Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA



tải về 0.85 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.85 Mb.
#4308
1   2   3   4   5   6   7   8

CHƯƠNG VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN



7.1. Kế hoạch Quản lý môi trường, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

7.1.1. Trước khi thi công



a. Phổ biến thông tin cho cộng đồng về EMP, truyền thông

Công khai thông tin: Yêu cầu công khai các tài liệu an toàn trong suốt quá trình thực hiện dự án. Trước khi thực hiện công tác GPMB 60 ngày thì các thông tin liên quan đến dự án, liên quan đến chính sách an toàn của dự án (EMP, RAP,...) phải được công khai tại những nơi công cộng cụ thể như sau:



  • Các Báo cáo ĐTMs, EPCs bằng tiếng Việt hoặc tiếng địa phương phải được công khai tại khu vực Tiểu dự án;

  • Các EMPs và ECOPs phải được công khai tại Trung tâm Thông tin Việt Nam (VDIC) bằng tiếng Việt và tiếng Anh, và Infoshop.

  • PPMU phải thông báo cho cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương cấp huyện/xã về kế hoạch thực hiện các hạng mục công trình xây dựng 2 tuần trước khi bắt đầu thi công.

  • Nhà thầu phải thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện/xã về kế hoạch thực hiện Gói thầu, phạm vi chiếm dụng đất (vĩnh viễn và/hoặc tạm thời) để cộng đồng dân cư phối hợp thực hiện. Tại khu vực thi công, Nhà thầu phải gắn biển báo gồm có các thông tin về Tên Dự án, Tên Tiểu dự án, Tên Gói thầu, Tên Nhà thầu, Thời gian thi công, phạm vi chiếm dụng đất (bản vẽ mặt cắt công trình).

- Vai trò và trách nhiệm: CPMU, PPMU.

Truyền thông: PPMU phối hợp với chính quyền các xã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại khu vực tiểu dự án, các cuộc họp tại cộng đồng dân cư khu vực tiểu dự án và các hình thức khác. Công tác truyền thông sẽ được tổ chức thường xuyên tại khu vực trong quá trình thực hiện dự án.



b. Ổn định nhân sự của PPMU

Thành lập một tổ xã hội- môi trường và chỉ định một cán bộ chuyên trách có trách nhiệm phối hợp và tham gia thực hiện các chính sách an toàn một cách hiệu quả, bao gồm việc thuê tư vấn để hỗ trợ việc quản lý và giám sát.



c. Đưa EMP/ECOP vào hồ sơ mời thầu

Trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ mời thầu, PPMU cần đưa EMP/ECOP vào trong hồ sơ mời thầu và tài liệu hợp đồng để đảm bảo rằng nhà thầu có ý thức về nghĩa vụ an toàn và cam kết thực hiện nghĩa vụ này. Chi phí để giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng phải là một phần trong chi phí của Tiểu Dự án. Cán bộ giám sát và/hoặc kỹ sư hiện trường sẽ có trách nhiệm theo dõi và giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn của nhà thầu và trách nhiệm này sẽ được đề cập trong TOR đối với tư vấn giám sát xây dựng và môi trường (CSC) và/hoặc kỹ sư hiện trường.



d. Nâng cao năng lực cho cán bộ giám sát thi công và nhà thầu

Trước khi triển khai thi công, cán bộ giám sát thi công và nhà thầu cần được tập huấn, trang bị những kiến thức về quản lý, bảo vệ môi trường.

7.1.2. Thi công

a. Thuê tư vấn hỗ trợ PPMU trong quản lý môi trường

PPMU sẽ thuê một nhóm tư vấn môi trường trong nước để thực hiện việc kiểm tra, giám sát các tuân thủ về môi trường của các nhà thầu thi công đã cam kết trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng đã ký kết.



b. Giám sát sự tuân thủ của nhà thầu trong thực hiện EMP/ECOP

i) Giám sát của PPMU

PPMU sẽ giám sát việc tuân thủ các chính sách an toàn của nhà thầu trong suốt giai đoạn xây dựng. PPMU sẽ chỉ định tư vấn giám sát xây dựng (CSC) thực hiện giám sát hàng ngày dựa theo Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP) và Kế hoạch môi trường chi tiết theo hợp đồng (CSEP) đã được phê chuẩn, và quan tâm đến việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng do các hoạt động xây dựng gây ra như vận chuyển vật liệu gây bụi, tiếng ồn và cản trở giao thông trong khu vực Tiểu Dự án. Đề cương (TOR) cho tư vấn giám sát xây dựng. PPMU sẽ cử cán bộ môi trường (ESU) và đơn vị giám sát môi trường (tư vấn môi trường của tỉnh (PEMC)) của tỉnh theo dõi và giám sát việc thực hiện tuân thủ chính sách an toàn.



ii) Giám sát của Cộng đồng

Ban giám sát cộng đồng địa phương được thành lập theo “Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/04/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng’. Ban giám sát cộng đồng cấp xã có quyền và trách nhiệm giám sát các hoạt động xây dựng, tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động xây dựng gây ra, đảm bảo các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng được nhà thầu thực hiện hiệu quả. Trong trường hợp phát sinh vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến cộng đồng, họ sẽ báo cáo với tư vấn giám sát hiện trường (CSC) và/ hoặc PPMU bằng điền vào các phiếu phản ảnh thông tin về an toàn môi trường.


c. Thực hiện đánh giá hiệu quả của việc thực hiện EMP thường xuyên thông qua chế độ báo cáo


Đối với cấp Tiểu dự án, cán bộ an toàn môi trường thuộc PPMU và tư vấn giám sát xây dựng hiện trường (CSC) sẽ giám sát thường xuyên việc triển khai các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong giai đoạn xây dựng, và tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương. Nếu cần, các biện pháp giảm thiểu sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với các tác động thực tế trên cơ sở thỏa thuận với các bên liên quan chính. Kết quả/biên bản sẽ được lưu giữ cẩn thận trong hồ sơ Tiểu dự án để Ban CPO và WB xem xét. PPMU cũng sẽ căn cứ báo cáo của tư vấn giám sát môi trường và tư vấn giám sát xây dựng để báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch môi trường chi tiết theo Hợp đồng (CSEP) trong báo cáo tiến độ của Tiểu dự án. Chi phí giám sát các biện pháp giảm thiểu đề xuất sẽ là một phần chi phí giám sát của PPMU. Bên cạnh đó, PPMU cũng sẽ đảm bảo tuân thủ các điều kiện của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường.

Tại cấp Dự án, đơn vị tư vấn độc lập giám sát môi trường (CIMC) của CPO cũng sẽ thực hiện giám sát định kỳ 6 tháng/lần để giám sát các biện pháp giảm thiểu đề xuất cho Tiểu Dự án.

d. Thông báo về lịch cắt nước

Căn cứ vào lịch tưới của địa phương để lập kế hoạch thi công hợp lý, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương để chủ động lấy nước đáp ứng cho mục đích tưới tiêu trong thời gian công trình thi công.



e. Chuẩn bị mô hình quản lý thủy nông hiệu quả, nâng cao ý thức khai thác hiệu quả cho các hộ sử dụng nước

Để hỗ trợ quản lý, củng cố các hoạt động quản lý, phân phối nước trong hệ thống, tiểu dự án cần: (i) rà soát, điều chỉnh bổ sung để đổi mới mô hinh tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý (IMC, WUOs) và cơ chế quản lý có hiệu lực hiệu quả cao (lưu tâm phân cấp quản lý tưới); ii) Ứng dụng trang thiết bị trong hệ thống truyền tin, lưu trữ, xử lý, phân tích số liệu, … (iii) hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh/hoạt động tiên tiến cho IMC, WUOs; (iv) ứng dụng các phương pháp quản trị tiên tiến, giám sát, đánh giá hệ thống và hoạt động IMC, WUOs.



g. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường khu vực tiểu dự án triển khai

Chương trình kiểm tra, giám sát môi trường là theo dõi định kỳ biến động của một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng môi trường vùng TDA trong các giai đoạn để biết được xu thế biến động chất lượng môi trường theo thời gian và không gian, đồng thời xây dựng kế hoạch và thực hiện các hành động hợp lý nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt là khi có biến động xấu hay sự cố xảy ra. Mặt khác, kết quả của chương trình giám sát môi trường còn cho thấy mức độ chính xác của các đánh giá và dự báo tác động môi trường của TDA.

Nội dung của chương trình giám sát môi trường bao gồm:


  • Giám sát sự tuân thủ của nhà thầu thực hiện các biện pháp giảm thiểu;

  • Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước, và bùn thải ;

Chương trình quan trắc, giám sát môi trường được thực hiện liên tục trong suốt thời gian xây dựng TDA và 2 năm sau khi dự án đi vào hoạt động.

7.1.3. Vận hành

Khi tiểu dự án đi vào hoạt động, Chi cục Bảo vệ thực vật của tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM.

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân vùng tiểu dự án áp dụng các kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp đã được đào tạo.



7.2. Giám sát từ bên ngoài

CPO sẽ chịu trách nhiệm giám sát nội bộ định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách an toàn môi trường của các Tiểu dự án.

PPMU của tỉnh là đơn vị quản lý dự án cấp tỉnh, có trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn và báo cáo kịp thời tiến độ Tiểu Dự án. PPMU sẽ thành lập một tổ môi trường-xã hội (ESU), trong đó có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về an toàn môi trường, có trách nhiệm hướng dẫn và nhắc nhở nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn môi trường.

Các tư vấn giám sát chính sách an toàn (CIMC) được CPO huy động, sẽ chịu trách nhiệm giám sát định kỳ việc tuân thủ ESMF, EMPs và các tài liệu liên quan đến an toàn môi trường và xã hội, bao gồm:

Giám sát định kỳ về việc tuân thủ chính sách an toàn của dự án và các tài liệu có liên quan đã được phê duyệt tai các TDA (6 tháng/lần);

Giám sát chất lượng môi trường trong vùng Dự án, theo EMPs đã được phê duyệt.

Tham vấn cộng đồng về việc thực hiện các chính sách an toàn của dự án.

Giám sát các kết quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của cộng đồng;

Thông báo cho CPMU, DARDs, PPMUs, các Nhà thầu các vấn đề tồn tại cần khắc phục trong thực hiện chính sách an toàn của dự án

Báo cáo với CPO các kết quả giám sát định kỳ để CPO có các điều chỉnh phù hợp và kịp thời trong quá trình triển khai dự án.

Cộng đồng địa phương: Ban giám sát cộng đồng cấp xã/thôn được thành lập theo Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/04/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

7.3. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về môi trường


Khiếu nại của người dân địa phương liên quan đến phạm vi về môi trường như bụi, tiếng ồn, an toàn giao thông, …sẽ được văn phòng PPMU và nhà thầu tiếp nhận. Kỹ sư trưởng sẽ có trách nhiệm cùng với tư vấn giám sát xây dựng (CSC) xử lý, giải quyết hoặc nghiên cứu biện pháp giải quyết các khiếu nại này. CSC sẽ được nhà thầu/PPMU cung cấp một bản phôtô những khiếu nại và CSC sẽ giám sát Nhà thầu giải quyết khiếu nại, cũng như thái độ đối với những khiếu nại đã được xác minh trong quá trình thanh tra ở hiện trường khu vực Tiểu dự án.

Ban giám sát cộng đồng chịu trách nhiệm hàng ngày giám sát tuân thủ về an toàn môi trường trong giai đoạn xây dựng, và khiếu nại với Chính quyền địa phương/PPMU về các sự cố, hoặc gọi điện thoại qua ‘đường dây nóng‘ phản ánh với PPMU để kịp thời giải quyết. Chính quyền và cộng đồng địa phương cấp xã và các tổ chức xã hội cũng sẽ giám sát việc thực hiện của nhà thầu, và giám sát các tác động xã hội và môi trường trong các giai đoạn của Tiểu dự án. Khi có khiếu nại, khiếu kiện của người dân trong vùng dự án (ví dụ: thu hồi đất, đền bù, các vấn đề liên quan đến môi trường,…) thì người bị ảnh hưởng/Ban giám sát cộng đồng báo cáo với chính quyền địa phương/Nhà thầu và PPMU để giải quyết. Trong trường hợp không thể giải quyết được thì đưa ra Tòa án nhân dân cấp huyện/tỉnh/trung ương để giải quyết.



7.4. Ước tính kinh phí thực hiện kế hoạch quản lý môi trường

Tổng chi phí giám sát: 1.134.830.400 đồng. Trong đó:

- Thi công: 983.822.400 đồng.

- Vận hành: 151.008.000 đồng.



Kinh phí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã” (áp dụng Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 và Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính).
Bảng 7.1. Bảng dự toán kinh phí giám sát môi trường trong giai đoạn thi công

Đơn vị:VNĐ

STT

Dự toán các mục chi

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Phân tích không khí

9.900.000

 

Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

1

40.000

40.000

 

Độ ồn LAeq

1

60.000

60.000

 

Bụi lơ lửng TSP

1

65.000

65.000

 

Bụi hô hấp PM10

1

100.000

100.000

 

Phân tích thông số khí độc: CO, NOx, SO2

3

95.000

285.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

550.000

 

Cộng chi phí phân tích 3 mẫu/1 vị trí

3 lần

 

1.650.000

 

Chi phí phân tích 6 vị trí

6 vị trí

 

9.900.000

2

Phân tích nước mặt

40.440.000

 

pH

1

30.000

30.000

 

Oxy hoà tan (DO)

1

60.000

60.000

 

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

1

50.000

50.000

 

COD

1

70.000

70.000

 

BOD 5 (20oC)

1

80.000

80.000

 

NO3- (tính theo N)

1

60.000

60.000

 

PO43- (tính theo P)

1

60.000

60.000

 

Asen (As)

1

80.000

80.000

 

Endrin

1

600.000

600.000

 

Paration

1

600.000

600.000

 

Chất hoạt động bề mặt

1

120.000

120.000

 

Tổng dầu, mỡ (oils & grea se)

1

300.000

300.000

 

Coliform

1

60.000

60.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo

1

600.000

600.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Photpho

1

600.000

600.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

3.370.000

 

Cộng chi phí phân tích 2 mẫu/1 vị trí

2 lần

 

6.740.000

 

Công dự toán chi phí phân tích 6 vị trí

6 vị trí

 

40.440.000

3

Phân tích nước ngầm

2.320.000

 

pH

1

30.000

30.000

 

Độ cứng

1

60.000

60.000

 

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

1

50.000

50.000

 

Amoni (NH4+)

1

60.000

60.000

 

Asen (As)

1

80.000

80.000

 

Chì (Pb)

1

60.000

60.000

 

Crom VI (Cr6+)

1

60.000

60.000

 

Mangan (Mn)

1

60.000

60.000

 

Sắt (Fe)

1

60.000

60.000

 

Total Coliform

1

60.000

60.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

580.000

 

Cộng dự toán chi phí 4 mẫu

4 vị trí

 

2.320.000

4

Phân tích đất

6.080.000

 

Asen (As)

1

80.000

80.000

 

Cadmi (Cd)

1

60.000

60.000

 

Đồng (Cu)

1

60.000

60.000

 

Chì (Pb)

1

60.000

60.000

 

Kẽm (Zn)

1

60.000

60.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo

1

600.000

600.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Photpho

1

600.000

600.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu/ 1 vị trí

 

 

1.520.000

 

Cộng dự toán chi phí 4 mẫu

4 vị trí

 

6.080.000

5

Phân tích đa dạng sinh học

12.825.000

 

Phân tích, phân loại thực vật nổi định tính

1

142.500

142.500

 

Phân tích, phân loại thực vật nổi định lượng

1

142.500

142.500

 

Phân tích, phân loại động vật nổi định tính

1

114.000

114.000

 

Phân tích, phân loại động vật nổi định lượng

1

114.000

114.000

 

Phân tích, phân loại động vật đáy định tính

1

171.000

171.000

 

Phân tích, phân loại động vật đáy định lượng

1

171.000

171.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

855.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 vị trí 3 mẫu

3 lần

 

2.565.000

 

Công dự toán chi phí 5 vị trí

5 vị trí

 

12.825.000

6

Xe đi lấy mẫu đo đạc phân tích

4 ngày

3.000.000

12.000.000

7

Công tác phí 4 cán bộ x 4 ngày

16

350.000

5.600.000

8

Lập báo cáo giám sát từng đợt

1

4.000.000

4.000.000

11

Dự toán kinh phí giám sát 1 đợt (Cộng 1-8)

1 đợt

 

93.165.000

12

Dự toán kinh phí giám sát 2 năm

8 đợt

 

745.320.000

 

CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG: TT*20%

C

 

149.064.000

 

Cộng chi phí trước thuế

TC

 

894.384.000

 

Thuế GTGT: (VAT)= 10% x (TC)

VAT

 

89.438.400

 

Chi phí thực hiện GSMT giai đoạn thi công

G

 

983.822.400
Bảng 7.2. Bảng dự toán kinh phí giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

Đơn vị:VNĐ

Stt

Dự toán các mục chi

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Phân tích không khí

2.700.000

 

Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

1

40.000

40.000

 

Độ ồn tương đương

1

60.000

60.000

 

Bụi lơ lửng TSP

1

65.000

65.000

 

Phân tích thông số khí độc: CO, NOx, SO2

3

95.000

285.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

450.000

 

Chi phí phân tích 3 vị trí

6 vị trí

 

2.700.000

2

Phân tích nước mặt

12.660.000

 

pH

1

30.000

30.000

 

Oxy hoà tan (DO)

1

60.000

60.000

 

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

1

50.000

50.000

 

COD

1

70.000

70.000

 

BOD 5 (20oC)

1

80.000

80.000

 

NO3- (tính theo N)

1

60.000

60.000

 

PO43- (tính theo P)

1

60.000

60.000

 

Chì (Pb)

1

60.000

60.000

 

Asen (As)

1

80.000

80.000

 

Tổng dầu, mỡ (oils & grea se)

1

300.000

300.000

 

Coliform

1

60.000

60.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Clo

1

600.000

600.000

 

Dư lượng thuốc BVTV nhóm Photpho

1

600.000

600.000

 

Cộng chi phí phân tích 1 mẫu

 

 

2.110.000

 

Công dự toán chi phí phân tích 6 vị trí

6 vị trí

 

12.660.000

3

Giám sát sụt lún, sạt lở, nứt vỡ đê, kè

1 đợt

 

10.000.000

4

Xe đi lấy mẫu đo đạc phân tích

4 ngày

3.000.000

12.000.000

5

Công tác phí 4 cán bộ x 4 ngày

16

350.000

5.600.000

6

Lập báo cáo giám sát từng đợt

1

4.000.000

4.000.000

7

Dự toán kinh phí giám sát 1 đợt (Cộng 1-8)

1 đợt

 

46.960.000

8

Dự toán kinh phí giám sát 1 năm

2 đợt

 

93.920.000

 

CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG: TT*20%

C

 

18.784.000

 

Cộng chi phí trước thuế

TC

 

112.704.000

 

Thuế GTGT: (VAT)= 10% x (TC)

VAT

 

11.270.400

 

Chi phí thực hiện GSMT giai đoạn vận hành

G

 

123.974.400

7.4. Vai trò và Trách nhiệm của các bên liên quan

1/ Cấp quản lý nhà nước:

  • Cấp tỉnh – Ủy ban Nhân dân tỉnh (PPC), căn cứ vào các khung đã được phê duyệt, có trách nhiệm phê duyệt các tài liệu liên quan đến kế hoạch tái định cư và dân tộc thiểu số, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

2/ Cấp Chủ đầu tư

  • Cấp trung ương - Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO) – là chủ đầu tư Dự án, chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các chính sách, tài liệu an toàn của dự án đã được phê duyệt.

  • Cấp địa phương – Sở Nông nghiệp &PTNT chịu trách nhiệm giám sát và điều chỉnh việc thực hiện các chính sách an toàn của Dự án tại địa bàn Tiểu dự án.

3/ Cấp quản lý dự án

  • CPMU –do CPO thành lập, dưới sự giúp đỡ của tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách an toàn của Dự án.

  • PPMUs –chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách an toàn của Tiểu Dự án, giám sát các hoạt động hàng ngày của tiểu dự án, giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát tuân thủ an toàn môi trường trong các hoạt động xây dựng của các Tiểu Dự án.

Tư vấn giám sát xây dựng (CMC): do PPMU thuê, sẽ thay mặt PPMU, thực hiện giám sát và ghi chép hàng ngày về việc tuân thủ chính sách an toàn của nhà thầu xây dựng;

Tư vấn quản lý môi trường (nếu cần) sẽ:

  • Hỗ trợ PPMU trong việc đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu và đề xuất điều chỉnh việc thực hiện chính sách an toàn môi trường trong trường hợp cần thiết;

  • Lập báo cáo tháng về việc tuân thủ chính sách an toàn của nhà thầu và gửi về PPMU, báo cáo này sẽ làm căn cứ để nhà thầu thanh toán kinh phí bảo vệ môi trường;

  • Báo cáo PPMU những “phát hiện” trong quá trình xây dựng.

4/ Nhà thầu: Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng đã ký với PPMU.

Đào tạo, nâng cao năng lực


Đào tạo chính sách an toàn của WB (do CPO thực hiện)


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương