Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng


Campuchia thời hậu Việt Nam



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang91/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Campuchia thời hậu Việt Nam
Đất nước Campuchia may mắn đã không rơi trở lại vào tay của Khmer Đỏ sau 
khi Việt Nam rút quân như trường hợp Afganistan rơi vào tay Taliban thời kỳ hậu 
Liên xô. Và cũng thực sự may mắn cho người dân Campuchia khi những người được 
Hà Nội đưa lên nắm quyền ở Phnom Penh, đặc biệt là Hun Sen, đã không nghe theo 
Hà Nội một cách mù quáng. Khi đứng trước thời cuộc mới, họ đã biết quyết định 
dựa trên quyền lợi của dân tộc mình. 
Ngay sau Hội nghị Thành Đô, ngày 5-9-1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, 
Nguyễn Cơ Thạch và Lê Đức Anh, bay sang Phnom Penh thuyết phục Phnom Penh 


chấp nhận thỏa thuận Thành Đô, coi Trung Quốc là một đồng minh. Nhưng điều này 
chỉ làm cho Phnom Penh càng xa hơn với Hà Nội. Theo Đại sứ Ngô Điền: “Về công 
khai, bạn cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt nam. Trên cơ sở tính toán về lợi ích của 
mình, bạn tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước với ta, hoặc quyết định 
trái với sự gợi ý của ta trên nhiều việc”.
Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, muốn Phnom Penh chọn “giải pháp Đỏ” nhằm để 
“hai phái Khmer cộng sản” hợp tác với nhau. Nhưng, hơn ba năm sống dưới triều 
đại Pol Pot, các nhà lãnh đạo Campuchia đã mất đủ máu xương để biết sợ cái gọi là 
“cộng sản”. Năm tháng trước khi Việt Nam rút hết quân, ngày 30-4-1989, Phnom 
Penh quyết định đổi tên nước “Cộng hòa Nhân dân Campuchia” thành “Nhà nước 
Campuchia”. 
Ngày 18-10-1991, khi Việt Nam không còn can thiệp được vào các quyết định 
của Phnom Penh, Campuchia đã sửa đổi hiến pháp theo hướng từ bỏ chủ nghĩa xã 
hội: chấp nhận kinh tế thị trường tự do và hệ thống chính trị đa đảng. Tên nước, 
quốc kỳ, quốc ca, ngày quốc khánh thời Sihanouk được đưa ra dùng trở lại. Hai chữ 
“cách mạng” trong tên gọi Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, đảng mà Việt 
Nam giúp dựng lên, đã được bỏ đi.
Năm 1985, khi tổng kết một lớp tập huấn chuyên gia, Tướng Lê Đức Anh cho 
rằng lực lượng Quân Tình nguyện sẽ rút trước sau khi giúp Phnom Penh tự đảm 
đương được về quân sự, nhưng đội ngũ chuyên gia thì phải ở lại Campuchia cho tới 
năm 2000. Trên thực tế, khi Việt Nam ngỏ lời rút chuyên gia, “bạn” sốt sắng đồng ý 
và thúc đẩy tiến trình này diễn ra nhanh hơn. Đoàn Chuyên gia đã được giải thể từ 
ngày 30-12-1988. 
Trừ một số không nhiều cán bộ Việt Nam thực sự có năng lực, phần lớn chuyên 
gia chỉ là những người năng nổ, nhiệt tình, sốt sắng áp đặt những kinh nghiệm, lề 
lối làm việc máy móc từ chế độ quan liêu bao cấp Việt Nam. Sau Hội nghị Cán bộ 
Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 4-1989, Hun Sen đã khen ngợi Bí thư tỉnh Takeo, 
Pol Saroeun, khi ông này đã biết “báo cáo láo” để qua mặt chuyên gia về thành tích 
xây dựng “hợp tác hóa” trong nông nghiệp. Nhờ không hình thành mô hình tổ đoàn 
kết sản xuất theo yêu cầu của chuyên gia Việt Nam, trong khi vẫn báo cáo “có” lên 
chuyên gia, sản xuất nông nghiệp của Takeo đã khá hơn các tỉnh khác.


Cũng tại Hội nghị Cán bộ Đảng toàn quốc lần II, Campuchia đã thay căn bản 
thành phần nhân sự mà chuyên gia Việt Nam trước đây áp đặt. Giai đoạn 1979-
1981, nhóm “tập kết” được ông Lê Đức Thọ đưa về gần như thống lĩnh Phnom 
Penh. Từ tháng 4-1989, nhóm từ lực lượng Quân Khu Đông (khu 203) chạy sang 
Việt Nam, cầm đầu bởi Chea Sim, Hun Sen, Ouk Bun Sươn, Heng Samrin, bắt đầu 
thâu tóm dần quyền bính
602

Đây không hẳn là sự kỳ thị. Theo ông Ngô Điền, ngay từ đầu chuyên gia Việt 
Nam đã không tin những người thuộc phái Khu 203. Ở Bộ Nội vụ, những người thực 
sự có năng lực như Sin Song được cả Heng Samrin lẫn Chea Sim đề cử nhưng vẫn 
không được chuyên gia chấp nhận; trong khi đó, Khang Sarin, một người “năng lực 
có hạn, đạo đức kém, sinh hoạt bừa bãi”, lại được đưa lên làm bộ trưởng (1981). 
Khi thấy Khang Sarin không hoàn thành nhiệm vụ, “chuyên gia” lại đưa Nay Pena, 
một người năng lực không khá gì hơn lên thay. Phải đến khi chuyên gia rút, “bạn” 
mới đưa được Sin Song lên làm Bộ trưởng. 
Yim Chhay Li, vốn là y tá, chỉ bổ túc nghề ở Việt Nam một thời gian ngắn, cũng 
được “chuyên gia” đưa lên làm bộ trưởng Y tế. So Niet, theo ông Ngô Điền, “dốt nát 
và thường say rượu”, cũng được cử làm thứ trưởng Bộ Nội vụ. Đặc biệt, nữ y tá 
Quân khu VII Mel Sam Ol đã được Tướng Lê Đức Anh và các chuyên gia Trần Xuân 
Bách, Đỗ Chính, Phạm Bái đưa lên giữ chức trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng 
thay cho Xại Phuthong, một kháng chiến quân kỳ cựu
603
. Ngay từ khi chuyên gia 
chưa rút, các quyết định lớn về nhân sự, Heng Samrin, Chea Sim và Hun Sen đã 
phải làm thay. Sau tháng 4-1989, tuy chưa tiện đưa Mel Sam Ol ra khỏi Bộ Chính 
trị nhưng nữ ý tá này chỉ còn giữ chức chủ tịch Công đoàn. Hun Sen càng ngày càng 
tỏ ra bản lĩnh, tách khỏi các ảnh hưởng của Việt Nam và đưa ra những quyết định 
thích hợp hơn với thời cuộc.
Tối 23-10-1991, Hội nghị hòa bình về Campuchia kết thúc. Một hiệp định đã 
được ký kết tại Paris, theo đó, Liên Hiệp Quốc sẽ gửi tới Campuchia một lực lượng 
gìn giữ hòa bình gọi là UNTAC. UNTAC sẽ cùng với Hội đồng Dân tộc Tối cao SNC 
điều hành chính quyền Campuchia và tổ chức bầu cử. Mặc dù, theo ông Trần Quang 
Cơ, ngày 24-2-1991, khi gặp Heng Samrin ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 
vẫn cố ép “thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc, không nên nhấn mạnh vấn đề 


diệt chủng, SNC nên gồm mười ba thành viên do Sihanouk làm chủ tịch”. Nhưng 
Phnom Penh đã không nghe theo lời khuyên ấy. 
Trong khi đó, Hà Nội đã không bắt kịp tình hình, vẫn giữ “ông thầy” Ngô Điền 
của Hun Sen ở lại Phnom Penh sau khi Hiệp định Paris về Campuchia đã có hiệu lực, 
“nguyên thủ” mới là Sihanouk chứ không còn là Heng Sarin. Chính phủ Hun Sen có 
nhu cầu thiết lập một trật tự mới trong chính sách đối ngoại, áp dụng sách lược 
tách khỏi Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và tránh bị các phái Khmer khai 
thác. Một chỉ lệnh đã được bí mật truyền đi trong nội bộ Đảng Nhân dân Campuchia 
lúc đó, yêu cầu các cấp tiêu hủy các tài liệu liên quan đến Việt Nam, tránh công 
khai nhắc đến Việt Nam.
Mặc dù giữa năm 1991, cả Hun Sen và Sihanouk đều không tỏ thái độ gì về 
phương án ông Ngô Điền tiếp tục ở Phnom Penh làm đại sứ, nhưng ngày 3-9-1991, 
khi tới thăm Ngô Điền tại Phnom Penh, phóng viên tờ báo Pháp Le Monde, J.C. 
Pomonti đã hỏi: “Liệu Sihanouk có vừa lòng khi một người đã được ông ta gọi là 
thái thú (proconsul) lại là đại sứ bên cạnh SNC?”. Tháng 10-1991, tại Hội nghị 
Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm hỏi Sihanouk về việc Ngô 
Điền kiêm nhiệm đại sứ bên cạnh SNC, Sihanouk đã viện cớ Son Sann không đồng 
thuận để ngầm từ chối. Khi ông Cầm hỏi Hun Sen, Hun Sen đã trả lời: “Có lẽ là phải 
làm như vậy”. 
Từ giữa tháng 9-1991, Hun Sen bốn lần từ chối tiếp “người thầy vĩ đại của mình” 
nhưng chính sách của Hà Nội đối với Phnom Penh phải nhiều tháng sau mới thay 
đổi
604
. Ngày 5-11-1991, khi Ngô Điền liên hệ, Hun Sen đã cáo bận. Ngày 6-11-
1991, một ủy viên Bộ Chính trị Campuchia là Sok An, gặp đại sứ Ấn Độ, Cu Ba và 
một số nước đã từng là “cộng sản”, thông báo, các nước nên rút đại sứ trước ngày 
14-11-1991, ngày Sihanoul về Phnom Penh, một cách “lặng lẽ, lịch sự và không 
tuyên bố”; vì, Hun Sen sẽ nói với Sihanouk, tất cả các đại sứ bên cạnh chính phủ 
của ông đã rút. 
Khi ấy, các lãnh đạo Việt Nam như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Mạnh Cầm lại 
đang ở thăm Trung Quốc. Mãi tới ngày 10-11-1991, ông Ngô Điền mới được lệnh rời 
khỏi Campuchia. Ông chỉ có hai ngày để chia tay bạn bè và thu xếp hành trang. 
Sau mười ba năm làm “thái thú” ở Campuchia, ông Ngô Điền phải rời Phnom Penh 
mà không được một quan chức Campuchia nào đưa tiễn. 


Sáng 13-11-1991, trong khuôn viên đại sứ quán Việt Nam, hai người nấu bếp 
của sứ quán vốn là người Khmer Krom đã phải quấn xà-rông, ôm hoa tặng ông Ngô 
Điền để chụp hình. Ít phút sau, ông cùng vợ lên xe, theo đường bộ, rời khỏi Phnom 
Penh mãi mãi. Hun Sen khi đó đã lên đường đến Bắc Kinh đón Hoàng thân Sihnouk.
Từ 1987, Hun Sen đã gặp Sihanouk nhiều lần, Đảng Nhân dân Campuchia biết 
vai trò của ông Hoàng trong cộng đồng quốc tế và biết rõ lòng sùng kính của nhân 
dân dành cho ông. Trưa 14-11-1991, chiếc Boeing 737 của Hàng không Trung Quốc 
hạ cánh xuống sân bay Pochentong. Ông Hoàng xuất hiện trước cửa máy bay giữa 
tiếng hò reo nồng nhiệt của đám đông. Kế bước theo ông là Hun Sen. Các thiếu nữ 
choàng lên cổ Sihanouk và Hun Sen những vòng hoa nhài. 
Trước đó, chính quyền Phnom Penh đã lùng mua được một chiếc Chevrolet mui 
trần, loại xe ông Hoàng ưa dùng khi đang ở trên đỉnh cao quyền lực. Một người lái 
xe cũ của Hoàng gia cũng đã được tuyển chọn để lái chiếc xe đón Hoàng thân 
Sihanouk. Trên con đường dài gần 8km, chạy từ sân bay về Hoàng Cung, người dân 
Campuchia đứng chen nhau trong cờ hoa để đón chào ông Hoàng của họ. Trên 
chiếc Chevrolet mui trần ấy, Hun Sen đứng bên cạnh ông Hoàng, chia sẻ những 
vinh quang mà người dân Campuchia dành cho ông. Trước đó, Đảng Nhân dân 
Campuchia cũng đã chi một khoản tiền lớn để tu bổ Hoàng cung, mua sắm phương 
tiện cho ông hoàng Sihanouk
605

Trước bầu cử, UNTAC cho phép lập ở Campuchia hai mươi đảng chính trị, bốn tổ 
chức nhân quyền và cấp phép cho ra đời nhiều tờ báo đối lập. Theo đại sứ Việt Nam 
tại Phnom Penh, ông Trần Huy Chương: “Việc giết hại người Việt xảy ra ở nhiều nơi 
do một số báo tuyên truyền, kích động. Trong các cuộc họp của P5, Trung Quốc 
luôn có thái độ có hại cho lợi ích của Việt Nam”. 
Các tổ chức chính trị còn cáo buộc quân đội Việt Nam chưa rút hết khỏi 
Campuchia. Ngày 25-01-1992, Sihanouk phải xác nhận không còn quân đội Việt 
Nam. Nhưng con trai ông, Hoàng thân Ranaridh, ngày 12-05-1992 lại nói là đang có 
40.000 quân Việt Nam và một triệu Việt kiều ở Campuchia. Hơn hai tuần sau, ngày 
28-05-1992, ông Akashi đại diện đặc biệt của tổng thư ký Liên Hợp quốc đã phải 
làm dịu tình hình bằng cách tuyên bố “không có bằng chứng về sự hiện diện của 
quân đội Việt Nam ở Campuchia” nữa.


Trước khi UNTAC tới Phnom Penh, chính quyền Hun Sen cũng đã đưa ra khỏi các 
cơ quan nhà nước một số người có thể “bị nghi ngờ là Việt Nam”. Chính UNTAC, khi 
giám sát và kiểm soát năm bộ của Chính phủ Hun Sen cũng đã loại bỏ thêm một số 
người bị cho là lai Việt. 
Theo Đại sứ Trần Huy Chương: “Ngày 1-3-1993, sau nhiều lần điều chỉnh định 
nghĩa, khái niệm ‘lực lượng nước ngoài’, UNTAC phát hiện ba người đã từng ở trong 
quân đội Việt Nam nhưng sau khi giải ngũ lấy vợ sanh con và ở lại. UNTAC đòi đưa 
ba người này ra khỏi Campuchia. Ta giải thích rằng, việc trục xuất họ, chẳng những 
sai trái về mặt pháp luật, mà còn là tội ác vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền. Cuối 
cùng UNTAC không nêu lại vấn đề này và cũng không dẫn độ ba người nói trên ra 
khỏi Campuchia”
606

Các lực lượng đối lập với Hun Sen phối hợp với Khmer Đỏ tiến hành nhiều cuộc 
khủng bố để xua đuổi Việt kiều. Cuối năm 1992, một lực lượng mà Chính phủ Hun 
Sen nói là Khmer Đỏ đã sát hại chín mươi hai người Việt Nam ở Đầm Be. Đây là số 
lao động do Công ty Miền Đông, một công ty được Quân Khu VII lập ra thời kỳ hậu 
Campuchia, đưa sang khai thác gỗ theo một thỏa thuận ký giữa quân đội Việt Nam 
và Chính phủ Phnom Penh. 
Ngày 15-3-1993, Hoàng thân Shihanouk “khuyên người Việt nam về nước vì ở 
Campuchia không có an ninh”. Theo Đại sứ Trần Huy Chương: “UNTAC đã làm ngơ 
trước hành động khủng bố, làm cho hàng vạn người Việt đã phải rời khỏi 
Campuchia về nước, mặc dù họ đã sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia. Tính đến 
khi cuộc vận động bầu cử chấm dứt vào ngày 18-5-1993, có 131 người bị Khmer 
Đỏ giết, 250 người bị thương, năm mươi ba người bị bắt cóc; đặc biệt 25.000 người 
Việt đã phải rời Campuchia chạy qua biên giới lánh nạn, phần lớn về định cư tại một 
số tỉnh miền Nam Việt Nam. Hơn 4000 người đã bị kẹt lại ở Korthum, biên giới Việt 
Nam-Campuchia”. 
Trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 23-5-1993, Đảng Funcinpec của Ranaridh 
dẫn trước với số phiếu chiếm 45%, Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen chỉ 
được 38%, Mặt trận KNLF của Son Sann được 4%. Nhưng trước áp lực của Hun 
Sen, Sihanouk phải thuyết phục con trai nhượng bộ
607
. Ngày 15-6-1993 Hội đồng 
Bảo an Liên Hợp Quốc công nhận kết quả bầu cử và đề cao vai trò lãnh đạo của 
Shihanouk. Hôm sau, ngày 16-6, Sihanouk đề cử Ranaridh và Hun Sen làm đồng 


thủ tướng của chính phủ liên hiệp lâm thời, cho phép các đảng có chân trong quốc 
hội được tham gia chính phủ. 
Ngày 8-8-1993 chính phủ tấn công vào các khu vực Khmer Đỏ đã lấn chiếm 
trong thời kỳ UNTAC như Kongpong Thom, Preah Vihear, Siem Riep, Ban Tây Miên 
Chây nhằm xóa bỏ thế da báo. Cuộc tấn công có sự phối hợp của ba phái cầm 
quyền thu được kết quả lớn. Khmer Đỏ phải rút về khu vực mà chúng kiểm soát 
trước khi có Hiệp định Paris. 
Ngày 24-9-1993 Hiến pháp Campuchia được công bố chính thức. Nhà vua với tư 
cách là quốc trưởng chỉ định Ranaridh làm thủ tướng thứ nhất, Hun Sen làm thủ 
tướng thứ hai; Sihanouk tuyên thệ làm vua, Monique trở thành hoàng hậu. Ngày 
25-10-1993, Quốc hội Campuchia họp phiên đầu tiên và hôm sau, lễ trao quyền cho 
Chính phủ được thực hiện. 
Các lực lượng UNTAC rút khỏi Campuchia vào ngày 15-11-1993. Quyền lực trên 
thực tế vẫn nằm trong tay Hun Sen. Tuy phải chia sẻ một số ghế ở chính quyền 
trung ương, nhưng chính quyền địa phương về cơ bản vẫn nằm trong tay Đảng 
Nhân dân Campuchia. Hun Sen còn bị thách thức ba lần trước khi ông thâu tóm gần 
như hoàn toàn quyền lực
608

Cho dù Hun Sen rồi sẽ bị chỉ trích như một nhà độc tài, quyền lực của ông càng 
được củng cố ở Campuchia càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cùng thời yên 
tâm. Phía Tây Nam từ đây là một quốc gia láng giềng. Phần tiếp giáp với Trung 
Quốc cũng bắt đầu trở thành một đường biên mậu dịch. Chiến tranh chính thức kết 
thúc đối với Việt Nam. Hà Nội trở về với những vấn đề lợi quyền muôn thuở. 



tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   88   89   90   91   92   93   94   95   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương