Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng


Phụ lục 1. Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang92/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Phụ lục 1. Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384
Trong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày 30-4-1975, truyền thông trong nước 
đã mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi Quang Thận đã húc đổ cổng Dinh 
trong khi sự thật chính là xe 390. Theo Trung tá Bùi Văn Tùng: “Sau khi biết Thận 
là người cắm cờ, báo chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà 
báo suy ra Thận cắm cờ thì 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long Bình, 
anh em đã báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 
anh em cũng cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đã khá bầm dập nên nhiều người 
nghĩ, cải chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc 
mà chiếc 390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợ 
của Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rõ sự kiện này”. 
Lữ đoàn 203 có bốn chiếc tăng bị bắn cháy trước khi vào đến Dinh Độc Lập. Vào 
lúc 9 giờ sáng, những chiếc tăng của Lữ 203 đã bị chặn lại trong một trận đọ sức ác 
liệt giữa các chiến xa của hai bên. Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1, Ngô Quang Nhỡ, 
mở nắp tháp pháo nhô người ra chỉ huy đã bị bắn xuyên qua trán, chết khi chiến 
tranh kết thúc chỉ còn trong gang tấc. Chiếc tăng 866 khi chạy tới Thị Nghè cũng bị 
trúng đạn, một người chết ngay tại chỗ, một người bị thương nặng rớt xuống 
đường. Những người lính vào giờ phút ấy nhận ra sống sót là tấm huân chương 
quan trọng nhất. Trong suốt hai mươi năm, bốn người lính trên chiếc tăng 390 tiếp 
tục chiến đấu ở Campuchia, ở phía Bắc rồi lầm lũi mưu sinh chứ không hề tìm kiếm 
vinh quang. Khi coi phim tài liệu, thấy Bùi Quang Thận cầm một lá cờ rất to, loại cờ 
không chứa trong những chiếc xe tăng tiến vào Dinh trong ngày 30-4, Thiếu úy Lê 
Văn Phượng lại tặc lưỡi nghĩ rằng, “lịch sử đôi khi được làm bằng báo chí”. 
Sáng 1-5-1975, khi rút về căn cứ Long Bình, Lê Văn Phượng đã viết tường trình 
đúng như những gì xảy ra. Anh không biết cấp trên báo cáo ra sao để “lịch sử thành 
văn” chỉ nhắc đến chiếc xe của Bùi Quang Thận. Những thước phim, những bức ảnh 
“húc đổ cổng Dinh Độc Lập” được phục dựng đã thế chỗ sự thật và số phận của 
những người được nói đến thật cách biệt với những người im lặng. Bùi Quang Thận 
sau ngày 30-4 được điều về Bộ chỉ huy, còn Thiếu úy Lê Văn Phượng và ê-kíp xe 


390 được điều lên biên giới Tây Ninh, chuẩn bị cho cuộc chiến ở Campuchia, rồi 
tháng 3-1979 lại được điều ra tham gia cuộc chiến tranh phía Bắc. Ba người trên 
chiếc xe tăng 390 xuất ngũ năm 1981, một người, Lê Văn Phượng, xuất ngũ năm 
1986. Kể từ đó, bốn anh em không có điều kiện gặp nhau. 
Thượng úy Lê Văn Phượng ra quân, về quê; năm 1992 anh học hớt tóc, rồi dựng 
lều hành nghề ở bờ hào bên thành nhà Mạc, bị công an đuổi chạy lên, chạy xuống. 
Sau, người lính đã cho xe tăng nghiến lên cổng Dinh Độc lập ấy đã phải chạy về mở 
lán cắt tóc gần cổng Trường Sĩ quan Lục Quân ở Sơn Tây. Tuy không tranh dành 
quyền lợi ở chốn quan trường, nhưng trong thẳm sâu, người lính ấy cũng tự hào về 
những gì mà mình đã làm cho đất nước. Anh đem câu chuyện “húc đổ cổng Dinh 
Độc Lập” ra kể với các con. Nhưng, ở trường, lịch sử được dạy không giống như 
những gì đã xảy ra. Đứa con gái học tiểu học về khóc: “Bố nói bố chỉ huy xe 390 
vào Dinh Độc lập trước tiên, con khoe với bạn học và cô, nhưng bài học dạy, bác 
Bùi Quang Thận lái xe vào trước và cắm cờ trên Dinh. Chúng bạn trêu con nói phét. 
Con xin nghỉ học”. Lê Văn Phượng chỉ biết phân trần với chính quyền địa phương 
nhưng nào ai biết là anh đúng hay sách đúng.
Mãi tới năm 1995, khi nữ ký giả Pháp có tên là Francoise De Mulder đến Việt 
Nam, những người lính tăng trên chiếc xe làm nên lịch sử ấy mới có dịp gặp nhau. 
Francoise De Mulder là người phụ nữ mà sau khi tăng 390 cán qua cổng Dinh đã 
chụp được tấm hình Lê Văn Phượng nhô đầu ra khỏi tháp xe và nhìn thấy bà trong 
một khoảng thời gian rất ngắn. Francoise De Mulder sinh năm 1944, sang Việt Nam 
làm phóng viên ảnh từ năm 1963, lúc mười chín tuổi. Năm 1976, bà có mặt ở 
Lebanon, nơi có hàng trăm người tị nạn Palestine bị hành quyết bởi lực lượng vũ 
trang cánh hữu Phalang. Tại trại tị nạn ở quận Quarantaine - Beirut, bà chụp được 
cảnh một phụ nữ đang van xin các binh lính tha chết cho chồng trên một đường phố 
đang bốc cháy, ngay giữa thủ đô Beirut. Tấm hình này đoạt giải nhất của Giải WPPA 
lần thứ 20, là ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới năm 1976. Bà cũng là nữ ký giả 
ảnh đầu tiên đoạt giải này. Năm 2003 De Mulder bị bệnh bạch cầu và liệt người. 
Năm 2005, bà mất tại Paris, thọ 61 tuổi.
Năm 1995, tại Paris, bà Francoise De Mulder tổ chức triển lãm những tấm ảnh 
bà chụp được trong ngày 30-4-1975. Những bức ảnh đã gây chú ý cho một sỹ quan 
khi ấy đang làm tùy viên quân sự tại Pháp, anh đã giúp đỡ để đầu tháng 3-1995, bà 


Francoise De Mulder về đến Việt Nam. Người đầu tiên mà bà gặp là anh Nguyễn 
Văn Tập, lái tăng 390, khi ấy đang lái xe ba gác ở Thái Bình. Rồi bà gặp anh Vũ 
Đăng Toàn, chính trị viên đại đội, khi ấy đang nuôi heo ở Hưng Yên. Bà không tìm 
ra anh Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ I, vì khi ấy anh Nguyên không sống ở địa phương. 
Cuối cùng, bà đến Sơn Tây gặp Lê Văn Phượng đúng khi anh đang hành nghề cắt 
tóc. Sau cuộc gặp đó, ngày 22-6-1995, Thiếu úy Lê Văn Phượng được mời dự lễ kỷ 
niệm ngày thành lập Lữ đoàn 203, bấy giờ đã phiên thành Trung đoàn xe tăng 203. 
Ở đó, Lê Văn Phượng gặp lại Nguyễn Văn Tập và Vũ Đăng Toàn rồi cả ba được vào 
tham quan Dinh, bấy giờ đã có tên là Dinh Thống Nhất. Khi đó, họ mới biết chiếc 
tăng 843 “hiện vật” vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Tăng Thiết Giáp, Hà Nội, còn 
chiếc “843” sau này trưng bày trong Dinh chỉ là một chiếc tăng cùng loại được sơn 
và ghi số hiệu vào. Trong khi chiếc xe của Bùi Quang Thận được sơn phết, bảo 
dưỡng, lau chùi, nâng niu từ sau 30-4-1975 đến nay, tăng 390 vẫn rong ruổi trên 
chiến trường Campuchia, mãi đến sau 1995 mới được đem về Bảo tàng Tăng Thiết 
Giáp.
Chuyến đi của Bà Francoise De Mulder được phát trên VTV và sau đó được thể 
hiện lại trong một cuốn phim xúc động. Bốn chiến sĩ xe tăng 390 cũng trở nên nổi 
tiếng nhưng là dưới một biệt danh mới do người xem đặt ra: Ông gác đầm cá Vũ 
Đăng Toàn; Ông đánh giậm Nguyễn Văn Tập; Ông lái xe lam Ngô Sĩ Nguyên; Ông 
cắt tóc bị công an đuổi ở Bờ Hào Lê Văn Phượng. Các học viên Lục Quân sau khi 
biết Lê Văn Phượng qua bộ phim “Bốn chiến sĩ xe tăng 390” thường để dành tóc 
“đem đầu” đến tiệm cắt tóc của ông; bảo vệ trường sỹ quan cũng thương tình 
không đuổi. Sau một thời gian chạy xe lam, Ngô Sĩ Nguyên được một anh bạn 
thanh lý cho một chiếc xe Gát 69 làm phương tiện vận chuyển hàng hóa cho các 
chủ hàng trên tuyến Hà Nội-Thường Tín. Nhằm giúp Nguyễn Văn Tập giải quyết khó 
khăn, Bưu điện huyện Gia Lộc, Hải Dương, đã nhận anh vào làm bưu tá xã. Năm 
2003, khi xem một chương trình giao lưu với bốn chiến sĩ xe tăng 390, một trí thức 
và là một nhà doanh nghiệp đã liên lạc với bốn chiến sĩ xe tăng 390, viết thư cho 
từng anh, tự giới thiệu mình là chủ tịch hội đồng quản trị một công ty, mời các anh 
lên thăm. Từ tháng 11-2003, Vũ Đăng Toàn được công ty này mời về phó giám đốc 
một xí nghiệp sản xuất sơn giao thông và ông Nguyễn Văn Tập cũng được mời về 


đây vừa làm thủ kho, vừa điều khiển xe nâng hàng. Những “người hùng” kể về sự 
tiếp nhận của nhà doanh nghiệp này như một sự hàm ơn.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương