Bán nguyệt san – Số 265 – Chúa nhật 03. 01. 2016


Ba Vua đến thờ lạy Chúa Bé Thơ



tải về 425.59 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích425.59 Kb.
#29643
1   2   3   4   5

 Ba Vua đến thờ lạy Chúa Bé Thơ



  

LsNguyenCongBinh@gmail.com

Sau đây là bản dịch đề nghị cho Chương II Mattheu theo Tin Mừng Nova Vulgata Mẹ Giáo Hội ban hành năm 1979 & 1986. Xin bổ túc cho chúng tôi những điểm còn khó hiểu để bản dịch được trọn vẹn hơn. [Photo Free.messianicbible.com]

Vâng Thánh Ý Chúa CHA, Chúa GiêSu đến cứu chuộc chúng ta loài người, qua Maria Mẹ Ngài và sẵn sàng tỏ mình cho mọi người có thiện chí tìm đến Ngài chẳng phân biệt màu da, tiếng nói, nghèo hèn. Thực vậy ở Do Thái thời đó, nhóm chăn chiên không nhà cửa bị xã hội khinh khi ruồng bỏ thì lại là những người đầu tiên được thiên thần Chúa tìm đến loan tin:

"Này ta loan báo một niềm vui lớn lao mà cũng là niềm vui chung cho toàn dân, là hôm nay Ðấng Cứu Tinh là Chúa Kitô, đã giáng sinh cho anh chị em. " (LuCa 2:11)

Dù dang bận tâm canh giữ đám chiên bò là tài sản của họ, họ đã mau mắn bỏ lại mọi sự để đến thờ lạy Chúa Bé Thơ. Cùng lúc, thiên thân cũng truyền tin cho Ba Vua tìm đến thờ lạy Chúa Con. Ba Vua và gia quyến tùy tùng tuy gốc Dân Ngoại song chẳng ngại đường xa từ 3 phương xa khác nhau vội vã tìm đến thờ kính và tiến dâng lễ vật lên Chúa trẻ thơ nằm trong máng cỏ đá song chính là Vị Vua Tối Cao cho nhân loại. Họ đi theo ÁNH SÁNG chỉ đường của thiên thần nhìn như một ngôi sao lấp lánh và đã cùng gặp nhau tại thủ đô Gierusalem. ÁNH SÁNG tạm khuất như một thử thách; họ mon men nhờ cậy vào trí óc loài người song chẳng được câu giải đáp thỏa đáng. Song vì họ thành tâm quyết chí nên Chúa lại cho thiên thần xuất hiện mang ÁNH SÁNG chỉ đường để tìm Chúa và Ơn Cứu Chuộc.



EVANGELIUM SECUNDUM MATTHAEUM

TIN MỪNG THEO THÁNH MATTHÊU -

NOVA VULGATA - Bản Lời Chúa Chính Thức

do Mẹ Hội Thánh ban (1979 &1986)

http://www.vatican.va/archive/bible/nova_vulgata/documents/nova-vulgata_nt_evang-matthaeum_lt.html#2
Nhóm Gioan Phaolo II - Bản dịch nháp # 1.1.2


1 Cum autem natus esset Iesus in Bethlehem Iudaeae in diebus Herodis regis, ecce Magi ab oriente venerunt Hierosolymam


2 dicentes: “ Ubi est, qui natus est, rex Iudaeorum? Vidimus enim stellam eius in oriente et venimus adorare eum ”.


1 Khi Ðức Giêsu giáng sinh tại Bêlem xứ Giuđêa, thời vua Hêrôđê, thì này có nhiều Nhà Thông Thái từ phương Ðông đến thành Giêrusalem 2 hỏi rằng:

"Vua người Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao sáng của Ngài xuất hiện bên vừng Ðông và chúng tôi đến thờ lạy Ngài."



[2.1] Magi [Hy Lap μάγοi] mấy nhà thông thái (wise men), rõ hơn là mấy khoa học gia vào thời xưa vì họ đạt những hiểu biết về chữ nghĩa, văn học , toán học, thiên văn, dược thảo, y học … kể cả về luyện kim và nhiều ngành khoa học khác. http://www.perseus.tufts.edu/hopper/morph?l=magus&la=la#lexicon

Chữ vua [ basileus – rex] được người xưa dùng theo nghĩa rất rộng để chỉ một vị thủ lãnh, hay người đứng đầu một nhóm lớn, kể cả vị tư tế được trao quyền thờ cúng, và dĩ nhiên vua cai trị một cõi. Basileus :king, lord, prince, high-priest head, chief, leader, master, great manhttp://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0057%3Aentry%3Dbasileu%2Fs

Nhiều người chiếu theo 3 lễ vật dâng tiến Chúa dịch chữ magi ra chữ Ba Vua Three Kings không những ngang vai với vua Herodê mà còn là những vị vương giả đáng kính phục dẫn đầu đám Dân Ngoại trong ước vọng khao khát đi tìm Chúa là Sự Thật. Rất hay.

[2.2] Vua GiêSu- VUA YESHUA Vua Ban Ơn Sống của Thiên Chúa Cho Muôn Dân–

Tước hiệu GiêSu KiTô, Vua Muôn Dân Phải Thờ Lạy- như được thông truyền cho Ba Vua, vốn là dân ngoại, rất khó hiểu. Vua Herôđê và cả dân thành đều hiểu chữ GiêSu KiTô , Rex Iudaeorum VUA DÂN DO THÁI theo nghĩa đen. Ngược lại, Ba Vua với Ơn Thánh Thần đã hiểu chữ "Rex/Vua" theo nghĩa cao hơn và là Ðấng phải được tìm đến mà adorare thờ lạy. Vị Vua Mới Sanh tuy gốc Do Thái bởi vì theo Thánh Ý " ơn cứu độ phát xuất từ dân Do Thái" (chính Chúa xác nhận như vậy trong Gioan 4:22) song cao trọng hơn bất cứ vị Vua nào của dân này hay bất cứ dân tộc nào khác: GiêSu KiTô là Vua Nước Trời.

Cho đến khi đọc câu chót Mat 2:23 “Ðức GiêSu sẽ được vang danh là Người Nazareth”va nhìn lên bản án đóng đinh Chúa ghi trên tấm bảng treo trên đầu Cây Thánh Giá Iēsus Nazarēnus: Rēx Iūdaeōrum [Gioan 20:19] GiêSu Narazeth: Vua Dân Do Tháita mới rõ ra là Chúa GiêSu Người Nazareth là Vua, Thủ Lãnh Cứu Tinh cho Dân Do Thái MớiÐám Dân Nước Trời gồm mọi sắc tộc song là những kẻ suy phục vương quyền của Ngài và tin vào Ngài, và được Ngài nuôi sống bằng chính Máu Thịt Ngài cho đến ngày Ðám Dân được Chúa CHA ban Ơn Sống Mãi Mãi trong Nước Trời. Muốn hiểu được phần nào ý nghĩa chữ VUA, chúng ta nên đọc thẳng 152 chữ này trong Tân Ước, không kể Cựu Ước. Xin xem vài câu chính Chúa nói rằng Chúa là Vua trong PHẦN ÐỌC THÊM .
[2.2] ASTER / STELLA vẫn thường được dịch là "một ngôi sao lấp lánh trên không trung " song từ thời xa xưa ASTER / STELLA cũng đã mang nghĩa rộng hơn là " một vầng sáng " một chòm sáng, hoặc điều gì phát sáng hay giống như vì sao.

στέρ ASTER 1.a star, Il., etc.; cf. ἄστρον. 2.a flame, light, fire,

http://www.perseus.tufts.edu/hopper/morph?l=aster&la=greek#lexicon
STELLA I. Lit., a star II. Transf., of things resembling a star.

http://www.perseus.tufts.edu/hopper/morph?l=stella&la=la#lexicon

Theo văn hóa Á Ðông thì chữ 'TINH'星ngôi sao còn có nghĩa rộng hơn là người xuất sắc , vị Cứu Tinh. Trong Cựu Ước thiên thần Chúa như ' một vầng sáng, một cột lửa dẫn đường' cho MaiSen và dân Israel thoát khỏi mọi khúc đường khó khăn khi họ trốn ách nô lệ Ai Cập (Xua Hanh 13:21). LuCa trong trình thuật Giáng Sinh nói ' thiên thần trong vinh quang Chúa rạng ngời như vầng sáng láng đã hiện đến báo tin Chúa Con giáng sinh cho các mục đồng và hướng dẫn họ đến Hang Ðá. Theo trình thuật của Mattheu thì khi mới tiếp xúc với 'vầng sáng' ba vua nghĩ đó là một ngôi sao trên bầu trời xa xăm song sau mới biết rằng 'vầng sáng' ấy trong vinh quang Chúa rạng ngời đã hướng dẫn họ và dừng lại trên nóc Căn Nhà Thánh Gia dọn đến ở tạm từ Hang Ðá. Ngôi sao theo nghĩa đen không thể dừng lại chính xác như thế



[2.2] Sao sáng của Ngài xuất hiện vừng Ðông. Chúa GiêSu được gọi là Mặt Trời Công Chính. Vừng Ðông là hướng mặt trời ló dạng soi sáng, ban nắng ấm, tạo sức sinh sản nuôi dân cư trên đất. Tổ tiên người Việt cũng chấp nhận như thế và đàn chim Việt trên từng trống đồng cổ đã hơn 2000 năm đều được cho bay từ Ðoài sang Ðông bay về hướng Mặt Trời, bay về tương lai và hy vọng.

[2.2] Văn phạm: Hai Bản Cổ Textus Receptus & Vulgata chấm câu không chỉnh, tách rời ÐT trong câu 2:1 khỏi TÐT trong câu 2:2 và đánh ra 2 số khác nhau. Tuy không gây hiểu lầm trầm trọng như đã bàn trong LuCa1: 26 & 27 song Nova Vulgata bỏ đi dấu chấm giữa hai câu.

3 Audiens autem Herodes rex turbatus est et omnis Hierosolyma cum illo; 4 et congregans omnes principes sacerdotum et scribas populi, sciscitabatur ab eis ubi Christus nasceretur.


5 At illi dixerunt ei: “ In Bethlehem Iudaeae. Sic enim scriptum est per prophetam:
6 "Et tu, Bethlehem terra Iudae,
nequaquam minima es in principibus Iudae; ex te enim exiet dux, qui reget populum meum Israel.”


3 Nghe vậy, vua Hêrôđê hốt hoảng và dân cả thành Giêsusalem cùng xôn xao với ông; 4 vua cho vời các thượng tế và ký lục trong dân hỏi han nơi chốn Ðức Kitô sinh ra.

5 Họ tâu nhà vua: "Tại Bêlem xứ Giuđêa. Thực vậy đã có lời tiên tri chép rằng:

6 "Và ngươi, hỡi Bêlem đất Giuđa, ngươi không bé nhỏ nhất trong hàng ngũ những kẻ dẫn đầu dân Giuđa đâu; vì đấng thủ lĩnh chăn dắt Israel dân Ta sẽ xuất hiện từ ngươi ".[Mica: 5:1]



[2: 3-6] Ðức Christus / Kitô tức Ðấng Messiah Ðược Xức Dầu. Tiên Tri MiCa sống cùng thời với tiên tri Isaia khoảng 800 năm trước Chúa Giáng Sinh. Tuy các thượng tế và ký lục tìm ra câu Kinh Thánh trong Sách Tiên Tri MiCa song lòng trí họ chưa hiểu rõ vì họ mường tượng Ðấng Messiah (Christus) sẽ phải đến trong vinh quang và quyền uy. Ðại cương câu Lời Chúa MiCa 5:1-3: "Hỡi Bêlem, Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện Đấng thống trị Israel; Nguồn Gốc Người có từ muôn đời; vì thế Chúa sẽ bỏ dân Người cho đến khi Một Người Nữ đến kỳ phải sinh, sẽ sinh ra Con.




7 Tunc Herodes, clam vocatis Magis, diligenter didicit ab eis tempus stellae, quae apparuit eis; 8 et mittens illos in Bethlehem dixit: “ Ite et interrogate diligenter de puero; et cum inveneritis, renuntiate mihi, ut et ego veniens adorem eum ”.7

7. Bấy giờ Hêrôđê kín đáo cho mời các nhà thông thái mà hỏi kỹ càng về thời khắc ngôi sao xuất hiện, 8 rồi cho họ đi Bêlem và căn dặn: " Quý vị hãy đi và dò hỏi tường tận về Em Bé; và tìm thấy chính Ngài thì xin hãy báo ngay cho trẫm để trẫm cũng đến thờ lạy Ngài.

http://www.donquijote.org/culture/spain/society/holidays/the-three-kings

9 Qui cum audissent regem, abierunt. Et ecce stella, quam viderant in oriente, antecedebat eos, usque dum veniens staret supra, ubi erat puer.


10 Videntes autem stellam gavisi sunt gaudio magno valde.


11 Et intrantes domum viderunt puerum cum Maria matre eius, et procidentes adoraverunt eum; et apertis thesauris suis, obtulerunt ei munera, aurum et tus et myrrham.

9 Nghe nhà vua dặn dò xong thì các nhà thông thái lên đường.

Và kìa vầng sáng láng như vì sao đã thấy bên trời Ðông nay lại đi trước dẫn đường họ, cho đến nơi Em Bé ở thì dừng lại bên trên.

10 Thấy vầng sáng, họ vô cùng vui mừng.

11 Vào nhà, họ thấy Em Bé cùng Maria mẹ Ngài, họ phục mình xuống thờ lạy Ngài; sau đó họ mở tráp báu dâng Ngài lễ vật là vàng, nhũ hương và một dược.

[2:11] Họ phục mình xuống thờ lạy Ngài /procidentes adoraverunt eum: Thánh GiuSe cùng với Ðức Maria đã chỉ dẫn thêm nhiều điều về Mầu Nhiệm Giáng Sinh cho Ba Vua - họ hiểu rõ hơn Chúa Con GiêSu là ai và nhìn ra Thiên Chúa với con mắt Ðức Tin và được Ơn Thánh Thần hướng dẫn, họ tin thật và cung kính quỳ thờ lạy Chúa Bé Thơ. Sau này Chúa GiêSu giảng thêm rằng đây là cung cách thờ phượng mà Chúa Cha ưa thích trong Gioan 4:23-24

23 "Nhưng giờ sẽ đến - và là từ ngay bây giờ - là những kẻ thờ phượng cách đích thật sẽ thờ phượng CHA trong Thánh Thần và Sự Thật vì CHA chỉ muốn thấy những kẻ thờ phượng CHA như thế. 24 " Ðức Chúa Trời là Thần Linh nên những kẻ thờ phượng Ðức Chúa Trời cũng phải thờ phượng trong Thần Linh và Sự Thật".

- Hai lễ vật vàng kim và nhũ hương được dâng tiến như trong bất cứ nghi lễ nào cho một vị Vua. Riêng myrrhadầu thơm, cũng dùng làm thuốc ướp xác chết tiên báo cho cái chết của Chúa GiêSu sau khi ban Máu Cứu Chuộc; tiếng Hán là một dược 沒藥



12 Et responso accepto in somnis, ne redirent ad Herodem, per aliam viam reversi sunt in regionem suam.

12 Ðang âu lo thì họ nhận chỉ dẫn là đừng quay lại với vua Hêrôđê mà theo đường khác về lại xứ mình





13 Qui cum recessissent, ecce angelus Domini apparet in somnis Ioseph dicens:

Surge et accipe puerum et matrem eius et fuge in Aegyptum et esto ibi, usque dum dicam tibi; futurum est enim ut Herodes quaerat puerum ad perdendum eum ”.


14 Qui consurgens accepit puerum et matrem eius nocte et recessit in Aegyptum


15 et erat ibi usque ad obitum Herodis, ut adimpleretur, quod dictum est a Domino per prophetam dicentem:
“ Ex Aegypto vocavi filium meum ”.

Thánh gia lưu lạc sang đất Ai Cập

13 Họ đi rồi thì này Thiên Thần Chúa hiện ra cho Giuse đang bồn chồn lo lắng truyền rằng: "Ðứng dậy đem Em Bé và mẹ Ngài trốn qua đất Ai Cập ngay vì vua Hêrôđê đang lùng giết Em Bé, và cứ ở đó cho đến khi ta báo lại sau".

14 Ngay trong đêm GiuSe đã chỗi dậy vội đem Em Bé và mẹ Ngài chậy trốn sang Ai Cập, 15 và ông đã ở đó cho đến khi vua Hêrôđê chết, để trọn lời Ðức Chúa đã phán qua tiên tri rằng: (Hos 11.1)

Ta đã gọi Con Ta về từ Ai Cập”.





Tania (@wasd12456787) | Twitter

[2:12] Khi chuyển âm lịch sang dương lịch các khoa học gia tính lầm mất mấy năm cho nên Ngày Chúa GieSu giáng sinh phải là khoảng năm # 7 hay 6 trước C.N. thay vì năm #1.
Ðế quốc La Mã đã chiếm đóng Do Thai từ lâu. Herode không là người Do Thái song được lòng Hoàng Ðế Cesar Augustus nên được cất nhắc lên chức Vua Dân Do Thái, trị vì được 37 năm; vua đã giết rất nhiều người trái ý ông song tàn bạo hơn là trước khi Chúa giáng sinh 1 hay 2 năm (năm 7 trước CN) ông đã giết chính cả con trai là hoàng tử Aristobulus rồi vài năm sau giết thêm hoàng tử Antipater vì nghi là 2 hoàng tử định cướp ngôi. Hoàng Ðế Cesar Augustus chơi chữ khi bình phẩm Herode rằng : thà làm con heo (hus) hơn là làm con trai (huios) vua Herode. Hai chữ Hy Lạp hus/heo và huios/con trai vận với nhau. (Macrobius, Saturnalia, 2.4.11). Khi Ba Vua kể lại họ đã gặp vua Herode thì họ sững sờ khi được thánh GiuSe cho biết rằng Herode đã khét tiếng là người đa nghi, tàn bạo và hiếu sát. Thánh GiuSe và Ba Vua đã trong âu lo [in somnis] sợ cho cho tính mạng Em Bé YehoShuah và cả tính mạng mình nên quyết định vội vã đi ngay.

[2:12-13] In somnis / kata onar

(1) nghĩa đen in somnischiêm bao, nhìn ra điềm gì trong các giấc mơ giấc mộng ( somnium viết ở số nhiều ra somnis rất khó dịch)

(2) nghĩa bóng là dồn dập trong đầu các sự âu lo, hoang mang, mơ mơ tỉnh tỉnh huyền hoặc, suy tính ngổn ngang không đâu ra đâu, vì thế kata onar/ in somnis mơ hồ tương phản với UPAR Upar facing reality đối diện sự thực rành rành.

20-a Haec autem eo cogitante, ecce angelus Domini in somnis apparuit ei dicens: (Mat 1:20)

20-a Ông GiuSe còn đang miên man suy nghĩ những điều ấy, thì kìa Thiên Thần Chúa hiện đến với ông đang dồn dập (những) hoang mang bảo rằng
Ở đây xin hiểu ONAR somnis theo nghĩa bóng là lòng đang phân vân, hoang mang thì hợp lý hơn. Từ đền vua Herode tại Giêrusalem đến BeLem chỉ độ 9km mà nếu đi ngựa thì thời gian rất ngắn, nhà vua cũng có thể đã gài người theo dõi. [Hiểu in somnis [Greek kata onar] theo nghĩa đen thì phải hiểu là thiên thần chờ Ba Vua & GiuSe ngủ say (kata onar/ in somnis) mà hiện ra thì thiếu hợp lý.]


[2:14] Kinh Thánh nói GiuSe là người thánh đức song xin thêm rằng Ngài được chọn làm đầu Thánh Gia vì trên thực tế Ngài là người cường tráng khỏe mạnh, trí óc minh mẫn, có nhiều kinh nghiệm để có thể đương đầu vói các khó khăn bất chợt, rất rành nghề xây cất và nghề mộc và biết tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ quốc tế thời ấy. Phải tôn Ngài thành thánh tổ các hướng đạo sinh vì tại bất cứ nơi nào ngài cũng có thể xoay sở tự lập nuôi gia đình mình.

Trước hết Ngài phải dự trù nước và lương thực cho chuyến hành trình trong sa mạc tính ra khoảng hơn 600 km đường chim bay (tạm ước lượng điểm xuất phát là Jerusalem và điển đến là Cairo Ai Cập)- Ngoài ra Ngài phải biết cách đi, thường là đi ban đêm nghỉ ban ngày để tránh cái nóng kinh khủng của sa mạc khi mang theo bà vợ trẻ bế con thơ đầy tháng. Ði trong sa mac cũng cần biết rõ phương hướng và biết cách tìm ra dấu chỉ các chỗ có nguồn nước. Chắc hẳn thánh GiuSe đã chọn địa điểm tá túc là một thành phố tương đối đông dân để ngài có thể dễ dàng tìm ra công việc thích hợp kiếm tiền nuôi vợ con độ nhật.




16 Tunc Herodes videns quoniam illusus esset a Magis, iratus est valde et mittens occidit omnes pueros, qui erant in Bethlehem et in omnibus finibus eius, a bimatu et infra, secundum tempus, quod exquisierat a Magis.
16 Bấy giờ vua Hêrôđê thấy bị các nhà thông thái đánh lừa thì giận dữ lắm và sai giết hết mọi bé trai từ hai tuổi trở xuống tại Bêlem và các vùng xung quanh, tính theo thời gian ông đã hỏi kỹ các nhà thông thái.



Chính con trai trưởng mình mà Herode còn giết vì nghi muốn cướp ngôi thì huống gì GiêSu và đám trẻ thơ vô tội dám tranh ngôi.






17 Tunc adimpletum est, quod dictum est per Ieremiam prophetam dicentem:

18 “ Vox in Rama audita est, ploratus et ululatus multus:
Rachel plorans filios suos, et noluit


consolari, quia non sunt ”.



17 Bấy giờ điều tiên tri Giêrêmya nói đã nên trọn: 18 " Người ta vẳng nghe tại Rama tiếng khóc lóc than van rền rĩ, ấy tiếng Rakel khóc thương đám con mình mà chẳng màng đến lời an ủi, vì chúng chẳng còn.”



19 Defuncto autem Herode, ecce apparet angelus Domini in somnis Ioseph in Aegypto 20 dicens:

Surge et accipe puerum et matrem eius et vade in terram Israel; defuncti sunt enim, qui quaerebant animam pueri ”.


21 Qui surgens accepit puerum et matrem eius et venit in terram Israel.
22 Audiens autem quia Archelaus regnaret in Iudaea pro Herode patre suo, timuit illuc ire; et admonitus in somnis, secessit in partes Galilaeae
23 et veniens habitavit in civitate, quae vocatur Nazareth, ut adimpleretur, quod dictum est per Prophetas:

Nazaraeus vocabitur ”.



Ngài sẽ được vang danh là I N R I

Iēsus Nazarēnus Rēx Iūdaeōrum [Gioan 20:19]

GiêSu Narazeth Vua Dân Do Thái”.

19 Hêrôđê chết rồi, thì này Thiên Thần Chúa hiện ra cho Giuse còn đang trong nỗi lo âu tại Ai Cập, 20 bảo rằng:

"Chỗi dậy đem Em Bé và Mẹ Ngài về lại đất Israel; vì những kẻ tìm hại tính mạng Em Bé đã chết rồi".

21 GiuSe chỗi dậy đưa Em Bé và mẹ Ngài về đến đất Isarel. 22 Vì nghe tin Arkhêlaô kế vị vua cha Hêrôđê trị vì Giuđêa, thì ông sợ lắm chẳng dám đặt chân đến đó; khi đang hoang mang thì GiuSe được chỉ dẫn, nên ông lánh về miền Galilê, 23 và đến ở tại một thành tên là Nazareth, điều ấy ứng nghiệm lời đã phán qua Tiên Tri rằng: [Gioan 1:46, Gioan 20:19, CVTD 2:22]

Ðức GiêSu sẽ được vang danh là Người Nazareth”



HẾT CHƯƠNG2




PHẦN ÐỌC THÊM
[2:22] Bạo Chúa Herode chết năm 4 BCE - lúc đó Chúa khoảng 2, 3 tuổi. Herode chia đất nước cho các con, Antipas làm vua xứ Galile, Archelaus làm vua xứ Judea miền Nam bao gồm Jerusalem. Theo sử gia Herodotus thì Archelaus cũng bạo ngược không kém vua cha. Vừa lên ngôi mấy ngày thì xẩy ra xích mích giữa vua và đám tư tế đền thờ nên ông ra lệnh bãi bỏ mừng lễ Vượt Qua năm ấy và giết trên dưới khoảng gần 3000 người. Hiển nhiên sau khi nghe thiên thần ra lệnh về lại Israel thì Thánh GiuSe và Ðức Mẹ vâng theo song nghe tin dữ ấy thì các ngài khựng lại vì in somnis lo sợ cho tính mạng của Bé GiêSu. GiuSe khá cương nghị cho nên GiuSe chọn Nazareth vừa sẵn anh em họ hàng và nhà cửa, vừa sống ẩn dật để tránh kẻ tìm giết Hài Nhi.

[PHOTO: NCB Ðường lên Nazareth 2012. hình dưới Nhà Thờ Truyền Tin cho Ðức Maria (tháp hình nón) & và nhà cửa chung quanh. Dấu chân Chúa GiêSu, Maria & GiuSe như còn in trên đường đồi, tại giếng nước... Nếu quý vị viếng Nazareth xin để vài phút im lặng hít thở bầu không khí Nazareth vì Ba Vị GiêSu Maria và GiuSe đã cũng hít thở bầu không khí trong lành này ]




Ngài sẽ được vang danh là I N R I GiêSu Narazeth, Vua Dân Do Thái

I ēsus N azarēnus Rēx I ūdaeōrum [Gioan 20:19]
Nazareth ngày nay chắc không khác xưa bao nhieu: vẫn là vùng núi đồi sỏi đá không thích hợp cho việc trồng trọt hay chăn nuôi và kỹ nghệ. Chữ Nazarenus hay Nazareus (English Nazarene) là danh tự riêng chỉ người quê quán Nazareth (như người ta gọi chúng ta là Vietnamese hay Vietnamien vậy). Ðất chẳng lành thì chim chẳng đậu bởi thế ngay từ thời trước Chúa đã chẳng ai có thiện cảm khi nghe nói đến làng Nazareth nghèo hèn.

[Photo www.natermaas.com ]


Tông đồ Gioan kể lại hôm tông đồ Nathanael được gọi như sau: 45 Khi tông đồ Philip gặp ông Nathanael liền bảo: " Chúng tôi đã gặp Ðấng mà ông Môisê ban Lề Luật, cùng các tiên tri đã nói đến: Ðó là Ðức YêhoShuah- GiêSu - con của ông Giuse, người Nazareth". 46 Nathanael [ có lẽ chép miệng và nhớ theo câu ngạn ngữ] đáp lại: "Tự Nazareth, thì nào có gì tốt lành cho cam!" Philip bảo ông: "Thì cứ đến mà xem!" (Gioan 1:45-46). Có lẽ ông Philip đã nói thêm: Cứ đến mà học hỏi nơi người Nazarenus ấy mà thấy được sự lạ từ nơi Thiên Chúa và khám phá ra người Nazarenus mà ông chê bai chính là Ðức YêhoShuah- GiêSu sinh ra từ người nữ Nazareth là Maria và là con nuôi ông GiuSe người Nazareth song đúng thật là Con Thiên Chúa .


Chúa GiêSu rất thích được gọi với danh xưng Người Nazareth (Luca 18:38) và hiên ngang tự hào với danh xưng ấy.

Xin nghe Gioan kể : Khi đám quân đến vườn Cây Dầu để bắt Chúa thì Ngài hỏi họ: "Các ngươi tìm ai?" 5 Họ đáp lại: "GiêSu Nazareth !" Ngài phán: "Chính là Ta đây ." Giuđa, kẻ bội phản cũng đứng chung với họ; 6 vậy khi Ngài vừa phán: "Chính là Ta đây " thì họ té giật lùi nhào xuống đất. 7 Ngài lại hỏi họ lần nữa: "Các ngươi tìm ai?" Và họ nói: "GiêSu Nazaret". 8 Ðức Giêsu đáp lại: "Ta đã bảo các ngươi: chính là Ta đây". (Gioan 18:5-8)

Cuộc khổ nạn khởi đầu và Ngài đã bị cáo gian rồi bị hành hạ suốt ngày cho đến khoảng giữa trưa. Xin nghe Gioan 19: 16 -22: Bấy giờ quan Philatô giao Ngài cho họ đóng đinh. Họ đem Ðức Giêsu đi. 17 Ngài tự vác Thánh Giá đến Gò Sọ, tiếng Do Thái gọi là Golgotha. 18 Ở đó, họ đã đóng đinh Ngài, và hai người khác nữa cùng với Ngài. 19 Quan Philatô cho đóng trên Thánh Giá bản án tử hình trên tấm bảng gỗ rằng:





1. ΙΗΣΟΥΣ Ο ΝΑΖΩΡΑΙΟΣ Ο ΒΑΣΙΛΕΥΣ ΤΩΝ ΙΟΥΔΑΙΩΝ(Greek)

---------------------------

2. "INRI." IESUS NAZARENUS REX IUDAEORUM (Latin)

---------------------------

3. "YESHUA OF NATZERET, THE KING OF THE YEHUDIM." [Aramic [***] Hebrew Names Version http://www.blbclassic.org/Bible.cfm?b=Jhn&c=19&t=HNV]

---------------------------

theo từng chữ, tiếng Việt có 2 cách đọc

4. Giêsu Nazareth, Vua Dân Do Thái.

hay

5. YehoShuah [quê quán] Nazareth xứ của người Do Thái chính là Vua.

20 Vì chỗ Ðức Giêsu bị đóng đinh sát ngay bên thành và tấm bảng gỗ ấy lại viết bằng tiếng Do Thái, Latinh và Hy lạp nên nhiều người đã đọc được tấm bảng ấy Gioan 19:19

Giêsu Nazaret là Vua Của Dân Nào?

Ðã có cuộc tranh luận gắt gao giữa quan Philato và đám tư tế về tước vị " GIESU LÀ VUA" trước khi Chúa bị đóng đinh. Chúa chưa hề xưng mình là VUA của DÂN DO THAI song đám tư tế cần cáo gian như vậy và thề thốt trung thành với Cesar Augustus VUA Của La Mã cũng là VUA Của Dân Do Thai để Philato - là người La Mã dễ gài tội GieSu phản nghịch xưng vương hơn la chỉ truy tố theo Luật MôiSê khi GiêSu xưng mình là Con ÐỨC CHÚA TRỜI VUA TRỜI ÐẤT. [Xin xem TÀI LIỆU PHỤ CHÚ]

Song các thượng tế khi xem bản án trên tấm gỗ là:



IESUS NAZARENUS REX IUDAEORUM

thì vì tự ái dân tộc đọc theo nghĩa số #4 là



Giêsu Nazareth, Vua Của Dân Do Thái

Các thượng tế bèn thưa với Philatô: "Xin ngài đừng viết: Rex Iudaeorum Vua Của dân Do Thái nhưng sửa lại là: Tên này đã xưng mình: Rex sum Iudaeorum Ta là Vua Của dân Do Thái". 22 Philatô đáp lại [rất cương quyết cho câu tranh luận vô nghĩa]: "Quod scripsi scripsi - Ðiều ta đã viết thì ta đã viết!" (Gioan 19:20-22) . Nghĩ 2 cách đọc #4 và #5 đều hợp lý.

Cứ như Philato cho viết và bình thường mà hiểu thì câu Rex Iudaeorum Vua Của dân Do Thái là một xác quyết song đó cũng là mối nhục dân tộc vì họ vẫn còn một vua Do Thái khác là Herodê dang trị vì và họ bị mang tiếng xin bàn tay quân đô hộ giết vua của mình cho nên xin sửa lại là: Tên này đã xưng mình: Rex sum Iudaeorum Ta là Vua Của dân Do Thái". theo lời họ tố cáo song họ chẳng ngờ đã cáo gian vô bằng rồi lại lòi đuôi dối trá với Philato vì quan đã đối chất vói Chúa GieSu va nghe Ngai tuyên bố vài phút trước đó

Quan Philâto muốn nói câu này theo nghĩa nào? Nghĩ 2 cách đọc #4 và #5 đều đúng song nghĩa #5 hợp với hoàn cảnh hơn.

Vào thời ấy người Do Thái chỉ có tên gọi [ tên riêng / first name] mà không có tên họ (family name – last name) tuy họ nhớ rõ gia phả dòng tộc mình. Ðể phân biệt vời người khác, nhất là để tránh gọi lầm người trùng tên, họ được gọi theo quê gốc, hay theo tên cha, mà cũng có thể được gọi theo cả tên dân tộc Do Thái.

Vd1: Maria #1 of làng Nazareth là Mẹ Chúa, song Maria Nazareth # 2 là cô dì của Chúa thì khác với Maria of làng Magdala (Mađalena) là đồ đệ Chúa…

Vd2. Joseph/GiuSe of làng Nazareth cha nuôi Chúa thì khác với Joseph/GiuSe of làng Arimathia (theo Gioan 19:38 song LuCa 23:50 viết rõ hơn, chua thêm tên quê gốc ông là làng Arimathia và tên dân tộc ông là Do Thái)

LuCa 23 - 50 Et ecce vir nomine Ioseph, qui erat decurio, vir bonus et iustus 51 Hic non consenserat consilio et actibus eorum — ab Arimathaea civitate Iudaeorum, qui exspectabat regnum Dei, 50 Và này có một ông tên là Giuse, là nghị viên Hội Ðồng Do thái song từ tâm và ngay lành, 51 ông không hề tham dự vào ý định cùng hành vi của các người khác trong Hội Ðồng; ông quê tại Arimathia, một thành của người Do thái; ông hằng ngóng đợi Nước Thiên Chúa.

Vậy khi xem Philato viết

IESUS NAZARENUS REX IUDAEORUM

thì cũng có thể hiểu theo nghĩa số #5 là



5. GIÊSU [quê quán Nazareth xứ của người Do Thái ] chính là Vua.
Như vậy, Chúa Thánh Thần đã qua miệng Ba Vua Dân Ngoại cho xưng tụng Danh Hiệu

Chúa Con Là Vua Mọi Người Phải Thờ Lậy

thì nay cũng qua miệng và qua tay của Philato xác nhận bằng những ngôn ngữ thực dụng thời đó Tước Hiệu



GIÊSU LÀ VUA CỦA ÐÁM DÂN THUỘC SỰ THẬT-

CỦA ÐÁM CÔNG DÂN NƯỚC TRỜI

Khi Philato nghe các thượng tế cáo gian GiêSu về tội xưng vương vô chứng cớ, vài lần quan đã muốn tha mạng tử tội GiêSu: ông hiểu rõ xuất xứ của một anh chàng GiêSu nghèo rớt mồng tơi từ làng Nazareth nghèo hèn hơn bất cứ làng nào của dân người Do Thái hèn hạ đang thuộc quyền La Mã đô hộ, lại chẳng có đất đai, tài sản , binh lính, có dân theo hùa thì làm sao mà xưng vương.

Philatô hiểu rõ GiêSu không là "Rex Iudaeorum vua của dân người Do Thái" cũng chẳng tự xưng "Rex sum Iudaeorum Ta là Vua người Do Thái "như đám tư tế đã tưởng tượng. Là thẩm phán Philato đã cho đối chất GiêSu - theo đúng thủ tục xét xử của La Ma - và đã rõ lời cáo gian giả dối đó không là Sự Thật

Khi đối chất GiêSu đã tuyên bố rõ :" Ngài chính là Vua , là Vua Một Dân thuộc Sự Thật, mà lãnh thổ tức Nước Sự Thật của Vua GiêSu không biên giới ở thế gian này .

Philatô buột miệng hỏi Ngài: "Sự thật là gì?" Song ông - có thể Satan đứng bên ông đã ngản can - nên ông không dám nghe từ miệng tử tội giải thích chữ Sự Thật sợ đuối lý.
Song khi quan Philato mềm lòng phó mặc cho người Do Thái đem GieSu đi đóng đinh thì hai chữ " Sự Thật " , lời khuyên của bà vợ ông trong in somnis [Mat 27:19] và … sự mềm lòng nhút nhát của ông ám ảnh ông làm ông rơi vào trong nỗi âu lo in somnis khi đối diện Sự Thật và lương tâm. Cho là vô can ông rửa tay trước mặt mọi người và nói rõ Sự Thật mà Vua GieSu đã tuyên bố cho ông , cho mọi người mọi dân tộc để Sự Thật được phơi bầy.
Phải nói , y như Ba Vua Philato tuy không là người Do Thai mà là Dân Ngoại song tay ông và miệng ông cao rao rất rõ Lời Phán Từ Miệng Ðức GiêSu-
YehoShuah

[quê quán Nazareth xứ của người Do Thái]

chính là Vua
Trên đây là một trang trong Tin Mừng Gioan Bản Cổ Codex Washington kể lại phiên xử Chúa và lý do đã khiến quan Philato cho xưng tụng cách công khai
Chúa GiêSu là Vua.

là Vua Một Dân thuộc Sự Thật, Vua Ðời Ðời
Special thanks to csntm Codex Washington – thky 3 hay 4 GA_032_0185http://www.csntm.org/Manuscript/View/GA_032

TÀI LIỆU PHỤ CHÚ


Ðể mong mượn tay Philâto giết cho bằng được Chúa GieSu, đám thượng tế truy tố Chúa GiêSu phạm Luật MoiSê và phạm thêm đại tội phản loạn xưng vương chống lại Cesar Augustus La Mã.
Teho Gioan tường trình [Gioan 18: 33-40]

33 Philatô lại vào dinh và cho gọi Ðức Giêsu đến mà nói với Ngài: "Ông mà lại là Vua dân Do Thái ư?"
34 Ðức Giêsu đáp : "Tự mình quan nói thế, hay có ai khác đã nói với quan về Ta?"
35 Philatô nói lại: "Ta là người Do Thái sao? Dân ông và các thượng tế đã nộp ông cho Ta. Ông đã làm gì?"
36 Ðức Giêsu đáp:

"Nước Ta không thuộc thế gian này,

vì nếu Nước Ta thuộc về thế gian thì quan quân của Ta đã chiến đấu,

không để Ta bị nộp cho người Do Thái.

Thật vậy, Nước Ta không thuộc chốn này".
37 Philatô nói với Ngài: "Vậy thì ông là Vua sao?"
Ðức Giêsu đáp:

" Chính quan nói đó: Ta chính là Vua!

Vì lẽ này mà Ta đã sinh ra,

và chính vì lẽ này mà Ta đã đến trong thế gian:

để làm chứng cho Sự Thật.

Phàm ai thuộc về Sự Thật, thì nghe được tiếng Ta".
38 Philatô nói với Ngài: "Sự thật là gì?" Nói thế rồi, Philato bỏ đi ra gặp người Do Thái

[ Có lẽ vì không đủ kiên nhẫn và quan sợ bị mất mặt khi tranh luận đuối lý với một tử tội.]

Philato ra nói với người Do Thái:

"Ta không tìm ra chứng cớ cho tội nào ông ấy đã phạm.



39 Có tục lệ là ta tha chết cho một người trong dịp lễ Vượt qua.

Vậy các ngươi muốn ta tha mạng cho Vua Do Thái các người không?"

40 Họ kêu la lên rằng: "Không tha tên này mà tha Barabba!" Barabba là một tên cướp. Photo: www.ccofew.com

Gioan 19: 1 Bấy giờ Philatô ttruyền lính đánh đòn Ðức Giêsu.

2 Bọn lính lấy gai kết thành một triều thiên đặt trên đầu Ngài, và khoác cho Ngài một áo choàng đỏ, 3 rồi chúng tiến lại bên Ngài mà chế nhạo rằng: "Kính chào Vua Do Thái!". Chúng vả mặt Ngài.

4 Philatô lại ra ngoài mà nói với họ: "Này, ta dẫn ông ấy ra cho các ngươi để các người biết là ta không tìm ra tội trạng nào nơi ông ấy".

5 Ðức Giêsu ra ngoài, đội triều thiên gai, mình khoác áo choàng đỏ.

Philatô nói với họ: "Ðó là Người !"



6 Vừa thấy Ngài, các thượng tế cùng thuộc hạ kêu lên rằng: "Ðóng đinh nó, đóng đinh nó vào thập giá!" Philatô nói với họ: "Thì các ngươi hãy đem ông ấy đi mà đóng đinh! Ta đây, ta không tìm ra tội trạng nào cả nơi ông ấy". 7

Người Do Thái đáp lại: "Chúng tôi có Luật, và chiếu theo Luật đó thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa".



8 Khi nghe lời ấy, Philatô thêm kinh sợ hơn. 9 Và ông vào lại phủ đường mà nói với Ðức Giêsu: "Ông bởi đâu mà đến?"

Nhưng Ðức Giêsu không ban lời đáp lại.10 Philatô mới nói với Ngài: "Ông không nói với ta sao? Ông không biết rằng ta có quyền tha ông, mà cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?"



11 Ðức Giêsu đáp lại: " Nếu từ trên cao không ban xuống cho ông thì ông chẳng có quyền gì trên tôi; kẻ nộp tôi cho ông thì bởi thế mắc tội nặng hơn ông,".

12 Do lời đó, Philatô cố tìm cách tha Ngài. Nhưng người Do Thái kêu lên rằng: "Nếu ông tha cho tên ấy là ông thất nghĩa với Hoàng đế! Ai xưng mình là Vua, tất muốn thoán nghịch cùng Hoàng đế!"

13 Philatô vừa nghe những lời ấy, thì cho điệu Ðức Giêsu ra ngoài, và đặt Ngài ngồi trên tòa ở nơi gọi là Nền Ðá, tiếng Do Thái là Gabatha. 14 Hôm ấy là ngày dọn lễ Vượt qua. Lối giờ thứ sáu, (tuc khoảng giữa trưa) Philatô nói với người Do Thái:

"Này là Vua của các người!" 15 Họ mới kêu lên: "Lôi đi! Lôi đi! Ðóng đinh nó đi!" Philatô nói: "Ta lại đóng đinh Vua các người sao?" Các thượng tế đáp lại: "Chúng tôi không có Vua nào cả, ngoài Hoàng đế Cesar!"

 Vậy họ đem Ðức Giêsu đi đóng đinh.



----------------------------------------------------------

VỀ MỤC LỤC

KITÔ GIÁO TẠI HÀN QUỐC


Năm 2016, chủ đề mục vụ của Giáo hội Việt Nam là “Tân phúc âm hóa đời sống xã hội”. Để có một cái nhìn cụ thể về việc này, xin giới thiệu mục từ “Kitô giáo tại Hàn Quốc” của từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bản Anh ngữ, do Phan Vĩnh Tâm lược dịch. (Xin xem toàn bài bằng tiếng Anh và các chú thích tại https://en.wikipedia.org/wiki/Christianity_in_Korea )


 

Kitô giáo hiện diện tại Hàn Quốc xoay quanh hai chi nhánh lớn nhất là Tin lành và Công giáo, Tin lành chiếm 8,6 triệu [1] [2] và Công giáo 5,3 triệu [3]. Công giáo La Mã du nhập cuối thời triều đại Joseon. Vào năm 1603, Yi Gwang-jeong, nhà ngoại giao Hàn Quốc, từ Bắc Kinh trở về mang nhiều sách thần học của Matteo Ricci, một nhà truyền giáo dòng Tên đến Trung Quốc. [4] Ông phổ biến các thông tin trong sách và gieo những hạt giống đầu tiên của Kitô giáo trên đất Hàn. Năm 1758 vua Yeongjo của Joseon chính thức cấm đạo Công giáo, nhưng rồi một lần nữa, năm 1785, lại  được Yi Seung-hun cổ xúy.



Các Kitô hữu Hàn Quốc là đối tượng để đàn áp và gian khổ. [5] Nhiều người đã chịu tử đạo, đặc biệt là trong cuộc bách hại năm 1801 và sau đó. Giới quý tộc Joseon xem tôn giáo mới như một ảnh hưởng đưa tới lật đổ cho nên đã sớm bắt bớ những người theo đạo này, mà đỉnh cao là cuộc bách hại năm 1866, trong đó 8.000 người Công giáo trên khắp đất nước đã bị thiệt mạng, kể cả chín nhà truyền giáo Pháp. Việc Hàn Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài trong những năm tiếp theo đem lại sự khoan dung tôn giáo cho những người Công giáo còn lại và đưa đạo Tin lành vào. Các nhà thờ Tin lành đầu tiên ở Hàn Quốc được Suh Sang-ryun thành lập và nhà truyền giáo Tin Lành đầu tiên vào Hàn Quốc là Horace Newton Allen, năm 1884. Horace Allen là một nhà truyền giáo hệ phái Presbyterian và là nhà ngoại giao Bắc Mỹ. Ông ở Hàn Quốc cho đến năm 1890, được nhiều người hỗ trợ. [6]

Vào năm 1945 cả hai hệ phái (Công giáo và Tin Lành) chiếm khoảng 2% dân số. Sau đó họ tăng trưởng rất nhanh: năm 1991, 18,4% dân số (8,0 triệu) là Tin Lành, và 6,7% (2,5 triệu) là Công giáo [7] Giáo Hội Công Giáo đã gia tăng thêm 70% trong vòng mười năm qua. [8] Anh Giáo ở Hàn Quốc cũng đã tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ gần đây...

Các Kitô hữu đã có ảnh hưởng quyết định trên nền giáo dục với 293 trường học và 40 trường đại học do họ điều hành, kể cả 3 trong số 5 tổ chức học thuật thế giá nhất. [9] Tin lành được coi là tôn giáo của tầng lớp trung lưu, thanh niên, trí thức và dân thành thị, và là nội lực giúp Hàn Quốc theo đuổi việc hiện đại hóa và chạy đua với Hoa Kỳ. [10] [11] Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự phát triển của đạo Tin lành đã chậm lại, có lẽ do những vụ bê bối liên quan đến lãnh đạo giáo hội và vì xung đột giữa các giáo phái do quá hăng say trong việc truyền giáo. [12]

Tính đến năm 2014, khoảng 30% dân số Hàn Quốc khai rõ mình là Kitô hữu. [13]



Ý NGHĨA VĂN HÓA

Nhà nghiên cứu Grayson cho rằng đạo Tin lành đã là một lực lượng năng động trong cuộc sống của Hàn Quốc, và đã có một tác động tích cực đối với các tôn giáo khác. Nó đã tạo nên một cuộc chạy đua năng động khiến người Công giáo và Phật giáo phải cạnh tranh, cũng như tạo cảm hứng cho rất nhiều hệ phái nhỏ hơn. Các hệ phái này đã tiếp nhận nhiều phương thức mà những người Tin Lành đã đi tiên phong.

Trước chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), hai phần ba Tin Lành Hàn Quốc sống ở miền Bắc, nhưng sau đó hầu hết chạy trốn vào Nam. Người ta không biết chính xác có bao nhiêu Kitô hữu hiện còn ở Bắc Triều Tiên. Được biết, vào cuối những năm 1960 đã có khoảng một triệu người Tin Lành ở Hàn Quốc, nhưng trong quá trình giai đoạn bùng nổ kết thúc vào năm 1980, số người Tin Lành tăng nhanh hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Năm 2005 điều tra dân số của Hàn Quốc cho thấy 29,2 phần trăm dân số là Ki tô hữu, tăng từ 26,3 phần trăm của mười năm trước đó. [14] Các Hội thánh Presbyterian là những hệ phái Tin Lành lớn nhất tại Hàn Quốc, với gần 20.000 nhà thờ liên kết thành hai hệ phái Presbyterian lớn nhất trong đất nước. [15]

Hàn Quốc hiện đang cung cấp số lượng nhà truyền giáo Kitô lớn thứ hai trên thế giới, qua mặt cả Hoa Kỳ. [16] GMS, lực lượng truyền giáo chính của Giáo hội Presbyterian Hàn Quốc, là tổ chức truyền giáo lớn nhất Hàn Quốc. [17] [18] Các nhà truyền giáo Hàn Quốc đặc biệt nổi bật ở các quốc gia vùng “Cửa số 10/40” (Bắc vĩ tuyến 10/ Đông kinh tuyến 40) vốn ít thiện cảm với người phương Tây. Trong năm 2000, đã có 10.646 nhà truyền giáo Tin Lành Hàn Quốc ở 156 quốc gia, cùng với một số các nhà truyền giáo Công giáo tương ứng. Một bài báo năm 2004 cho biết "Theo các tổ chức truyền giáo ở Hàn Quốc và phương Tây, Hàn Quốc đã cử hơn 12.000 người truyền giáo đến hơn 160 quốc gia so với khoảng 46.000 nhà truyền giáo người Mỹ và 6.000 nhà truyền giáo người Anh". [19] Theo một bài báo năm 2007 "Hàn Quốc có 16.000 nhà truyền giáo đang làm việc ở nước ngoài, chỉ đứng sau Mỹ". [20] Năm 1980, Hàn Quốc gửi đi chỉ mới 93 nhà truyền giáo nhưng vào năm 2009 đã lên đến khoảng 20.000 người. [16] [21] [22] [23]

Seoul có 11 trong số 12 Cộng đồng Kitô giáo (Tin lành) lớn nhất trên thế giới.  Một số Kitô hữu Hàn Quốc, trong đó có David Yonggi Cho, mục sư cấp cao của Giáo Hội Yoido Full Gospel, đã nổi danh trên toàn thế giới. Aaron Tân, giám đốc của công ty kiến ​​trúc Hồng Kông mang tên “Nghiên cứu Thiết kế kiến ​​trúc”, mô tả rằng về đêm Seoul rực sáng "tràn ngập những thập giá Kitô giáo ". [24]

...


GIÁO DÂN ĐỨNG HÀNG ĐẦU

... Kitô giáo tại Hàn Quốc đã bắt đầu như một phong trào giáo dân bản địa chứ không do một nhà truyền giáo nước ngoài đưa tới. Nhà nguyện Công giáo đầu tiên tại Seoul được Yi Seung-hun, một nhà ngoại giao đã lãnh bí tích rửa tội tại Bắc Kinh, thành lập năm 1784. [29] Năm 1786, ông Yi xúc tiến thành lập một hệ thống giáo phẩm giáo dân [30], nhưng năm 1789 Vatican phán quyết rằng việc bổ nhiệm tư tế giáo dân như thế không hợp Giáo luật. Kitô giáo đã khởi đầu rộng khắp tại Hàn Quốc do nỗ lực của thường dân, cho nên nó lây lan trong dân chúng nhanh hơn là nếu nó bắt nguồn từ người ngoài mà không được sự hỗ trợ của dân chúng từ đầu.



MẪU TỰ HÀN, XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC

Hangul là hệ thống chữ quốc ngữ của người Hàn, với một bảng chữ cái để ký âm tiếng Hàn, được phát minh khoảng năm 1.446 do các học giả của triều đình Sejong Đại đế, [31] [32]. Do ảnh hưởng áp đảo của học thuật cổ điển Trung Quốc (chiếm một vị trí tương tự như tiếng Latin ở châu Âu ) suốt nhiều thế kỷ thứ chữ quốc ngữ này rất ít được dùng đến. Giáo Hội Công Giáo là tổ chức Hàn Quốc đầu tiên chính thức lấy chữ quốc ngữ của Hàn làm công cụ ưu tiên. Đức Giám mục Siméon-François Berneux buộc phải dạy cho tất cả trẻ em Công giáo biết đọc nó. [31] [33] Sách vở Kitô giáo in để dùng tại Hàn Quốc, kể cả những sách vở được dùng trong các trường do các giáo sĩ Kitô giáo thành lập, chủ yếu đều dùng Hàn ngữ với bảng chữ cái dễ học của quốc ngữ Hàn. Các nhân tố ấy kết hợp với nhau khiến tỷ lệ số người biết chữ tăng nhanh, và khiến giáo lý Kitô giáo lan rộng vượt khỏi tầng lớp trí thức vốn chuyên dùng chữ Hán. Đầu thập niên 1780, các phần của sách Tin Mừng đã được xuất bản bằng quốc ngữ Hàn; sách giáo lý "Jugyo Yoji" (Giáo huấn căn bản của Chúa) được xuất bản vào những năm 1790 và một quyển thánh ca Công Giáo đã được in vào khoảng năm 1800.

John Ross, một nhà truyền giáo Presbyterian người Scotland có trụ sở tại Thẩm Dương, đã hoàn thành việc dịch Kinh Thánh sang sang tiếng Hàn vào năm 1887 [34] và các vị lãnh đạo Tin lành đã phát hành một khối lượng lớn bản dịch này. Họ cũng đã thành lập những cơ sở giáo dục hiện đại đầu tiên tại Hàn Quốc. [35] Trường Paichai của hệ phái Methodist dành cho nam sinh được thành lập năm 1885, rồi trường Ewha Methodist dành cho nữ sinh (sau này trở thành Đại học nữ giới Ewha) vào năm 1886. Những trường ấy, và những trường tương tự được thành lập tiếp sau đó, đã giúp đạo Tin Lành lan rộng trong tầng lớp dân thường, và người Tin lành đã qua mặt người Công giáo, trở thành nhóm Kitô giáo lớn nhất tại Hàn Quốc. Trước kia phụ nữ không được đến trường nhưng giờ đây số phụ nữ biết chữ đã tăng vọt. [36]

KITÔ GIÁO DƯỚI THỜI HÀN QUỐC BỊ NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG, 1910-1945

Nhật đã xâm chiếm Hàn quốc năm 1910. Với chế độ cảnh sát trị, họ đã tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của các nhà truyền giáo, đưa tới một hệ quả đáng buồn trong những năm 1911-1919. Những tuyên bố lý tưởng của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã góp phần làm cho tinh thần quốc gia của người Hàn tăng mạnh trong những năm 1920, nhưng rồi họ vỡ mộng khi phong trào bị thất bại không đạt được một cải cách có ý nghĩa. Năm 1924, người Tin Lành thành lập Hội đồng Kitô  giáo Toàn quốc Hàn để điều phối hoạt động bằng cách chia thành các khu vực được phân công cụ thể cho các hệ phái Tin Lành khác nhau. Tin Lành Hàn Quốc cũng thành lập những nhóm truyền giáo cho người Hàn hải ngoại, cách riêng là ở Trung Quốc.

Kitô giáo tăng trưởng đều đặn, vào giữa những năm 1930, dân số Công giáo đạt tới 147.000, và Tin Lành 168.000. Những căn cứ lớn cho cả hai nhóm đều ở phía Bắc. Vào năm 1937, Giáo Hội Presbyterian của Hàn Quốc đã khá độc lập với sự hỗ trợ tài chính từ Hoa Kỳ; năm 1934 Giáo Hội Methodist đã trở thành tự trị và chọn một giám mục Hàn Quốc. Các nhà truyền giáo tích cực nhất bên phía Công giáo là các tu sĩ dòng Maryknoll, đã mở trường y khoa Maryknoll tại Pusan ​​năm 1964; nay là Đại học Công giáo Pusan. [37]

TINH THẦN DÂN TỘC CỦA NGƯỜI HÀN

Một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự chấp nhận Kitô giáo rộng rãi tại Hàn Quốc là nhiều Kitô hữu đã kiên quyết đứng về phía chính nghĩa của Hàn Quốc suốt thời kỳ Nhật chiếm đóng (1910-1945). Trong thời gian này, Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch áp đặt văn hóa Nhật lên người Hàn cách có hệ thống, đặc biệt là đòi người Hàn phải tôn thờ Nhật hoàng. Thậm chí năm 1938, việc dùng tiếng Hàn đã bị cấm. [38] Tuy nhiên, tính chất đặc biệt Triều tiên của Giáo hội Hàn quốc đã nổi rõ và được lớn mạnh thêm trong những năm ấy do biết  bao Kitô hữu đã tỏ rõ sự trung thành với quốc gia. Trong khi hiến pháp sau này của Nam Hàn đảm bảo cả tự do tôn giáo lẫn sự tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, chính phủ Hàn Quốc đã ủng hộ Kitô giáo, coi đây như là một giáo lý có sức ngăn ngừa ảnh hưởng ý thức hệ của quốc gia anh em láng giềng.

Ngày 01 tháng 3 năm 1919, một hội đồng gồm 33 nhà lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia được gọi là " Phong trào 01 Tháng Ba" thông qua một Tuyên ngôn độc lập. Mặc dù phong trào do các lãnh tụ của Thiên Đạo giáo (một tôn giáo dựa trên học thuyết Khổng Tử) đứng ra tổ chức, 15 trong số 33 người ký tên là người Tin Lành, [39] và nhiều người trong số họ đã bị bắt giam. Cũng trong năm 1919, còn xuất hiện phong trào hô hào độc lập do người Công giáo chủ xướng, mang tên "Ulmindan" [40], và một chính phủ lưu vong do một chính khách hệ phái Methodist là Syngman Rhee cầm đầu cũng đã ra đời và tồn tại được một thời. [41]

Kitô giáo còn gắn liền với phong trào yêu nước hơn nữa khi một số Kitô hữu từ chối không dự các nghi thức tôn thờ Nhật hoàng mà luật pháp năm 1930 đòi buộc. [38] [42] Mặc dù việc từ chối ấy là do niềm tin tôn giáo thúc đẩy hơn là do xác tín chính trị, nó đã khiến nhiều Kitô hữu bị bắt giam, và trong con mắt của nhiều người Hàn Quốc, điều ấy vẫn đồng nghĩa với tinh thần dân tộc chống lại sự chiếm đóng của Nhật. [43]



THẦN HỌC VỀ DÂN CHÚNG

Các khái niệm Kitô giáo về giá trị cá nhân đã được đề cao trong cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân quyền và dân chủ ở Hàn Quốc. Trong những năm gần đây, cuộc đấu tranh này còn mang hình thức Thần học về Dân chúng.  Thần học về Dân chúng tại Hàn là một dạng thần học giải phóng, dựa trên khái niệm "hình ảnh Thiên Chúa" trong Sáng thế ký 1: 26-27, kết hợp với tâm thức “Hàn” trong truyền thống Hàn Quốc, thuật ngữ này không có từ tương  đương chính xác bằng tiếng Anh, và có nghĩa là một cảm giác đau đớn vô vọng không sao an ủi. Thần học về Dân chúng mô tả tầng lớp dân thường trong lịch sử Hàn Quốc như những người chủ chân chính của vận mệnh của mình. Hai trong số các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng nhất của đất nước đã hưởng ứng Thần học về Dân chúng, là Kim Young-sam, tín hữu Presbyterian, và Kim Dae-jung, người Công giáo,. [44] Cả hai đã đấu tranh chống lại chính phủ quân sự chuyên chế ở Hàn Quốc suốt nhiều thập kỷ và đã thường xuyên bị bỏ tù nhưng rồi sau khi được phóng thích vào năm 1988, cả hai đã lần lượt trở thành Tổng thống của nước Cộng hòa dân chủ này.

Thần học về Dân chúng đã nổi bật vào những năm cuối của chế độ Park Chung-hee (1961-1979) với sự ra đời của một số phong trào xã hội Kitô giáo, như Phong trào Nông dân Công Giáo và Phong trào công nghiệp đô thị Tin Lành, vận động tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Chính phủ quân sự coi những phong trào này như một mối đe dọa cho sự ổn định xã hội, cho nên đã cầm tù nhiều lãnh tụ của họ; trong thực tế, những cuộc đấu tranh này trùng với một thời kỳ bất ổn dẫn đến đỉnh điểm là vụ ám sát Tổng thống Park Chung-hee vào ngày 26 tháng 10 năm 1979. [45]

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI

Nhiều Kitô hữu Hàn Quốc tin rằng giá trị Kitô giáo đã tác động tích cực đến các mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Xã hội truyền thống của Hàn Quốc đã được tổ chức tôn ti trật tự theo nguyên tắc Khổng giáo dưới quyền một vị vua được xem như con Trời. Phụ nữ không có quyền lợi xã hội, [46] con cái hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ, [47], cá nhân không có quyền nào khác ngoài những gì được quy định trong hệ thống xã hội. Cấu trúc ấy đã bị các giáo huấn Kitô giáo thách thức. Theo giáo huấn Kitô giáo, mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và vì thế ai cũng bình đẳng và có phẩm giá cốt yếu như nhau. [48] Theo Kim Han-sik, khái niệm ấy cũng hỗ trợ cho quan niệm quyền sở hữu tài sản là của cá nhân chứ không phải của gia đình (hay người đứng đầu gia đình).

Các Kitô hữu coi hoàng đế cũng chỉ là người và cũng ở dưới quyền của Thiên Chúa như các thần dân của ông, [49]. Các giá trị Kitô giáo ủng hộ cho việc giải phóng phụ nữ và trẻ em về mặt xã hội. [46] [47] Giáo hội cho phép các quả phụ được tái hôn (theo lời dạy của tông đồ Phaolô, ngược với truyền thống của các xã hội Đông Á vốn không cho phép),  cấm chế độ hầu thiếp và chế độ đa thê, và cấm ngược đãi vợ, cấm bỏ vợ. Bậc cha mẹ Kitô giáo được dạy phải coi con cái là quà tặng của Thiên Chúa, và phải chu toàn việc giáo dục con cái. [50] Cấm tảo hôn và cấm bỏ bê con gái (trong văn hóa Á đông, con gái thường ít được cha mẹ mong ước hơn so với con trai).

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970 thường được cho là do chủ trương của Park Chung-hee nhắm công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, nhờ các giá trị văn hóa bản địa và tinh thần làm việc nghiêm túc, nhờ liên minh vững chắc với Hoa Kỳ, và nhờ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều Kitô hữu Hàn Quốc vẫn xem tôn giáo của họ đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước trong hơn ba thập kỷ qua, họ tin rằng sự thành công và thịnh vượng kinh tế là dấu hiệu sự chúc lành của Thiên Chúa. [51]

Năm 2003 hai kinh tế gia Robert J. Barro và Rachel McCleary đưa ra một Một nghiên cứu cho thấy những xã hội càng có niềm tin cao vào trời và có mức độ đi nhà thờ nhiều càng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. [52] Luận điểm của Barro và McCleary có ảnh hưởng lớn trong giới học thức sau đó, và theo một số nhà quan sát, nó hỗ trợ cho sự tin tưởng rằng Kitô giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công kinh tế của Hàn Quốc. [53] [54] Tuy nhiên nghiên cứu ấy đã bị các học giả như Durlauf, Kortellos và Tân chỉ trích (2006). [55] Từ năm 2000 có một xu hướng xây dựng những giáo đường vĩ mô khiến một số nhà thờ phải nợ tài chính. [56]

PHÚC ÂM HÓA

"Trong những năm 1960, Giáo hội đã đến với những người bị đàn áp, như gái mại dâm và lớp người lao động công nghiệp mới. Khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển, việc tìm lối thoát cho giới công nhân lao động nổi bật lên như một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của công tác truyền giáo . Giáo Hội thành lập ngành tuyên úy cho công nhân trong các nhà máy. Ngoài ra, nghĩa vụ quân sự là chuyện bắt buộc đối với nam giới ở Hàn Quốc, sự hiện diện của các tuyên úy quân đội cũng trở thành quan trọng không kém. Nhiều quân nhân cải sang Kitô giáo trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự." [57 ]



NIỀM TIN VỀ SÁNG TẠO

Ở Hàn Quốc, nhiều nhóm Kitô giáo đã tham gia vận động nghiên cứu về sáng tạo, đặc biệt là Hiệp hội Hàn Quốc nghiên cứu về sáng tạo (KACR) đòi phải hiểu sự sáng tạo theo sách Sáng Thế, và Hiệp hội Duyệt lại sách Giáo khoa (STR), một ủy ban thay thế cho chương trình Duyệt lại vấn đề Tiến hóa trong sách Giáo khoa (CREIT). [64] Đó là một nhánh độc lập của KACR, và đã tự tách khỏi học thuyết của KACR. [65] Đầu năm 2008, tại Seoul Land, một công viên giải trí hàng đầu, KACR đã tổ chức một triển lãm "khoa học về sáng tạo", có hơn 116.000 lượt khách ghé thăm trong ba tháng, và đến năm 2012, họ thương lượng với công viên để tổ chức một cuộc triển lãm khác kéo dài suốt năm. [65]

Năm 2012, do áp lực từ STR, Bộ Giáo dục đã công bố duyệt lại nhiều sách giáo khoa trung học để loại bỏ một số ví dụ về tiến hóa, chẳng hạn như của ngựa và khủng long. [64] [65] [66] Người ta đã giới hạn vào việc loại bỏ hoặc sửa đổi một số ví dụ [67] hoặc do không còn được chấp nhận hoặc hiện đang tranh cãi; [64] sự thay đổi này không kéo theo việc loại bỏ sự tiến hóa hoặc đưa sự sáng tạo vào sách giáo khoa [67] Tuy nhiên, STR có kế hoạch tiếp tục đệ trình kiến nghị để loại bỏ quá trình tiến hóa của con người và sự thích ứng của mỏ chim, với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu vai trò của quá trình tiến hóa Darwin trong việc giảng dạy. [65]

XUNG ĐỘT TÔN GIÁO

Sự đối kháng giữa những người Tin Lành từ chương (tin rằng Kinh thánh đúng từng chữ) với Phật giáo là một vấn đề lớn cho việc hợp tác tôn giáo ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong những năm 1990 đến cuối những năm 2000. [60] [71]

Ngược lại, người Công giáo Hàn Quốc với Phật giáo và các tôn giáo khác vẫn giữ được quan hệ hợp tác chủ yếu, một phần nhờ nhiều phong tục và triết lý Phật giáo và Nho giáo được hội nhập vào Công giáo Hàn Quốc, nổi bật nhất là việc tôn kính tổ tiên. [72]
VỀ MỤC LỤC



tải về 425.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương