Bên Thắng Cuộc I. Giải Phóng



tải về 1.89 Mb.
Chế độ xem pdf
trang90/96
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2023
Kích1.89 Mb.
#55447
1   ...   86   87   88   89   90   91   92   93   ...   96
Huy Duc - Ben Thang Cuoc

Hội nghị Thành Đô 
Ngày 7-10-1989, khi tiếp Tổng Bí thư Lào, ông Kayson Phomvihan, Đặng Tiểu 
Bình đã dùng sáu mươi phút trong toàn bộ bảy mươi phút nói chuyện để nói về Việt 
Nam. Trong khi phê phán nặng nề Lê Duẩn, Đặng đã ca ngợi Nguyễn Văn Linh là 
“người sáng suốt”. Một thông điệp bình thường hóa giữa Đặng Tiểu Bình và Nguyễn 
Văn Linh đã được truyền đi. Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Cơ, Bắc Kinh vẫn tiếp 
tục lạnh lùng sau khi Nguyễn Văn Linh phản hồi tích cực. 
Con đường đến với Bắc Kinh còn qua một kênh khác mà cả Tướng Lê Đức Anh 
lẫn Bộ Ngoại giao đều hoàn toàn không biết. Tháng 9-1989, Chủ nhiệm Ủy ban Kế 
hoạch Nhà nước Phan Văn Khải sang Nhật gặp chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ, ông 
Michio Watanabe
594
. Cuộc gặp tại trụ sở đảng của ông Watanabe diễn ra thân mật, 
đôi bên bàn một số vấn đề chiến lược về hợp tác kinh tế, bàn những công việc có 
thể bắt đầu ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Theo ông Phan Văn Khải, cuối cuộc gặp, 
ông Watanabe gợi ý: “Tôi có nhiều bạn bè quốc tế, liệu tôi có thể giúp được gì 
không?”. Được lời, ông Khải nói: “Việt Nam muốn bình thường hóa với các nước, 
đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ”.
Giữa năm 1990, ông Michio Watanabe đi Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân. Sau 
chuyến đi đó, ngày 7-5-1990, Watanabe lặng lẽ bay tới Sài Gòn. Ông được đưa tới 
biệt thự 261 Điện Biên Phủ, nơi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế 


hoạch Phan Văn Khải, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ và người trung gian, ông 
Charles Đức
595
 đang đợi. Ông Phan Văn Khải thừa nhận, ông Watanabe chuyển tới 
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh những tín hiệu tích cực. Sau khi ông Watanabe rời Sài 
Gòn, Bắc Kinh gửi Thứ trưởng Ngoại giao Từ Đôn Tín đến Hà Nội.
Trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, ngày 5-6-1990, ông Nguyễn Văn Linh mời Đại 
sứ Trương Đức Duy đến Nhà khách Trung ương Đảng “nói chuyện thân mật”. Tổng 
Bí thư Nguyễn Văn Linh nói với Trương Đức Duy là ông sẵn sàng đến Bắc Kinh. Ông 
Nguyễn Văn Linh thừa nhận: “Trong quan hệ hai nước, mười năm qua có nhiều cái 
sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến Pháp, có cái sai đang 
sửa”
596
. Sáng hôm sau, ngày 6-6-1990, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh cũng 
mời cơm Đại sứ Trương Đức Duy. Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng 
Việt nên cuộc gặp chỉ có hai người. Bộ Ngoại giao chỉ biết thông tin về cuộc gặp này 
vào chiều 10-6-1990 từ Bí thư Thứ nhất sứ quán Trung Quốc Hồ Càn Văn
597

Ngày 29-8-1990, Đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp Tổng Bí thư Nguyễn Văn 
Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, chuyển thông điệp của Bắc Kinh mời 
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô - thủ phủ tỉnh 
Tứ Xuyên, Trung Quốc - vào ngày 3-9-1990 để “hội đàm bí mật về vấn đề 
Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước”. Chuyến đi Thành Đô vào 
ngày 2-9-1990 gồm Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng, được 
tháp tùng bởi Hồng Hà, chánh Văn phòng Trung ương, Hoàng Bích Sơn, trưởng Ban 
Đối ngoại và Thứ trưởng Ngoại Giao Đinh Nho Liêm. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn 
Cơ Thạch không có trong thành phần cuộc gặp. 
Hội nghị Thành Đô đóng vai trò quyết định trong tiến trình bình thường hóa 
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Nó là cơ sở để thiết lập hòa bình trên biên giới Việt-
Trung, một biên giới chiến trường bắt đầu có cơ hội chuyển sang biên giới thị 
trường. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không chỉ muốn cuộc gặp gói gọn 
trong vấn đề hai nước.
Ngày 5-6-1990, trong cuộc gặp Đại sứ Trương Đức Duy, tổng bí thư Việt Nam đã 
sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ 
nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Văn Linh nói với Trương Đức Duy: “Chúng tôi muốn 
cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội... Tôi 
sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan 


hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương 
cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin”
598
. Thay vì bắt đầu một 
kỷ nguyên Việt Nam thiết lập quan hệ với Trung Quốc bằng tư thế độc lập của một 
quốc gia và chỉ vì quyền lợi quốc gia, Trung Quốc vẫn được coi là đàn anh trong mối 
tương quan của hai quốc gia cộng sản. Điều này còn ảnh hưởng đến mối quan hệ 
giữa Hà Nội và Phnom Penh.
Trong cuộc gặp Trương Đức Duy ngày 5-6-1990, tổng bí thư tiếp tục đề cập đến 
“giải pháp Đỏ”, giải pháp chấp nhận Khmer Đỏ trong thành phần chính phủ mới ở 
Phnom Penh. Ông Nguyễn Văn Linh giải thích: “Không lý gì những người cộng sản 
lại không thể bàn với những người cộng sản; họ gặp Sihanouk còn được huống chi 
là gặp lại nhau”
599
. Ngày 6-6-1990 Tướng Lê Đức Anh nói với Trương Đức Duy: 
“Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai 
bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Pol Pot, Trung Quốc và Việt 
Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau 
giải quyết vấn đề. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao 
vẫn như thường... Ngày xưa Pol Pot là bạn chiến đấu của tôi”
600
.
Tại Hội nghị Thành Đô, sáng kiến “giải pháp đỏ” mà lãnh đạo Việt Nam đưa ra 
đã bị Lý Bằng và cả Giang Trạch Dân bác bỏ. Giang Trạch Dân đã giảng giải cho 
phía Việt Nam: “Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau 
là sách lược không lợi cho chúng ta”. Theo ông Trần Quang Cơ, trong bảy điểm về 
Campuchia thống nhất ở Hội nghị Thành Đô, có hai điểm có tính chất chung, năm 
điểm còn lại hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc, không có điểm nào 
theo yêu cầu của Việt Nam
601


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   86   87   88   89   90   91   92   93   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương