Bệnh căn học sâu răng (rhm4) MỤc tiêu bài giảNG



tải về 0.66 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu12.06.2022
Kích0.66 Mb.
#52335
1   2   3   4   5   6   7   8   9
BỆNH CĂN HỌC SÂU RĂNG edit

Sự tái khoáng hóa

Quá trình mất khoáng có thể đảo ngược lại nếu pH trung tính và có các ion Ca2+ và PO43- đủ trong môi trường gần nhất. Hoặc là các sản phẩm hoà tan của apatite có thể đạt tới trạng thái trung tính bởi sự đệm, hoặc là các ion Ca2+ và PO43- trong nước bọt có thể ức chế quá trình hoà tan qua hiệu ứng ion thông thường. Điều này làm cho có khả năng xây dựng lại các tinh thể apatite đã bị hoà tan một phần và được gọi là sự tái khoáng hoá.
Phản ứng này có thể tăng lên nhiều khi có sự hiện diện của ion fluoride tại vị trí phản ứng. Cơ sở hoá học của quá trình khử khoáng/tái khoáng tương tự cho cả men, ngà và xê măng. Tuy nhiên cấu trúc và số lượng tương đối của chất khoáng và chất hữu cơ trong mỗi loại này khác nhau dẫn tới sự khác nhau về bản chất và diễn tiến sang thương sâu răng đáng kể.

    1. Các yếu tố bệnh căn

      1. Mảng bám vi khuẩn gây bệnh (pathogenic bacterial plaque)

Trước đây người ta không lý giải được tại sao men răng với thành phần chủ yếu là hydroxy apatit, độ cứng ngang kim cương lại có thể bị phá hỏng thành hốc một cách dễ dàng trong môi trường miệng. Vi khuẩn không có khả năng xuyên qua men, thậm chí không có khả năng bám vào men răng vì men răng nhẵn bóng. Trong một thời gian dài khi y học đã phát triển và thu được nhiều thành tựu trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh, người ta vẫn chưa có lời giải thoả đáng về quá trình sinh bệnh sâu răng. Đã có hàng trăm thuyết giải thích bệnh sinh sâu răng điển hình như:
- Thuyết hoá học vi khuẩn của WD Miller (Acidogenic/Chemico-parasitic theory) (1882)
- Thuyết phân giải protein của Gottlieb (Proteolytic theory) (1946): theo thuyết này phần hữu cơ của răng đóng vai trò chính trong tiến trình sâu răng. Các lá men và vỏ bao trụ men cấu tạo bởi chất hữu cơ, có liên quan đến sự khởi phát sâu răng. Ở đây, lá men được cho là tạo đường vào cho vi khuẩn. Vi khuẩn tạo ra acid phân giải protein của các thành phần hữu cơ của răng.
- Thuyết phân giải protein thành phức vòng càng của Martin-Schatz (Proteolysis-chelation theory) (1956). Thuyết này cho rằng vi khuẩn tấn công vào bề mặt men, khởi đầu bởi các vi sinh vật phân hủy keratin, bao gồm phân cắt protein và các thành phần hữu cơ khác của men, chủ yếu là keratin. Điều này làm tạo ra những chất chelates hòa tan được các thành phần khoáng hóa của răng và vì thế làm khử khoáng men răng ở mức pH trung tính hay thậm chí kiềm. Men cũng có chứa mucopolysaccharides, lipids và citrate vốn dễ bị vi khuẩn tấn công và hoạt động như chất chelate. Việc giảm tỉ lệ sâu răng do fluor hóa cũng được giải thích bởi thuyết này. Trong đó, độ bền liên kết giữa pha hữu cơ và vô cơ của men tăng lên do hình thành fluoroapatite và vì vậy làm ngăn chặn hay giảm sự tạo chelate.
- Thuyết của Brown (1972)
Ba trong 4 thuyết trên cho rằng sâu răng xảy ra trong môi trường axit (pH thấp), chỉ có thuyết phân giải protein phức vòng càng cho rằng sâu răng xảy ra trong môi trường kiềm.
Có hai giả thuyết liên quan đến khả năng gây bệnh của mảng bám (Loesche). Giả thuyết đầu ủng hộ sự hiện diện phổ biến của yếu tố gây bệnh tiềm ẩn trong mảng bám và cho rằng tất cả các mảng bám tích tụ đều gây bệnh, được gọi là giả thuyết mảng bám không đặc hiệu. Giả thuyết còn lại cho rằng sự tích tụ mảng bám không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh tật. Nó có thể được coi là bình thường khi không có bệnh. Mảng bám được cho là yếu tố gây bệnh khi có dấu hiệu bệnh lý, gọi là giả thuyết mảng bám đặc hiệu.
Vấn đề với giả thuyết mảng bám không đặc hiệu là nó đòi hỏi mục tiêu điều trị loại bỏ hoàn toàn mảng bám ở tất cả bệnh nhân. Mục tiêu này là không thực tế và không thể đạt được ngay cả ở những bệnh nhân hợp tác nhất. Điều trị theo giả thuyết mảng bám không đặc hiệu yêu cầu phác đồ điều trị liên tục vô thời hạn hướng vào loại bỏ mảng bám tuyệt đối. Việc cố đạt những mục tiêu đầy tham vọng như vậy chắc chắn sẽ thất bại.

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương