Bệnh căn học sâu răng (rhm4) MỤc tiêu bài giảNG



tải về 0.66 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu12.06.2022
Kích0.66 Mb.
#52335
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH CĂN HỌC SÂU RĂNG edit

Giả thuyết mảng bám đặc hiệu cung cấp một cơ sở khoa học mới về việc điều trị sâu răng. Mảng bám có thể được xác định là bệnh lý khi chúng có liên quan bệnh lý trên lâm sàng. Vì chỉ có một vài vi sinh vật có khả năng gây sâu răng, nên việc điều trị dựa trên giả thuyết mảng bám đặc hiệu là nhằm đến việc loại bỏ các sinh vật gây bệnh cụ thể, mà không phải loại bỏ mảng bám hoàn toàn. Loesche cho rằng:
Mục tiêu điều trị là để ngăn chặn các mảng bám gây bệnh và thay thế chúng bằng các mảng bám không gây bệnh. Mục tiêu điều trị này có thể thực hiện được bằng cách thức kháng khuẩn, như làm sạch cơ học hay bằng chất hóa học đặt trên bề mặt răng với cường độ đủ trong một thời gian ngắn sẽ đạt một bề mặt có vẻ “vô khuẩn”. Nếu sự “vô khuẩn” như thế có thể đạt được thì mảng bám mới hình thành sẽ bắt nguồn từ sinh vật trong nước bọt và sẽ chứa tỷ lệ S. sanguis và S. mitis cao và tỷ lệ S. mutans.thấp. Các mảng bám sau đó sẽ bao gồm chủ yếu bởi vi khuẩn không gây bệnh sẽ có ít hoặc không có tiềm năng gây bệnh.
Ngoài ra, một giả thuyết khác là giả thuyết mảng bám sinh thái gần đây, được chấp nhận rộng rãi, cho rằng sâu răng là kết quả mất cân bằng các vi sinh vật cư ngụ do sự thay đổi tình trạng môi trường tại chỗ. Ví dụ, việc ăn đường thường xuyên lặp đi lặp lại dẫn tới độ pH thấp liên tục trong màng sinh học và điều này giúp cho sự tăng trưởng của vi khuẩn sinh axit và ưa axit, vì thế đưa đến sâu răng trên một cá thể. Điều đó nói rằng, cấu tạo và hoạt động của màng sinh học là biểu hiện tình trạng môi trường bị biến đổi. Những biến đổi khác trong môi trường miệng như là thay đổi dòng chảy nước bọt có thể dẫn tới kết quả tương tự. Việc điều trị bắt đầu bằng cách nhận diện và thay đổi bất kỳ yếu tố nào đang làm mất cân bằng màng sinh học giúp cho hoạt động sâu răng dễ dàng. Để đạt được thành công lâu dài, việc điều trị nên nhắm đến làm thay đổi tất cả những khía cạnh môi trường miệng qua thời gian dài.
Sang thương sâu răng chỉ xảy ra dưới một đám vi khuẩn có khả năng tạo đủ lượng axit tại chổ để làm mất khoáng cấu trúc răng. Khối gelatin vi khuẩn dính vào bề mặt răng được gọi là mảng bám. Mảng bám vi khuẩn biến dưỡng carbohydrate tinh chế cho năng lượng và axit hữu cơ như một sản phẩm phụ. Sản phẩm axit có thể là nguyên nhân của sang thương sâu răng bởi sự hòa tan những tinh thể cấu trúc răng.
Vậy vi khuẩn bám được vào răng bằng cách nào?
Mảng bám trước đây là thuật ngữ dùng để mô tả một màng mềm, bám chặt, tích tụ trên bề mặt răng. Mảng bám gần đây được gọi là plaque biofilm, hay đơn giản là biofilm, mô tả đầy đủ và chính xác hơn thành phần sinh học (bio) và cấu trúc màng (film) của nó. Biofilm gồm phần lớn là vi khuẩn, sản phẩm chuyển hoá của chúng, chất nền ngoại bào và nước. Biofilm không phải là mảnh vụn thức ăn bám lên răng, một quan niệm sai lầm phổ biến, cũng không phải là hậu quả của sự tổ hợp ngẫu nhiên của các vi sinh vật cơ hội. Sự tích tụ biofilm lên răng là một chuỗi các hiện tượng có trật tự và tổ chức cao. Nhiều vi sinh vật có trong miệng không thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong tự nhiên. Sự tồn tại của các vi sinh vật trong mội trường miệng phụ thuộc vào khả năng bám của chúng vào một bề mặt.
Vậy mảng bám là một chất lắng mềm kết tụ trên bề mặt răng mà thực chất là phức hợp gồm cộng đồng vi khuẩn bám trên một lớp màng thụ đắc (acquired pellicle). Màng thụ đắc được hình thành là do sự lắng đọng của glycoprotein trên bề mặt răng mới được chải sạch. Nó không thấy được bằng mắt thường, chỉ phát hiện bằng phương pháp nhuộm màu, được loại bỏ sau khi vệ sinh răng miệng nhưng cũng sẽ nhanh chóng tái lập trở lại chỉ sau vài phút.
Màng thụ đắc trước đây được cho là có nguồn gốc toàn bộ từ protein của nước bọt, nhưng những kỹ thuật gần đây về Proteomic cho thấy chứa 130 các protein khác nhau, 88% có nguồn gốc từ tế bào (có lẽ từ các tế bào biểu mô miệng bị tróc), 18% từ huyết tương (có lẽ chủ yếu từ dịch khe nướu) và khoảng hơn 14% protein có nguồn gốc từ nước bọt hấp thụ có chọn lọc trên bề mặt răng (Siqueira và cộng sự 2007) như là albumin, lyzozyme, amylase, immunoglobulin A, protein giàu prolin và mucins.
Sau khi màng này hình thành, các vi khuẩn trong xoang miệng bắt đầu xâm nhập vào nếu có các thụ thể để kết nối được với màng. Đầu tiên là các vi khuẩn Gr (+) như Streptococcus sanguis, Strep. mutans. Các phân tử bề mặt vi khuẩn tương tác với các thành phần của màng bám để vi khuẩn bám vào nhau và kết dính trên màng bám răng (Hình 3.2). Các vi khuẩn này có những thụ thể đặc biệt để có thể bám vào bề mặt răng và nó cũng có khả năng sinh polysaccharide ngoại bào có tính dính là dextran, giúp cho vi khuẩn trụ lại trên mặt răng. Lớp vi khuẩn Gr (+) đầu tiên xâm nhập mảng bám sinh sôi nảy nở, hình thành lớp màng bọc trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn Gr (-) như Fusobacterium nucleatium, Prevotella intermedia, rồi các loại xoắn khuẩn, đặc biệt là Lactobacilli tiếp tục xâm nhập mảng bám và phát triển. Các vi khuẩn này luôn có tương tác với nhau về chuyển hóa và cấu trúc để giúp trụ lại trên mảng bám. Người ta ước lượng có khoảng 530 chủng loại vi khuẩn trong mảng bám, với hơn 1010 vi khuẩn/miligram mảng bám.
Ngoài vi khuẩn ra, mảng bám còn chứa một lượng nhỏ các tế bào biểu mô, bạch cầu và đại thực bào. Các tế bào trên nằm trong một khuôn (chất nền) ngoại bào – do các sản phẩm của vi khuẩn và nước bọt hình thành. Khuôn ngoại bào chứa protein, polysaccharide và lipit.
Trong số các vi khuẩn tích tụ và phát triển tại mảng bám, nhóm vi khuẩn nào có khả năng chuyển hoá đường sinh ra sản phẩm phụ là axit (acidogenic), phát triển mạnh trong môi trường pH thấp (aciduric), tạo ra các polysaccharides nội bào và ngoại bào vốn góp phần tạo ra khuôn mảng bám, mới là nhóm có khả năng gây bệnh. Polysaccharides nội bào giúp tạo năng lượng và chuyển hoá thành axit khi lượng đường cạn kiệt. Do đó, nhóm Streptococci dính, như Streptococus mutans, sống bằng sucrose để tập hợp thành polysaccharide ngoại bào là thủ phạm chính gây sâu răng, kế đó là Lactobacilli. Streptococus mutans thường liên hệ chặt chẽ ở những sang thương mới khởi phát trong khi Lactobacilli liên hệ tới những sang thương tiến triển hoạt động và đã tạo thành lỗ sâu. MS là nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng ban đầu vì chúng (1) bám dính men răng; (2) sản xuất và chịu được axit; (3) phát triển mạnh trong môi trường giàu sucrose; và (4) sản xuất bacteriocin, chất diệt sinh vật cạnh tranh. Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính của sự lên men carbohydrate trong thức ăn, đồ uống để trở thành ion axit trên bề mặt răng gây phá huỷ mô răng. Mảng bám này lưu giữ kéo dài ở những vị trí thuận lợi như những trũng rãnh, hố sâu mặt nhai, giữa những mặt bên dưới điểm tiếp xúc của răng hoặc vùng cổ răng. Do vậy, phần lớn những vùng này sẽ là khởi điểm của sâu răng. Sâu thân răng và sâu chân răng cho thấy hai tương tác chế độ ăn- vi khuẩn khác biệt nhau, và chúng đại diện cho hai bệnh lý khác biệt nhau về quan điểm sinh thái và vi sinh. Khởi phát sâu thân răng do Streptococus mutans, sâu chân răng do Actinomyces viscosus. Lượng Lactobacillus acidophilus cao trong nước bọt chỉ ra sang thương sâu răng hoạt động hơn trong miệng.


tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương