Bán nguyệt san – Số 265 – Chúa nhật 03. 01. 2016


SỐNG DƯỚI SỰ CHE CHỞ CỦA MẸ MARIA



tải về 425.59 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích425.59 Kb.
#29643
1   2   3   4   5

SỐNG DƯỚI SỰ CHE CHỞ CỦA MẸ MARIA

        


HẠT NẮNG

Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss.
(Quý Cha và Quí Vị có thể yêu cầu BBT gởi qua email trên một file word trọn bộ tài liệu này. Xin chân thành cám ơn)


Các bài Nguyện Gẫm

SỐNG DƯỚI SỰ CHE CHỞ CỦA MẸ MARIA

Mẹ Maria được kêu cầu là Mẹ của chúng ta, vì xưa khi trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ2. “Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chúng ta.3 Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ Maria nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể luôn bước đi trên con đường thánh thiện. Chúng ta cần tăng cường lòng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ Maria luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta. Thánh Maximilianô Maria Kolbê, người yêu mến nồng nàn Đức Mẹ Vô Nhiễm viết: “Khi chúng ta hiến mình cho Mẹ, thì trong tay Mẹ, chúng ta sẽ trở thành khí cụ Thiên Chúa dùng để thi thố lòng thương xót của Người, như chính Mẹ là khí cụ trong tay Thiên Chúa. Vì thế chúng ta hãy để Mẹ hướng dẫn, hãy đưa tay cho Mẹ dắt dìu, hãy sống yên hàn dưới sự dẫn dắt của Mẹ, chính Mẹ sẽ chăm sóc và tiên liệu mọi sự cho chúng ta, sẽ mau mắn cứu giúp, đáp ứng những nhu cầu hồn xác, và đẩy lui những khó khăn phiền toái cho chúng ta”4.


ĐTC Biển Đức XVI thôi thúc: “Hãy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự.” Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học biết đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất và trung tâm trong cuộc đời linh mục chúng ta, học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo gì hãy làm theo.” Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ, là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. ĐTC Phanxicô dạy: “Khi tìm kiếm Đức Kitô, Hội Thánh luôn luôn gõ cửa nhà của Mẹ và hỏi: “Xin Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng con.” Chính từ Mẹ mà chúng ta học cách làm những môn đệ đích thực. Đó là lý do tại sao Hội Thánh khi ra đi truyền giáo luôn luôn đi theo bước chân của Mẹ Maria5.
Qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ an ủi hầu tìm lại được nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em. Chính với tinh thần ấy, ĐTC Biển Đức nói: “Khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn mở ra cho Chúa hay không, có muốn dâng hiến cuộc sống chúng ta cho Ngài để trở thành một nơi ở cho Ngài hay không; hay là chúng ta sợ sự hiện diện của Chúa giới hạn tự do của chúng ta, phải chăng chúng ta muốn dành riêng cho mình một phần đời sống để nó chỉ thuộc về chúng ta mà thôi? Nhưng chính Thiên Chúa là Đấng giải thoát tự do của chúng ta khỏi sự co cụm vào mình, khỏi sự khát khao quyền lực, chiếm hữu, thống trị, và làm cho nó có khả năng cởi mở với chiều kích làm cho nó được sung mãn trọn nghĩa là hiến thân, yêu thương, phục vụ và chia sẻ.6
Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần Chuỗi Mân Côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.7 Chúng ta nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân Côi của các cha già, nhất là khi mắt mờ không còn đọc Kinh Nhật Tụng được nữa, các ngài chỉ biết lần chuỗi, lần đến mòn chuỗi, và hãy khuyến khích nhau lần chuỗi, một mình trong nhiều hoàn cảnh, hoặc chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn, giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân Côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ trong đức tin, bền vững trong đức ái, niềm vui và kiên trì trong niềm hy vọng.
Liên quan đến đời sống dâng hiến khiết tịnh, chúng ta hãy mau mắn chạy đến cùng Mẹ Maria mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rõ con tim linh mục chúng ta cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết của mình giữa lòng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Chúng ta sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những người nữ thân thiết với chúng ta trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân trong trắng của chúng ta. Chúng ta hãy tin tưởng dâng mình cho Mẹ, chạy đến tìm trú ẩn nơi sự che chở dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tận hiến cho Mẹ và chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đã cảm nghiệm rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ Chúa chúng ta. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ…” Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat, luôn chấp nhận ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat, luôn ca ngợi và cảm tạ mọi ơn lành lớn nhỏ Chúa đã ban cho, và Stabat, luôn sống nhẫn nại và bền đỗ đứng vững trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ nâng đỡ con và những người đau khổ trên đường đời, mà thường con không thể chữa lành chỉ với những lời lẽ của con người. Xin Mẹ ban thêm sức cho những người đau khổ phần xác mà lắm lần con không thể làm gì hơn để cứu giúp họ. Xin Mẹ giúp con biết an ủi những người đau khổ trong tâm hồn, thường là những nỗi đau khổ thầm kín đè nặng bước chân của biết bao nhiêu người, đàn ông cũng như đàn bà, thanh niên cũng như thiếu niên, dâng hiến cũng như giữa đời, ở bình minh cuộc sống hay xế bóng tuổi đời. Lắm khi họ không dám bộc lộ những đau khổ của mình ra, tuy nhiên vẫn như chờ đợi ở người môn đệ của Chúa một lời nói hay một cử chỉ mang dấu hiệu hoạt động an ủi của Chúa Thánh Thần. Amen.
Còn tiếp nhiều kỳ

 
VỀ MỤC LỤC



ĐẠO ĐỨC HỌC CÔNG GIÁO ROMA: BA CÁCH TIẾP CẬN

 

Tác giả: Brian Berry



Chuyển ngữ do Linh mục Trần Mạnh Hùng, STD 

Một trong những nét đặc trưng minh nhiên của mối suy tư hiện nay về các vấn đề đạo đức của các thần học gia Công giáo Roma là tính đa nguyên của nó. Các nhà thần học luân lý ngày nay viết về hàng loạt vấn đề luân lý cụ thể như đồng tính luyến ái, tự tử có sự trợ giúp của y sĩ, và hành động khẳng định. Họ còn chuyên hóa nhiều môn phụ trong phạm vi thần học luân lý, bao gồm luân lý tính dục, đạo đức sinh học, đạo đức xã hội, và đạo đức môi trường. Nhưng quan trọng hơn cả, họ thăm dò suy tư của họ từ phạm vi nhiều hệ thống đạo đức hay trường phái tư tưởng đạo đức khác nhau để có những viễn ảnh khác nhau về vấn đề đạo đức là gì và cách tiến triển của nó. Toàn bộ điều này dẫn tới không chỉ một lượng dữ liệu áp đảo, mà cả tạp âm lộn xộn của các lập trường đạo đức đa dạng trong phạm vi một cộng đồng niềm tin. Một số còn ám chỉ rằng nó đã bỏ moan thần học luân lý trong tình trạng “xáo trộn.”


 

Bài này cố đem lại trật tự cho tình trạng có vẻ lộn xộn tồn tại trong thần học luân lý Công giáo Roma hiện nay. Tôi thừa nhận rằng những phát triển trong môn học này từ Công đồng Vatican II có thể được tập hợp dưới ba cách tiếp cận suy tư đạo đức chính mà tôi tạm gọi là nghĩa vụ học (deontology), chủ nghĩa xét lại (revisionism), và đạo đức đức hạnh hay cũng có thể hiểu là luân lý về các nhân đức (virtue ethics). Mỗi cách tiếp cận này có những quan điểm riêng về vấn đề điều gì phải là nội dung chủ đề của đạo đức học và phương pháp tranh cãi của nó. Trong những trình bày sau đây, tôi sẽ phác họa những đặc điểm chính định hình lập trường mà họ đưa vào vấn đề phá thai, một vấn đề đạo đức phức tạp đang là vấn đề quan tâm đặc biệt đối với cộng đồng Công giáo Roma.

 

1) NGHĨA VỤ HỌC

Một trong những phương pháp chính về thần học luân lý Công giáo Roma từ Vatican II là “nghĩa vụ học.” Phương pháp này nhấn mạnh vào các hành vi của con người. Nó tìm cách đánh giá hành vi của con người bằng cách hỏi, “Bổn phận của tôi là gì?” và đòi hỏi luật, quy tắc, nguyên lý, và nguyên tắc đạo đức cần được ứng dụng vào các hoàn cảnh đặc biệt. Theo đạo đức học về nghĩa vụ, một hành vi là đạo đức nếu tự thân hành động ấy là đúng và được thực hiện bằng động cơ hay ý định đúng. Những hậu quả của hành vi không liên quan với việc đánh giá tình trạng đạo đức của nó.

Người đại diện chính yếu của phương pháp nghĩa vụ học về đạo đức Công giáo Roma là Germain Grisez. Việc lấy nguyên tắc hình thức “làm lành và lánh dữ” là điểm xuất phát của ông, Grisez lập luận rằng sự hiểu biết về điều thiện là “hiển nhiên” đối với con người. Qua điều này, ông muốn nói rằng con người, trên nền tảng của kinh nghiệm về khát vọng những điều mà tự nhiên ai cũng cảm thấy thích, có thể biết rằng những điều thiện nhất định của con người là “cơ bản” hoặc đáng ao ước. Grisez nhận ra tám điều thiện cơ bản của con người: sự sống, vui chơi, kinh nghiệm thẩm mỹ, tri thức tự biện, sự toàn vẹn, tính hợp lý thực tiễn, tình bạn, và tôn giáo. Không điều nào trong những điều này quan trọng hơn bất kỳ điều nào khác, và lý tưởng của việc thực hiện đầy đủ có nghĩa là vui hưởng cả tám điều thiện cơ bản này.

Những hành vi cá nhân phải được đánh giá thế nào theo viễn ảnh của nghĩa vụ học? Grisez lập luận rằng một hành động của con người là đạo đức chỉ khi nào mà một cách nào đó nó nhắm vào một hay vài điều thiện cơ bản của con người. Không phải mọi lúc chúng ta đều có thể nhắm vào hết tám điều thiện cơ bản được, nhưng chúng ta phải hành động theo cách để mãi mở vào những điều thiện cơ bản ấy dù chúng ta không chủ động theo đuổi bằng một hành động nhất định nào đó. Một hành vi nhắm vào một điều thiện cơ bản, trong khi một hành vi khác có thể là bất kỳ, thì ở một chừng mực nào đó là trái đạo đức khi nó đổi chiều từ một điều thiện cơ bản mà không có lý do thích đáng.

Đối với Grisez, điểm cuối cùng này đặc biệt quan trọng. Ông diễn giải nó với ý là một số loại hành động chẳng bao giờ là được phép về mặt đạo đức. Nói cách khác, những hành vi nào đó của con người là “xấu xét về thực chất,” nghĩa là, lúc nào và ở đâu cũng là sai, bất kể là hoàn cảnh nào. Đặc biệt, ông xác quyết rằng bất kỳ loại hành động nào kéo theo sự chống lại một điều thiện cơ bản của con người, tỉ như, nhúng tay vào chuyện giết người, chủ tâm tránh thai, hoặc chủ ý nói dối, thì không thể biện minh được về mặt đạo đức.

Những gợi ý về sự diễn giải này khi đánh giá tính đạo đức của việc phá thai là gì?


 

Grisez khẳng định rằng nhúng tay vào việc phá thai thì luôn là sai vì nó dính dáng việc chống lại điều thiện cơ bản là sự sống của con người. Tuy nhiên, dưới những hoàn cảnh nào đó, việc phá thai có thể được biện minh về mặt đạo đức. Việc phá thai là gián tiếp nếu có ý định tốt, tỉ như, để cứu sự sống của người mẹ, dù là phải giết bào thai. Những trường hợp cổ điển của việc phá thai gián tiếp là những trường hợp được thực hiện khi mang thai lạc vị hay tử cung bị ung thư, với điều kiện được thực hiện trước quý hai cuối. Những trường hợp này được coi là phá thai gián tiếp vì ý định không là để giết sự sống vô tội của bào thai, nhưng để cắt bỏ điều kiện bệnh vì nếu không thì cả hai mẹ con đều chết.


Dù đây là phương pháp mang tính tiêu biểu hơn ở các thần học gia Tin lành, trong thế kỷ XX, nó có ảnh hưởng đáng kể lên đạo đức học Công giáo Roma, nhất là trước Công đồng Vatican II. Nói riêng, phương pháp nghĩa vụ học của Grisez còn định hình giàng huấn đạo đức của Giáo hoàng John Paul II, đặc biệt thông điệp gần đây của ngài, Veritatis Splendor.

 

2) CHỦ NGHĨA XÉT LẠI

Phương pháp chính thứ hai về đạo đức Công giáo Roma từ Công đồng là “chủ nghĩa xét lại” hay “thuyết tỷ hiệu” (proportionalism).( Cũng như nghĩa vụ học, phương pháp này rất nhấn mạnh các hành động của con người. Tuy nhiên, nó tìm cách đánh giá hành vi của con người không theo nghĩa vụ học nhưng theo mục đích bằng cách hỏi “Mục đích của tôi là gì?” Quan điểm coi mục đích tối hậu hay mục đích của sự sống con người là hợp với Thiên chúa, sau đó nó cố xác định những hành động nào là có lợi nhất để đạt được những giá trị hay các điều thiện sẽ dẫn tới mục đích tối hậu này.
 

Chủ nghĩa xét lại, trong khi hoạt động trong phạm vi khuôn khổ trên, có nhận ra rõ hơn hàng loạt điều tốt và xấu có thể do hành động nhất định hơn các phương pháp mục đích truyền thống thiên về sự thừa nhận. Cũng như phương pháp nghĩa vụ, nó coi tự thân hành vi chẳng khác gì ý định, nhưng nó còn tính tới những hoàn cảnh khả thể của hành động nơi các mối tương quan của con người có dính líu vào. Sau đó nó đặt vấn đề, “Chiều hướng hành động thay thế nào không được dự kiến là sai và đưa đến số điều tốt lớn hơn so với điều xấu?”


 

Nhân vật chính đại diện cho phương pháp xét lại về đạo đức Công giáo Roma là Richard McCormick. McCormick chấp nhận nhiều phân tích của Grisez về các điều thiện cơ bản của con người, và nhất trí rằng một hành động nhắm vào một điều thiện cơ bản, trong khi một hành vi khác có thể là bất kỳ mà không có lý do thích đáng, thì trái đạo đức. Tuy nhiên, chỗ ông khác với Grisez là trong những xác quyết của ông , ông cho rằng không có những hành vi “xấu xét về thực chất,” và rằng sự đổi chiều trực tiếp chống lại điều thiện cơ bản của con người không luôn là sai về mặt đạo đức. McCormick khẳng định rằng sự chống lại trực tiếp điều thiện cơ bản của con người chỉ là sự xấu “tiền-luân lý”–hơn là luân lý–nếu có lý do thích đáng để hành động. Sự xấu “tiền-luân lý” ở đây ám chỉ sự phiền phức, những giới hạn, và sự thiệt hại là phần không thể tránh được trong tất cả nỗ lực của con người muốn làm tốt, vì con người liên quan đến lịch sử, xã hội và sống trong thế giới tội lỗi.


 

Khi nào là có lý do chính đáng để hành động để được coi là sự xấu tiền-luân lý?

McCormick giải thích rằng một “lý do thích đáng” tồn tại khi (a) có giá trị chí ít ngang bằng giá trị bị hy sinh; (b) không có cách ít gây hại để bảo vệ giá trị hiện tại; và (c) cách thế bảo vệ nó đưới các hoàn cảnh không thực sự làm xói mòn nó. Phải thừa nhận là việc xác định có những điều kiện tồn tại như thế là một việc khó khăn. Nó có nghĩa là phải cân nhắc những hậu quả khả thể của hành động, nhưng cũng đặt ra vấn đề là nó có là tốt nếu mọi người trong cùng hoàn cảnh đã làm như vậy, đặt vấn đề về xu hướng văn hóa, lưu tâm đến lẽ thường của kinh nghiệm trước đây được tiêu biểu trong các quy tắc đạo đức, tham khảo rộng rãi để tránh thành kiến cá nhân, và xem xét cả sức mạnh của niềm tin tôn giáo ảnh hưởng lên sự phán đoán của người ấy. Một sự phán đoán đúng cho rằng có lý do thích đáng có nghĩa là điều tốt được dự kiến bởi hành động nhất định có nhiều giá trị hơn những hậu quả của điều xấu, và việc thực hiện hành vi ấy phải là được phép về mặt đạo đức.
 

Những gợi ý về sự diễn giải này khi đánh giá tính đạo đức của việc phá thai là gì?

Trong bài diễn văn của ông gần mười năm trước với chủ đề, “Sự phá thai, Lý lẽ Dung hòa,” McCormick lập luận rằng, trong khi có một giả định đạo đức chống lại sự phá thai vì nó dính líu đến việc giết chết sự sống của con người, phá thai để cứu sự sống của người mẹ là chấp nhận được về mặt đạo đức. Qua điều này, ông muốn nói rằng không chỉ sự phá thai gián tiếp là được phép, như các trường hợp mang thai lạc vị hay tử cung bị ung thư, nhưng sự phá thai trực tiếp đôi khi cũng biện minh được về mặt đạo đức. Trong những bài viết khác của ông, ông từng thừa nhận rằng lý do chính đáng để phá thai có thể tồn tại trong trường hợp người mẹ có thể gặp nguy nếu có thai vì chị ta đau tim nặng, hay trong trường hợp bào thai không có não.

 

3) ĐẠO ĐỨC ĐỨC HẠNH/ LUÂN LÝ NHÂN ĐỨC

Phương pháp chính thứ ba về đạo đức Công giáo Roma từ Công đồng là “đạo đức đức hạnh.” Không như nghĩa vụ học và chủ nghĩa xét lại, phương pháp này không tập trung vào hành động của con người, nhưng vào việc là một loại người nào đó. Thật vậy, đạo đức đức hạnh phê phán nghĩa vụ học và chủ nghĩa xét lại vì tập trung vào hành động mà lờ đi tầm quan trọng của đặc tính đạo đức. Nó lập luận rằng đạo đức rất giống với việc chúng ta là ai và chúng ta làm gì. Chúng ta là ai mở vào việc chúng ta làm gì và không làm gì, và điều chúng ta làm và không làm định hình loại người mà chúng ta trở nên.
 

Cùng lúc đó, đạo đức đức hạnh tương tự với chủ nghĩa xét lại vì khi nó tìm cách đánh giá đặc tính đạo đức xét về mục đích thì nó hỏi, “Mục đích của tôi là gì?” Quan điểm coi mục đích tối hậu hay mục đích của sự sống con người là hợp với Thiên chúa, nó cố xác định những đức hạnh nào cần được nuôi dưỡng, cả đối với ác nhân và cộng đồng, để đạt mục đích tối hậu này. “Những đức hạnh” ám chỉ những thói quen hay những loại tập tục làm tốt và sống tốt trái với “những thói tật” hay những thói quen làm xấu và sống tồi. Theo truyền thống, các đức hạnh là “hướng thần,” giống như đức tin, đức cậy, và đức có nghĩa, cũng như “đạo đức,” giống như sự khôn ngoan, công bằng, chừng mực, và ngoan cường.


 

Người đại diện chính của phương pháp “đạo đức đức hạnh hay luân lý nhân đức” trong Công giáo Roma hiện nay là James Keenan. Keenan lập luận rằng sự tập trung của đạo đức không nên ở hành vi, nhưng ở việc chúng ta là ai, chúng ta phải trở thành ai, và cách chúng ta sẽ đạt được. Những nhiệm vụ đặc biệt của đạo đức đức hạnh là giúp chúng ta hiểu chính mình là người như thế nào, để đặt ra những mục tiêu cho loại người mà chúng ta phải trở thành, và để đề ra những bước ý nghĩa nào mà chúng ta phải theo để đạt những mục đích này. Nói cách khác, đối với Keenan, đức hạnh thống tin cho chúng ta cả về việc chúng ta là ai và ch1ung ta phải làm gì. Và cũng như chủ nghĩa xét lại, Keenan xem các mối tương quan của con người là bối cảnh mà ở đó đời sống đạo đức được thực hành và được đánh giá.


 

Những gợi ý về sự diễn giải này khi đánh giá tính đạo đức của việc phá thai là gì?


 

Còn hơn việc xem xét vấn đề là liệu phá thai có hợp đạo lý không, Keenan phê phán các mặt văn hóa Mỹ đã đưa chúng ta tới chỗ có một chính sách phá thai tự do nhất trong thế giới phát triển. Còn hơn việc đưa quyền của phụ nữ đọ với quyền của bào thai, và để phụ nữ tự quyết. Keenan biện minh rằng chúng ta tái khám phá sự quan tâm đó6i với điều thiện chung, tự lý giải lý do vì sao quá nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn trong xã hội của chúng ta, và hỏi cách chúng ta là mình như thế nào và làm sao chúng ta có thể trở nên tốt hơn. Lúc này, xem ra chúng ta bất lực giống như xã hội trong việc làm cho chúng ta thành loại người mà chúng ta sẽ hoặc có khi muốn trở nên trong các mối tương quan của chúng ta với sau này.


 

Trong bài này, tôi đã phác họa ba cách tiếp cận chính về đạo đức là điển hình cho tư duy của các nhà thần học luân lý của Công giáo Roma. Các hệ thống đạo đức của nghĩa vụ học, của chủ nghĩa xét lại là được quan tâm nhất trong việc đánh giá những hành động đạo đức của con người. Các nhà theo nghĩa vụ học lập luận rằng chỉ những chống đối gián tiếp lên sự thiện cơ bản của con người mới có thể biện minh được, còn những người theo chủ nghĩa xét lại khẳng định rằng có khi cả những chống đối trực tiếp cũng có thể được phép nếu có lý do thích đáng. Thế nhưng, đạo đức đức hạnh quan tâm hơn đặc điểm đạo đức của con người, mời gọi chúng ta tập trung vào những thói quen tốt mà chúng ta cần nuôi dưỡng nếu quả là chúng ta muốn sống một đời đạo hạnh.


 

Theo thiển ý của tôi thì dường như tương lai thần học luân lý Công giáo Roma nằm ở sự đối thoại giữa ba cách tiếp cận hiện nay này, mỗi cách có nền tảng tư duy riêng theo thánh Thomas. Nghĩa vụ học và chủ nghĩa xét lại có sự hướng dẫn đạo đức nào đó để trình ra những gì liên quan với song đề đạo đức của “cuộc sống-hào hiệp” trước vấn đề phá thai. Trong khi đó đạo đức đức hạnh trình ra sự lưu tâm cần thiết cho vấn đề bình thường như trước việc làm thế nào cải thiện các mối quan hệ của một người, thực hiện công việc của mình tốt hơn, chăm sóc hơn đến sức khỏe, và ý thức hơn làng giềng, tất cả là nhằm giúp con người trở thành những người tốt hơn bao nhiêu có thể.


Brian Berry là trợ giảng về những Nghiên cứu Tôn giáo ở đại học Notre Dame of Maryland. Ông nhận bằng Tiến sĩ Triết ở đại học Boston năm 1995.
 

Chuyển ngữ do Linh mục Trần Mạnh Hùng, STD

L.J. Bioethics Centre

39 Jugan Street,

Glendalough, WA 6016

Email: phtran-ljgbc@iinet.net.au
VỀ MỤC LỤC



tải về 425.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương