BỨc màn bauxite và Âm mưu tây nguyên tập 1



tải về 0.67 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.67 Mb.
#29273
1   2   3   4   5   6

Hoàng Cơ Định 07-02-2009


Trong phiên họp báo chí đầu xuân vào chiều ngày 4-2-2009, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: "Chính phủ đã phê duyệt một quy hoạch về bô-xít Tây Nguyên với tinh thần là phát triển hiệu quả, bền vững.... Sắp tới, Chính phủ sẽ chủ trì một hội thảo về khai thác bô-xít Tây Nguyên để trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo quan tâm đến vấn đề bô-xít Tây Nguyên qua những vấn đề đặt ra, phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận."

Lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy lãnh đạo đảng CSVN đã quyết định kế hoạch khai thác bô-xít tại Tây Nguyên rồi! Và vì thế, cuộc “hội thảo khoa học” chỉ còn làm công việc trấn an, hay đúng hơn là lừa bịp hoặc cãi bừa để hợp thức hoá một chuyện đã rồi.

Bô-xít là loại khoáng sản để chế tạo ra nhôm, một kim loại cần thiết và có giá trị trong đời sống hàng ngày. Nhưng cái giá để tạo ra kim loại nhôm không phải là từ quặng mỏ bô-xít mà từ điện năng để biến quặng thành kim loại. Đây là điều bất cứ một học sinh nào ở trình độ Trung học đều biết rõ. Với giá điện cực rẻ là 5 cents một kwh, muốn điện phân được 1 kg nhôm phải tốn gần 1 Mỹ kim, cho nên muốn sản xuất ra nhôm, trước tiên phải có một nguồn điện rẻ và phong phú. Về khía cạnh giá trị của quặng bô-xít thì ngược lại, đây là loại khoáng sản rất phổ thông, có thể nói gần như phổ thông nhất trong những loài quặng mỏ. Nhiều người Việt chưa bao giờ trông thấy mỏ sắt hay mỏ than, nhưng danh từ “Cao nguyên đất đỏ”, nguồn bô-xít tại VN, thì chẳng ai lạ gì. So với dầu thô, thường được mệnh danh là “vàng đen” thì bô-xít không thể nào được gọi là “vàng đỏ”. “Vàng đen” từ khai thác, vận chuyển tới biến chế đều dễ dàng và không có phần nào bị bỏ đi. Trong khi việc tinh luyện bô-xít để lấy chất Alumina dùng để chế ra nhôm, đã tạo ra một lượng phế liệu lớn gọi là “bùn đỏ” giết hại mọi cây cối và tràn lan khỏi vùng khai thác rất xa… Đây là lý do nhiều quốc gia phát triển đã dẹp bỏ việc khai thác bô-xít để chế tạo nhôm, trừ trường hợp nước Úc vì ở đây có những vùng hoang vu, không có dân cư hay cây cối, cũng không có mưa để làm trôi bùn đi nơi khác, vì vậy được dùng làm “bãi rác” chứa bùn đỏ.

Việt Nam hiện nay đang thiếu điện, nếu xây dựng thêm nguồn điện lực, thì còn nhiều nhu cầu khác quan trọng hơn là dùng để sản xuất nhôm, vì vậy mà chuyện khai thác bô-xít tại VN sẽ chỉ có thể tiến hành đến giai đoạn sản xuất Alumina. Trong khi nước ta đất hẹp người đông, lại mưa nhiều, phế liệu bùn đỏ sẽ là một đại họa cho môi trường sống của đồng bào. Thêm nữa, chất Alumina có giá trị thương mại không cao, cước phí chuyên chở tốn kém, khách hàng duy nhất để mua Alumina của VN là Trung Quốc và đến đây thì chúng ta đã đủ thấy lấp ló bộ mặt thật của bè lũ bá quyền Phương Bắc và những kẻ vì tư lợi và quyền lực chính trị sẵn sàng coi thường cả môi trường sống của Đồng bào và tương lai Dân tộc.

Việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, với khả năng tiêu diệt các ruộng vườn trong vùng, giết chết tiềm năng kỹ nghệ du lịch đồng thời hủy hoại môi sinh ở một địa bàn rộng lớn hơn trong nhiều thế hệ, sẽ làm nghèo đói hàng trăm ngàn người hay hơn nữa. Đổi lại, phương án này sẽ chỉ mang lợi nhuận về cho vài trăm cán bộ đang nắm chức quyền và các tư bản đỏ cấu kết với họ. Như vậy thì phải có thêm 1 yếu tố khác khiến các thủ lãnh đảng CSVN quyết định đem thảm họa kinh tế và môi trường này đến cho dân ta. Đó là để bầy tỏ và thực thi sự thần phục đối với Thiên triều Bắc Kinh.

Bằng việc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, VN sẽ thành nguồn cung cấp Alumina cho Trung Quốc hiện đang cần rất nhiều nguyên liệu cho kỹ nghệ sản xuất nhôm. Nhưng sự thâm độc của Trung Cộng xa hơn là việc giải quyết nguồn cung cấp Alumina, vì Trung Cộng có thể có các nguồn cung cấp thuận lợi khác bằng đường biển từ Úc, Phi châu và Nam Mỹ… Nhưng khi VN lao vào khai thác bô-xít tại Tây Nguyên thì VN đã tự phá hủy ngành trồng tỉa của mình đồng thời thêm phụ thuộc vào Trung Quốc vì nếu TQ không mua Alumina thì dân Việt sẽ… ăn Alumina mà sống hay sao? Ấy là chưa kể khi khai thác bô-xít tại Tây Nguyên, liệu các lãnh đạo Hà Nội có thể ngăn cản được Trung Cộng đem hàng ngàn nhân viên tới đây hay không? Đây là cơ hội để Trung Cộng tăng cường guồng máy nhân sự của họ để chi phối nội tình Cambốt, Lào và VN, để mang tới Tây Nguyên những dụng cụ trang bị không ăn nhằm gì tới việc khai thác bô-xít và chỉ có giới quân sự và tình báo là biết cách sử dụng. Thật là nhất cử tam tứ tiện.

Trong việc khai thác bô-xít, không phải các lãnh đạo CSVN không biết những thiệt thòi và nguy cơ cho đất nước. Từ lá thư của tướng Võ nguyên Giáp đến phản ứng trên làng dân báo (bloggers) ngoài luồng, và nhất là bài viết rất giá trị của ông Nguyễn Trung, đã nêu lên mọi khía cạnh bất lợi của vấn đề, nhưng tiếc thay, các lãnh đạo đảng CSVN vẫn ngoan cố lao tới… Xét về khía cạnh khổ đau cho dân tộc, có thể nói màn bi kịch của thời Cải cách Ruộng đất sắp tái diễn. Cải cách Ruộng đất hồi đó không cần thiết cho việc kháng chiến chống Pháp, mà chỉ là thể hiện đầu óc lệ thuộc mù quáng của các lãnh đạo CSVN lúc bấy giờ đối với Trung Cộng, và của riêng ông Hồ Chí Minh đối với Mao Trạch Đông.

Hồi đó bà Cát Thanh Long là một chủ đồn điền ở Việt Bắc đã từng tiếp tế, nuôi dưỡng nhiều cán bộ CS nhưng vẫn bị CSVN giết chết để thi hành chính sách Cải cách Ruộng đất, để bầy tỏ sự thần phục đối với Trung Cộng… Ngày nay, chẳng có ai trong số đồng bào ta tại Tây Nguyên có công với CSVN bằng bà Cát Thanh Long xưa kia, vì vậy mà đất đai ruộng vườn của đồng bào sẽ bị hy sinh, xâu xé với lý cớ là để xây dựng khu kỹ nghệ và mở đường giao thông (như đã và đang xẩy ra ở biết bao nơi khác).

Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố vào chiều ngày 4-2-2009 rằng: “Khai thác bô-xít là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”

Quả nhiên đây là một chủ trương lớn, vì là cơ hội cho người của Đảng và Nhà nước CSVN cướp đoạt tài sản của hàng trăm ngàn đồng bào cho đầy túi tham, và là cơ hội cho thành phần lãnh đạo tối cao bầy tỏ sự thần phục tuyệt đối trước quan thầy Bắc Kinh!

Việc biến Tây Nguyên thành nơi khai thác bô-xít cho Trung Cộng không còn là vấn đề tranh chấp tại biên giới, hải đảo hay hải phận, mà rõ ràng đây là hành động rước giặc vào trong nhà, rồi đưa dây cho chúng cột cổ!

Liệu câu hỏi "như thế nào mới là bán nước hại dân?" có còn cần đặt ra cho những người như ông Nguyễn Tấn Dũng và 14 tòng phạm thuộc Bộ Chính Trị đảng CSVN nữa không ?



Hoàng Cơ Định (hoangcodinh@jps.net)

Bô-xít và Tây Nguyên: Cần lên tiếng

Võ Thành Văn 07-02-2009

Vào đầu năm dương lịch 2009 ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gởi cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một bức thư can ngăn ngưng dự án khai thác bô-xít (bauxite) trên vùng Tây Nguyên. Sau đó tướng Giáp còn đề nghị ông thủ tướng báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định, với lý do là tuyệt đại đa số các nhà khoa học và xã hội cảnh báo việc khai thác này sẽ gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái và xã hội một cách nghiêm trọng về lâu về dài cho đất nước.

Trong thư tướng Giáp còn nhắc lại là vào thập niên 80, sau khi khảo sát đánh giá hiệu quả tổng hợp của các chuyên gia Liên Xô, khối COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) đã khuyến nghị Việt Nam không nên khai thác bô-xít trên Tây Nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với chẳng những dân cư tại chỗ, mà còn cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung Bộ. Vấn đề triển khai dự án bô-xít với những điều lợi hai ra sao mà phần lớn các chuyên gia đã phải lên tiếng can ngăn và đến nỗi ông đại tướng phải lên tiếng mặc dù chưa biết tiếng nói ông đại tướng ngày hôm nay nặng đến cỡ nào.

Trở lại thời gian trước đó, khi vấn đề khai thác bô-xít đã trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao dư luận và có một loạt bài viết đánh giá dự án khai thác bô-xít trên Tây Nguyên lợi hại ra sao được đăng tải trên tờ Vietnamnet. Liên quan đến vấn đề này, ông Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường đã trả lời khi bị Quốc hội chất vấn: “Trước đây ta nhìn nhận tài nguyên bô-xít không như hiện nay, ít quan tâm từ khai thác đến nhập khẩu. Gần đây do bô-xít có giá trị cao nên các nước, nhất là doanh nghiệp trong nước mới quan tâm như thế. Tôi nghĩ nôm na vậy.”

Về phía lãnh đạo tỉnh Đắk Nông thì cho rằng nguy cơ môi trường trong các dự án bô-xít có hiện hữu nhưng không lớn. Đổi lại, bô-xít sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người dân địa phương. "Mình không làm thì bô-xít vẫn là đất thôi". Những người hỗ trợ cho các kế hoạch khai thác bô-xít cho rằng những kế hoạch này giúp phát triển kinh tế trong khu vực và công tác khai thác sẽ sử dụng kỹ thuật hiện đại để giảm thiểu tối đa những hậu quả đối với môi sinh.

Tuy nhiên những người đưa ra các quyết định, các lựa chọn rất quan trọng về công nghệ kỹ thuật bô-xít-alumina lại không có kinh nghiệm gì về alumina-bô-xít Tây Nguyên (giám đốc Công ty bô-xít Nhân Cơ không trả lời chính xác được câu hỏi “bể bùn đỏ có tổng mức đầu tư là bao nhiêu?”, chỉ đưa ra con số “khoảng 200 tỷ đồng”, tức khoảng 12 triệu U$, thấp hơn 10-15 lần mức bình quân của thế giới; nhưng trên hội thảo cứ khẳng định bể chứa bùn đỏ khổng lồ rộng hơn 200ha “do nước ngoài thiết kế” là “rất an toàn”).

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, quản lý, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực thì việc khai thác bô-xít là:

- Không cần thiết, vì nhu cầu về nhôm kim loại của VN không lớn, hàng năm VN chỉ cần nhập khẩu khoảng 100-150 nghìn tấn là đủ dùng (theo Bộ Công Thương).

- Một lựa chọn không thông minh. Vì phát triển một ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nước ngay trên một địa bàn còn đang khát nước sẽ làm mất nguồn nước ngọt không có gì thay thế để phát triển các cây công nghiệp trên Tây Nguyên; và vì tất cả các dự án bô-xít đều nằm trong khu vực thượng nguồn lưu vực của sông Đồng Nai và Sêrêpốc nên sẽ làm mất nguồn nước cung cấp cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn.

- Không làm tăng ngân sách địa phương. Vì mục tiêu khai thác và chế biến bô-xít thành nguyên liệu thô để xuất khẩu, nên các dự án bô-xít không dẫn đến việc phát triển các dự án đầu tư có hiệu quả khác. Các khoản thuế nộp cho địa phương như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường... là không đáng kể, và không đủ bù số tiền ngân sách các tỉnh sẽ phải chi ra để khắc phục suy thoái môi trường do khai thác bô-xít.

- Không an toàn về môi trường sinh thái. Môi trường đất bị chiếm dụng và môi trường sinh vật bị hủy hoại, chất thải bùn đỏ gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ, không biến chất và tồn tại mãi mãi như Hematit, Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydrate nhôm, Tri-hydrate nhôm v.v… sẽ phải tồn trữ vĩnh viễn trên Tây nguyên dễ có nguy cơ bị trôi lấp, gây thảm họa về môi trường cho các tỉnh phía dưới.

- Không bảo đảm sinh kế cộng đồng của các đồng bào dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên.

- Chiếm dụng phần lớn đất nông nghiệp nhưng các dự án bô-xít không mang lại chỗ làm việc cho đồng bào dân tốc thiểu số. Dự án bô-xít Nhân Cơ mới chỉ tuyển chọn được 2 (hai) con em đồng bào dân tộc tại chỗ đi đào tạo công nhân. Hiện dự án bô-xít Nhân Cơ đang gửi người đi đào tạo tại Trung Quốc, nhưng chủ yếu là con em của cán bộ trong công ty từ các tỉnh khác đến. Theo số liệu của Công ty Alumin Nhân Cơ, để triển khai dự án, số lượng lao động sẽ tập trung vào Tây Nguyên khoảng 3000 người, bao gồm kỹ sư, công nhân kỹ thuật (chủ yếu là người Trung Quốc) và một số ít còn lại là lao động từ ngoài Bắc vào. Đối với dự án Tân Rai (đang triển khai ở Lâm Đồng), tình trạng cũng tương tự, và nguy cơ còn hiện hữu hơn vì nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu. Việc người dân tộc trên Tây Nguyên sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc sống xã hội ngay trên quê hương của mình, thay vào đó là làn sóng di cư mới của những lực lượng lao động có đủ trình độ từ Trung Quốc và các tỉnh ngoài Tây Nguyên đã trở thành hiện thực.

- Không phát triển bền vững Tây Nguyên. Tuy hiện nay hạ tầng cơ sở Tây Nguyên còn kém phát triển và trình độ của người lao động còn thấp nhưng thế mạnh của Tây Nguyên là đất đỏ bazan. Đây là nguồn tài nguyên rất quý, là nơi duy nhất có khả năng trồng cao su, cà phê, tiêu, điều, chè. Trong đó, tại các khu vực có mỏ bô-xít các cây trồng chủ lực là cà phê, điều, tiêu và cao su có năng suất bình quân tương đối cao và trình độ thâm canh và canh tác của người dân cũng rất chuyên nghiệp. Đây không chỉ đơn giản là “thế mạnh”, theo khái niệm của kinh tế thị trường, đất đỏ bazan của Tây Nguyên là “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi”.

Cơ hội phát triển kinh tế của Tây Nguyên là nhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê, chè, điều, tiêu, cao su v.v… trong cân bằng ngân sách của Nhà nước đang ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh VN đã gia nhập WTO, thị trường cho các sản phẩm cà phê, điều, cao su ngày càng được bảo đảm. Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm các cây công nghiệp trên vùng đất đỏ bazan có thể dần thay thế kim ngạch xuất khẩu của dầu thô (với trữ lượng có hạn và với sản lượng đang ngày càng giảm) của VN.

- Với lãnh đạo bình thường có trách nhiệm thì trước mắt chỉ biết dự án bô-xít sẽ giúp cho địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập và tăng trưởng. Nhưng với hiện trạng tham nhũng là quốc nạn hiện nay thì khó ai bảo đảm là những cán bộ có dính tới dự án khai thác bô-xít tại vùng Tây Nguyên lại không vì tư lợi mà nhắm mắt ủng hộ mặc dù biết được dự án này về lâu dài sẽ gây nguy hại cho đất nước.

Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên không chỉ ảnh hưởng tới sự an nguy của người dân trong vùng và những khu vực hạ lưu sông Đồng Nai hôm nay mà nó còn kéo dài đến nhiều thế hệ, gây nên từ ung thư đến quái thai, dị tật. Mặc dù dự án đã bắt đầu khai triển, nhưng nhiều nhà khoa học, quản lý, nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội Tây Nguyên đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ CSVN và các tỉnh đề nghị tạm dừng khai thác bô-xít trên Tây Nguyên để tiếp tục nghiên cứu.

Sự nghiêm trọng của vụ việc đã khiến tướng Giáp và một số nhà khoa học đã phải lên tiếng và báo động đến toàn dân. Tuy nhiên nếu đã thấy trước hậu quả lâu dài cho đất nước và một số lên tiếng vừa qua của tướng Giáp và một vài nhà khoa học chưa đủ thuyết phục được chính phủ CSVN ngưng dự án bô-xít thì tốt nhất tướng Giáp và những nhà khoa học, chuyên gia khác còn có lương tâm hãy tiếp tục lên tiếng nhiều hơn. Và hơn thế nữa, mọi người Việt yêu nước cần phải lên tiếng, không thể để những người chỉ vì đồng tiền cho vào túi riêng mà để lại tác hại cho nhiều thế hệ Việt Nam tương lai.

Những người đang cầm quyền phải có trách nhiệm tạm ngưng ngay dự án này, thuê thêm các chuyên gia khảo sát "độc lập", và trình bày trước toàn dân toàn bộ kết quả khảo sát. Không thể nhắm mắt làm càn để hốt bạc, rồi 10 năm nữa lại đổ thừa cho chất độc Da cam.

http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article5115

Nguyễn Tấn Dũng và kế hoạch khai thác quặng nhôm bauxite

Lâm Phong - Tâm Thức Việt Nam

09-02-2009

Trong cuộc họp báo đầu năm ngày 4-2-2009, thủ tướng CSVN biến thái Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, cho dù dự án này gặp phản đối từ nhiều phía. Người ta được biết rằng kế hoạch khai thác quặng nhôm bauxite đã được thực hiện theo quyết định số 167 ký ngày 1-11-2007 của thủ tướng chính phủ Hà Nội. Theo đó thì việc phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite dự trù là trong giai đoạn từ 2007 đến 2015. Trong năm 2008, theo bản tin BBC thì có hai dự án khai thác bauxite và sản xuất nhôm công xuất tổng cộng 1.2 triệu tấn/năm được tiến hành tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).

Nguyễn Tấn Dũng đã nói như vậy là để trả lời cho những ý kiến phản bác kế hoạch khai thác bauxite của một số nhân vật trong nước, như Võ Nguyên Giáp, như Nguyễn Trung cựu đại sứ CSVN tại Thái Lan và vài người trí thức khác. Những lý do chính đưa ra chống đối việc khai thác nhôm này thuộc hai loại. Một là sự huỷ hoại môi trường sinh thái trầm trọng. Hai là vấn đề lợi tức mà việc khai thác đưa lại là không đáng kể, do điều kiện thực tế kỹ thuật và hạ tầng cơ sở cũng như nhân sự Việt Nam, chưa nói đến sự lỗ lã vì tình hình cạnh tranh gay gắt trên thế giới về loại sản phẩm này mà Việt Nam khó có thể đương đầu. Tất cả đều được dẫn chứng bởi những con số và hình ảnh rõ ràng thu gom từ các nguồn tài liệu trên thế giới. Vì thế, trong buổi họp báo, Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn rằng là chính phủ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về các phương án khai thác "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".

Nghe thì hay lắm, chính phủ quan tâm lắng nghe mọi ý kiến đóng góp lắm. Nhưng chỉ suy nghĩ một chút thì thấy ngay đây là một trò diễn xuất khoả lấp. Bởi vì kế hoạch đã tiến hành rồi. Tiền của đã bỏ ra rồi, không lý sẽ ngừng tất cả lại vì những ý kiến sẽ đưa ra trong một cuộc hội thảo, sẽ tổ chức? Ngoài ra trong cuộc họp báo đầu năm khi NTD tuyên bố rằng là việc khai thác quặng mỏ bauxite tại Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” thì điều này có nghĩa rằng là chuyện đã quyết định, không thể đảo ngược. Thực vậy, người ta biết rằng trong tháng 12-2008 “đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)”. Đó là theo như bài viết phản đối kế hoạch của Võ Nguyên Giáp.

Nhân vụ khai thác quặng nhôm này, có thể nẩy ra một số câu hỏi.

Thứ nhất là tại sao những giới chức lãnh đạo đảng và nhà nước lại có thể cho tiến hành một kế hoạch đầu tư mà chỉ thấy sự thiệt hại cho môi trường và tiền bạc Việt Nam? Có người sẽ bảo rằng là tại vì lãnh đạo CSVN dốt. Đó chỉ là câu trả lời miệt thị cho sướng miệng, vui lòng, vì thù ghét CS. Ở vị trí lãnh đạo quốc gia, những người Cộng sản phương tiện không thiếu để có thể thuê mướn chuyên viên các loại từ khắp nơi nghiên cứu mà tìm ra lời giải để quyết định. Việc ký kết khai thác quặng nhôm này cũng như các giao kèo khai thác và mua hàng khác thất lợi cho đất nước, chỉ là vì một ưu tiên quan trọng hàng đầu là sự ủng hộ chính trị giúp củng cố quyền lực và đem lại tiền bạc cho lãnh đạo. Xây sòng bài và nơi giải trí, làm sân golf, mua máy bay mà không sử dụng hiệu quả, vân vân… cái lợi tối thiểu đầu tiên là tiền hoa hồng chạy vào túi, chưa nói đến các quyền lợi cổ phần chia chác ngầm bên trong.

Thứ hai là tại sao khai thác quặng nhôm mà phải nhờ đến công nhân Trung Quốc, trong khi Việt Nam người thất nghiệp không thiếu? Không thể nêu lý do Việt Nam không có công nhân đủ khả năng. Cho dù như vậy, thì việc đào tạo công nhân khai thác quặng mỏ không đòi hỏi các huấn luyện lâu ngày dài tháng một cách quá đáng. Người ta chỉ có thể cắt nghĩa rằng cái giao kèo cho công nhân Trung Quốc vào quặng nhôm lại cũng là một nguồn đem lại tiền bỏ túi cho giới chức trách nhiệm kế hoạch.

Kết luận là gì? Là những giới chức đương quyền tại Việt Nam đã và đang bán rừng bán biển, bán đất, và để mặc cho tài nguyên nhân lực Việt Nam bị khai thác hay phế bỏ tuỳ thích bởi các thế lực tài phiệt mọi nơi, dưới chiêu bài đầu tư phát triển, chỉ vì một mục tiêu duy nhất là đóng tròn vai trò đối tác. Hai chữ đối tác này chẳng qua là danh từ mới để chỉ những tay sai ở các nước tiểu nhược trong thế giới toàn cầu thương mại hiện nay. Bản chất không có gì khác so với vai trò thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản trong thế giới lưỡng cực đối đầu thời chiến tranh lạnh, giữa chủ nghĩa bành trướng thế giới đại đồng Cộng sản và thế giới tư bản.



Lâm Phong

(ngày 9-2-2009)


Ngày mất nước còn xa không?

Trọng Tín 11-02-2009

Lá bài dùng chiến thuật hợp tác kinh tế để xâm thực đất đai, cũng như xây dựng những công trình mang tính quân sự chiến lược đã không phải được Trung Cộng áp dụng 1 lần mà rất nhiều lần trong quá khứ. Trong giai đoạn 1950-1970, Trung Cộng tỏ ra rất xăng xái khi giúp Việt gian Cộng sản (VGCS) mở đường, viện trợ vũ khí, viện trợ lương thực, viện trợ quân đội. Trung Cộng làm vậy vốn không phải vì tử tế gì với người dân Việt Nam mà vì mộng muốn làm bá chủ Đông Nam Á mà trước hết là thôn tính Việt Nam. Không những thế, qua cuộc chiến với Pháp rồi VNCH, Trung Cộng đã được nâng tầm trở thành 1 trong những trung gian ngoại giao quan trọng (như việc thay thế Đài Loan năm 1972 với tư cách là ủy viên thường trực LHQ). Trong những năm 60-70, một mặt Trung Cộng ra sức trang bị cho VGCS vũ khí, lương thực, người, mặt khác giả nhân giả nghĩa giúp VGCS xây dựng các công trình giao thông để rồi sau đó chính những con đường huyết mạch này trở thành tuyến đường cho Trung Cộng chớp nhoáng chiếm gọn 6 tỉnh biên giới.

Sách lược không thay đổi, chỉ có khẩu hiệu là mới, Trung Cộng ngày nay ra sức tuyên truyền cái gọi là hữu nghị hợp tác đôi bên cùng có lợi. Kỳ thực những ai chơi với Trung Cộng đều thấy rằng kẻ có lợi là Trung Cộng, bởi lẽ Trung Cộng có một lợi thế mà ai cũng biết, đó là hơn 1 tỷ con người đã bị nhồi sọ về tư tưởng bành trướng. Hơn thế nữa, người dân Hán trải qua ngàn đời sinh ra chỉ có biết đánh nhau, cướp đoạt, lừa gạt, xảo trá nên người Hán không từ bất cứ thủ đoạn nào kể cả nếm phân như Câu Tiễn, hoặc tàn ác như Tần Thủy Hoàng, tráo trở như Bàng Quyên và chúng gọi đó….. mưu kế. Gần đây, Trung Cộng dụ khị đám VGCS tạo ra những khu kinh tế mở ở các tỉnh phía Bắc, xây dựng những con đường huyết mạch để thông thương Quảng Tây-Quảng Đông, kỳ thực đây là một hình thức chuẩn bị để có những đợt xâm thực ồ ạt hoàn toàn "hợp pháp". Nhiều bài viết đã phân tích cho thấy họa Trung Cộng sẽ tràn ngập Bắc Việt như thế nào, thiết tưởng không cần phải nói thêm. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó…

Ngày 4-2-2009 tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều nhà dân chủ cuội trong nước cũng như đám đấu tranh phèng la ở Hải Ngoại cho rằng thuộc phe cấp tiến, thậm chí còn có cả những thằng mặt người nhưng óc chó thì tung hô hắn là Gorbachev hay Yelsin gì đó đã tuyên bố cho phép Trung Cộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đạt được mục đích này Trung Cộng có rất nhiều lợi thế:

Thứ nhất Trung Cộng thuộc loại quốc gia đang phát triển với 1 nền công nghiệp lạc hậu, thiên về khai thác môi trường tự nhiên để làm lợi tức nên bản thân nền công nghiệp của Trung Cộng rất khát nguyên liệu. Chưa hết, nhu cầu nguyên liệu của Trung Cộng còn phục vụ cho mục đích quốc phòng. Chúng ta đều biết hàng năm Trung Cộng bỏ ra đến 30% GDP để phát triển vũ khí. Cách đây không lâu những tờ báo như Asia Time đã đăng những bài báo thống kê rằng có quá nửa số dân Trung Cộng đang bị tác động đến sức khỏe bởi tình trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Cộng, ô nhiễm nước sạch, ô nhiễm không khí, và ngay cả thức ăn cũng như thực phẩm hàng ngày; tình trạng này ngày càng diễn ra trầm trong. Với một cách thức sản xuất như vậy, việc Trung Cộng đến Tây Nguyên khai thác quặng bauxite sẽ để lại những hậu quả khôn lường tại miền cao nguyên. Như vậy Việt Nam sẽ rơi vào cảnh vừa bị tàn phá môi trường và tài nguyên đất nước lại mất về tay Trung Cộng tạo thêm sự trầm trọng về nạn xâm thực hàng hóa cũng như làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các công ty trong nước nếu chưa nói là tiếp tay cho Trung Cộng sản xuất vũ khí đánh lại dân Việt.

Thứ hai, Trung Cộng đưa công nhân sang Việt Nam chứ không hoàn toàn thuê nhân công Việt Nam. Tại sao? Ai cũng biết những dự án khai thác kiểu này sẽ diễn ra trong nhiều năm, công nhân Tàu sẽ tăng dần số lượng theo tốc độ khai thác (hiện nay con số đã lên tới cả ngàn). Những chuyện gì sẽ xảy ra??? Tình trạng định cư dài hạn hợp lý của một số lượng lớn người Tàu kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội nảy sinh tại Việt Nam vốn đã băng hoại đến tận gốc, ví dụ con hoang Tàu, nhà hàng Tàu, nhà ở cho Tàu v.v… Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề cốt lõi. Thông qua cái gọi là khai thác quặng, tất nhiên phải xây dựng những công trình ngầm. Với lực lượng chủ yếu là công nhân Tàu thì việc Trung Cộng bố trí những công trình ngầm nhằm phục vụ cho mục đích quân sự là chuyện rất dễ dàng. Tây Nguyên, ngoài lý do là một miền cao nguyên phì nhiêu, nhiều khoáng sản, còn là 1 trong những vị trí rất chiến lược để khống chế toàn bộ Nam Bộ, xa hơn nữa là bàn đạp để tiến tới Cambodia.

Nhiều người Việt đã, đang và vẫn biết rằng Tàu là giặc, một kẻ thù truyền kiếp của người Việt. Từ ngàn xưa, lịch sử của dân tộc chúng ta là chống Tàu và cũng ngần ấy thời gian Tàu luôn tìm cách đồng hóa, cải biến và thôn tính người Việt. Người Việt đối với Tàu chưa bao giờ là bạn và sẽ là không bao giờ là bạn, bởi lẽ Tàu không bao giờ bỏ ý định thống trị người Việt và tinh thần của người Việt không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng vào những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này, dân tộc Việt đã bị phản bội bởi 1 đám Việt gian đội lốt Cộng sản mà đứng đầu là Hồ Chí Minh. Chúng đã không ngừng chà đạp văn hóa dân tộc, giết hại người yêu nước, bào mòn tinh thần dân tộc trong ý thức của các thê hệ trẻ Việt Nam, tiếp tay cho ngoại bang mà chủ yếu là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt có cơ hội thống trị Việt Nam 1 lần nữa. Tôi tha thiết kêu gọi sự cảnh tỉnh với tất cả các bạn trẻ còn dòng máu Việt chảy trong huyết quản hãy ý thức ngày hiểm họa của dân tộc đang đến gần. Ngày ấy không còn xa. Nếu chúng ta không làm được một việc, đó là đánh đuổi lũ Việt gian Cộng sản ra khỏi đất nước, giành quyền tự chủ lại cho dân tộc, một ngày kia con cháu chúng ta sẽ không còn được nghe những câu hò Nam ai Nam bình, những câu hát Quan họ, những điệu vọng cổ 6 câu, bởi vì chúng ta sẽ biến mất, dân tộc Việt Nam sẽ không còn tên trên thế giới này.

Trọng Tín (Kyoto)

Tây Nguyên Hán hóa

Trần Khải 11-02-2009

Như thế là bám chặt xong một bước Nam tiến cho nhà nước Trung Quốc: Thủ tướng chính phủ CS Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với báo chí quốc nội rằng dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là chính sách lớn của Việt Nam, và ông sẽ cho tiến hành dự án, mặc những ý kiến phản đối từ giới khoa học cũng như nhiều người dân tại Vùng Tây Nguyên -- bất kể các quan ngại về môi trường, hay quan ngại ảnh hưởng Trung Quốc tại vùng đất biên giới nhạy cảm. Có phải đây là một trong các bước của chính sách tằm ăn dâu, nhằm Hán hóa Tây Nguyên?

Bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc đăng ở trang mạng Bộ Ngoại Giao CSVN (http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr 040807105001/ns080602092528) ngày 11-2-2009 đã nói minh bạch về dự án khai thác mỏ Tây Nguyên rồi.

Cần ghi nhận rằng Bản Tuyên bố chung khởi lên từ việc Tổng Bí thư CSVN Nông Đức Mạnh thăm Trung Quốc từ ngày 30-5 đến 2-6-2008 và đã họp với các lãnh đaọ CSTQ để dẫn tới các cam kết. Bản Tuyên bố chung còn cho thấy mô phỏng hai mô hình phát triển đảng, nhà nứơc, và xã hội quần chúng giữa hai nứơc, nghĩa là sửa soạn làm cho “đồng văn” tuy chưa là “đồng chủng”. Bản văn trích:

...4. Hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan Trung ương hữu quan của hai Đảng; đi sâu trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và về xây dựng Đảng, quản lý đất nước; tiếp tục tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận giữa hai Đảng; thúc đẩy hợp tác về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; thúc đẩy cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục...; triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức nhân dân; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

“5. Hai bên hài lòng trước đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây; nhất trí tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương; khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc”, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên đồng ý trên tinh thần bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi, cùng thắng, tích cực tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mậu dịch mới, duy trì kim ngạch mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh; đồng thời áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng mậu dịch song phương. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như: Bô-xít Đắk Nông, các dự án trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới....” (hết trích)

Điều quan ngại là nhiều chuyên gia đã lên tiếng phản đối dự án này từ lâu. Đài RFA hôm 9-2-2009 qua bài “Cương quyết khai thác bô-xít ở Tây Nguyên” đã ghi về các quan ngại chuyên môn, trích: “...Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên... Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tuần rồi phát biểu với báo chí trong nước rằng dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là chính sách lớn của Việt Nam, và ông cương quyết cho tiến hành dự án, mặc dù lâu nay có nhiều ý kiến phản đối từ giới khoa học, cũng như nhiều người dân tại Vùng Tây Nguyên.



Lý do mà giới chuyên môn nêu ra là họat động khai thác quặng bô-xít sẽ tác động ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống của cư dân địa phương; trong khi lợi ích kinh tế mà nguồn khóang sản thu được không kinh tế. Ngay cả một vị tướng nổi tiếng của Việt Nam là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng gửi thư cho Thủ tướng chính phủ kêu gọi nên dừng dự án lại...

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc TKV (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam) là người có những ý kiến phản biện mạnh mẽ. Bài viết của ông Nguyễn Thanh Sơn sau đó được nhiều báo chí trong nước trích đăng. Ông Nguyễn Thành Sơn nêu ra bốn tác động bất lợi khi tiến hành dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Một trong bốn điểm đó là lượng lớn bùn đỏ thải ra. Lọai bùn đỏ này được ví như bom bẩn vừa làm ảnh hưởng môi trường, vừa là một nguy cơ đe dọa mạng sống con người.

Ông Nguyễn Thành Sơn cho biết thông tin về quá trình tạo ra bùn đỏ và tác hại của nó: “Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chức NAOH, sút.” Tiến sĩ Trần Bỉnh Chư, phó trưởng Bộ môn địa chất, thuộc Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội cũng có giải thích sơ lược về việc sử dụng hóa chất để tuyển quặng bô-xít từ đó có thể gây hại cho môi trường...” (hết trích).

Đặc biệt, nhà báo lão thành Bùi Tín từ Paris tuần này đã phổ biến bài viết nhan đề “Về những vụ án đầu Xuân: Chớ có nhầm, rồi hối không kịp!” đã cảnh báo thêm: “...Nếu 15 người tự cho mình toàn quyền cai trị đất nước vẫn đặt việc bảo vệ nhóm tội phạm trong vụ án PCI cao hơn cuộc sống của nhân dân, không mảy may nghĩ đến những thiệt thòi mà đất nước và nhân dân phải gánh chịu, họ sẽ phải trả giá cho lập trường sai lầm ấy. Hãy xem: cả tháng 1-2009, nguồn FDI (Foreign Direct Investment) đổ vào chỉ có 185 triệu đôla, bằng 11% tháng 1-2008, so với ODA Nhật hiện bị treo lên đến 900 triệu đôla.



“Họ có thể tạm giữ được ghế ở chóp bu, gây tiếp vô vàn tai hoạ cho đất nước, nhưng nền đất dưới ghế họ bám đã lung lay và còn lung lay dữ dội. Đầu Xuân này, vụ PCI cay đắng đã gõ cửa xông đất nhóm lãnh đạo chóp bu cộng sản. Các Vụ án lớn khác đang xếp hàng nối tiếp.

“Ngay trước mắt, vụ khai thác bô-xít ở Tây Nguyên đang nổ lớn. Tiến lùi đều khó. Ông tướng Giáp đã mang chút sức còn lại của tuổi 99 vào cuộc; nhiều trí thức có uy tín lên tiếng, như ông Nguyễn Trung vừa lên tận huyện Đắk Nông để cảnh báo về thảm hoạ môi sinh, như nhà văn Nguyên Ngọc gắn bó với Tây Nguyên dự báo bùn đỏ bô-xít sẽ tận diệt cuộc sống Tây Nguyên. "Vụ bô-xít" đang nổ lớn khi có tin hàng mấy trăm công nhân của Bắc Kinh hiện đã có mặt ở Đắk Nông để triển khai đào mỏ, mà quốc hội Hà Nội không hề hay biết. Vụ này đang nổ to thêm từng ngày khi Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh đưa tin: năm 2008, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa gần một trăm mỏ bô-xít trong vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây và trong huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây, "vì quặng bô-xít tàn phá môi trường, còn gây nên nhiều bệnh lạ cực nguy hiểm cho con người". Giở lại Tuyên bố chung Trung - Việt (1-6-2008) nhân chuyến Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh, có ghi: "Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như: bô-xít Đắk Nông...". Thế là rõ, Đắk Nông là đầu vị của hợp tác. Cái đểu giả kinh khủng của bọn bành trướng là đóng cửa hàng trăm mỏ bô-xít trên đất chúng vì tai hoạ môi sinh, rồi bắt buộc bộ hạ ở nước ta khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho chúng phát triển ngành nhôm cho công nghiệp hàng không, tàu chiến, tên lửa... Một kiểu xuất khẩu tai hoạ môi sinh theo tư duy Đại Hán, buộc các nhược tiểu dân tộc gánh thay. Hàng nghìn dân Tàu nữa sắp đến Đắk Nông, theo tôi biết, cầm chắc là số lao động của Tổng cục kinh tế Quân giải phóng, nghĩa là những chiến binh thực thụ. Bộ chính trị đang "rước voi dữ" vào nước ta, mà tổng Mạnh và thủ Dũng tỏ ra hăng hái nhất trong việc mời đón này. Nay mới biết, ông Dũng đã hạ bút ký Quyết định 167, phê duyệt quy hoạch khai thác mỏ bô-xít lớn Đắk Nông từ ngày 1-11-2007. Họ đã đi đêm với nhau từ lâu. Không cần súng đạn, quân bành trướng đã cắm chốt trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên...” (hết trích)

Một hình ảnh thấy rõ trứơc mắt: Chúng ta đang chứng kiến Đảng CSVN rước voi dữ vào nhà. Tại sao như thế? Đây thấy rõ là thế cờ Tây Nguyên Hán hóa, một biến thể của vở Trọng Thủy -Mỵ Châu năm xưa.

Ai có thể ngăn chận diễn tiến này được? Đã tới lúc phải đưa câu hỏi này cho toàn dân suy nghĩ, và bắt tay biến đổi cuộc cờ.

http://anhduong.net

Vụ bô-xít: ai đã quyết, và ai sẽ phủ quyết?

Thiện Giao, phóng viên RFA 11-02-2009

Những ngày này, khi nói về bauxite và những dự án khai thác khổng lồ tại Việt Nam với sự hiện diện của người Nga và cả người Trung Quốc, giới quan sát đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan đến hệ quả của các chương trình đầy tham vọng này.

Chẳng hạn, trên blog của một blogger tên Linh, tác giả viết, rằng: “Chắc phải sớm đi Tây Nguyên,” trước khi “núi rừng bị cày nát,” trước khi xuất hiện “những dòng suối đỏ ngầu màu bùn và chất thải,” trước khi “những cánh đồng cà phê bị khát cháy vì thiếu nước,” và trước khi “mảnh đất giữa lòng Việt Nam bị một nhát dao xé nát ngang hông, chia Nam Bắc thành hai nửa.”

Một tác giả khác, tên là Võ Văn Thành, có bài phân tích được đăng trên blog của blogger Trung N., đặt vấn đề mang tính kinh tế. Ông Thành viết rằng, khai thác bauxite tại Việt Nam là “không cần thiết, vì nhu cầu về nhôm kim loại của Việt Nam không nhiều”, khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chọn lựa “không thông minh” vì có thể làm mất nguồn nước cung cấp cho Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn; khai thác bauxite làm ảnh hưởng cuộc sống đồng bào sắc tộc thiểu số; và khai thác bauxite sẽ khiến “người dân tộc trên Tây Nguyên bị đẩy ra ngoài cuộc sống xã hội ngay trên quê hương của mình.”



Chủ trương lớn?

Đến ngày 5 tháng Giêng vừa qua, một nhân vật quân sự nổi tiếng Việt Nam, là đại tướng Võ Nguyên Giáp, gởi thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh:



Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng.” Bức thư gởi người đứng đầu chính phủ cũng nhắc đến việc “trong tháng 12 năm 2008, đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường, (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án).” Ông Dũng trả lời tướng Giáp, thông qua phương tiện truyền thông, rằng “vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.

Những thông tin trên báo chí trong nước cho thấy bauxite không chỉ được khai thác ở Tây Nguyên. Cao Bằng và Bình Phước cũng sẽ là những cuộc chơi lớn. Và không chỉ người Trung Quốc, mà cả người Nga cũng sẽ dự phần trong các cuộc khai thác qui mô ấy.

Thủ tướng Dũng dường như cũng có lý cớ để khẳng định rằng “khai thác bauxite là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.” Hãy điểm qua một vài sự kiện của quá khứ:

Bản tin của Interfax ngày 27-10-2008 viết rằng, 2 phía Việt–Nga đã ký biên bản ghi nhớ về việc khai thác bauxite, như một phần của chương trình hợp tác lớn giữa 2 quốc gia, với sự chứng kiến của tổng thống Nga Dmitri Medvedev và chủ tịch Nguyễn Minh Triết nhân chuyến ông Triết sang Nga. Bản tin cũng nói, đại diện tập đoàn UC RUSAL của Nga cũng đã gặp ông Dũng trong chuyến sang Việt Nam, kể rằng, ông Dũng nói Việt Nam rất mong phát triển kỹ nghệ nhôm.

Bản tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì nói, hồi giữa năm ngoái, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung Quốc, cũng khẳng định 2 nước “tăng cường hợp tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắk Nông!

Ai lợi, ai thiệt?

Trở ngược về thời điểm đầu năm 2007, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 167, có nội dung “phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 đến 2015, có xét đến năm 2025.”

Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên. Câu hỏi đặt ra: ai sẽ hưởng lợi, và ai sẽ chịu thiệt thòi, một khi các dự án khai thác bô-xít khổng lồ ở Tây Nguyên, ở Đắk Nông, ở Cao Bằng, ở Bình Phước, chính thức đi vào hoạt động?

Trên blog của nhà báo Bùi Thanh, nguyên là phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, vừa bị thôi việc gần đây, độc giả có thể tìm được phần nào lời giải đáp.

Bùi Thanh viết rằng: “Công ty phía Nga tham gia khai thác bô-xít tại Việt Nam là United Company RUSAL, một “tập đoàn tầm cỡ thế giới trong ngành công nghiệp nhôm với sản lượng nhôm và alumina tương ứng xấp xỉ 12% và 15% sản phẩm toàn cầu.” Còn phía Việt Nam thì có công ty cổ phần “An Viên (An Viên Group), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí.”

Vẫn theo Bùi Thanh: “An Viên bao gồm một nhóm các nhà đầu tư đã và đang kinh doanh trên 9 tỉnh thành thuộc lãnh thổ Việt Nam. Một số dự án điển hình đã được thực hiện bao gồm: Khu Trung tâm Thương mại và văn phòng cho thuê Vincom Tower tại Hà Nội, Dự án Vinpearl Resort & Spa tại Nha trang, dự án khu du lịch và sinh thái An Viên tại Nha Trang… Từ năm 2008, An Viên bắt đầu quan tâm và bước đầu triển khai nghiên cứu dự án thăm dò bauxite tại khu vực Bình Phước… Đại diện An Viên Group ký Biên Bản Ghi Nhớ là ông Phạm Nhật Vũ. Phạm Nhật Vũ chính là em trai Phạm Nhật Vượng, ông chủ Techno-com, Vincom.



Điều đáng ngạc nhiên ở đây là công ty An Viên đang từ kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch giải trí… đã chuyển sang khai thác bauxite, với cú bắt tay với gã khổng lồ UC Rusal.

Vì vậy, sẽ rất khó cho tướng Giáp và các nhà khoa học, nhà báo đang đấu tranh không mệt mỏi vì một Tây Nguyên an lành, trước nguy cơ và hiểm họa môi trường không tránh khỏi do những dự án khai thác khổng lồ của “những anh bạn đói nguyên liệu nhôm” đến từ Matxcơva và Bắc Kinh…

Dư luận quan ngại

Về phương diện kỹ thuật, nhiều nhà khoa học trong nước đã và đang lên tiếng phản đối việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Xin dẫn lại những phát biểu của mốt số nhà khoa học đã từng phát biểu trên đài chúng tôi về vấn đề này.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, là người có những ý kiến phản biện mạnh mẽ, nói rằng bùn đỏ thải ra trong quá trình khai thác bauxite được ví như “bom bẩn” đe doạ môi trường và mạng sống con người. “Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chất NAOH, tức là xút.”

Tiến sĩ Trần Bỉnh Chư, phó trưởng bộ môn Địa Chất, thuộc Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội đặt câu hỏi về việc giải quyết chất thải sinh ra trong quá trình “làm giàu” bauxite: “Bô-xít có thành phần chính là AL2O3 cộng với một số hợp chất; mà muốn làm giàu lên thì phải sử dụng hóa chất để giải phóng, tức là tách các hợp chất ra; sau khi xử lý ra thì chất thải đó đổ đi đâu. Nếu tích lại mà thấm ra đất thì ảnh hưởng.”

Tiến sĩ Phạm Duy Hiển thì cảnh báo rằng, phá môi trường Tây Nguyên sẽ gây thiệt hại không chỉ cho Tây Nguyên: “Tây Nguyên được ví như mái nhà Đông Dương nên phải thận trọng. Phá môi trường vùng như Tây Nguyên thì sẽ gây ra những thiên tai lớn không chỉ Tây Nguyên mà còn những vùng dưới nữa.”

Xét đến khía cạnh văn hoá, thì nhà văn Nguyên Ngọc, người am hiểu văn hoá Tây Nguyên, tỏ ra đặc biệt quan ngại. Ông nói, khai thác bauxite tại Tây Nguyên đồng nghĩa với việc phá huỷ đơn vị xã hội cơ bản của địa phương này: “Xung quanh dự án bô-xít tại Tây Nguyên, hiện có rất nhiều lo lắng trong xã hội. Lo lắng về nhiều mặt, kể cả kinh tế, về mặt môi trường, xã hội, an ninh quốc phòng, v.v… Tôi thì tôi lo lắng về mặt văn hoá xã hội ở Tây Nguyên. Đây là một vùng văn hoá rất đặc sắc và độc đáo. Tây Nguyên trước hết là rừng. Văn hoá Tây Nguyên có thể nói là văn hoá rừng, là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Tự nhiên ở đây là rừng, “rừng của làng.” Đơn vị xã hội cơ bản của Tây Nguyên là làng, “làng rừng.” Có thể nói, đất và rừng là nền tảng văn hoá của Tây Nguyên.”

Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nhận định, là nếu nền tảng “đất và rừng” mất đi, văn hoá Tây Nguyên sẽ tan: “Một xã hội, một dân tộc mà văn hoá bị tan đi, thì xã hội không thể ổn định, và thậm chí các dân tộc không thể tồn tại” : “Ở Đắk Nông chẳng hạn, bô-xít có tầng quặng mỏng, độ phân giải vì vậy rất rộng, chiếm 2/3 diện tích sẽ bị “bóc” rừng. Phá rừng, thì với Tây Nguyên, “tế bào cơ bản của xã hội,” hay “không gian sinh tồn của làng,” sẽ tan. Theo đó, con người cũng sẽ không tồn tại.”

Một chi tiết trong bức thư mà đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm nay gần 100 tuổi, gởi ông Nguyễn Tấn Dũng, có một chi tiết đáng để ý. Đó là: “…nên mời thêm các tư vấn chuyên ngành quốc tế có nhiều kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học và nhà quản lý của nước ta cùng thẩm định cho khách quan… xem xét, cân nhắc kỹ càng, không thể chỉ dựa vào đề xuất của các Bộ hay tập đoàn kinh tế.”

Tiến sĩ Phạm Duy Hiển, cũng trong một phát biểu với đài chúng tôi, nói rằng vấn đề khai thác bauxite, chính phủ “đã quyết rồi thì khó thay đổi quyết định.”

Vấn đề đặt ra là, ai đã quyết định, và tiến trình đi đến quyết định ấy, diễn ra như thế nào? Người dân, thông qua Quốc Hội, có tiếng nói như thế nào trong những vấn đề liên quan đến chính họ? Và tất cả những chuyến đi Nga, đi Trung Quốc, của lãnh đạo Việt Nam, nhằm ký kết hoặc chứng nhận lễ ký kết các biên bản ghi nhớ khai thác bauxite, đã được công khai đến đâu?

Liệu có cơ hội cho một sự phủ quyết hay không? Nếu có, quyền ấy thuộc về ai?



Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương