Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA



tải về 0.85 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.85 Mb.
#4308
1   2   3   4   5   6   7   8

Trong khuôn khổ của chương trình đào tạo và nâng cao năng lực của Dự án, Ban CPO sẽ triển khai đào tạo về các vấn đề liên quan đến chính sách an toàn của WB cho cán bộ của PPMU và Tiểu dự án ít nhất một lần trong hai năm đầu tiên thực hiện Dự án. Chi phí đào tạo sẽ là một phần của chi phí quản lý của CPO (Hợp phần 4 của Dự án WB7). Trong trường hợp cần đào tạo bổ sung về chính sách an toàn cho Tiểu dự án, thì chi phí đào tạo sẽ là một phần chi phí quản lý Tiểu dự án.

Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực và kỹ thuật về quản lý môi trường


- Quy tắc môi trường thực tiễn (ECOP)
Bảng 7.3. Đào tạo nâng cao năng lực về ECOP

STT

Đối tượng đào tạo

Thời gian

Kinh phí

Đơn vị thực hiện

1

PPMU

Ngay sau khi ký hợp đồng xây lắp.

50.000.000 đồng

CPMO/EMC

2

Tư vân giám sát thi công

3

Tư vấn giám sát môi trường

4

Nhà thầu thi công

- Thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (EMP)
Bảng 7.4. Đào tạo nâng cao năng lực về EMP

STT

Đối tượng đào tạo

Thời gian

Kinh phí

Đơn vị

thực hiện

1

Sở Tài nguyên và MT

Ngay sau khi ký hợp đồng xây lắp và khi hoàn thành dự án.

100.000.000 đồng

CPMO/EMC

2

PPMU

3

IMC

4

Tư vân giám sát thi công

5

Tư vấn giám sát môi trường

6

Nhà thầu thi công












Chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường


i) Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường

Trong giai đoạn xây dựng và vận hành, các cuộc tham vấn sẽ được tiếp tục thực hiện với tần suất 01 lần /1 năm trong giai đoạn thi công và 1 lần/năm trong 02 năm đầu tiên của giai đoạn vận hành để xác định quan điểm và những vấn đề của người dân về dự án.

Các buổi tham vấn sẽ được tổ chức từ trong mỗi làng, xã để cung cấp thêm thông tin và một cơ hội để hội thảo mở về dự án cho những người bị ảnh hưởng trong mỗi xã. Giấy mời sẽ thông báo thời gian, địa điểm cuộc họp và những người liên quan.

Những thông tin liên quan sẽ được đưa ra cho những người bị ảnh hưởng trong cuộc họp (bằng diễn thuyết, bằng đồ thị, và giấy in sẵn thông tin). Những thông tin thêm về dự án sẽ được công khai tại khắp khu vực dự án.

Những thông tin sau sẽ được đưa đến những người bị ảnh hưởng:

+ Thành phần dự án.

+ Những ảnh hưởng của dự án.

+ Những quyền lợi chính đáng của người bị ảnh hưởng.

+ Quá trình kháng cáo và kiện tụng.

+ Các hoạt động đền bù.

+ Các cơ quan chịu trách nhiệm.

+ Quyền tham dự các cuộc họp công khai.

+ Kế hoạch bổ sung.

+ Các kế hoạch giám sát

- Dự kiến kinh phí thực hiện: 200.000.000 đồng (20.000.000 đồng/cuộc x Mỗi năm 04 cuộc x 2 năm + 02 cuộc trong 2 năm vận hành).

ii) Chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)

Chương trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp nằm trong Kế hoạch quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại trên cây trồng (ICM) được thực hiện ở Hợp phần C của dự án (Hợp phần C - Hỗ trợ nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu). Các bước thực hiện được tóm tắt như sau:

Bước 1: Thuê chuyên gia tư vấn: Một nhóm chuyên gia tư vấn (tư vấn IPM/IMC) sẽ được thuê để giúp CPO/PPMU trong việc thực hiện các chương trình IPM bao gồm cả việc đảm bảo thực hiện kết quả và hợp tác giữa các cơ quan, người nông dân, và các bên liên quan. Nhiệm vụ cho các nhà tư vấn sẽ được thực hiện ở giai đoạn đầu của việc thực hiện dự án.

Bước 2: Thiết lập yêu cầu cơ bản và đăng ký chương trình của nông dân. Bước này nên được thực hiện càng sớm càng tốt với bảng câu hỏi phù hợp để xác lập cơ sở cho việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong các lĩnh vực tiểu dự án. Tư vấn với các cơ quan chủ chốt và đào tạo, đăng ký tham gia chương trình của nông dân sẽ được tiến hành.

Bước 3: Thiết lập mục tiêu chương trình và chuẩn bị kế hoạch làm việc. Dựa trên kết quả từ các câu hỏi và tham khảo ý kiến ​​ở Bước 2, kế hoạch công tác và lịch trình sẽ được chuẩn bị, bao gồm cả ngân sách và các đối tượng thực hiện. Kế hoạch làm việc sẽ được trình lên Ban QLDA phê duyệt và WB để xem xét và nhận xét.

Bước 4: Thực hiện và đánh giá hàng năm. Sau khi phê duyệt kế hoạch công tác, các hoạt động sẽ được thực hiện. Tiến độ thực hiện sẽ được đưa vào báo cáo tiến độ dự án. Một báo cáo đánh giá hàng năm sẽ được thực hiện bởi cán bộ Ban QLDA và các đơn vị có liên quan.

Chi phí cho phần thực hiện kế hoạch IPM là 4.720.000.000 đồng thuộc hợp phần C và là phần chi phí thực hiện của dự án.

Yêu cầu báo cáo

Bảng 7.5. Yêu cầu báo cáo

Loại báo cáo

Tần suất

Trách nhiệm

Nơi nhận báo cáo

Nhật ký tuân thủ các biện pháp giảm thiểu

Hàng ngày

Tư vấn giám sát thi công (CMC)

PPMU

Báo cáo hiệu quả thực hiện các biện pháp giảm thiểu của Tiểu dự án, thể hiện rõ ràng các hoạt động tuân thủ theo EMP tại khu vực xây dựng và giám sát kết quả.

3 tháng/lần

Tư vấn quản lý môi trường của PPMU

PPMU

Báo cáo hiệu quả thực hiện EMP, thể hiện rõ ràng các hoạt động tuân thủ EMP của Tiểu dự án

6 tháng/lần trong giai đoạn xây dựng

Tư vấn quản lý môi trường của PPMU

CPMU


Phân bổ kinh phí chương trình giám sát môi trường

- Chi phí cho các hoạt động giảm thiểu được tính trong gói thầu xây lắp của tiểu dự án.

- Chi phí cho hoạt động giám sát chất lượng môi trường vùng trong giai đoạn thi công 893.822.000 đồng do tư vấn giám sát môi trường thực hiện. Chi phí này là một phần chi phí thực hiện tiểu dự án do PPMU quản lý.

- Chi phí cho hoạt động giám sát chất lượng môi trường vùng trong giai đoạn vận hành 151.008.000 đông do tư vấn giám sát môi trường thực hiện. Chi phí này là một phần chi phí thực hiện vận hành dự án do IMC quản lý.

- Chi phí cho phần thực hiện kế hoạch ICM là 4.720.000.000 đồng thuộc hợp phần C và là phần chi phí thực hiện của tiểu dự án.

- Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực và kỹ thuật về quản lý môi trường do CPO/EMC thực hiện cho các cán bộ có liên quan của tiểu dự án: 150.000.000 đồng. Chi phí đào tạo này sẽ là một phần của chi phí quản lý của CPO.

- Chi phí cho hoạt động nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường (tham vấn cộng đồng) 200.000.000 đồng. Chi phi này do PPMU thực hiện và sẽ là một phần của chi phí quản lý của PPMU.

Các chi phí ở đây mới chỉ là tạm tính. Chi tiết sẽ được lập sau khi báo cáo EMP được phê duyệt và trình Chủ đầu tư phê duyệt. PPMU Thanh Hóa đảm bảo tính toán đầy đủ chi phí để thực hiện lấy mẫu, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu và viết báo cáo.


CHƯƠNG VIII

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG


8.1. Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin


Tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị ĐTM và EMP (khoản 8.2 dưới đây). Khi EMP được chấp thuận sẽ được dịch sang tiếng Anh và được phổ biến cấp quốc gia tại CPMO, cấp tỉnh và vùng dự án.

Trong quá trình thiết kế chi tiết và trước khi đấu thầu, PPMU tỉnh sẽ tham vấn với cộng đồng và chính quyền địa phương và thông báo với họ về hiện trạng tiểu dự án và các biện pháp sẽ được triển khai để giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng. Nếu cần thiết, các biện pháp giảm thiểu cần được hiệu chỉnh cho phù hợp dựa trên quan điểm thống nhất và kế hoạch giảm thiểu sẽ được thông báo cho cộng đồng địa phương. Kết quả thực hiện sẽ được đề cập trong báo cáo tiến độ của tiểu dự án.

Nội dung các cuộc họp tham vấn của tiểu dự án với các ngành liên quan; các hộ ảnh hưởng; Ủy ban nhân dân xã và MTTQ các xã trong vùng dự án:

Trong cuộc khảo sát và tham vấn cộng đồng về ảnh hưởng môi trường của dự án do Ban quản lý dự án phối hợp với đơn vị tư vấn môi trường thực hiện (bằng phương pháp phỏng vấn), 100% hộ gia đình được phỏng vấn trong vùng dự án đồng ý với các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường đã được đề xuất như kế hoạch quản lý môi trường. Mặt khác, các hộ gia đình cũng đưa ra một số ý kiến sau:

Để phục vụ cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của tiểu dự án, Ban quản lý dự án đã gửi bản tham vấn ý kiến cộng đồng đến các ngành liên quan; UBND của 34 xã, thị trấn trong vùng tiểu dự án, UBND huyện Yên Định, huyện Thiệu Hóa và các đoàn thể kèm theo (01) báo cáo đầu tư, và (01) bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Qua bản tham vấn ý kiến cộng đồng, các tổ chức này hoàn toàn nhất trí với việc thực hiện tiểu dự án đồng thời kiến nghị khi thực hiện tiểu dự án, các ngành, các cấp cần tổ chức quản lý và giám sát tốt môi trường như nội dung báo cáo ĐTM phê duyệt.

8.2. Kết quả tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin


Cộng đồng dân cư tham gia tham vấn với nhóm Đánh giá tác động môi trường và xã hội, BQL Dự án, Tư Vấn, UBMTTQ, UBND các phường, xã trong khu vực dự án. Với kết quả như sau:

UBMTTQ, UBND các xã trong vùng dự án đều được nghe thông qua những biện pháp và cam kết giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình thi công và vận hành dự án: ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn.

Kiến nghị Chủ đầu tư phải tiến hành xác định mốc chỉ giới cụ thể của các tuyến công trình đi qua, ủng hộ trong việc đền bù và giải toả mặt bằng.

Thông qua phương án đầu tư xây dựng công trình, điều kiện sống của người dân được cải thiện, hoàn chỉnh điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương, đáp ứng được nguyện vọng của chính quyền địa phương.

Không phản đối với những đánh giá về tác động môi trường của dự án trong quá trình giải tỏa, thi công và vận hành dự án, nhất trí với những biện pháp và cam kết giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình thực thi dự án.

Hầu hết các hộ dân cũng như chính quyền địa phương tham dự cuộc họp tham vấn cộng đồng đều đồng tình, ủng hộ dự án, mong muốn sớm triển khai thực hiện dự án; khi tiến hành xây dựng cần thi công dứt điểm, không kéo dài gây ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân, mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.


8.3. Kết luận và các ý kiến của địa phương

8.3.1. Kết luận


Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã tại các huyện Yên Định, Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa khi được đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo chủ động được nguồn nước tưới ổn định cho 11.154 (ha) đất sản xuất nông nghiệp của 02 huyện Yên Định và Thiệu Hoá; tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ưu tiên các loài có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu; nâng cao điều kiện kinh tế - xã hội cho trên 195 ngàn người dân (trong đó có 99,5 ngàn người là phụ nữ) trong vùng dự án. Khắc phục một phần hậu quả của biến đổi khí hậu do giành toàn bộ lượng nước phải tưới cho vùng Nam sông Mã (khoảng 19m3/s) phục vụ cho các trạm bơm cấp nước vùng hạ du sông Mã hoạt động, góp phần hạn chế mặn xâm nhập sâu vào nội địa.

Trong quá trình thực hiện dự án không tránh khỏi những tác động ảnh hưởng tới môi trường vùng dự án đi qua. Các tác động trên đây chỉ xảy ra trong thời gian thi công và hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp giảm thiểu như đã trình bày.

Tuy nhiên, các tác động môi trường trên đây đều có thể khắc phục được bằng các giải pháp hữu hiệu: Giám sát quy trình công nghệ xử lý; giám sát định kỳ chất lượng nước, môi trường đất.....

Chương trình giám sát chất lượng môi trường sẽ được thực hiện nghiêm túc bởi đơn vị quản lý, vận hành dự án cùng với sự hợp tác và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường địa phương. Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường là: Quản lý chặt chẽ và hạn chế sự thay đổi môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Với sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về môi trường của Việt Nam, cũng như các chính sách về an toàn của WB và các đề xuất giảm thiểu tác động môi trường trong kế hoạch này, chắc chắn, hợp phần dự án xây dựng Tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã sẽ hoạt động tốt, đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở phân tích quá trình triển khai thi công, vận hành của Tiểu dự án, thu thập số liệu, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực, đồng thời kết hợp với các kết quả điều tra về nguồn gốc gây ô nhiễm, hiện trạng các thành phần môi trường khu vực tiểu dự án; kế hoạch đã tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm, tác động đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm, phòng chống sự cố môi trường.


8.3.2. Các ý kiến của chính quyền địa phương trong vùng tiểu dự án


- Ý kiến về các tác động tiêu cực của Tiểu dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: UBND và UBMTTQVN các xã, thị trấn khu vực tiểu dự án nhất trí với các nội dung đã trình bày trong thông báo của Chủ đầu tư về các nguồn chất thải, quy mô, mức độ tác động do các hoạt động trong các giai đoạn của tiểu dự án: từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các hạng mục công trình đến giai đoạn tiểu dự án đi vào hoạt động gây ra đối với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực tiểu dự án.

- Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của Tiểu dự án đến môi trường và kinh tế xã hội: UBND và UBMTTQVN các xã, thị trấn khu vực có tiểu dự án nhất trí với các nội dung đã trình bày trong thông báo của Chủ đầu tư về các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó các sự cố môi trường đã đề xuất, bao gồm: các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước...

- UBND và UBMTTQVN các xã, thị trấn khu vực tiểu dự án có các ý kiến (văn bản kèm theo phần Phụ lục) như sau:

+ UBND và UBMTTQVN các xã, thị trấn đồng ý về việc triển khai thi công tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã” theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa vì các lợi ích mà tiểu dự án mang lại.

+ Đại diện Chủ đầu tư là Ban QLDA Thủy lợi Thanh Hóa thực hiện đúng các cam kết BVMT như trong báo cáo.

+ Kiến nghị chủ đầu tư thực hiện công tác đền bù, bồi thường theo đúng quy định hiện hành.



- Thực hiện đúng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải, ô nhiễm nước, chất thải rắn phát sinh và biện pháp ứng cứu sự cố môi trường đã nêu trong Kế hoạch.


Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương