Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang88/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   84   85   86   87   88   89   90   91   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Bị cô lập
Khi đến Liên Hiệp Quốc, trong khi tố cáo “Việt Nam xâm lược”, Sihanouk đồng 
thời cũng tố cáo “tội ác diệt chủng” của Khmer Đỏ. Tuy nhiên, thế giới dường như 
chỉ chú ý đến sự hiện diện của gần hai trăm nghìn quân Việt Nam tại Campuchia
khía cạnh cứu “nhân dân Khmer” của cuộc chiến tranh thì không ai thừa nhận. 
Người Mỹ khôi phục lại lệnh cấm vận thương mại, nhiều nước ASEAN quay qua 
hậu thuẫn cho các lực lượng Khmer chống Việt Nam. Sau năm 1975, khi ông 
Nguyễn Cơ Thạch sang Bangkok, các bộ trưởng ASEAN được nói là sắp hàng đứng 
chờ bắt tay ông. Sau ngày Việt Nam có mặt ở Campuchia, khi ông Thạch tới 
Bangkok, những người biểu tình gọi ông là “dog eater-kẻ ăn thịt chó”. 
Tháng 4-1984, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch đánh vào căn cứ địa của 
“ba phái Khmer phản động” nằm trên đường biên giới, trong đó có những phần nằm 
sâu trong đất Thái Lan, một máy bay trinh sát L19 của Thái đã bị trúng đạn phòng 
không Việt Nam, một trực thăng khác bị bắn hỏng. Tháng 5-1984, pháo của quân 
tình nguyện Việt Nam bắn sâu vào lãnh thổ Thái Lan, phần thuộc tỉnh Surin làm 
chết và bị thương một số dân làng. Quan hệ với Thái Lan càng thêm căng thẳng. 
Theo ông Trần Quang Cơ, đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đầu thập niên 1980, chính 


quyền Thái Lan lúc đó gắn bó rất chặt với Trung Quốc trong việc nuôi dưỡng Pol Pot 
chống Việt Nam nên, hầu như không có tháng nào là không có những đám đông 
biểu tình trước sứ quán hò hét phản đối Việt Nam “xâm lược Campuchia”, xâm 
phạm lãnh thổ Thái. 
Sự căng thẳng giữa hai quốc gia đã dồn thêm nhiều áp lực lên cộng đồng Việt 
Kiều. Các tỉnh Đông Bắc Thái Lan là nơi có nhiều người Việt từ hai tỉnh Hà Tĩnh và 
Nghệ An tới làm ăn. Họ đã từng được Thái Lan chào đón. Cuối thập niên 1920, 
Nguyễn Ái Quốc thường dừng chân tại đây để gây dựng cơ sở, truyền bá chủ nghĩa 
cộng sản trong cộng đồng và liên lạc với các phong trào trong nước. Đây cũng là 
vùng có hàng ngàn người Thái cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, nuôi ý đồ làm cách 
mạng. 
Năm 1947, chính phủ có thiện cảm với Hồ Chí Minh của Thủ tướng Bridi 
Banomyong bị thay thế bởi một chính phủ thân Mỹ. Lo sợ chủ nghĩa cộng sản nảy 
nở, chính quyền mới ban hành luật cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lập hội và 
không cho tự do ngôn luận. Vùng biên giới Đông Bắc Thái Lan bị thiết quân luật. 
Người Việt ở đây, tuy vẫn được lưu dung, nhưng bị coi là “tị nạn bất hợp pháp”. 
Theo ông Trần Quang Cơ: “Họ không được cấp ‘tàng-đạo’ - giấy chứng nhận 
ngoại kiều - cũng không được nhập quốc tịch Thái. Mặc dù đã làm ăn sinh sống trên 
đất Thái hàng chục năm, hàng chục vạn người Việt vẫn bị quản thúc, muốn ra khỏi 
nơi cư trú, muốn đến sứ quán ở Bangkok những dịp Tết Nguyên đán hay ngày Quốc 
khánh, đều phải xin giấy phép. Đại sứ Việt Nam cũng không thể tới những tỉnh 
Đông Bắc để thăm người Việt”
579
.
Năm 1979, khi đến Liên Hiệp Quốc, ông Hoàng Sihanouk đã dừng lại ở New York 
khá lâu để chờ chấp thuận tị nạn. Nhưng sự im lặng của người Mỹ đã đẩy ông trở lại 
tay Trung Quốc. Tất cả các dinh thự mà người Trung Quốc và Bắc Triều Tiên tặng 
ông ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng vẫn chờ đợi ông. Thoạt đầu, Sihanouk tuyên bố 
“không bao giờ hợp tác với Pol Pot”. Sihanouk đã từng nói với Đặng Tiểu Bình: 
“Ngài có thể mở tiệc chiêu đãi tôi, nhưng chúng ta đừng thảo luận về Pol Pot và 
Khmer Đỏ, nếu không, cuối cùng chúng ta sẽ ném cốc chén và bát đĩa vào mặt 
nhau”. Nhưng, khi Trung Nam Hải để Đặng Dĩnh Siêu, bà quả phụ Chu Ân Lai, người 
mà ông rất quý trọng, tiếp, ông Hoàng đã không còn khăng khăng nữa. Đặng Dĩnh 
Siêu đã nói với ông: “Hãy quên những nỗi đau riêng của ngài đi”. 


Liên Hợp Quốc vẫn giữ chiếc ghế của Campuchia cho Pol Pot. Ngày 22-6-1982, 
tại Kualalumpur, Đảng Funcinpec của Hoàng thân Norodom Sihanouk đã ngồi lại với 
Khmer Đỏ - những kẻ đã giết mười tám người thân của ông - cùng với Mặt trận Giải 
phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, lập “Chính phủ Liên hiệp 
Ba phái Campuchia Dân chủ” do Sihanouk làm chủ tịch. Lại một lần nữa Sihanouk 
đánh cờ cho “Trung Hoa”, củng cố vị thế chính trị cho lực lượng chủ yếu là Khmer 
Đỏ.

tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   84   85   86   87   88   89   90   91   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương