Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2015



tải về 3.89 Mb.
trang8/40
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.89 Mb.
#24328
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   40

3.2. Sông Đại Giang


Sông Đại Giang là hợp lưu của 3 phụ lưu chính, nhánh phía Bắc phát nguyên từ vùng núi Cô - Ta - Run trên biên giới Việt Lào, chảy trọn trong vùng địa hình Karst của Bố Trạch và đến động Hiềm thì gặp sông Đại Giang. Trước khi đổ nước vào sông Nhật Lệ, sông Đại Giang nhận thêm nước từ hai phụ lưu là Rào Trù và Rào Đá. Diễn biến chất lượng nước sông Đại Giang như sau:

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Đại Giang năm 2015 được thể hiện ở [Bảng 31 - phụ lục 4].

So sánh kết quả quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 cho thấy, hàm lượng các chỉ tiêu quan trắc năm 2015biến động khá rõ giữa các đợt trong năm; tất cả các vị trí quan trắcđều đạt quy định của quy chuẩn.

3.2.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Đại Giang qua các thời điểm quan trắc trong năm cho thấy:


Diễn biến hàm lượng TSS, COD, BOD5trên sông Đại Giang năm 2015




Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng (PO43-, NH4+)
trên sông Đại Giang năm 2015


Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Đại Giang năm 2015

Hàm lượng TSS, các chất dinh dưỡng và hữu cơ trên sông Đại Giang diễn biến khá rõ giữa các đợt quan trắc trong năm. Hàm lượng TSS, Fe+có xu hướng tăng vào mùa mưa(đợt 4) trong khi đó hàm lượngcác chất hữu cơ, chất dinh dưỡng đạt giá trị cao vào mùa khô (đợt 2) (Hình 43, 44 và hình 45).

Hàm lượng các kim loại nặng (Pb, Cd, As) nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích, thủy ngân phát hiện ở dạng vết và tương đối ổn định giữa các thời điểm quan trắc trong năm.


3.2.2. Diễn biến qua các năm


Mặt khác, so sánh với kết quả quan trắc các năm trước cho thấy sự biến động của một số thông số cơ bản về chất lượng nước được phân tích như sau:


Diễn biến hàm lượng TSS, COD, BOD5 trên sông Đại Giang qua các năm




Diễn biến hàm lượng PO43- và NH4+-N trên sông Đại Giang qua các năm


Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Đại Giang qua các năm

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đại Giang giai đoạn từ năm 2011 – 2015 cho thấy,có sự biến động qua các năm, chỉ có một số thông số (như TSS, PO43--P, Fe+ có xu hướng tăng so với năm 2014 tuy nhiên mức độ không lớn; tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn QCVN quy định.

Nhìn chung, chất lượng nước sông Đại Giang chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliforms. Hàm lượng TSS, Fe+ có xu hướng tăng vào mùa mưa (đợt 4) nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ lại đạt giá trị cao vào mùa khô (đợt 2);các kim loại nặng tương đối ổn định giữa các thời điểm quan trắc trong năm.Đồng thời, so sánh với kết quả quan trắc các năm từ 2011 – 2015 cho thấy chất lượng nước sông Đại Giang biến động nhẹ qua các năm.

3.3. Sông Mỹ Đức


Sông Mỹ Đức là một nhánh của hệ thống sông Kiến Giang, sông bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Bắc huyện Lệ Thủy, chảy qua thị trấn Nông trường Lệ Ninh, xã Sơn Thủy, xã An Thủy huyện Lệ Thủy rồi đổ về đập An Lạc, tại đây sông hợp lưu vào hệ thống sông Kiến Giang.

Sông Mỹ Đức tiếp nhận khá nhiều chất thải từ các hoạt động dân sinh và các hoạt động sản xuất trong khu vực, đặc biệt vào mùa lũ sông tiếp nhận khá nhiều nước thải từ nhà máy chế biến cao su Lệ Ninh cũng như các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn.



Kết quả quan trắc trên sông Mỹ Đức được trình bày ở [Bảng32 - phụ lục 4]. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 cho thấy, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn QCVN cho phép. Kết quả đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Mỹ Đức năm 2015 như sau:

3.3.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Mỹ Đức năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Mỹ Đức năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+-N trên sông Mỹ Đức năm 2015


Diễn biến hàm lượng PO43-
trên sông Mỹ Đức năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Mỹ Đức năm 2015

Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy, hàm lượng các thông số trong nước mặt sông Mỹ Đức có sự biến động không lớn qua các thời điểm quan trắc trong năm; hàm lượng các chất hữu cơ (trừ BOD5), chất dinh dưỡng, sắtcó xu hướng tăng vào đợt 4 trong năm. Hàm lượng các kim loại nặng tương đối ổn định (trừ Fe+) và ít biến động giữa các vị trí quan trắc;thủy ngân có hàm lượng rất nhỏ, chỉ phát hiện ở dạng vết, các kim loại như Asen, Cadimi, chì nhỏ hơn ngưỡng giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích. Riêng hàm lượng Fe+tăng cao vào thời điểm quan trắc 4 (Hình 53).

3.3.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Mỹ Đức theo không gian cho thấy, giá trị trung bình của các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1.




Diễn biến hàm lượng TSS, các chất hữu cơ năm 2015 trên sông Mỹ Đức
Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡngnăm 2015 trên sông Mỹ Đức

So sánh giữa các vị trí trên cùng sông Mỹ Đức cho thấy hàm lượng các thông số trong nước mặt đoạn chảy qua ngầm Đá Bước có giá trị thấp hơn vị trí quan trắc tại đập Mụ Bồn là nơi chịu tác động từ nhiều nguồn tác động khác nhau: từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia cầm trên sông Mỹ Đức (cách vị trí lấy mẫu khoảng 300m về phía thượng nguồn).

Nhìn chung, chất lượng nước sông Mỹ Đức tại thời điểm quan trắc chưa có dấu hiệu ô nhiễm về chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, các kim loại nặng cũng như coliforms. Tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn quy chuẩn cho phép. Đánh giá chất lượng nước giữa các vị trí quan trắc trên sông cho thấy, chất lượng nước tại đập Mụ Bồn có giá trị cao hơn vị trí quan trắc tại ngầm Đá Bước, tuy nhiên vẫn đảm bảo đáp ứng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.

3.4. Sông Lệ Kỳ


Sông Lệ Kỳ bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Bắc huyện Quảng Ninh, thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, chảy qua địa phận phường Bắc Nghĩa, xã Đức Ninh thành phố Đồng Hới rồi nhập vào sông Nhật Lệ.

Kết quả quan trắc trên sông Lệ Kỳ năm 2015 được thể hiện ở [Bảng33 - phụ lục 4]. So sánh kết quả quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2, cho thấy chất lượng nước mặt sông Lệ Kỳ đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliform vào mùa khô. Diễn biến chất lượng nước sông Lệ Kỳ được phân tích như sau:


3.4.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Lệ Kỳ năm 2015
Diễn biến hàm lượng COD
trên sông Lệ Kỳ năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Lệ Kỳ năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+trên sông Lệ Kỳ năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Lệ Kỳ năm 2015
Mật độ Coliform trên sông Lệ Kỳ năm 2015

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Lệ Kỳ giữa các đợt quan trắc trong năm cho thấy, hàm lượng các chất hữu cơ (BOD5 và COD), chất dinh dưỡng (PO43-, NH4+) có xu hướng giảm nhẹ theo thời gian (trừ đợt 2), tuy nhiên ở thời điểm quan trắc đợt 2 nồng độ các chất này có giá trị cao nhất. Kết quả ở hình 56, 57, 58 và hình 59 đã chỉ rõ, một số thông số đã vượt ngưỡng giới hạn quy chuẩn cho phép tại vị trí quan trắc cầu Hai vào một số thời điểm quan trắc khác nhau trong năm. Cụ thể:

- Hàm lượng BOD5 tại cầu Hai vào các thời điểm quan trắc đợt 1, 2 và đợt 3 vượt ngưỡng giới hạn quy chuẩn cho phép lần lượt là 1,1 lần (Kq=16,7/QCCP≤15mg/l), 1,5 lần (Kq=22,5/QCCP≤15mg/l) và 1,2 lần (Kq =17,4/QCCP≤15 mg/l); đoạn chảy qua thôn Đức Thủy vượt 1,15 lần (Kq=17,2/QCCP≤15mg/l) vào thời điểm quan trắc đợt 2.

- Hàm lượng COD tại cầu Hai vào thời điểm quan trắc đợt 2 vượt ngưỡng giới hạn QCVN cho phép 1,1 lần (Kq = 34/QCCP≤ 30 mg/l).

- Hàm lượng NH4+-N tại cầu Hai vào thời điểm quan trắc đợt 1 và 2 vượt ngưỡng giới hạn quy chuẩn cho phép lần lượt là 5 lần (Kq=2,5/QCCP≤ 0,5 mg/l) và 5,5 lần (Kq=2,6/QCCP≤ 0,5 mg/l).

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (PO43-- P), NO3-N) và các kim loại nặng (Fe, As, Cd, Pb, Hg) tương đối ổn định và ít biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm.

3.4.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Lệ Kỳ theo không gian cho thấy, giá trị trung bình của các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1.






Diễn biến hàm lượng TSS, COD, BOD5 năm 2015 trên sông Lệ Kỳ
Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng năm 2015 trên sông Lệ Kỳ

Nhìn chung, chất lượng nước sông Lệ Kỳ đã có dấu hiệu ô nhiễm tại đoạn chảy qua cầu Hai, hàm lượng các chất hữu cơ (BOD5, COD) và NH4+-Nvà vi sinh đạt giá trị khá cao và đã vượt giới hạn QCCP. Hàm lượng TSS và các kim loại nặng (Fe, Pb, Cd, Hg, As) tương đối ổn định, ít biến động giữa các vị trí quan trắc trên sông. Nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng tại cầu Haicó thể một phần do tác động của hoạt động xả thải từ nhà máy tinh bột Long Giang và một phần do tiếp nhận nguồn thải từ quá trình sinh hoạt của người dân dọc bờ sông.

Chất lượng nước sông Lệ Kỳ năm 2015 tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy định theo quy chuẩn. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+ - N tại vị trí quan trắc cầu Hai cao hơn và đã vượt giới hạn QCCP vào một số thời điểm quan trắc khác trong năm trong khi đó điểm quan trắc hạ nguồn sông Lệ Kỳ (đoạn chảy qua thôn Đức Thủy) vẫn đáp ứng được cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.

3.5. Sông Nhật Lệ


Sông Nhật Lệ là hệ thống sông lớn thứ 2 của tỉnh Quảng Bình, sau hệ thống sông Gianh. Sông Nhật Lệ nhận nước từ 2 con sông chính là sông Kiến Giang và sông Long Đại. Đoạn sông mang tên Nhật Lệ được tính từ ngã 3 sông Long Đại (cách cầu Long Đại 1,5km) về đến cửa Nhật Lệ (Đồng Hới) dài 17km. Nếu tính từ nguồn Kiến Giang về đến cửa Nhật Lệ có chiều dài 96km. Hệ thống sông Nhật Lệ có lưu vực rộng 2.647km2. Hệ thống sông bao gồm 24 phụ lưu lớn nhỏ, độ rộng bình quân của lưu vực 45km2, bình quân sông, suối trong lưu vực có chiều dài 0,84 km/km2.

Sông Nhật Lệ chảy qua nhiều khu thương mại, cụm công nghiệp và đô thị nên tiếp nhận khá nhiều tác nhân gây ô nhiễm từ các khu vực này như: nước thải sản xuất chế biến thủy sản, nước thải sinh hoạt từ khu vực chợ Đồng Hới, nước thải từ các trung tâm đô thị như thị trấn Quán Hàu và đặc biệt là thành phố Đồng Hới nên chất lượng nước sông có diễn biến khác nhau.



Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Nhật Lệ được thể hiện ở [Bảng27, 28 - phụ lục 4].So sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột B2- Dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp cho thấy tất cả các thông số quan trắc đều đạt giá trị giới hạn Quy chuẩn cho phép. Một số chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước sông Nhật Lệ được phân tích như sau:

3.5.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Nhật Lệ năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Nhật Lệ năm 2015
Diễn biến hàm lượng PO43- trên sông Nhật Lệ năm 2015




Diễn biến hàm lượng NH4+
trên sông Nhật Lệ năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Nhật Lệ năm 2015
Diễn biến mật độ coliform trên sông Nhật Lệ năm 2015

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhật Lệ qua các thời điểm quan trắc năm 2015 cho thấy, chất lượng nước sông tương đối ổn định và ít biến động qua các đợt quan trắc trong năm. Hàm lượng các chất hữu cơ (COD, BOD5, NH4+-Nvà coliforms có chiều hướng tăng vào mùa khô (đợt 2, 3) trong năm. Cùng thời điểm này các nhà máy chế biến bột cá nông sản Quảng Bình, Cảng cá Nhật Lệ hoạt động với công suất lớn nhất trong năm, mặt khác vào mùa khô lưu lượng nước trên sông thấp, khả năng tự làm sạch của dòng sông kém do đó hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ, NH4+-N và coliforms có xu hướng tăng cao hơn. Hàm lượng TSS, các chất dinh dưỡng (PO43--P, NO3-- N), hàm lượng các kim loại Fe, Pb, Hg tương đối ổn định và ít dao động qua các đợt quan trắc năm 2015; Asen và Cadimi đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.

3.5.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Nhật Lệ giữa các vị trí quan trắc cho thấy, giá trị trung bình của các thông số tại hầu hết các điểm quan trắc trên sôngđều đáp ứng cho mục đích giao thông thủy trong QCVN 08:2008/BTNMT.




Diễn biến hàm lượng TSS
trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ
Diễn biến hàm lượng COD trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ




Diễn biến hàm lượng BOD5
trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ
Diễn biến hàm lượng PO43- trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ




Diễn biến hàm lượng NH4+-N
trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ
Diễn biến hàm lượng Fe+
trung bình năm 2015 trên sông Nhật Lệ
Diễn biến mật độ coliform năm 2015 trên sông Nhật Lệ

So sánh kết quả trung bình năm 2015 giữa các vị trí quan trắc trên sông Nhật Lệ cho thấy, hàm lượng các chỉ tiêu trong nước có sự biến động giữa các điểm quan trắc tuy nhiên mức độ dao động không lớn. Hàm lượng TSS và các chất hữu cơ, coliform đạt giá trị cao tại vị trí Cảng cá Nhật Lệ, nguyên nhân do khu vực này tiếp nhận một lượng nước thải từ Nhà máy chế biến bột cá nông sản Quảng Bình và Cảng cá Nhật Lệ; hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt giá trị cao tại vị trí cầu Quán Hàu. Hàm lượng các kim loại nặng (Asen, thủy ngân, cadimi) nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích, các kim loại (Sắt, chì) ít biến động giữa các vị trí quan trắc trên sông.

3.5.3. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Nhật Lệ qua các năm
Diễn biến hàm lượng COD trên sông Nhật Lệ qua các năm




Diễn biến hàm lượng NH4+
trên sông Nhật Lệ qua các năm
Diễn biến hàm lượng PO43- trên sông Nhật Lệ qua các năm


Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Nhật Lệ qua các năm

Qua biểu đồ các hình 77 đến 81 cho thấy, CLN sông Nhật Lệ giai đoạn năm 2011 - 2015chưa có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliform, các kim loại nặng có hàm lượng rất thấp. Nhìn chung, hàm lượng các thông số trong nước sông Nhật Lệkhá ổn định và ít dao động qua các năm, riêng hàm lượng PO43--Ptăng cao vào năm 2012.

Nhìn chung, chất lượng nước sông Nhật Lệ khá tốt, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn QCCP. Chất lượng nước có sự biến động giữa các vị trí quan trắc trên cùng dòng dòng sông, hàm lượng TSS và các chất hữu cơ, coliforms đạt giá trị cao tại vị trí Cảng cá Nhật Lệ, hàm lượng các chất dinh dưỡng đạt giá trị cao tại vị trí quan trắc cầu Quán Hàu.So sánh kết quả quan trắc năm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu trong nước sông Nhật Lệ có giá trị tương đối ổn định giữa các thời điểm trong năm cũng như so với các năm trước;một số chỉ tiêu (COD, BOD5, NH4+- N và coliforms) có xu hướng tăng vào đợt 2,3 năm 2015.

3.6. Sông Dinh


Sông Dinh là một trong 5 con sông chính của tỉnh Quảng Bình. Sông phát nguyên từ vùng núi Ba Rền - Bố Trạch, có tọa độ 17°31’30” vĩ độ Bắc, 106°25’20” kinh độ Đông, ở độ cao 200m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Phú Định -huyện Bố Trạch chảy quặt theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Phương Hạ (xã Đại Trạch, Bố Trạch) thì chuyển sang hướng Đông chảy ra cửa Dinh (xã Nhân Trạch, Bố Trạch). Sông Dinh có tổng chiều dài là 37 km, Sông chạy dài khoảng 15 km thì bị ngăn lại bởi đập Đá Mài. Đây là đập thủy lợi dẫn nước tưới tiêu cho vùng lúa phía nam huyện Bố Trạch và phía bắc thành phố Đồng Hới.Sông có lưu vực 212 km2, bề rộng trung bình của lưu vực 8,5 km; sông ngắn, dốc, nên ít nước cả mùa đông và mùa hè (chỉ có một số ngày có lũ lụt mới có lượng nước đáng kể). Mật độ sông suối 0,93 km/km2..

Chất lượng nước sông Dinh được đánh giá theo QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Dinh được trình bày ở [Bảng25 và 26 - phụ lục 4]. So sánh kết quả quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy chất lượng nước mặt sông Dinh đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (PO43--P), Fe+tại một số vị trí quan trắc vào mùa khô (đợt 2).

3.6.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Dinh năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Dinh năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+-N trên sông Dinh năm 2015




Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Dinh năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Dinh năm 2015
Mật độ coliform trên sông Dinh năm 2015

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Dinh qua các thời điểm quan trắc trong năm cho thấy, hầu hết các chất hữu cơ (BOD5 và COD) và coliforms có xu hướng tăng vào mùa khô (đợt 2), một số chỉ tiêu đã vượt giới hạn quy chuẩn cho phép tại một số vị trí và thời điểm khác nhau (Hình 82đến hình87). Cụ thể:

+ Hàm lượng COD tại điểm tiếp nhận nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty Cổ phần Fococev Quảng Bình vào thời điểm quan trắc đợt 2 vượt giới hạn QCCP 1,03 lần (Kq = 31/QCCP ≤ 30mg/l);

+ Hàm lượng BOD5 tại điểm tiếp nhận nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty CP Fococev Quảng Bình vào thời điểm quan trắc đợt 1, 2 vượt giới hạn QCCP lần lượt là 1 lần (Kq = 15,4/QCCP ≤ 15mg/l) và gần 1,4 (Kq = 20,4/QCCP ≤ 15mg/l);

+ Hàm lượng PO43—P cao hơn quy chuẩn tại vị trí quan trắc cầu Nông trường Việt Trung 1,57 lần (Kq = 0,47/QCCP≤ 0,3mg/l) vào thời điểm quan trắc đợt 3 và nhà máy chế biến cao su Việt Trung 1,43 lần (Kq = 0,43/QCCP≤ 0,3mg/l) ở đợt 1;

+ Hàm lượng Fe+ tại cầu Nông trường Việt Trung và điểm tiếp nhận nước thải nhà máy chế biến cao su Việt Trung vào thời điểm quan trắc đợt 2 vượt QCCP 1,4 lần (QCCp ≤ 1,5 mg/l);

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4+- N), NO3- N) tương đối ổn định và ít biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm, các kim loại nặng (Pb, Hg) chỉ phát hiện ở dạng vết, As và Cd có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.


3.6.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Dinh theo không gian cho thấy, giá trị trung bình của tất cả các thông số quan trắc nước mặt sông Dinh đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1(Hình 88 đến hình94).




Diễn biến hàm lượng TSS
trung bình năm 2015 trên sông Dinh
Diễn biến hàm lượng COD trung bình năm 2015 trên sông Dinh




Diễn biến hàm lượng BOD5
trung bình năm 2015 trên sông Dinh
Diễn biến hàm lượng NH4+trung bìnhnăm 2015 trên sông Dinh




Diễn biến hàm lượng PO43-
trung bình năm 2015 trên sông Dinh
Diễn biến hàm lượng Fe+ trung bình năm 2015 trên sông Dinh
Mật độ coliform trên sông Dinh năm 2015

Nhìn chung, chất lượng nước sông Dinh chưa có dấu hiệu ô nhiễm nhưng hàm lượng TSS, các chất hữu cơ (BOD5, COD), NH4+-P và coliforms có xu hướng tăng cao tại các điểm quan trắc chảy qua khu vực các cơ sở sản xuất (như nhà máy cao su Việt Trung, nhà máy sản xuất tinh bột sắn).Nguyên nhân làmgia tăng hàm lượng các chất này có thể do tiếp nhận nguồn xả thải từ các cở sở sản xuất đó.

Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Pb, Hg) tương đối ổn định và ít biến động giữa các vị trí quan trắc trên sông, riêng As và Cd nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.


3.6.3. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Dinh qua các năm




Diễn biến hàm lượng BOD5 trên sông Dinh qua các năm
Diễn biến hàm lượng NH4+-N
trên sông Dinh qua các năm




Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Dinh qua các năm
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Dinh qua các năm
Mật độ coliform trên sông Dinh qua các năm

So sánh với kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Dinh giai đoạn từ năm 2011 - 2015 cho thấy, hàm lượng một số chất cơ bản về chất lượng nước có sự biến động giữa các vị trí và qua các nămnhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Hàm lượng TSS, các hữu cơ, coliforms năm 2015 có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng cùng giá trị đó lại tăng cao vào năm 2013 (Hình 95 đến hình 100). Hàm lượng Fe+ tại điểm quan trắc cầu Nông trường Việt Trung có xu hướng tăng so với các năm trước.

Nhìn chung, chất lượng nước mặt sông Dinh khá tốt, giá trị trung bình của các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy định theo QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1 đáp ứng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Tuy nhiên chất lượng nước có xu hướng giảm tại các điểm tiếp nhận nước thải nhà máy chế biến cao su Việt Trung và khu vực tiếp nhận nước thải của Nhà máy tinh bột sắn thuộc công ty CP Fococev Quảng Bình, do đóyêu cầu các nhà máy cần nghiêm chỉnh thực hiện xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận (sông Dinh) đồng thời nâng cao công tác giám sát, quản lý chặt chẽ việc thực hiện các cam kết, quy định về BVMTđối với hoạt động của nhà máy. Đánh giá chất lượng nước giữa các đợt quan trắc cho thấy, hàm lượng các thông số quan trắc trên sông Dinh có xu hướng tăng nhẹ vào thời điểm quan trắc đợt 2 trong năm và biến động không nhiều so với các năm trước.

3.7. Sông Lý Hòa


Sông Lý Hòa bắt nguồn từ tọa độ 1731’30” vĩ độ Bắc, 10626’50” kinh độ Đông (rìa núi phía Tây của huyện Bố Trạch) với độ cao 400m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc về đến xóm Rẫy, sau đó uốn khúc chạy theo hướng Đông ra cửa Lý Hoà. Lưu vực sông có diện tích 177kmvà mật độ sông suối 0,70 km/km2. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ chảy gọn trong phần đất phía Nam của huyện Bố Trạch. Sông Lý Hòa đi qua các xã Phúc Trạch, Đồng Trạch, Đức Trạch và Hải Trạch trước khi đổ ra biển, vì vậy chất lượng nước sông Lý Hòa chịu tác động trực tiếp từ việc xả thải của các làng nghề cũng như các hoạt động dân sinh hai bên bờ sông. Đánh giá kết quả quan trắc chất lượng nước sông Lý Hòa như sau:

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Lý Hòa được trình bày ở [Bảng24 - phụ lục 4]vàđược so sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT - Cột B2- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp cho thấy chất lượng nước sông Lý Hòa chưa có dấu hiệu ô nhiễm vàtất cả các chỉ tiêu được kiểm tra đều đạt giới hạn quy chuẩn cho phép.Kết quả đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt sông Lý Hòa như sau:


3.7.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Lý Hòa năm 2015
Diễn biến hàm lượng COD
trên sông Lý Hòa năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Lý Hòa năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+
trên sông Lý Hòa năm 2015




Diễn biến hàm lượng PO43-
trên sông Lý Hòa năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Lý Hòa năm 2015
Mật độ coliform trên sông Lý Hòa năm 2015

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Lý Hòa qua các thời điểm quan trắc năm 2015 cho thấy, chất lượng nước sông có biến động nhẹ qua các đợt quan trắc trong năm. Hàm lượng các chất hữu cơ (COD, BOD5), chất dinh dưỡng (trừ PO43--P) và coliforms có chiều hướng tăng vào thời điểm quan trắc đợt 2, 3 và cùng các giá trị này lại giảm vào các đợt 1 và 4 trong năm. Nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng các chất này vào mùa khô là do lưu lượng nước dòng sông thấp do đó khả năng tự làm sạch cũng như mức độ pha loãng hàm lượng các chất ô nhiễm trên sông giảm đi.Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, As, Pb, Cd, Hg) không có sự dao động lớn và tương đối ổn định giữa các đợt quan trắc trong năm.

3.7.2. Diễn biến theo không gian





Diễn biến hàm lượng TSS, COD, BOD5 năm 2015 trên sông Lý Hòa
Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng năm 2015 trên sông Lý Hòa

So sánh kết quả trung bình năm 2015 giữa các vị trí quan trắc trên sông Lý Hòa cho thấy, hàm lượng các chỉ tiêu trong nước có sự biến động giữa các điểm quan trắc và có xu hướng tăng cao về phía hạ nguồn (cuối làng Lý Hòa) là nơi tiếp nhận các nguồn chất thải sinh hoạt từ hoạt động dân sinh, khu vực chợ Lý Hòa cũng như chất thải từ các làng nghề trong khu vực (Hình 127 và 128).

Hàm lượng các kim loại nặng (Asen, cadimi) nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích, các kim loại (Sắt, chì, thủy ngân) có tính ổn địnhgiữa các vị trí quan trắc trên sông.Nhìn chung, chất lượng nước sông Lý Hòa có xu hướng giảm về phía hạ nguồn.


3.7.3. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS, COD trên sông Lý Hòa qua các năm




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Lý Hòa qua các năm
Diễn biến hàm lượng NH4+-N
trên sông Lý Hòa qua các năm




Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Lý Hòa qua các năm
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Lý Hòa qua các năm
Mật độ coliform trên sông Lý Hòa qua các năm

So sánh với kết quả quan trắc chất lượng nước sông Lý Hòa giai đoạn năm 2011 - 2015 cho thấy, hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng trên sông có sự biến động theo chiều hướng giảm so với các năm trước tuy nhiên mật độ coliform tăng cao tại điểm quan trắc cuối làng Lý Hòa năm 2015.

Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Chì, Thủy ngân) trên sông Lý Hòa ít biến động so với các năm trước; các kim loại Asen, Cadimi có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.



Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy, chất lượng nước sông Lý Hòa vẫn đạt giới hạn quy chuẩn cho phép nhưng có dấu hiệu suy giảm theo thời gian (vào mùa khô) và không gian (tại điểm quan trắc cuối làng Lý Hòa) là nơi tiếp nhận các nguồn chất thải sinh hoạt từ hoạt động dân sinh hai bên bờ sông,chất thải từ chợ Lý Hòa. Nhìn chung, chất lượng nước sông Lý Hòa có xu hướng kém hơn so với các năm trước.

3.8. Sông Son


Sông Son phát nguyên từ vùng núi Kẻ Bàng - Khe Ngang (Bố Trạch), đón nước từ các sông suối có nước chảy tràn lên mặt và các sông ngầm trong vùng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đến ngã ba Minh Lệ (Quảng Trạch) đón thêm nước sông Rào Nan rồi đổ vào Rào Nậy thoát ra cửa Gianh. Sông có chiều dài 45km (không tính các dòng ngầm trong hang động).

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Sonđược thể hiện ở [Bảng34 - phụ lục 4]. So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B1-Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều đạt yêu cầuquy chuẩn quy định. Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Son được phân tích như sau:


3.8.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015



Diễn biến hàm lượng TSS, COD, BOD5 trên sông Son năm 2015




Diễn biến hàm lượng NH4+-N trên sông Son năm 2015
Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Son năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Son năm 2015

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Son cho thấy có sự biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm, hàm lượng các chất hữu cơ (COD, BOD5), Amoni (tính theo N) và coliforms có chiều hướng tăng nhẹ vào mùa khô (đợt 2, 3). Đây là thời điểm lượng người đến tham quan du lịch tăng mạnh trong năm và có thể là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng các chất này trong nước sông Son (đoạn chảy qua khu vực bến thuyền Phong Nha).

Hàm lượng Fe+ tăng cao vào thời điểm đợt 4, các kim loại nặng (như Pb, Hg) tương đối ổn định và ít biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm; As và Cd nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.


3.8.2. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS trung bình trên sông Son qua các năm
Diễn biến hàm lượng BOD5
trung bình trên sông Son qua các năm




Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Son qua các năm
Diễn biến hàm lượng NH4+-Ntrung bình trên sông Son qua các năm




Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Son qua các năm
Mật độ coliform trên sông Son qua các năm

So sánh với kết quả quan trắc các năm trước cho thấy, chất lượng nước sông Son đoạn chảy qua khu vực bến thuyền du lịch Phong Nha có chiều hướng tăng so với năm 2014 tuy nhiên mức độ không đáng kể.

Nhìn chung,chất lượng nước sông Son có sự biến động theo chiều hướng tăng nhẹ vào mùa khô cũng như so với năm 2014 và tương đối ổn định so với các năm 2011 – 2013. Tất cả các thông số quan trắc vẫn đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.

3.9. Sông Gianh


Sông Gianh bắt nguồn từ Phu Cô Pi có tọa độ 1749’20” vĩ độ Bắc và 10541’30” độ kinh Đông với độ cao 1.350m. Đây là hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Nó là hợp lưu của 3 con sông vào loại trung bình của tỉnh: sông Rào Nậy, sông Rào Nan và sông Son (còn gọi là sông Troóc).

Sông có chiều dài 158km, chiều rộng bình quân lưu vực 38,8km, chiều dài lưu vực 121km, lưu vực sông rộng 4.680km2, bao gồm hầu hết diện tích các huyện Tuyên Hóa, Minh Hoá, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch. Mật độ sông suối trong lưu vực là 1,04 km/km2. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3. Lòng sông không đồng đều, thượng nguồn hẹp, càng về xuôi càng rộng. Phần thượng nguồn do dòng sông có nhiều đoạn uốn khúc nên có bờ lồi, bờ lỡ, phần hạ lưu có những cồn nổi ở giữa dòng sông (Cồn Vượn, Cồn Sẻ...).

Kết quả quan trắc tại vị trí cầu Thuận Hoá và thượng nguồn nhà máy xi măng sông Gianh được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Kết quả quan trắc tại vị trí cách Cảng Gianh 100m về phía hạ nguồn được so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT - Cột B2: Dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.



Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Gianh năm 2015 được thể hiện ở [Bảng22, 23 - phụ lục 4]. So sánh với QCVN cho thấy, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều đạt yêu cầu quy chuẩn quy định. Diễn biến chất lượng nước sông Gianh như sau:

3.9.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Gianh năm 2015
Diễn biến hàm lượng COD
trên sông Gianh năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Gianh năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+
trên sông Gianh năm 2015




Diễn biến hàm lượng PO43-
trên sông Gianh năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Gianh năm 2015
Mật độ coliform trên sông Gianh năm 2015

So sánh kết quả quan trắc giữa các thời điểm trong năm cho thấy hàm lượng các chất trong nước sông Gianh tương đối ổn định giữa các đợt trong năm. Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliforms có xu hướng tăng nhẹ vào mùa khô (đợt 2, 3);các kim loại nặng (Pb, Hg) khá thấp tại các điểm quan trắc và khá ổn định giữa các đợt trong năm;As vàCd nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích. Tất cả các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép.

3.9.2. Diễn biến theo không gian


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Gianh theo không gian cho thấy, giá trị trung bình của các thông số quan trắc trên sông đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.




Diễn biến hàm lượng TSS, các chất hữu cơ TB năm 2015 trên sông Gianh
Diễn biến hàm lượng các chất dinh dưỡng TB năm 2015 trên sông Gianh

Sông Gianh chảy qua nhiều khu vực khác nhau, các khu dân cư, khu công nghiệp trên địa phận nhiều huyện nên chất lượng nước sông có nhiều biến đổi. Chất lượng nước sông có xu hướng giảm dần từ về hạ nguồn. Hàm lượng TSS, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và Coliforms có xu hướng tăng cao về phía hạ nguồn. Đây là khu vực tiếp nhận nhiều nguồn thải như từ các nhà máy chế biến thủy, hải sản, nước thải từ cảng cá Sông Gianh, nước thải từ hoạt động NTTS, các hoạt động dân sinh hai bên bờ sông.

Hàm lượng các kim loại nặng năm 2015 trên sông Gianhdao động ở ngưỡng thấp và tương đối ổn định giữa các vị trí quan trắc.


3.9.3. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Gianh qua các năm
Diễn biến hàm lượng COD
trên sông Gianh qua các năm




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Gianh qua các năm
Diễn biến hàm lượng NH4+-N
trên sông Gianh qua các năm
Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Gianh qua các năm
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Gianh qua các năm

So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông Gianh giai đoạn năm 2011 - 2015 cho thấy, hàm lượng các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trên sông có sự dao động giữa các năm.Một số chỉ tiêu đã vượt QCCP tại vị trí quan trắc cách cảng Gianh khoảng 100m về hạ lưu điển hình năm 2013 hàm lượng BOD5 vượt QCCP 1,3 lần; năm 2011, 2012 hàm lượng PO43--Pvượt lần lượt là 1 và 2,45 lần.

Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Chì, Thủy ngân) rất thấp và ít biến động so với các năm trước; hàm lượng Asen, Cadimi đều nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích.



Nhìn chung, chất lượng nước mặt sông Gianh năm 2015 chưa có dấu hiệu ô nhiễm, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn Quy chuẩn cho phép.Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliforms có xu hướng tăng nhẹ vào mùa khô (đợt 2, 3); các kim loại nặng (Pb, Hg, As và Cd) khá thấp tại các điểm quan trắc và ít biến động giữa các đợt trong nămvà có xu hướng giảm dần về phía hạ nguồn. Chất lượng nước sông Gianh khá ổn định trong những năm qua.

3.10. Sông Roòn


Sông Roòn dài 30km bắt nguồn từ Thượng Thọ, có tọa độ 1753’00” vĩ độ Bắc, 10616’00” kinh độ Đông với độ cao 100m, diện tích lưu vực là 275km2 và chảy ra biển Đông ở cửa Bắc Hà. Sông có 3 phụ lưu cấp 1 đều ngắn và nhỏ.

Sông đón nước từ các nguồn suối ở chân núi phía Nam của dãy Hoành Sơn chảy len lõi giữa một vùng rừng núi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và phía xã Quảng Châu dòng chảy đi vòng lên phía Bắc rồi quặt sang hướng Đông đổ nước ra cửa Roòn. Sông có diện tích lưu vực 261km2, mật độ sông suối trong lưu vực 0,8km/km2.



Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Roòn được thể hiệntrong[Bảng21 - phụ lục 4].So sánh vớiQCVN 08:2008/BTNMT - Cột B2 -Dùng cho mục đích giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp cho thấy, tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn Quy chuẩn cho phép.Diễn biến chất lượng nước sông Ròon được phân tích như sau:

3.10.1. Diễn biến theo thời gian năm 2015


Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Ròon qua các thời điểm quan trắc trong năm cho thấy:




Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Roòn năm 2015
Diễn biến hàm lượng COD
trên sông Roòn năm 2015




Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Roòn năm 2015
Diễn biến hàm lượng NH4+
trên sông Roòn năm 2015




Diễn biến hàm lượng PO43-
trên sông Roòn năm 2015
Diễn biến hàm lượng Fe+
trên sông Roòn năm 2015

Hàm lượng các thông số trong nước mặt sông Roòn giữa các thời điểm quan trắc tương đối ổn định, mức độ biến động không nhiều (trừ Fe+). Một số thông số (như các chất hữu cơ, coliform và sắt) đạt giá trị cao tại thời điểm quan trắc đợt 2 trong năm.Hàm lượng cáckim loại nặng nhưAs và Cd nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích; Pb, Hg chỉ phát hiện ở dạng vết và ít biến động giữa các thời điểm quan trắc trong năm.

3.10.2. Diễn biến qua các năm





Diễn biến hàm lượng TSS
trên sông Roòn qua các năm
Diễn biến hàm lượng BOD5
trên sông Roòn qua các năm




Diễn biến hàm lượng PO43--P
trên sông Roòn qua các năm
Diễn biến hàm lượng NH4+-N trên sông Roòn qua các năm


Diễn biến hàm lượng Fe+ trên sông Roòn qua các năm

So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước sông Roòn giai đoạn năm 2011 – 2015cho thấy, chất lượng nước sông Roòn biến độngkhông lớn qua các năm, riêng hàm lượng Fe+ có chiều hướng tăng so với các năm trước.

Như vậy, chất lượng nước sông Roòn chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,kim loại nặng và coliforms.Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN08:2008/BTNMT – Cột B2, tuy nhiên chất lượng có xu thế giảm vào thời điểm quan trắc đợt 2 trong năm. Chất lượng nước sông Roòn giai đoạn năm 2011 – 2015 tương đối ổn định và ít biến động, riêng hàm lượng sắt có xu hướng tăng so với các năm trước.

3.11. Đánh giá chỉ số chất lượng nước mặt (WQI) trên địa bàn tỉnh


Để đánh giá chất lượng nước mặt tại các vị trí quan trắc, áp dụng sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) được ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường (WQI - dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó) được biểu diễn qua thang điểm như sau:
Bảng đánh giá chỉ số chất lượng nước (WQI)

Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

90-100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Xanh nước biển

76-89

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Xanh lá cây

51-75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Vàng

26-50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

Da cam

0-25

Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đỏ

Từ các số liệu quan trắc thu được và dựa vào hướng dẫn tính chỉ số WQI ta tính được chỉ số chất lượng nước mặt như sau:
Bảng chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh



TT

Tên sông/hồ

Vị trí quan trắc

Kết quả tính chỉ số chất lượng nước năm 2014

1

Sông Kiến Giang

Cầu Mỹ Trạch

95

Đập An Lạc

94

Đập Mỹ Trung

88

2

Sông Nhật Lệ

Cầu Quán Hàu

89

Cảng Cá Nhật Lệ

84

Cầu Nhật Lệ

92

3

Sông Đại Giang

Cầu Long Đại

91

4

Sông Mỹ Đức

Ngầm Đá Bước

94

Đập Mụ Bồn

88

5

Sông Lệ Kỳ

Tại Cầu 2

74

Đoạn chảy qua thôn Đức Thủy

92

6

Sông Dinh

Cầu NT Việt Trung

93

Đoạn chảy qua Nhà máy cao su Việt Trung

90

Đoạn chảy qua Nhà máy tinh bột sắn xuất khẩu sông Dinh

86

Cầu Chánh Hòa

91

7

Sông Lý Hòa

Đầu làng Lý Hòa

83

Cuối làng Lý Hòa

74

8

Sông Son

Bến thuyền khu du lịch Phong Nha

93

9

Sông Gianh

Thượng nguồn NMXM Sông Gianh

95

Cách Cảng Gianh 100m về phía hạ lưu

80

10

Sông Ròon

Tại cầu Ròon

87

Kết quả chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI tại các sông trên địa bàn tỉnhta dao động trong ngưỡng khá cao từ 74 - 95, có thể sử dụng để phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu trong phát triển nông nghiệp cũng như giao thông thủy. Xét trên cùng lưu vực sông chỉ số WQI tại hầu hết các con sông có xu hướng giảm dần về phía hạ lưu hay tại các điểmtiếp nhận nguồn thải từ các cơ sở sản xuất.

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước sông năm 2015 cho thấy chất lượng nước tại hầu hết các sông chưa có dấu hiệu ô
nhiễm bởi chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật. Đa số các thông số quan trắc đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Phần lớn các vị trí tại thượng nguồn các sông chất lượng nước tốt,có thể cung cấp được cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước có xu hướng giảm dần tại hạ nguồn các con sông và
đoạn chảy qua khu vực tiếp nhận nước thải công nghiệp, nước thải từ làng nghề hay nước nước thải sinh hoạt từ các khu vực tập trung đông dân cư như sông Nhật Lệ đoạn chảy qua cảng cá Nhật Lệ, sông Lệ Kỳ tại cầu 2, sông Dinh đoạn chảy qua nhà máy cao su Việt Trung và nhà máy chế biến tinh bột sắn của công ty CP Focovev Quảng Bình, sông Lý Hòa, sông Gianh tại cảng Gianh.

Nhìn chung, chất lượng nước giữa các thời điểm quan trắc trong năm tại hầu hết các sông có xu hướng giảmvào mùa khô, hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và coliformscó giá trị cao hơn vào thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 trong năm.Hàm lượng các kim loại nặng rất thấp và biến động không lớn giữa các đợt quan trắc cũng như giữa các vị trí trên cùng hệ thống sông.

Diễn biến chất lượng nước sông trên toàn tỉnh giai đoạn từ năm 2011 -2015 cho thấy,chất lượng nước tại hầu hết các sông có xu hướng ngày càng tốt hơn, trong khi đó CLN các sông tiếp nhận chất gây ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất như sông Nhật Lệ, sông Dinh, sông Lý Hòa chất lượng nước các sông này thường có xu hướng giảm.

Каталог: 3cms -> upload -> stnmt -> File
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
stnmt -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số: 10/2008/QĐ-btnmt
stnmt -> V/v: Tăng cường quản lý thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng"
stnmt -> Điều Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
File -> CÔng vă n c ủa t ổn g c ụ c đ Ị a c h í n h số 1 5 5 8 / Đ c -đ Đ b đ n g à y 1 3 1 0 1 9 9 9 V ề V i ệc h ưỚ n g d ẫn L ậ p b ảN Đ Ồ NỀ n là m c ơ s ở t h à n h L ập b ả n đ Ồ h I ệ n t r ạ n g s ử DỤ n g đ ẤT

tải về 3.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương