofilm chuyển hoá các carbohydrate tinh luyện để lấy năng lượng và tạo ra sản phẩm chuyển hoá axit hữu cơ. Các axit hữu cơ này nếu hiện diện trong hệ sinh thái biofilm trong thời gian dài, có thể làm giảm pH của biofilm xuống dưới mức tới hạn (5,5 với men và 6,2 với ngà). pH thấp sẽ giải phóng canxi và phosphate từ răng vào biofilm, dần dần đạt tới trạng thái cân bằng từ đó làm giảm hàm lượng chất khoáng của răng, hay khử khoáng. Khi pH của biofilm về mức trung tính, và nồng độ canxi và phosphate hoà tan quá bão hoà so với răng, chất khoáng có thể được lắng đọng trở lại vị trí men bị huỷ khoáng, một phần gọi là tái khoáng. Vì vậy ở cấp độ bề mặt và dưới bề mặt răng, sâu răng là hậu quả của quá trình động lực học gồm tấn công (khử khoáng) và phục hồi (tái khoáng) cấu trúc răng. Các hiện tượng này diễn ra vài lần trong ngày trong suốt thời gian tồn tại của răng và được điều hoà bởi nhiều yếu tố, gồm số lượng và chủng loại hệ vi sinh vật trong biofilm, chế độ ăn, vệ sinh răng miệng, di truyền, giải phẫu răng, việc sử dụng fluor và các chế phẩm hoá trị liệu khác, dòng chảy và khả năng đệm của nước bọt; sức đề kháng vốn có của cấu trúc và cấu tạo răng, khác nhau giữa người này và người khác, răng này với răng khác, vị trí này với vị trí khác. Sự cân bằng giữa khử khoáng và tái khoáng hoá được minh hoạ dưới các yếu tố bệnh lý (các yếu tố thúc đẩy sự khử khoáng) và các yếu tố bảo vệ (các yếu tố thúc đẩy sự tái khoáng). Các cá thể có cân bằng nghiên về các yếu tố bảo vệ (tái khoáng) sẽ ít có khả năng sâu răng hơn cá thể có cân bằng nghiên về các yếu tố bệnh lý (khử khoáng). Hiểu được cân bằng khử khoáng và tái khoáng là chìa khoá đối với việc kiểm soát sâu răng.
Các hiện tượng khử khoáng lặp đi lặp lại do môi trường bệnh lý chiếm ưu thế làm hoà tan và phá huỷ mô răng vốn đã được vôi hoá, biểu hiện bằng một tổn thương sâu răng hay lỗ sâu. Huỷ khoáng men quá nhiều dẫn đến hình thành lỗ sâu trên bề mặt men răng. Huỷ khoáng ngà quá nhiều dẫn đến bộc lộ chất căn bản protein, lúc đầu bị biến tính do các matrix metalloproteinase (MMP) và sau đó bị thứ cấp bởi các MMP và các protease khác của vi khuẩn. Sự khử khoáng trong pha vô cơ và sự biến tính, giáng cấp trong pha hữu cơ tạo thành lỗ sâu ngà.
Cần hiểu rằng tổn thương sâu răng, hoặc lỗ sâu là biểu hiện cùa sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố bệnh lý.
MMP: là một họ enzyme bao gồm hơn 25 loại. Chúng có vai trò cần thiết trong nhiều quá trình sinh học bình thường của cơ thể, trong đó có cả việc phá hủy các mô, thường bị kích hoạt do tiếp xúc với tia UV hoặc do viêm sưng. MMP góp phần vào việc phân hủy collagen, đồng thời ức chế sự tổng hợp hình thành collagen mới, từ đó gây ra tình trạng lão hóa trên da.
Đầu thế kỷ 21, có nhiều quan điểm về sâu răng, sâu răng được biết là một bệnh đa yếu tố hay là bệnh đa phức hợp, như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, trong đó, nhiều yếu tố nguy cơ thuộc về gen, môi trường và hành vi tương tác với nhau (Hình 2.5). Từ đó, chỉ ra hướng nghiên cứu để cho việc dự phòng và điều trị sâu răng hiệu quả hơn.

Hình 2.5: Liên quan giữa các yếu tố bệnh căn-mảng bám vi khuẩn, răng và các thành phần sinh học (vòng tròn bên trong) và các yếu tố hành vi và kinh tế -xã hội (vòng tròn ngoài) [Nguồn: Usha C. and Sathyanarayanan R (2009)]


tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương