BỨc màn bauxite và Âm mưu tây nguyên tập 1


http://www.tgvn.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=5&ID=4391



tải về 0.67 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.67 Mb.
#29273
1   2   3   4   5   6

http://www.tgvn.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=5&ID=4391




Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên:

Bài toán về sự đánh đổi

Nhóm phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam (VOV)

13-12-2008

(VOV) - Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng bô-xít lớn của thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực?

Ngày 1-11-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 167/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn 2007–2015. Thời gian qua, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumin tại Tây Nguyên, và đang tiến tới triển khai một loạt các dự án, với tham vọng đưa nước ta trở thành cường quốc xuất khẩu nhôm.

Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học vì nguy cơ huỷ hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hoá - xã hội Tây Nguyên.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để việc khai thác bô-xít mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực như giới khoa học đã cảnh báo?



http://vovnews.vn/Home/Khai-thac-boxit-o-Tay-Nguyen-Bai-toan-ve-su-danh-doi/200812/100866.vov

Dưới đây là hai bài của Nhóm Phóng viên VOV
Bài 1 :

Lợi ích kinh tế và hậu quả môi trường

(VOV) - Việc khai thác chế biến bô-xít là hy vọng giúp tỉnh Đắk Nông thoát khỏi cảnh nghèo. Với Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, đó là bước chuyển sinh tử trong sản xuất kinh doanh, khi trữ lượng than dần cạn kiệt. Nhưng…

Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, nước ta có trữ lượng khoảng 7 tỷ tấn quặng bô-xít, tương đương với 3,2 tỷ tấn quặng tinh, là một trong những quốc gia có trữ lượng bô-xít hàng đầu thế giới. Quặng bô-xít tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, trong đó riêng tỉnh Đắk Nông đã chiếm hơn 60% trữ lượng.

Việc khai thác, chế biến nguồn tài nguyên này là hy vọng giúp tỉnh Đắk Nông thoát khỏi cảnh nghèo, trở thành một tỉnh công nghiệp. Với Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, đó là bước chuyển sinh tử trong sản xuất kinh doanh, khi trữ lượng than dần cạn kiệt.

Tuy vậy, những hậu quả khi khai thác bô-xít dường như chưa được cả doanh nghiệp và các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Trong khi đó, giới khoa học lại có đủ lý do để cảnh báo về một sự huỷ hoại môi trường không thể cứu vãn. Không những thế, những luận chứng về hiệu quả kinh tế của đại dự án bô-xít trên Tây Nguyên cũng gây ra không ít nghi ngờ. 



Tiềm năng và tham vọng

Nhôm (aluminum) là kim loại nhẹ, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong thế giới hiện đại. Nhôm hiện diện trong đời sống hàng ngày, từ đơn giản như giấy gói bánh kẹo, đến các vi mạch điện tử, hay chế tạo máy bay… Nhu cầu nhôm của thế giới những năm gần đây không ngừng tăng lên, khoảng 90 triệu tấn/năm, gấp 3 lần so với 10 năm trước. Nguồn nhôm nguyên được tổng hợp từ việc khai thác, chế biến quặng bô-xít trong tự nhiên. Bô-xít ở Đắk Nông chiếm hơn 60% trữ lượng bô-xít của cả nước, có hàm lượng tinh quặng tới 50%, mỏ lộ thiên trên các quả đồi, do vậy việc khai thác khá thuận lợi.

5 năm qua, Chính phủ đã cho phép Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiến hành thăm dò, đầu tư khai thác, chế biến quặng bô-xít ở Tây Nguyên. Theo quy hoạch, đến năm 2025, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ sẽ có 6 tổ hợp khai thác bô-xít, luyện alumin, 2 nhà máy điện phân nhôm, cùng hệ thống đường sắt Đắk Nông–Bình Thuận và cảng biển phục vụ xuất khẩu alumin, với tổng vốn đầu tư khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Đến lúc đó, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc nhôm, với sản lượng alumin hàng năm chiếm khoảng 1/5 của thế giới.

Hiện tại, TKV đang đầu tư xây dựng 2 tổ hợp bô-xít–alumin tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông), dự kiến hoàn thành trong 2 năm tới, với tổng sản lượng 1,2 triệu tấn alumin/năm. Ngay sau đó, một loạt các nhà máy sẽ được xây dựng, đồng thời với việc xây dựng tuyến đường sắt. Riêng tại tỉnh Đắk Nông, sẽ có 4 tổ hợp bô-xít–alumin, hàng năm sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1.500 tỷ đồng. Các dự án này còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương, phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ khai khoáng, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, hứa hẹn đem lại diện mạo mới cho toàn vùng. 



Cảnh báo quyết liệt của giới khoa học

Tuy vậy, kế hoạch khai thác bô-xít của TKV đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học. Lý do là, TKV đã chưa tính toán hết những tác động tiêu cực của việc khai thác bô-xít đến môi trường, văn hoá, xã hội; chưa có lộ trình cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ…

Về bài toán kinh tế bô-xít của TKV, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng, đó là cách làm của “nhà nghèo”: vẫn chỉ dựa vào việc khai thác bán tài nguyên, mà chưa nghĩ ra cách sử dụng như thế nào để thúc đẩy các ngành sản xuất khác, xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm. Mặt khác, trở thành "đại gia" nhôm, chúng ta sẽ phải chấp nhận “trò chơi kinh tế” về cung - cầu, giá cả, như đã từng diễn ra với cà phê, thép, hồ tiêu; và nhôm Việt Nam sẽ ra sao khi thị trường thế giới thay đổi?

Còn Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty năng lượng Sông Hồng, phản đối quyết liệt đại dự án bô-xít, gọi đây là cách làm "chẳng giống ai": Có quá nhiều tham vọng khi muốn đưa Việt Nam từ một nền kinh tế kém phát triển trở thành một cường quốc nhôm của thế giới, trong khi còn nhiều lĩnh vực khác cần ưu tiên đầu tư. Việc thực hiện Dự án quá nhiều rủi ro vì chưa có đánh giá chính xác về tài nguyên; còn kỹ thuật, công nghệ, thị trường thì hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài. “Thứ nhất là chiếm dụng đất rất lớn nhưng hiệu quả tạo ra việc làm thì rất thấp, bình quân mất 2,5ha mới tạo ra được 1 chỗ làm việc. Nguy cơ thứ hai là bùn đỏ, chất độc hại không bao giờ phân huỷ, trong khi chúng ta lại chôn giữ ở đây, trên độ dốc khoảng 25%, thiệt hại vỡ đập không thể kiểm soát được. Thứ ba là làm mất nguồn nước hiện đang còn thiếu cho phát triển cây công nghiệp: riêng dự án Nhân Cơ tốn gần 15 triệu m3/năm, dự án Tân Rai là 18 triệu m3/năm, mà cả hai dự án không hề thấy có bảng cân đối nước, bao nhiêu nước dùng vào đây thì không hiểu cà phê với chè sẽ ra sao? Và thứ tư là nguy cơ làm thay đổi môi trường sinh thái, khâu khai thác lộ thiên này là một trong những công nghệ tàn phá môi trường mạnh nhất, đặc biệt là thảm động thực vật và gây xói mòn”- Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn phân tích.

Tiến sỹ Hà Huy Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường Phát triển bền vững, không tin rằng dự án khai thác bô-xít có thể hoàn thổ, trả lại màu xanh cho Tây Nguyên như trước được. Và như vậy, sẽ không thể làm nông–lâm nghiệp trên những vùng đất đã khai thác bô-xít. “Chúng ta phải nhìn vào thực tiễn đã có như vậy mà cân nhắc thận trọng, tỷ mỷ hơn để dự án có thể bền vững: đó là phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngày hôm nay, nhưng phải làm sao cho thế hệ mai sau có cái để sống. Nếu đào cả tỉnh Đắk Nông lên, thì 50 năm nữa, tỉnh còn cái gì để phát triển; hay là thế hệ mai sau chỉ còn gặp được một vùng Quảng Ninh đen mù bụi than, và một Đắk Nông màu đỏ không phân huỷ?”- Ông Thành dẫn chứng từ thực tế hơn 100 năm khai thác vùng mỏ than Quảng Ninh.

Nghi ngờ bài toán kinh tế của TKV, lo ngại trước những hậu quả môi trường không thể kiểm soát khi khai thác bô-xít, các nhà khoa học đề nghị tạm dừng dự án này, thay bằng việc phát triển "Tây Nguyên xanh": trồng rừng, trồng cây công nghiệp.



Và cái lý của người bản địa

Liệu đây có phải là giải pháp tối ưu cho vùng đất mỏ bô-xít? Chúng ta cùng tìm hiểu thực tế ở tỉnh Đắk Nông.

Ông Nguyễn Văn Minh được coi là một nông dân sản xuất giỏi ở xã Kiến Thành, huyện Đắc R'Lấp, tỉnh Đắk Nông. Ông cho biết, khu vực này là vùng đất quặng, nên phải khéo chăm sóc cây trồng mới có thu. Với diện tích gần 5 héc-ta, ông trồng cà phê dưới chân đồi, tiếp đó là cao su, rồi trồng điều trên vùng đồi cao. Cố gắng lắm, cà phê mới cho năng suất 2 tấn rưỡi 1ha, còn 1 sào điều thì mỗi năm thu được khoảng chục triệu đồng. “Trồng 15 năm rồi đó, mà vì đất sỏi quá nên cây điều nó không tốt lên được. Cà phê thì nước tưới không đủ, năng suất kém!”–Ông Minh ngao ngán chỉ ra vườn nhà.

Đó cũng là tình trạng chung ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp. Ông Lâm Trí Hy, Chủ tịch UBND xã, cho biết, phần lớn kinh tế địa phương phụ thuộc vào nông nghiệp. Xã có hơn 3 nghìn héc-ta cà phê, năng suất trung bình chỉ đạt 1tấn rưỡi 1 héc-ta, không bằng một nửa năng suất cà phê ở tỉnh Đắc Lắc. Đất đai không được ưu đãi, mà đời sống của nông dân thì thăng trầm theo sự thay đổi của thời tiết và giá cả nông sản: “Khu vực nào quặng ít, thì đầu tư trồng cây công nghiệp, hoặc một số cây ngắn ngày, thì cũng có thu, mặc dù không được tốt như ở Đắk Min hay các huyện khác. Chỗ nào mà quặng nhiều, nổi trên mặt đất thì mình trồng cây gì lên, sau đó nó cũng bị chết. Sản xuất nông nghiệp phập phồng là do thời tiết, khí hậu thay đổi nên năm được năm mất, và giá cả thị trường thì rủi ro nhiều, cứ hạ giá 3-4 năm, lên giá được 1 năm lại hạ giá; nên điều kiện phát triển nông nghiệp ở địa phương gặp nhiều khó khăn”.

Theo ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, với 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh có chứa quặng bô-xít, việc phát triển nông nghiệp không phải là lợi thế của vùng đất này. Đắk Nông có 2 tiềm năng lớn: nguồn thuỷ điện khoảng 1.700 mw đã và đang được xây dựng; còn bô-xít nếu không khai thác, thì Đắk Nông cũng giống như người ngồi trên đống vàng mà vẫn đói. “Lợi thế nông nghiệp của Đắk Nông không phải tốt như Bình Phước, như Đắk Lắc, bởi vì các vùng mỏ khô cằn. Nếu bây giờ không khai thác được tiềm năng bô-xít này, và chỉ nhìn vào các loại cây nông nghiệp thì buồn lắm, Đắk Nông của 10 năm sau cũng giống như của hôm nay, vì không phát triển được. Nên việc khai thác bô-xít là nguyện vọng tha thiết của cả Đảng bộ và nhân dân Đắk Nông, nếu chúng ta biết khai thác hợp lý, sử dụng tốt, thì sẽ phát triển nhanh hơn, có thể theo kịp các tỉnh lân cận” - Ông Trần Phương bày tỏ.

Cho đến nay, cuộc tranh luận giữa doanh nghiệp, chính quyền, người dân địa phương và các nhà khoa học về “lợi” và “hại” của đại dự án bô-xít Tây Nguyên vẫn chưa có đáp số thống nhất. Đó là chưa kể đến những tác động xấu từ việc khai thác bô-xít đến đời sống xã hội, văn hoá… của không chỉ Đắk Nông mà cả khu vực Tây Nguyên./.



Nhóm phóng viên VOV

http://vovnews.vn/Home/Bai-1-Loi-ich-kinh-te-va-hau-qua-moi-truong/200812/100872.vov
Bài 2 :

Bài toán giảm thiểu tổn thương đến văn hóa, môi trường và lợi ích của người dân

(VOV) - Dù chưa có dự án bô-xít, hàng năm Đắk Nông cũng vẫn mất trên dưới 300 ha rừng. Cùng với việc mất rừng, văn hoá M'Nông đã bị mai một nhanh chóng.

Theo tính toán của tỉnh Đắk Nông, kế hoạch khai thác bô-xít ở tỉnh này sẽ tác động trực tiếp đến hơn 150.000 người dân. Ngoài cam kết ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam chưa tính hết những tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các cư dân bản địa. Các nhà nghiên cứu bức xúc, người dân lo lắng: không chỉ huỷ hoại môi trường, đại dự án bô-xít còn xoá sổ một nền văn hoá cao nguyên M'Nông huyền thoại, đẩy người dân vào cảnh không có đất sản xuất.

Vậy đâu là giải pháp để việc khai thác nguồn tài nguyên này vừa phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế, hài hoà lợi ích của đồng bào, vừa giảm thiểu tối đa những tổn thương mà dự án này có thể gây ra cho môi trường và văn hoá Tây Nguyên. 

Tổn thương cả một nền văn hoá bản địa

Đắk Nông, tỉnh phía nam Tây Nguyên, là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc M'Nông, quê hương anh hùng Nơ Trang Lơng, người tù trưởng đã lãnh đạo các dân tộc Tây Nguyên chống thực dân Pháp xâm lược những năm đầu thế kỷ 19. Văn hoá M'Nông là một phần không thể thiếu làm nên nền văn hoá Tây Nguyên huyền thoại, với những bộ sử thi đồ sộ, với không gian cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cũng như văn hoá Tây Nguyên, văn hoá M’Nông gắn liền với các sinh hoạt cộng đồng, là văn hoá của làng, của rừng. Trước những dự án khai thác bô-xít đang triển khai tại Đắk Nông, các nhà nghiên cứu văn hoá lo ngại rằng, một cao nguyên M'Nông huyền thoại sẽ chỉ còn trong tiềm thức.

“Làng và rừng của làng là không gian xã hội, không gian sinh tồn của con người nơi đây; khi không gian ấy bị xâm phạm, bị biến dạng, bị mất đi, thì làng tan, văn hoá tan, con người trở nên lạc lõng, tha hoá. Thử đặt câu hỏi: nếu trên 2/3 diện tích tỉnh Đắk Nông sẽ bị “cạo sạch” rồi đào lên để lấy bô-xít, vốn có bao nhiêu rừng và đất của bao nhiêu làng, sự tan vỡ của các làng sẽ đưa lại hậu quả gì? Và rồi những người bị thu hồi đất sẽ đi đâu, tái định cư như thế nào, làm gì trên vùng đất mới của họ; và họ đứng đâu, làm gì trong các nhà máy hiện đại?”- Nhà văn Nguyên Ngọc bức xúc.

Những lo ngại của nhà văn Nguyên Ngọc chính là sự thật đã được kiểm chứng qua bài học về việc di dân, phát triển các nông lâm trường ở Tây Nguyên trong suốt 30 năm qua. Hiện nay, các bon làng đều ở xa rừng, hoặc buộc phải di dời ra khỏi rừng để có nhiều điều kiện nâng cao đời sống cho bà con. Dù chưa có dự án bô-xít, hàng năm, tỉnh Đắk Nông cũng vẫn mất trên dưới 300 ha rừng vì nạn đốt nương làm rẫy, chưa kể đến hàng chục ngàn héc-ta giao cho doanh nghiệp thực hiện các dự án nông lâm nghiệp. Cùng với việc mất rừng, văn hoá M'Nông đã bị mai một nhanh chóng.

Ông Điểu Trơh, Trưởng bon Bu Dấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'Lấp, cho biết: Những năm gần đây, các lễ hội truyền thống của người M'Nông chỉ được tổ chức khi có sự đầu tư tiền của Nhà nước, mang tính chất phục dựng hoặc cổ động cho một sự kiện của địa phương hay của quốc gia. Sự suy giảm văn hoá Mơ-nông cũng là điều mà các nhà khoa học trường Đại học Tây Nguyên khẳng định qua nghiên cứu thực tế tại huyện Đắc R'Lấp. Tiến sỹ Tuyết Nhung Buôn Krông, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: ngày nay, chúng ta khó nhận biết các bon làng của người bản địa, và chỉ nhận ra họ qua màu da, tiếng nói, chứ không phải qua văn hoá vật thể như trang phục, đồ trang sức. “Thời gian gần đây, dân số tăng nhanh gấp 2,5 lần so với năm 1997, đã làm thay đổi toàn cục về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường, xuất hiện nhiều thành phần dân tộc, thì văn hoá M'Nông đang bị pha tạp, mai một và trước nguy cơ hoàn toàn biến mất”

Như vậy, việc triển khai các dự án bô-xít ở Đắk Nông chỉ làm đẩy nhanh quá trình tác động đến nền văn hoá M'Nông, vốn đang bị xáo trộn và suy giảm nhanh chóng.



Nỗi lo sinh kế của người dân

Theo ông Lâm Trí Hy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhân Cơ, người dân tộc thiểu số tại chỗ thường sống tách biệt thành một cộng đồng. Do vậy nếu sắp xếp quy hoạch rõ ràng thì việc khai thác bô-xít không tác động nhiều đến nếp sinh hoạt của bà con. Điều lo nhất là đời sống kinh tế, vì đồng bào chưa biết cách sử dụng số tiền đền bù cho hợp lý.“Vừa qua, khi giải toả mặt bằng khu vực nhà máy, xã cũng tập trung các ban ngành đoàn thể vận động bà con sau khi được đền bù có tiền thì nên đầu tư sản xuất, không nên lãng phí. Nhưng nhiều người không tính toán đầu tư kinh tế, họ lấy tiền về sửa chữa nhà cửa, mua xe cộ, sắm sửa cho khang trang hơn” - Ông Lâm Trí Hy cho biết.

Để có mặt bằng cho dự án alumin, xã Nhân Cơ có hơn 200 hộ bị giải toả. Người được đền bù nhiều nhất tới 1 tỷ 700 triệu, người ít cũng có vài ba chục triệu đồng. Với người Kinh, đây là số tiền không nhỏ để đầu tư chăm sóc cây trồng. Với bà con các dân tộc tại chỗ, đa số các hộ nhận tiền đền bù đều đã mang xây dựng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc trong gia đình.

Giống như các dự án tái định cư ở Việt Nam từ trước đến nay, trong dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa tính đến sinh kế của người dân, nhất là của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Bên cạnh cam kết giải quyết việc làm cho một số lao động địa phương, nhà đầu tư này đã đưa 80 em sang Trung Quốc đào tạo cao đẳng, đại học về luyện kim, và tổ chức đào tạo trung cấp nghề cho gần 700 con em 2 tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Trong số này, con em người dân tộc thiểu số ở Đắk Nông chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì mặt bằng dân trí thấp, rất ít người đáp ứng được yêu cầu tốt nghiệp lớp 9 trở lên.

Suy nghĩ về đời sống của người dân trong vùng dự án bô-xít, Tiến sỹ Đào Trọng Hưng, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, nói: “Sinh kế không chỉ là cái tạo ra việc làm trước mắt, cho một vài nghìn người đi học vào làm công nhân, mà lâu dài là các thế hệ sau sống như thế nào. Cả vùng Đắk Nông này mà bóc đi rồi hoàn thổ, cao su cà phê đang tốt như thế này, chặt hết đi thì sau đó chuyển đổi đất như thế nào? Tôi cho rằng cần phổ biến thông tin rộng rãi, rõ ràng, công khai, minh bạch và thảo luận với cộng đồng, với người dân”.

Là đơn vị quản lý đất đai tại địa phương, ông Trương Văn Hiển, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắk Nông, nêu ra 3 phương án trong việc hoàn thổ, sử dụng đất nông nghiệp sau khai thác bô-xít.

Phương án 1 nghiêng về phía người dân: là cho doanh nghiệp thuê đất khai thác quặng trong thời gian ngắn, hoàn thổ xong lại trả đất cho dân theo đúng diện tích, vị trí ban đầu. Phương án 3 là muốn đẩy nhanh quá trình tích tụ đất đai: thu hồi vĩnh viễn đất của chủ sử dụng cũ và đền bù toàn bộ thiệt hại cũng như hỗ trợ họ chuyển đổi ngành nghề; đất sau khai thác bô-xít sẽ quy hoạch lập các dự án nông lâm nghiệp, thu hút người dân vào làm công nhân. Phương án thứ 2 là thu hồi đất có thời hạn, chúng ta bồi thường cho dân, sau đó lại giao đất cho họ, nhưng không phải nguyên trạng, mà có sự điều chỉnh. Thứ nhất là sẽ quy hoạch, ví dụ như vùng này là trồng rừng, hay vùng này là cao su, cà phê… trên cơ sở đất - nước - khí hậu - cây trồng có lợi nhất. Thứ hai là điều chỉnh ưu tiên, ví dụ là những gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất, hoặc là người nhiều đất san cho người ít. Những người nhiều đất bị thu hồi, sau lấy ít thì được bồi thường chênh lệch bằng tiền, những hộ ít đất sau điều chỉnh được nhận nhiều thì phải bù thêm tiền”- Ông Trương Văn Hiển đề xuất. 

Hoàn thổ, đánh giá tác động môi trường và... cân nhắc

Ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ, cho rằng với cách khai thác cuốn chiếu, việc hoàn thổ, trả lại đất cho dân sẽ rất nhanh chóng. Dự kiến bắt đầu khai thác bô-xít từ năm 2011, với công suất 300 ngàn tấn alumin, mỗi năm, tổ hợp này sẽ sử dụng từ 60 đến 80 héc-ta đất.

“Chúng tôi tính toán mùa mưa mà mưa quá thì sẽ không khai thác, như vậy là làm 8 tháng, mỗi tháng sử dụng khoảng 10ha, nếu gia đình nào có vài ha thì có thể từ tuần trước đến tuần sau là chúng tôi trả lại đất. Việc hoàn thổ không phải là cái gì quá khó khăn: lớp đất phủ trên mặt dầy lắm chỉ hơn 1m, chỉ cần dùng máy móc xúc ủi ra bên cạnh, lấy quặng xong là xúc trả lại. Một năm làm 80ha, mà cả vùng quy hoạch là 400 ngàn ha, dự án thực hiện rất lâu, nên không phải cùng một lúc mà bới hết cả lên, ảnh hưởng đến tất cả dân. Thực tế qua khoanh vùng thăm dò thời gian qua, những diện tích mà tỉnh yêu cầu TKV không làm rất nhiều: rừng cấm, rừng đầu nguồn, di tích lịch sử, khu vực quân sự…

“Bây giờ chúng ta chỉ làm ở những khu vực được phép, còn đồng bào vẫn ở đó. Mà theo đề án của Sở Tài nguyên- Môi trường, nếu tính toán tốt, thì đó là cuộc cải cách về cơ cấu cây trồng: lấy đất đi làm lại, quy hoạch tốt, chọn cây trồng thích hợp hơn, thì tôi nghĩ sẽ tạo sức mạnh mới về nông nghiệp”- Ông Bùi Quang Tiến lập luận.

Như vậy, với quy mô vừa phải, được thực hiện một cách thận trọng, bài bản, việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên có thể đảm bảo được lợi ích kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực đến người dân trong vùng. Thay vì triển khai một loạt các dự án lớn trên diện rộng, làm xáo trộn đời sống kinh tế, văn hoá xã hội, gây nguy cơ huỷ hoại môi trường, TKV nên tính toán bố trí các dự án cho phù hợp với điều kiện địa hình và dân cư ở các vùng bô-xít, cân đối đầu nguồn (khai thác quặng) và đầu cuối (điện phân nhôm).

Điều cần thiết là, TKV phải thực hiện ngay việc lập các dự án đánh giá môi trường chiến lược, tính toán những tác động của việc khai thác bô-xít đến môi trường, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người dân. TKV cũng phải đưa ra lộ trình cụ thể trong việc khai thác bô-xít, hoàn thổ tái định cư, định canh cho người dân trong vùng dự án.

Trong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta luôn luôn phải giải bài toán về sự đánh đổi, nói cách khác là làm sao hy sinh những lợi ích nhỏ nhất để đạt được những lợi ích lớn nhất. Trong đó, nhất thiết lợi ích của quốc gia, khu vực và của nhân dân phải được coi trọng. Không thể vì muốn giảm suất đầu tư khai thác bô-xít, mà khi xây dựng một loạt các dự án lớn, đơn vị khai thác lại bất chấp các nguy cơ rõ ràng về môi trường, kinh tế, văn hoá xã hội. Cách làm hiện nay của TKV không chỉ làm các nhà khoa học bức xúc, mà khó có thể nhận được sự đồng thuận của người dân, dù họ đang sống nghèo trên vùng mỏ bô-xít./.

Nhóm phóng viên VOV

Bô-xít và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc

Mỹ Loan 15-12-2008

Chính quyền các tỉnh Trung Quốc đã bắt đầu hướng đến việc điều chỉnh khai thác bô-xít khi môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ việc khai thác nguồn khoáng sản này. Ngày 10-12, trang web chính quyền tỉnh Hà Nam đưa tin tỉnh vừa ban hành quy định “Chấn chỉnh tình hình khai thác than và bô-xít” và “Quy hoạch và sử dụng nguồn bô-xít”. Theo đó, các doanh nghiệp khai thác bô-xít chính quy phải trả lại hiện trạng đất đai như ban đầu sau bốn năm khai thác, nếu không đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Một loạt biện pháp tương tự cũng được đưa ra tại những tỉnh tập trung mỏ than, bô-xít lớn ở Trung Quốc.

Hệ lụy môi trường

Là một nước sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới, cùng với tham vọng trở thành một trong những quốc gia sản xuất xe hơi và máy bay lớn trên thế giới, Trung Quốc đang trở thành một con hổ đói bô-xít để phục vụ ngành công nghiệp nhôm nội địa.

Vấn đề đặt ra ở đây chính là hệ sinh thái xung quanh những nơi khai thác quặng mỏ, đặc biệt là bô-xít, ở nước này đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Theo Chinanews, nhiệt độ quanh khu vực quặng mỏ ở Thái Nguyên (Sơn Tây), Tịnh Tây (Quảng Tây) đã tăng cao một cách bất thường kể từ khi những mỏ khai thác bô-xít được dựng lên ở đây.

Nguồn nước xung quanh các khu vực này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân. Từ năm 2004-2008, chính quyền tỉnh Hà Nam đã đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bô-xít có quy mô nhỏ trong toàn tỉnh, trong đó lớn nhất là quyết định ngưng dự án khai thác bô-xít để sản xuất nhôm trị giá 1,5 tỉ nhân dân tệ ở huyện Nhữ An chỉ sau một năm đưa vào hoạt động do gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực khá nặng nề.

Nhật Báo Quảng Tây cho biết vụ ô nhiễm do khai thác bô-xít gần đây nhất là ở mỏ bô-xít Tịnh Tây. Chỉ mới khai thác hơn một năm nhưng mỏ này đã làm nguồn nước xung quanh khu vực nhiễm màu đỏ quạch khiến người dân trong khu vực không thể sử dụng được nguồn nước để sinh hoạt, kéo theo là những chứng bệnh lạ.



Đóng cửa hơn 100 mỏ bô-xít

Năm 2004, tại Ấn Độ đã diễn ra phong trào chống các công ty khai thác bô-xít sau khi Chính phủ Ấn Độ, nước có trữ lượng bô-xít lớn thứ sáu thế giới, cấp giấy phép cho 13 công ty đa quốc gia vào khai thác quặng bô-xít tại bang Orissa. Các dự án khai khoáng đã ảnh hưởng tới 60.000 cư dân sinh sống trong vùng. Một diện tích đất nông nghiệp gần 1.000 ha đã hoàn toàn bị hủy hoại.

Theo Hiệp hội Bảo tồn sinh học nhiệt đới, những cảnh báo đã được đưa ra vào các năm 2006 và 2008 khi các công ty khai thác bô-xít lăm le tấn công những vùng thiên nhiên được bảo tồn tại Surinam và Jamaica, lần lượt xếp thứ 5 và 10 trong số những nước có nguồn quặng bô-xít dồi dào nhất.

Để hạn chế thực trạng khai thác bô-xít bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và duy trì nguồn bô-xít của quốc gia, từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã thực thi quy định về “pháp lệnh nguồn tài nguyên khoáng sản”.

Theo đó, các địa phương trên toàn quốc phải chấn chỉnh ngành khai thác mỏ, đặc biệt chú trọng đến việc khai thác bô-xít. China Daily cho biết từ năm 2005 đến nay, Cục Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc đã xử lý hàng chục ngàn vụ gây ô nhiễm môi trường, trong đó đóng cửa hơn 100 mỏ khai thác bô-xít trên khắp đất nước.

Theo mạng bảo vệ môi trường Trung Quốc, cuối năm 2006 tỉnh Sơn Tây đã đưa ra quy định “quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trong vùng, trong đó chú trọng đến tiêu chuẩn khai thác bô-xít trong vùng”. Nếu các doanh nghiệp khai thác bô-xít không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, phục hồi đất đai và không đạt chuẩn sẽ bị cấm khai thác, nếu quy mô khai thác dưới 1.000 tấn sẽ bị đóng cửa hoặc không cấp phép khai thác mới.

Ngoài ra các tỉnh như Sơn Đông, Quý Châu, Hà Nam còn quy định các doanh nghiệp đạt chuẩn khai thác bô-xít phải có báo cáo đánh giá ảnh hưởng của môi trường địa chất xung quanh khu vực định khai thác, nếu đáp ứng được yêu cầu của cơ quan môi trường mới được cấp phép hoạt động.

Chuyển hướng ra nước ngoài

Theo trang web khai thác khoáng sản Trung Quốc, trữ lượng bô-xít đã được thăm dò của Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu tấn, chỉ chiếm 2% tổng trữ lượng bô-xít của thế giới. Lượng bô-xít này phân bố trên 20 khu vực và tỉnh thành, phần lớn các mỏ bô-xít lớn tập trung ở các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Quý Châu và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Báo The Chinanews dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Sản xuất nhôm Trung Quốc (Chinalco) cho biết nhằm đáp ứng nguồn cung ổn định cho các công ty sản xuất nhôm nội địa, hằng năm Trung Quốc phải nhập một lượng bô-xít khá lớn, chiếm 1/3 tổng trữ lượng bô-xít trong nước.

Chính vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn, nên ngay từ năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp sản xuất nhôm đổ bộ khai thác bô-xít ở nước ngoài theo kế hoạch “quốc tế hóa chiến lược kinh doanh” cho các doanh nghiệp.

Năm 2006, Chinalco đã giành được hợp đồng trị giá 3 tỉ USD đầu tư phát triển mỏ bô-xít ở vùng Aurukun phía bắc Cape York, Úc. Mỏ này có trữ lượng lên đến hàng trăm triệu tấn. Trung Quốc để mắt đến Úc bởi đất nước này có trữ lượng bô-xít chiếm 22% trữ lượng của thế giới. Theo Cri.com, các đối tác mà Trung Quốc đã và đang nhắm đến là VN và Brazil.

Mỹ Loan (Theo Tuổi Trẻ)

Thông báo số 17/TB-VPCP:

Kết luận của TTg Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bauxite, sản xuất alumin và luyện nhôm

Phó Chủ nhiệm VPCP Văn Trọng Lý 13-01-2009

Ngày 5-1-2009, tại Văn phòng Chính phủ, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Tham dự có các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ: Công thương, TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, GTVT, Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai; VPCP và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.

Sau khi nghe Bộ Công thương báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:

  1. Việc khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên là phù hợp với chủ trương của Đảng và Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025 đã được TTg CP phê duyệt tại QĐ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01-11-2007. Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch đã được duyệt.

  2. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị cho tiếp tục thực hiện việc thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Báo cáo cần tập trung nêu rõ các nội dung sau:

- Các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.

- Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007–2015, có xét đến 2025.

- Các dự án đầu tư thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm đang triển khai và hình thức thực hiện; các dự án dự kiến hợp tác với phía đối tác nước ngoài để triển khai.

- Ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm và các giải pháp khắc phục.

- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho trước mắt và lâu dài phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.

- Kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo Quy hoạch được duyệt.

  3. Giao PTTg Hoàng Trung Hải chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit và ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trườngvới thành phần tham gia, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các nhà khoa học và hoạt động xã hội; các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

  4. Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội thảo khoa học, Bộ Thông tin và Tuyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.

VPCP xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.



http://www.viet-studies.info/kinhte/Boxit_ThuTuong.pdf

Nhóm Man cộng Hà Nội đang thực hiện

kế hoạch tàm thực của Tầu cộng

Lý Đại Nguyên 03-02-2009

Trong thư đề ngày 14-01-08, cựu tướng Võ Nguyên Giáp gửi Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt cộng để góp ý về dự án bauxite Tây Nguyên. Theo ông Giáp thì: “Đầu tháng 11-2008 một số nhà khoa học và quản lý có tên tuổi đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng và nhà nước đề nghị cho dừng các dự án này để nghiên cứu, xem xét lại, cân nhắc lợi hại một cách toàn diện. Tuy nhiên, các dự án này vẫn được triển khai, trong tháng 12-2008, đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên đã có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại dự án)… Về quy mô, quy hoạch khai thác bô-xít Tây Nguyên từ nay đến 2025 là kế hoạch lớn, giá trị ước tới gần 20 tỷ đô la Mỹ, sẽ tác động sâu sắc nhiều mặt còn hơn cả các công trình kinh tế lớn đã có ở nước ta... Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ Chính Trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định”.



Đã quá muộn rồi cựu đại tướng Giáp ơi! Bức thư ông gửi ra đúng vào ngày Nguyễn Tấn Dũng họp chính phủ để đưa ra kết luận rằng: “Việc khai thác bauxite, sản xuất và luyện nhôm là phù hợp với chủ trương của đảng Cộng Sản Việt Nam”. Đích ra, chỉ vì nhu cầu sản xuất kỹ nghệ máy bay và phi thuyền của Trung cộng rất cần tới nhôm khai thác tại Việt Nam. Nên hồi cuối tháng 5-2008 Hồ Cẩm Đào chủ tịch Trung cộng đã triệu Tổng bí thư Man cộng Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh để đưa ra quan hệ 2 đảng và 2 nước trở thành “đối tác chiến lược toàn diện”. Rồi bắt Chủ tịch Quốc hội Việt cộng, Nguyễn Phú Trọng sang xác nhận điều hứa đó. Cuối cùng ngày 20 đến 23-10-2008, nhân dịp dự hội nghị ASEM tại Bắc Kinh, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt cộng phải gặp giới lãnh đạo Trung cộng để ký kết các văn kiện nhằm“cụ thể hoá mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” ấy. Qua đó, cuối năm 2008 phải hoàn tất cắm mốc biên giới Việt-Hoa, hợp tác khai thác nguyên nhiên liệu dưới biển, trên đất và các quyền lợi kinh tế trọng yếu khác.

Tóm lại đây là văn tự bán nước Việt Nam mà bọn Man cộng Hà Nội đã ký với Tầu cộng Bắc Kinh. Những vùng đất biên giới mà Tầu cộng lấn chiếm của Việt Nam từ nay đã được hợp thức hoá. Các vùng hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Tầu cộng đánh chiếm của Việt Nam thì bọn Man cộng Hà Nội mặc nhiên coi đó là của Trung cộng, nên chúng mới công khai kêu gọi các công ty khoan dầu ngoại quốc hợp tác khai thác, không thèm cho Việt Nam dự phần. Trắng trợn nhất là việc khai thác các mỏ bauxite Tây Nguyên ở Bảo Lộc và Đắc Nông đã trao độc quyền cho Trung cộng đem người Tầu sang khai thác và đem quân đội Trung cộng sang đồn trú để canh giữ, không cho bất cứ người Việt Nam nào được bén mảng tới, kể cả chính quyền, công an, quân đội Việt Nam. Đây là một thứ “Tô giới của Tầu trên đất Việt”. Giống như tô giới của người Tây trên đất Tầu ở Thượng Hải xưa. Trên danh nghĩa, khu vực này bọn Man cộng Hà Nội trao cho ủy viên BCT, bộ trưởng CA là tướng Lê Hồng Anh phụ trách Trưởng ban Chỉ đạo phát triển Tây Nguyên. Nhưng dư luận trong nước ngờ rằng tay này là người Nam bộ gốc Tầu Minh hương, đã được Trung cộng cấy vào cộng đảng VN từ lâu, nên mới được trao cho việc chỉ đạo làm ăn sinh tử độc quyền này của họ, chứ không cho phép đảng và nhà nước Việt cộng trao cho phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, hay chính quyền địa phương, hoặc một vị tướng quân đội nào khác, đứng ra quản lý, để nắm vững kỹ thuật khai thác, tránh gây độc hại môi trường, và số lượng sản phẩm để định giá thương mại.

Chính vì đây là vấn đề “bán nước Việt cho kẻ thù truyền kiếp Tầu” nên bọn Man cộng Hà Nội rất sợ phản ứng của Thanh niên, Sinh viên và nhất là Quân đội, vì đó thuộc về Tinh thần Truyền thống của Việt tộc chống Đế quốc Tầu. Đã là người Việt Nam, còn có tâm thức Việt Nam, trong người còn chút Di thức Việt tộc, thì ngay như người cộng sản gộc Võ Nguyên Giáp, cha, chú của bọn Man cộng Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng… khi nhìn thấy bọn con cháu Man cộng vong bản của mình, cam tâm thực hiện kế hoạch “tàm thực” Việt Nam của Trung cộng, cũng phải đau lòng, lên tiếng can gián. Đừng nói gì đến những người trẻ tuổi còn đầy nhiệt huyết đã từng bất chấp đe dọa lao xuống đường lên án Trung cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 9-2008.

Để phòng ngừa biến cố loạn động lật đổ chính quyền, bọn Man cộng Hà Nội đã ra lệnh cho Ban Tuyên giáo Trung ương phải làm mọi cách để khống chế triệt để các cơ quan ngôn luận của Đảng, tìm cách bỏ tù những ký giả cứng đầu. Đồng thời thiết lập một bộ biên tập đặc biệt, viết ra những bài báo nhằm đánh phá các Tôn giáo đấu tranh ở trong và ngoài nước, gây mâu thuẫn nghi kị giữa những người dám đấu tranh đòi Dân dhủ. Do đó mới có những bút hiệu như: Thích Viên Giáo, Thích Siêu Phương, Trần Đại Lĩnh, Như Thuyết, Tâm Nguyện, Trần Lý, Tâm Không, Thấu Tâm Can, Võ Văn Hàm… và nhiều nhóm xuất hiện trên mạng tự nhận là chống cộng cực đoan, nhưng trong đó chủ điểm là dùng ngôn ngữ độc địa chống phá các tôn giáo, chống hết người này tới người khác, rồi gây ra các cuộc binh, chống lẫn nhau trong giới chống cộng hải ngoại một cách hăng say cuồng nhiệt. Khiến cho dư luận trong và ngoài nước rơi vào trận hỏa mù, không còn kịp nhận ra những việc làm lén lút mờ ám của bọn Man cộng Hà Nội đang tiếp tay thực hiện kế hoạch từ từ xâm lăng của Tầu cộng tại Việt Nam.

Chính vì vậy mà Ban Tuyên giáo Trung ương mới được làm kẻ có công đầu trong chiến dịch thôn tính Việt Nam của Trung cộng. Trưởng ban Tuyên giáo là Tô Huy Rứa đã được Hội nghị Trung ương khóa 9 nâng cấp thành ủy viên Bộ chính trị thứ 15. Trước Đại hội X, vai trò của Ban Tư tưởng Văn hóa vẫn do một ủy viện Bộ chính trị đầy quyền lực đảm trách, nay coi như đã lỗi thời, hết xài. Nên cộng đảng đã hạ xuống thành Ban Tuyên giáo Trung ương do một ủy viên Trung ương điều khiển. Đến giờ, nhờ công tác khống chế dư luận hữu hiệu đã đưa Ban Tuyên giáo trở lại Bộ chính trị. Xem vậy sự tồn tại của chế độ độc đảng, độc tài toàn trị Việt cộng có còn duy trì lâu nữa hay không, đều trông cậy vào Ban Tuyên giáo Trung ương có đủ mưu lược khống chế nổi dư luận trong, ngoài nước hay không? “Biết người biết mình, trăm trận trăm thắng”. Nay thì những người làm truyền thông và đấu tranh cho tự do dân chủ đã biết thật rõ, những sự đánh phá lẫn nhau giữa những người chống cộng ở trong và ngoài nước đều do Ban Tuyên giáo Trung ương sách hoạch, khiến chúng ta quên đi những việc buôn dân, bán nước của bọn Man cộng Hà Nội, giúp chúng dựa hẳn vào Bắc Kinh, và nương vào chính sách thuận thảo với Trung cộng của Mỹ mà tồn tại.

Little Saigon ngày 03-02-2009.

Bô-xít và Tây Nguyên, đôi điều cần nói thêm

Hoà Vân 05-02-2009

Ngày 4-2-2009, nhân buổi họp báo đầu năm của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời một câu hỏi của báo Tuổi Trẻ liên quan đến vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Chúng tôi đăng lại dưới đây (xem khung) toàn văn câu hỏi và câu trả lời, và xin có đôi điều thiết nghĩ cần nói thêm.



* Thưa Thủ tướng, vừa qua đại tướng Võ Nguyên Giáp có một bức thư gửi Thủ tướng về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Xin hỏi Thủ tướng đã nhận được bức thư này?

- Thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp tôi đã nhận được. Khai thác bô-xít Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đảng và Bộ Chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bô-xít Tây Nguyên. Chính phủ đã phê duyệt một quy hoạch về bô-xít Tây Nguyên với tinh thần là phát triển hiệu quả, bền vững. Có ý kiến cho rằng khai thác bô-xít Tây Nguyên sẽ có vấn đề môi trường. Nội lực, tiềm năng đất nước trước hết là con người, thứ hai là đất đai. Hiện nay chúng ta đất chật người đông.

Còn khoáng sản không phải là vô tận, trong đó có dầu thô, thép, đồng, kẽm, đá vôi để sản xuất ximăng… Có những loại khoáng sản khai thác một số năm nữa sẽ không còn. Bây giờ chúng ta đã tìm được là bô-xít, theo tài liệu của Liên Xô để lại trước đây có 8 tỉ tấn, thuộc loại trữ lượng có cỡ của thế giới… Đương nhiên khai thác phải hiệu quả, có tính tới vấn đề môi trường.

Các đồng chí tin rằng trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, cùng với những nhận biết của Chính phủ thì hoàn toàn có thể thực hiện đúng nghị quyết của Đảng là khai thác hiệu quả, làm ra bô-xít, làm ra nhôm nhưng vẫn bảo đảm được môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị của đất nước. Ít hôm nữa sẽ có hội thảo do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo quan tâm đến vấn đề bô-xít Tây Nguyên qua những vấn đề đặt ra, phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận.

VÕ VĂN THÀNH thực hiện (Tuổi Trẻ 5-2-2009)

1/ Trước hết là về hình thức. Trong báo cáo về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010”, được thông qua tại “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam” (gọi tắt là Đại hội X), có một câu duy nhất nói về chuyện này như sau : “Căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như: lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo.”

Nhưng trong Báo cáo chính trị (có giá trị cao hơn Báo cáo kinh tế) thì việc khai thác bô-xít đã bị loại ra hoàn toàn. Trong báo cáo chính trị, câu tương đương với câu trên được viết như thế này: “Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hoá dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô (người viết nhấn mạnh)”

Thế là thế nào ? Tại sao một “chủ trương lớn của Đảng” lại không được ghi trong Báo cáo chính trị ? Thậm chí, lại đi ngược với nó (xem câu in nghiêng trên)(1). Tại sao một “chủ trương lớn của Đảng” lại không được đưa ra bàn thảo rộng rãi như nhiều chủ trương khác trong lúc chuẩn bị đại hội, và cũng chỉ được ghi ngắn ngủi trong một câu nhỏ nằm giữa hàng trăm chi tiết khác của một tiểu mục (II, 1.2) của bản Báo cáo Kinh tế dài mấy chục trang chứ không được phát triển thêm tí nào ?

2/ Về nội dung, có thật Thủ tướng “tin” rằng trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, có thể “làm ra bô-xít, làm ra nhôm nhưng vẫn bảo đảm được môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị của đất nước” ? Làm ra "nhôm" hay mới chỉ là alumin? Và làm sao "bảo đảm được môi trường" khi người ta biết rằng nhà đầu tư nước ngoài đến từ một đất nước thuộc loại ô nhiễm nhất thế giới? Câu hỏi khác: bảo đảm thế nào, ai bảo đảm, có như việc "giám sát" công ty Vedan với dòng sông Thị Vải nay đã thành dòng sông chết hay không?

Ông Thủ tướng có đọc Kiến nghị về “5 nguy cơ và rủi ro”, mà một số nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và văn hoá đã gửi cho các nhà lãnh đạo chính quyền sau khi đọc dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên của Tập đoàn Than - Khoáng sản ? Hay bài phân tích đầy tâm huyết, với rất nhiều luận cứ khoa học, nhiều kinh nghiệm thực tiễn của các nước đã hay đang sản xuất nhôm, của cựu đại sứ Nguyễn Trung ? Hay bài viết tập trung hơn vào các vấn đề văn hoá – xã hội – chính trị, của nhà văn hoá Nguyên Ngọc, một người rất am hiểu mảnh đất Tây Nguyên và những dân tộc sống trên đó, nói lên tiềm năng mất ổn định rất lớn của các dự án này, tại một “vùng đất rất nhạy cảm” ? Hay bài phản biện của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia của Tập đoàn Than và Khoáng sản (bài đăng hai kỳ trên VietnamNet) ?

3/ Một nội dung khác, không kém phần quan trọng, mà Thủ tướng không đề cập tới, và báo chí trong nước cũng không được quyền nói tới, hoặc nhiều lắm là chỉ đăng một câu viết bóng gió. Như câu : “Đó là chưa tính đến yếu tố nước ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ở Tây Nguyên một khi họ đã vào sâu trên một vùng đất rất nhạy cảm như Tây Nguyên” trong bài đã dẫn của Nguyên Ngọc.

“Yếu tố nước ngoài” nói đây thực ra cũng chỉ là một bí mật kiểu “cứt mèo” cố giấu nhưng chẳng ai không ngửi thấy : một bộ phận cao cấp trong Đảng và chính quyền, vì những lý do thầm kín nào đó, đã chiều lòng các “đồng chí” ở Trung Nam Hải, lén lút cho các nhà đầu tư Trung Quốc quyền (độc quyền ?) khai thác bô-xít ở Tây Nguyên – dù Trung Quốc chưa hề đếm xỉa tới khía cạnh công nghệ “sạch” trong lĩnh vực này. Nói thẳng là bán đứng tài nguyên của dân tộc cho một quốc gia đang có nhiều tranh chấp chưa được giải quyết với nước ta. Xin mở ngoặc để nói ngay: Việt Nam cần xây dựng những mối quan hệ hữu hảo với ông bạn láng giềng, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện với sự đồng tình của người dân, và đòi hỏi những chính sách độc lập, khôn ngoan, được trình bày minh bạch trước công luận, thay cho những việc làm lúi xùi kèm theo những cấm kỵ đối với báo chí và những cuộc đàn áp người biểu tình phản kháng. (Đóng ngoặc).

Tây Nguyên không chỉ “rất nhạy cảm” về vấn đề dân tộc như Nguyên Ngọc đã chỉ rõ, mà như mọi người đều biết, là mảnh đất chiến lược mà người nắm quyền kiểm soát sẽ khống chế cả Đông Dương, mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chọn làm điểm thọc làm rung chuyển và sụp đổ chế độ miền Nam vào năm 1975. Ai bảo đảm những “công nhân” hay “kỹ sư” mà các công ty Trung Quốc cử sang khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không phải là những người lính trá hình, ngoài công việc ở công trường còn có nhiệm vụ nắm những thông tin thiết yếu trong vùng, phục vụ những mục tiêu lâu dài hơn ?

Như chứng từ trong Thư bạn đọc Vĩnh Thanh trên mặt báo này cho thấy - điều mà Diễn Đàn đã viết trong khung kèm theo bài “5 nguy cơ và rủi ro” - dự án này đang “gây ra bức xúc, phẫn nộ ngay trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam”. Vấn đề là những bức xúc và phẫn nộ ấy vẫn chỉ lọt ra xã hội qua những cuộc nói chuyện riêng tư, trong khi, như một chính khách Pháp từng nhận xét, chuyện quốc phòng, an ninh quốc gia là chuyện của quốc dân, “quá quan trọng để có thể chỉ phó mặc cho những người lính chuyên nghiệp”.

4/ Và đây cũng là điểm cần nói để kết thúc bài này. Việc nhà báo chỉ được quyền ghi nhận mà không thể chất vấn, phản bác tuyên bố của một nhà lãnh đạo cấp cao của chính quyền, một khi vị ấy đã viện dẫn một “chủ trương lớn của Đảng” - kể cả viện dẫn không đúng - việc đầy dẫy những biện pháp được đưa ra để buộc báo chí “đi đúng lề đường bên phải” thay vì tự do phản ánh mọi khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội (dù “đen” hay “đỏ”), phản ánh trung thực tâm tư của người dân, chính là nguy cơ của mọi nguy cơ - suy thoái kinh tế, bùng nổ tham nhũng, mất ổn định chính trị…, cho tới nguy cơ đánh mất cả độc lập của Tổ quốc. Những cơ chế nghiêm chỉnh hơn cần phải được đặt ra và nhất là được tôn trọng, để tiếng nói của người dân, của các nhà khoa học, được tự do cất lên và phổ biến (không ai ngăn cản chính quyền có tiếng nói của mình!), và để xã hội dân sự có điều kiện buộc những nhà cầm quyền phải lắng nghe và có biện pháp đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi hợp tình, hợp lý.

Chuyện các dự án bô-xít ở Tây Nguyên không thể chỉ là chuyện trình bày các “phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận”.



Hoà Vân

(1) “alumin” cũng mới chỉ là một dạng quặng bô-xít được sơ chế, tức vẫn thuộc loại “tài nguyên thô” dùng để luyện nhôm, chưa nói tới những sản phẩm công nghệ sử dụng nhôm mới là những sản phẩm có “hàm lượng tri thức” và trị giá gia tăng cao, mà Việt Nam phải vươn tới.



Khai thác Bô-xít tại Tây Nguyên đe dọa

tương lai Dân tộc tới mức độ nào ?

Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương