Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015



tải về 3.89 Mb.
trang7/40
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.89 Mb.
#24328
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   40

3. Môi trường nước mặt lục địa


Để đánh giá chất lượng nước mặt các sông trên địa bàn tỉnh, kết quả quan trắc được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

3.1. Sông Kiến Giang


Sông Kiến Giang là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thủy đổ về xã Trường Thủy chảy theo hướng Nam Bắc. Từ đây sông chảy theo 02 hướng; hướng thứ nhất Tây Nam - Đông Bắc về đến ngã ba Thượng Phong, hướng thứ 2 chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đến ngã ba Phú Thọ (An Thủy, Lệ Thủy) sông đón nhận thêm nước của sông Cẩm Ly, tiếp tục chảy theo hướng trên băng qua cánh đồng trũng huyện Lệ Thủy đổ vào địa phận huyện Quảng Ninh, chảy băng qua phá Hạc Hải về đến ngã ba Trần Xá thì hợp lưu với sông Long Đại đổ nước vào sông Nhật Lệ.

Sông Kiến Giang chảy qua địa phận 2 huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, là một trong những nguồn nước mặt quan trọng phục vụ cho các hoạt động cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông thủy, NTTS,…Tuy nhiên, trong thời gian qua do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người chẳng hạn như, sự phát triển của hoạt động dân sinh, thương mại và dịch vụ, sự xói mòn và rửa trôi từ các cánh đồng nông nghiệp dọc hai bờ sông,…đã tác động đáng kể đến sự thay đổi CLN sông Kiến Giang.

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Kiến Giang tại 3 điểm quan trắc dọc theo chiều dài sông qua 4 đợt quan trắc kết quả như sau:

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Kiến Giang được thể hiện ở [Bảng29, 30 - phụ lục 4]. So sánh với Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT - Cột B1 -Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 cho thấy, tất cả các thông sốquan trắc đều nằm trong giới hạn Quy chuẩn cho phép.


3.1.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015


So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông Kiến Giang năm 2015 cho thấy, hàm lượng các thông số trong nước mặt sông có sự biến động giữa các đợt quan trắc, cụ thể như sau:




Diễn biến hàm lượng TSS và COD trên sông Kiến Giang năm 2015
Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Kiến Giang năm 2015

Hàm lượng TSS và các chất hữu cơ (COD, BOD5) giữa các đợt quan trắc có sự biến động không nhiều và đều đạt yêu cầu quy định theo quy chuẩn vào các đợt quan trắc. Hàm lượng TSS dao động trong khoảng từ 14 - 35 mg/l và có xu hướng tăng vào thời điểm quan trắc đợt 4, những cơn mưa đầu nguồn đã làm gia tăng TSS tại các điểm này. Hàm lượng các chất hữu cơ COD, BOD5 lần lượt dao động từ (<5 - 29 mg/l) và (1,8 - 18,8 mg/l), có xu hướng tăng dần về phía hạ nguồn vào thời điểm quan trắc đợt 2, 3, trong đó giá trị BOD5 đã vượt giới hạn cho phép hơn 1 lần tại vị trí đập Mỹ Trung (Hình 34, 35).




Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng (PO43-, NH4+) năm 2015
trên sông Kiến Giang


Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Kiến Giang năm 2015

Kết quả quan trắc năm 2015 cũng cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng (NO3--N, NH4+-N,PO43-P) có sự biến động giữa các đợt quan trắc trong năm. Hàm lượng NO3- -N dao động trong khoảng từ 0,2 - 0,7 mg/l, NH4+-N (dao động từ <0,025 - 0,22 mg/l) có xu hướng tăng dần về phía hạ nguồn; hàm lượng PO43--P tại cầu Mỹ Trạch và Đập Mỹ Trung tăng khá cao tại thời điểm quan trắc đợt 2 (dao động từ 0,01 – 0,35 mg/l) và đã vượt QCCP hơn 1 lần (Hình 36,37).

Hàm lượng các kim loại nặng tại các điểm quan trắc trên sông Kiến Giang tương đối ổn định, ít biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm, riêng hàm lượng sắt có xu hướng tăng cao vào thời điểm quan trắc đợt 4. Các kim loại Asen, Cadimi, Chì đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích; Thủy ngân phát hiện ở dạng vết. Riêng hàm lượng Sắt dao động trong khoảng từ 0,69 - 1,20 mg/l, có chiều hướng tăng cao vào đợt 4 trong năm và tất cả các chỉ tiêu đều đạt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn.


3.1.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Kiến Giang theo không gian cho thấy, giá trị trung bình của các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1.

Hình 38, 39 và 40 cho thấy, hàm lượng TSS, các chất hữu cơ (BOD5, COD) vàNH4+có xu hướng tăng cao về phía hạ nguồn (đập Mỹ Trung) là nơi tiếp nhận nhiều chất thải sinh hoạt của người dân cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực.Hàm lượng PO43- đạt giá trị caotại cầu Mỹ Trạch và đập Mỹ Trung là những nơi chịu tác động từ hoạt động sinh hoạt của các cụm dân cư sống dọc bờ sông và giá trị này giảm mạnh tạivị trí đập An Lạcnơi không chịu tác động củahoạt động dân sinh.

Hàm lượng các kim loại nặng năm 2015 trên sông Kiến Giang tương đối ổn định và ít biến động giữa các vị trí quan trắc trên sông, hàm lượng Fe+trung bình dao động trong khoảng 0,32 – 0,49 mg/l (Hình 37).

3.1.3. Diễn biến từ năm 2011 - 2015








Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Kiến Giang qua các năm








Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Kiến Giang qua các năm







Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng (PO43-, NH4+ )
trên sông Kiến Giang qua các năm




Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Kiến Giang qua các năm
Mật độ coliform trên sông Kiến Giang qua các năm

So sánh với kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Kiến Giang giai đoạn năm 2011 - 2015 cho thấy, hàm lượng một số chất cơ bản về CLN có xu hướng giảm so với các năm trước.Hàm lượng TSS, các hữu cơ, chất dinh dưỡng (trừ PO43--P tăng tại các điểm chảy qua khu dân cư) và mật độ coliform tại hầu hết các vị trí quan trắc trên sông Kiến Giang đều có xu hướng giảmso với các năm trước.

Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Thủy ngân) trên sông Kiến Giang tương đối ổn định và ít biến động so với các năm trước, hàm lượng các kim loại Asen, Chì, Cadimi đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.



Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy, chất lượng nước sông Kiến Giang khá tốt. Hàm lượng các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1 đáp ứng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Xét trên cùng hệ thống sông, hàm lượng các thông số trong nước có xu hướng tăngdầnvề phía hạ nguồn và tương đối ổn định so với kết quả quan trắc các năm trước, trong khi đó giá trị PO43--P năm 2015 tăng cao tại các điểm có hoạt động dân sinh. Nhìn chung, chất lượng nước sông Kiến Giang giai đoạn từ năm 2011 – 2015 có dấu hiệu ngày càng tốt hơn.

Каталог: 3cms -> upload -> stnmt -> File
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
stnmt -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 10/2008/QĐ-btnmt
stnmt -> V/v: Tăng cường quản lý thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng"
stnmt -> Điều Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
File -> CÔng vă n c ủa t ổn g c ụ c đ Ị a c h í n h số 1 5 5 8 / Đ c -đ Đ b đ n g à y 1 3 1 0 1 9 9 9 V ề V i ệc h ưỚ n g d ẫn L ậ p b ảN Đ Ồ NỀ n là m c ơ s ở t h à n h L ập b ả n đ Ồ h I ệ n t r ạ n g s ử DỤ n g đ ẤT

tải về 3.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương