BỨc màn bauxite và Âm mưu tây nguyên tập 1


Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắk Nông : Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của TBT Nông Đức Mạnh



tải về 0.67 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.67 Mb.
#29273
1   2   3   4   5   6

Quy hoạch khai thác quặng bô-xít ở Đắk Nông : Sức ép của Trung Quốc và trách nhiệm của TBT Nông Đức Mạnh

Nguyên Phong 11-02-2009


Mặc dầu bị kiểm duyệt và khiển trách, từ tháng 10-2008 đến nay, báo chí Việt Nam đã công bố nhiều phát biểu, kiến nghị của các nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá và cách mạng lão thành yêu cầu dừng ngay dự án khai thác quặng bô-xít ở Đắk Nông với Trung Quốc.

Những tài liệu được công bố đưa ra những luận cứ xác đáng cho thấy tai hại và nguy cơ về nhiều mặt của dự án này : phi kinh tế, tiếp tục bán rẻ tài nguyên, đi ngược chủ trương phát triển bền vững, gây ra những hậu quả ghê gớm là phá hoại môi trường (làm cạn kiện nguồn nước của một khu vực đang đứng trươc nguy cơ thiếu nước ; biến Đắk Nông thành một vùng bùn đỏ), huỷ diệt không gian sinh tồn, xã hội và văn hoá của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống ở Đắk Nông (1).

Điều mà các tài liệu ấy không dám nói tới hoặc chỉ nói bóng gió là nguy cơ về an ninh, quốc phòng : sự có mặt của nhân viên Trung Quốc (hiện là hàng trăm, sẽ lên tới từ 10.000 đến 20.000 người, có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đây là những quân nhân mặc thường phục) tại «nóc nhà của Đông Dương», một khu vực mà ngay thời kỳ thịnh trị nhất của chế độ Pol Pot, Trung Quốc cũng chưa thể có mặt.

Trong cuộc họp báo ngày 4-2, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã biện minh cho dự án sai lầm nguy hiểm này bằng cách nói rằng dự án này “đã được nêu trong nghị quyết đại hội X của Đảng và Bộ chính trị đã ba lần nghe, kết luận về phát triển bô-xít Tây Nguyên”. Nhưng, như Hoà Vân đã chỉ rõ trong bài Bô-xít và Tây Nguyên (đã đăng trên Diễn Đàn), nếu trong báo cáo kinh tế được Đại hội X thông qua có một câu “căn cứ vào nguồn lực và hiệu quả, Nhà nước tập trung đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để phát triển những sản phẩm quan trọng của nền kinh tế, như : lọc hoá dầu, khai thác quặng và luyện thép, phân bón, hoá chất, xi măng, khai thác bô-xít và sản xuất alumin, bột giấy gắn với trồng rừng, một số sản phẩm cơ khí chế tạo”, thì chính Đại hội X ấy cũng đã thông qua Bản báo cáo chính trị (quan trọng hơn) trong đó không còn chuyện bô-xít nữa, mà thậm chí còn nhấn mạnh “có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô”.

Tìm lại các văn kiện của đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm qua, càng thấy rõ phương án bô-xít Tây Nguyên này do Trung Quốc đề ra từ năm 2001 và liên tục làm sức ép đối với Việt Nam. Và trong việc này, trách nhiệm của cá nhân tổng bí thư Nông Đức Mạnh là không thể chối cãi.

Thật vậy, trong “Tuyên bố về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” công bố ngày 25-12-2000 (lúc đó tổng bí thư ĐCS VN là Lê Khả Phiêu, ĐCS Trung Quốc là Giang Trạch Dân) hoàn toàn không nói gì tới khai thác quặng bô-xít, mà thậm chí còn nhấn mạnh tới việc hợp tác khoa học kĩ thuật trong cả lĩnh vực “bảo vệ môi trường” (x. toàn văn tuyên bố trên mạng của Đại sứ quán VN tại Hoa Kì).

Lần đầu tiên danh từ bô-xít xuất hiện là ngày 3-12-2001 trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh” (xem toàn văn : mạng của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì) cụ thể là trong điểm thứ 6 :

“6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hóa của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực. 



Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắk Nông

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.”

Trước hết, một nhận xét về hình thức : cả đoạn này nói về khuôn khổ chung hợp tác hợp tác “kinh tế, thương mại, khoa học kĩ thuật và các lĩnh vực khác”, nhưng bỗng nhiên lại gài một điểm cụ thể, và chỉ một điểm đó thôi “nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắk Nông”. Có lẽ đây là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao quốc tế : tại bất cứ một trường ngoại giao nào, nếu một sinh viên viết một tuyên bố chung như vậy, chắc sẽ bị đánh trượt và đưa ra khỏi trường ngay lập tức.

Vậy mà văn kiện đó đã được kí kết và công bố. Điều chắc chắn là “dự án bô-xít nhôm Đắk Nông” này không do phía Việt Nam nêu ra, và “Bộ chính trị” chưa hề “nghe”, chứ chẳng nói gì là “kết luận”. Vậy thì đó là đề nghị của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra : tổng bí thư Nông Đức Mạnh có đọc thấy câu văn quái gở ấy trước khi đặt bút kí không ?

Bốn năm sau, tháng 11-2005, ông Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam. Thông báo chung công bố ngày 2-11-2005 (xem bản tin của VietNamNet) không thấy nói gì tới việc này (2).

Tháng 11-2006, ông Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam chuyến nữa. Lần này thông báo viết : “Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắk Nông…”. Một lần nữa, dự án Đắk Nông lại được nêu ra, và chỉ có nó được kể tên. Hai chữ “tích cực” của năm 2001 (khi ông Mạnh đặt bút kí lần đầu) nay được thay bằng “khẩn trương”. Thôi thúc như đòi nợ, hay mệnh lệnh, uy hiếp ?

Tóm lại, do sự nhẹ dạ năm 2001, lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tự đặt mình vào một thế lưỡng nan : chịu sức ép của Trung Quốc, thực hiện dự án Đắk Nông, thì sẽ phạm một sai lầm và tội ác to lớn, và sẽ mất hết uy tín trong dân và trong đảng, và sẽ bị cộng đồng quốc tế khinh bỉ ; huỷ bỏ dự án này, thì sẽ bị Trung Quốc trả đũa, thậm chí dùng những biện pháp săng-ta với những cá nhân lãnh đạo.

Tuy nhiên, trong mọi cuộc săng-ta, kẻ làm săng-ta cũng phải tính tới lợi ích xa hơn là lợi ích trước mắt. Nếu đủ sáng suốt, ông tổng bí thư, hay ít nhất các đồng chí của ông trong Bộ chính trị, cũng có thể kiên trì giải thích cho ông Hồ Cẩm Đào thấy bàn tay quá lộ liễu của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền có thể làm cho họ mất cả chì lẫn chài.

Về phần công luận Việt Nam, tất nhiên không có cách nào khác hơn là nghiêm chỉnh tố cáo một sai lầm, một tội ác, ở thời điểm này, còn tránh được.

http://www.diendan.org/viet-nam/richdocument.2009-02-11.862 7167155/

(1) Ngoài những bài đã đăng hay được giới thiệu trên Diễn Đàn, độc giả có thể đọc thêm bài của Nguyễn Trung trên Tuần Việt Nam và của Dương Thanh Tùng trên mạng của Cơ quan thanh tra Chính phủ.

(2) Theo những nguồn tin “nội bộ” đáng tin cậy, thì trong chuyến đi này, ông Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu gặp toàn thể Bộ chính trị ĐCS Việt Nam. Tại cuộc gặp này, họ Hồ nói một câu đại ý : Trung Quốc không can dự vào việc sắp xếp nhân sự sắp tới của Đại hội X, nhưng chỉ yêu cầu “một điều”, là “không thay đổi tổng bí thư”. 5 tháng sau, ông Nông Đức Mạnh tái cử tổng bí thư ĐCSVN (tháng 4-2006).

Bauxite : Thế trận xôi đậu

Đỗ Thái Nhiên 13-02-2009

Ngày 04-02-2009, trong một cuộc họp báo diễn ra tại Hà Nội, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Nhà nước là con đẻ của đảng. Đảng là một tổ chức của tư nhân. Đảng và nhà nước không do người dân tự do bầu ra. Đảng và nhà nước hoàn toàn không đại diện cho người dân. Đảng và nhà nước hiển nhiên là một chế độ phi chính thống.

Vì vậy cái mà Nguyễn Tấn Dũng lớn tiếng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” chỉ là một nhóm chữ trống rỗng. Nó triệt để vô nghĩa về măt pháp lý. Trên căn bản trống rỗng và vô nghĩa kia, CSVN vẫn liều lĩnh biến chương trình khai thác bauxite tại Việt Nam thành hành động cụ thể. Quặng bauxite được dùng để chế biến nhôm. Trung bình 4 tấn quặng bauxite sản xuất được một tấn nhôm và thải ra 3 tấn đất bùn đỏ, một loại chất thải hóa học cực kỳ độc hại đối với môi sinh.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu những suy nghĩ của cá nhân và đoàn thể cùng với những tin tức từ thực tiễn đời sống của các nơi trên thế giới đối với công việc khai thác bauxite.



A. Chối bỏ bauxite trong suy nghĩ

1. COMECON (CMEA: Council Of Mutual Economic Assistance) là Hội đồng Tương trợ Kinh tế của 11 quốc gia trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Hội đồng này do Liên Sô thành lập năm 1949, giải tán năm 1991. Thập niên 1980 mặc đầu Liên Sô rất cần quặng bauxite để nhanh chóng công nghiệp hóa quốc phòng, thế nhưng đại diện 11 quốc gia trong COMECON vẫn bảo cho CSVN biết là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam chẳng những giết chết Tây Nguyên mà còn làm cho toàn vùng Nam Trung bộ thường xuyên đối đầu với hạn hán hoặc lũ lụt. Hồi bấy giờ Hà Nội nghe theo lời khuyên của COMECON.

2. Ngày 05-01-2009 tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư cho Nguyễn Tấn Dũng, nói rõ ý kiến chống lại việc CSVN mở cửa cho Trung Quốc vào Việt Nam khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Đầu thập niên 1980 tướng Giáp là đại diện của CSVN tai COMECON. Vì vậy ông Giáp là người có đầy đủ hiểu biết để nói về bauxite Tây Nguyên. Đặc biệt thư của tướng Giáp còn nhấn mạnh : “Trong tháng 12-2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đến Tây Nguyên để bắt tay vào việc khai thác bauxite. Mỗi công trường bauxite sẽ có tới hàng ngàn công nhân”.

3. Ngày 22-10-2008 tỉnh Đắk Nông Tây Nguyên có tổ chức một cuộc hội thảo về bauxite Tây Nguyên. Tại cuộc hội thảo này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc công ty Năng lượng Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam cho biết: “Nhôm không là kim loại quý, chưa có quốc gia nào coi bauxite là khoáng sản chiến lược để dốc sức khai thác như Việt Nam. Công cuộc khai thác bauxite Tây Nguyên chỉ nhằm phục vụ các đại gia luyện nhôm nước ngoài vốn không muốn tốn nhiều chi phí cho việc khai thác”

4. Vẫn từ cuộc hội thảo Đắk Nông, ông Nguyên Ngọc, cựu đại tá bộ đội CSVN, cựu tổng biên tập báo Văn Nghệ, phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hành động ở Tây Nguyên rất thản nhiên… Thậm chí, có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây Nguyên như là trên một vùng đất không người”. Nguyên Ngọc không ngần ngại nhắc tới biến cố 30-04-1975 đi kèm với những chỉ trích nghiêm khắc : “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa; và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”.

Căn cứ vào nhiều góc nhìn khác nhau, quyết định được NguyễnTấn Dũng long trọng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” bị chống đối từ rất nhiều phía. Do giới hạn của một bài tiểu luận, bài này chỉ có thể trích dẫn bốn ý kiến chống đối điển hình.



B. Chối bỏ bauxite trong thực tiễn đời sống

Phản ứng của một số quốc gia trước những hậu quả tệ hại đối với môi sinh do bauxite gây ra.

1. Ấn Độ là nước có trữ lượng bauxite đứng thứ sáu của thế giới. Chính phủ Ấn Độ cấp giấy phép cho 13 công ty đa quốc gia khai thác bauxite tại tiểu bang Orissa. Công việc khai thác này đã gây tác hại cho 60.000 cư dân trong vùng. Đồng thời hủy diệt hoàn toàn 1000 ha đất canh tác. Năm 2004 dân chúng Ấn Độ nổi dậy thành một phong trào lớn chống đối những công ty khai thác bauxite trên lãnh thổ Ấn Độ.

2. Báo Chinanews của Trung Quốc loan tin: từ 2004-2008 cho đến nay, ví lý do bảo vệ môi sinh, Trung Quốc đã đóng cửa 100 mỏ bauxite thuộc tỉnh Hà Nam. Đặc biệt trong 100 mỏ kia có một mỏ chỉ hoạt động hơn một năm là phải đóng cửa, vì mỏ này đã làm ô nhiễm môi sinh trầm trọng hơn hẳn mức dự đoán.

Nhìn chung lại, ý kiến của khoa học gia cũng như ý kiến của các bậc thức giả cộng với thực trạng tệ hại của công việc khai thác bauxite tại Ấn Độ và nhất là tại Trung Quốc đã đưa dẫn công luận đi đến kết luận rằng: Sự việc Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên chắc chắn sẽ tạo ra những nguy hại cực kỳ nghiêm trọng.

Những nguy hại kia to lớn gấp nghìn lần mớ quyền lợi kinh tế được thổi phồng bởi chế độ Hà Nội. Khai thác bauxite bị chối bỏ trong suy nghĩ cũng như trong thực tiễn đời sống. Tại sao Nguyễn Tấn Dũng vẫn lớn tiếng khẳng định: “Việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và nhà nước” ? Câu hỏi tại sao vừa rồi kéo theo một số câu hỏi tại sao khác:

- Thứ nhất: Tại sao Trung Quốc vào Việt Nam khai thác bauxite trong khi Bắc Kinh lại đóng cửa 100 mỏ bauxite trên lãnh thổ của Trung Quốc?

- Thứ hai: những công ty ngoại quốc khi vào Việt Nam kinh doanh như : Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Pháp đều phải thuê mướn công nhân Việt Nam. Tại sao Trung Quốc lại được quyền sử dụng công nhân Trung Quốc?

- Thứ ba: ngày 04-02-2009, tại Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng long trọng cam kết trước báo chí rằng song song với sự việc Trung Quốc vào Tây Nguyên, “an ninh quốc gia vẫn được bảo đảm”. Tại sao không có những bảo đảm tương tự khi Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản vào Việt Nam kinh doanh ?

Tại sao các vấn đề: “Bauxite, Trung Quốc và an ninh quốc gia” lại có liên hệ chặt chẽ với nhau? Phải chăng “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn kỹ những gì CS làm”. Phải chăng CS nói bảo đảm an ninh có nghĩa là CS thả nổi cho Trung Quốc được tự do tác yêu, tác quái tại Tây Nguyên ?

Tất cả những câu hỏi tại sao nêu trên, xin được trả lời như sau: Lịch sử bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc là lịch sử xâm lăng và chống xâm lăng. Có ba hình thức xâm lăng.

1. Xâm lăng thô thiển: Tàu kéo quân vào Việt Nam, chiếm đóng Việt Nam, đồng thời dùng “Hệ thống hành chánh thái thú” để trực tiếp cai trị Việt Nam. Đó là thời kỳ Bắc thuộc một, Bắc thuộc hai, Bắc thuộc ba. Đó là 1000 năm Tàu thuộc.

2. Xâm lăng tinh vi: Người Tàu nuôi và dạy CSVN thành một chế độ vừa triệt để độc tài đối với quần chúng Việt Nam, vừa triệt để tuân hành mọi loại mệnh lệnh của Trung Quốc. Thay vì trực tiếp cai trị Việt Nam bằng chế độ thái thú thời 1000 năm Tàu thuộc, từ 1954... cho đến nay người Tàu gián tiếp cai trị Việt Nam thông qua chế độ bù nhìn CSVN.

3. Xâm lăng xóa tên hay còn gọi là xâm lăng theo chiến thuật xôi đậu : Khu vực Thái-Mèo gồm các tỉnh Lào Cay, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu. Thái-Mèo bắc giáp Trung Quốc, tây và nam giáp Ai Lao, đông nam giáp vùng Mường, Hòa Bình, đông giáp núi Phan Xi Păng. Ngày 29-04-1955 bằng sắc lệnh số 230/SL, Hồ Chí Minh thành lập khu tự trị Thái Mèo.

Năm 1962 Khu tự trị Thái Mèo đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc. Ngày 27-12-1975 qui chế tự trị bị bãi bỏ nhưng tinh thần tự trị vẫn còn nguyên. Có thể nói được rằng khu Thái Mèo là vùng trái độn dọc biên giới Việt Hoa. Nơi đây, thời bình, người Việt và người Hoa chung sống an vui. Thế nhưng, vào lúc Trung Quốc thực hiện âm mưu xâm lăng Việt Nam thì khu Thái Mèo tự trị là quả mìn gài sẵn trên lãnh thổ Việt Nam.

Hẳn nhiên chương trình thôn tính Việt Nam đòi hỏi Trung Quốc phải tạo ra càng nhiều khu tự trị càng tốt. Có hai loại khu tự trị cần tìm hiểu :

- Một là những khu tự trị tay sai của Trung Quốc : để thực hiện gian mưu này, Trung Quốc kích động, nuôi dưỡng và phát triển một số đối tượng đứng lên đòi hỏi quyền thành lập khu tự trị. Những đối tượng kia có thể là: đồng bào thượng Tây Nguyên, tổ chức Fulro Tây Nguyên, dân tộc Chàm Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, dân tộc Khmer Krom Trà Vinh, Bạc Liêu và một số tỉnh thành miền Tây, Nam phần Việt Nam…

- Hai là những khu tự trị mà đa phần cư dân là người Hoa hay người Việt gốc Hoa : Ngoài Bắc có các tỉnh ranh giới Việt Hoa. Trong Nam có: Chợ Lớn, Rạch Giá, Bạc Liêu và rất nhiều địa phương miền Tây Nam phần Việt Nam. Nhằm tăng nhanh số lượng khu tự trị loại này, Trung Quốc với sự tiếp tay của chế độ Hà Nội đang nỗ lực gầy dựng những khu tự trị người Hoa dưới chiêu bài khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.

Mỗi một mỏ bauxite với nhiều chục ngàn công nhân Trung Quốc sẽ là một khu tự trị của người Hoa… Trong tương lai, ngoài bauxite, Trung Quốc có thể lấy nhiều chiêu bài khác nhau để tạo ra nhiều khu tự trị loại một và loại hai trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Nếu đất nước Việt Nam là một đĩa xôi trắng thì mỗi khu tự trị vừa diễn tả là một hạt đậu đen. Chừng nào đậu đen đè bẹp xôi trắng về mặt số lượng và/hoặc về mặt thế lực chính trị, chừng đó đậu đen sẽ nắm quốc hội, sẽ chiếm giữ guồng máy quyền lực chính trị của Việt Nam.

Xin đừng quên rằng : Trung Quốc khởi sự đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng cách nhào nặn ra Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Ngày nay mỗi hạt đậu đen là một Mặt trận Giải phóng Miền Nam năm xưa. Không cần một tiếng súng, chỉ cần lãnh thổ Việt Nam tràn ngập đậu đen. Quốc hội Việt Nam bị đậu đen nắm giữ.

Với hai yếu tố này, về mặt quyền lực chính trị cũng như về mặt cấu trúc hành chánh, Việt Nam đương nhiên biến thành một đơn vị hành chánh của quốc gia Trung Hoa. Quốc gia Việt Nam vĩnh viễn bị xóa tên trên bang giao quốc tế cũng như trên bản đồ thế giới. Đó là ý nghĩa sau cùng của nhóm chữ “Xâm lăng theo chiến thuật xôi đậu”.



Vấn đề không là bauxite hay không bauxite. Vấn đề chính là bauxite chỉ là tấm màn thưa được CSVN dùng để che đậy kịch bản chế độ Hà Nội mở cửa cho người Tàu tiến vào lãnh thổ Việt Nam. Trên tay mỗi tên Tàu là một túi đậu đen. Sau lưng mỗi tên Tàu là một kẻ hầu cận mang nhãn hiệu cờ đỏ sao vàng.

Xin mời xem tiếp tập 2




Каталог: tailieu
tailieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
tailieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
tailieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
tailieu -> Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI
tailieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
tailieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
tailieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
tailieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
tailieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương