Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA



tải về 0.85 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.85 Mb.
#4308
1   2   3   4   5   6   7   8

5.2. Biện pháp giảm thiểu

5.2.1. Giai đoạn trước thi công


Để nâng cao hiệu quả giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn chuẩn bị thi công, với từng hạng mục, giai đoạn của tiểu dự án cần nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu dưới đây.

- Lập kế hoạch hành động tái định cư (RAP) dựa trên chính sách của Chính phủ Việt Nam và WB.

- Trong quá trình cập nhật kế hoạch hành động tái định cư (RAP) sẽ tham khảo ý kiến những người BAH thông qua các cuộc họp từng xã, thôn. Kế hoạch GPMB sau khi xây dựng xong, cũng sẽ được phổ biến tới những người bị ảnh hưởng.

Việc thực hiện công tác đền bù GPMB sau khi (RAP) được phê duyệt, cần phải tuân thủ các biện pháp sau:



Trước khi phá dỡ:

- Xác định rõ ranh giới khu vực GPMB.

- Công khai các chế độ chính sách đền bù cho người dân biết và lấy ý kiến tham vấn cộng đồng những người bị ảnh hưởng.

- Giám sát việc đền bù một cách chặt chẽ

- Thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất 1 tuần trước khi phá dỡ và thông báo nhiều lần về:

+ Thời gian và tuyến giao thông cần hạn chế.

+ Đề nghị các hộ dân thu dọn trước những phần có thể tự làm và tận dụng những vật liệu cũ để tái sử dụng nhằm hạn chế lượng chất thải phát sinh ra môi trường.

- Điều động các phương tiện vận chuyển có mức phát thải khí, tiếng ồn trong mức cho phép, mức độ rò rỉ dầu mỡ ở mức tối thiểu để GPMB.



Trong khi phá dỡ:

- Cắm biển thông báo thời gian và các tuyến giao thông cần hạn chế hoạt động tại đầu các tuyến đường đi vào khu vực đang tiến hành GPMB.

- Không thực hiện hoặc tạm dừng công tác phá dỡ trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa to, gió lớn…..

- Không vận chuyển chất thải vào giờ dễ gây tắc nghẽn giao thông sáng từ 6h-7h, chiều từ 17h-18h.

- Các phương tiện sử dụng để thu gom, vận chuyển chất thải đến bãi đổ tập trung phải có che chắn tốt, đảm bảo vật liệu không rơi vãi dọc đường.

Công tác RPBM sẽ được thực hiện trước khi thi công các hạng mục công trình đảm bảo trong phạm vi xây dựng tuyệt đối an toàn, không có bom, mìn vật liệu nổ. Dự kiến Chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị chuyên ngành có chức năng thực hiện công tác này.


5.2.2. Giai đoạn thi công


5.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí

a. Các biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khi thi công:

Để giảm thiểu việc phát tán bụi ra ngoài môi trường, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xây dựng phải áp dụng các biện pháp sau:

Tất cả các xe vận chuyển đất, cát, đá… đều phải che phủ bạt và không chở quá tải, tránh làm vương vãi trong quá trình vận chuyển.

Tiến hành phun nước 2-3 lần mỗi ngày vào những thời điểm có mức phát tán bụi cao nhất trong những ngày hanh khô, nắng nóng hoặc khi có mật độ cán bộ công nhân làm việc lớn bằng ô tô tưới nước 5m3 hoặc vòi phun thủ công dọc tuyến kênh thi công công trình có xe vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá, chất thải, thường xuyên thu gom, quét dọn rác thải trên mặt đường, điều chỉnh mật độ xe trên đường dẫn đến khu vực thi công, không gây ảnh hưởng đến sự lưu thông trong khu vực tiểu dự án.

Giám sát khí thải từ hoạt động của máy móc thi công (xe tải, máy ủi, máy xúc, máy đào…), đánh giá chất lượng không khí xung quanh tại vị trí thuộc khu vực tiểu dự án và khu vực xung quanh tiểu dự án qua các thông số đặc trưng như bụi, CO, NO­2­, SO2



b. Các biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải:

Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung:

Để giảm mức ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động trong quá trình xây dựng công trình đến khu vực lân cận xung quanh, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu xây dựng phải áp dụng các biện pháp sau:

- Công nhân được trang bị các thiết bị bảo vệ tai khi làm việc tại khu vực có độ ồn cao, giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có tiếng ồn quá giới hạn cho phép.

- Sử dụng các thiết bị máy móc gây ra tiếng ồn và độ rung ở mức thấp.

- Bố trí các nguồn gây tiếng ồn, độ rung lớn (máy trộn bê tông, máy đầm, máy ủi...) phải ít gây ảnh hưởng đến khu dân cư.

- Các hoạt động xây dựng gây ra tiếng ồn, độ rung phải được tiến hành vào ban ngày. Không vận hành các thiết bị phát tiếng ồn, độ rung lớn vào các thời điểm nhạy cảm (buổi tối và sáng sớm).

- Không sử dụng các máy móc thi công đã cũ, hệ thống giảm âm bị hỏng vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn. Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị thi công.

- Tuyên truyền, khuyến khích chủ các phương tiện vận tải không lạm dụng còi xe khi tham gia giao thông trong khu vực, đặc biệt là khu đông dân cư, khu vực có trường học, bệnh viện.



5.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong giai đoạn thi công hoàn toàn có thể thực hiện. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất lượng nước trong quá trình thi công tiểu dự án, chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu xây dựng cam kết thực hiện các biện pháp dưới đây:



a. Biện pháp thu gom, xử lý nước thải thi công

- Không để nước thải từ việc rửa phương tiện, dụng cụ, máy móc thi công chảy trực tiếp xuống kênh, ao, hồ xung quanh. Không cho nước có lẫn dầu mỡ thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng đến môi trường đất và chất lượng nguồn nước mặt.

- Thu gom nước rửa phương tiện, dụng cụ thi công vào các hố thu gom, xử lý cặn, dầu mỡ và bùn lắng trước khi thải ra môi trường.

- Bố trí các kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an toàn, tránh hiện tượng tràn, đổ dầu. Phải có biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình thi công để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt.

- Làm rãnh thoát nước quanh công trường đảm bảo nước thải từ khu vực thi công không gây ảnh hưởng đến vệ sinh công cộng và các nguồn nước mặt trong khu vực.

- Cơ quan giám sát môi trường có trách nhiệm kiểm tra về tình trạng kỹ thuật thoát nước trong khu vực và chủ động các giải pháp khơi thông cống rãnh trong khu vực để đảm bảo lượng nước thải trong quá trình thi công được thu gom một cách triệt để.



b. Biện pháp thu gom xử lý nước thải sinh hoạt

Trong thời gian thi công tuyến công trình, để bảo vệ môi trường, nước thải sinh hoạt của người lao động tại khu vực lán trại, nhà tạm được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

Trong quá trình thi công, nước thải sinh hoạt tắm giặt và nấu ăn tại lán trại phát sinh một lượng đáng kể. Lượng nước thải này cần phải thu gom triệt để theo hệ thống đường rãnh thoát nước, riêng đối với nước thải tại khu vực nhà ăn được bố trí hố lắng cặn, kích thước (1x1x1)m để thu gom, xử lý lắng cặn và vớt dầu mỡ sau đó dẫn theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn vào hệ thống thoát nước chung tại khu vực.

Qua tính toán lượng nước thải sơ bộ tại vùng tiểu dự án ta có dự kiến lắp đặt nhà vệ sinh với các thông số kỹ thuật được lựa chọn cụ thể như sau:


Bảng 5.3. Thông số kỹ thuật nhà vệ sinh di động

Số lượng nhà vệ sinh

Số buồng

Dung tích bể chứa nước sạch

Dung tích hầm chứa phân

01 nhà vệ sinh/lán trại

02 buồng/nhà vệ sinh

400l/buồng

400l/buồng

Nhà vệ sinh được làm bằng vật liệu composite và thép không gỉ có khả năng chống chịu va đập tốt, bền trong môi trường và có thể tiếp tục sử dụng khi thi công các công trình khác. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị môi trường đô thị định kỳ tiến hành bơm hút lượng chất thải từ các nhà vệ sinh này.

Thời gian thực hiện: từ khi bắt đầu triển khai thi công đến khi công trình được xây dựng xong.



c. Biện pháp thu gom tiêu thoát nước mưa

- Đào rãnh thoát nước trong mặt bằng công trường, đảm bảo nước mưa không bị ứ đọng, không gây lầy lội, làm ảnh hưởng đến phạm vi công trình.

- Ngoài ra, để tránh hiện tượng ách tắc hệ thống thoát nước mưa, đơn vị thi công sẽ định kỳ tiến hành nạo vét, bảo dưỡng, khơi thông dòng chảy, đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động ổn định, không gây hiện tượng ứ đọng, ngập úng trong mùa mưa.

- Đồng thời, kế hoạch thi công tiểu dự án cần lưu ý đến điều kiện thời tiết của khu vực như mưa, bão, lũ, lụt ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công.



d. Biện pháp giảm thiểu ách tắc dòng chảy

Căn cứ vào lịch tưới của địa phương để lập kế hoạch thi công hợp lý, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương để chủ động lấy nước đáp ứng cho mục đích tưới tiêu trong thời gian công trình thi công.

Tiến hành thu gom triệt để lượng chất thải rắn rơi vãi và khơi thông dòng chảy của kênh, đảm bảo sự thông suốt cho việc cấp thoát nước diễn ra.

5.2.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn.

a. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn thông thường tại công trường

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh tại công trường thi công công trình chủ yếu bao gồm các loại chất thải: Đất đào lấp san ủi, bao bì xi măng, cát đá rơi vãi, gạch vỡ, đầu thừa sắt thép… Các loại chất thải này sẽ được thu gom hàng ngày, rửa tận dụng lại, dùng để lót nền hoặc bán phế liệu.


Bảng 5.4. Biện pháp xử lý chất thải rắn xây dựng công trình

Stt

Tên các loại chất thải rắn

Biện pháp thu gom

1

Đá, sỏi vật liệu rơi vãi

Thu gom hàng ngày, tận dụng lại

2

Cát, xi măng rơi vãi

Thu gom hàng ngày, tận dụng lại

3

Đất, cát đào lấp

Thu gom tôn nền

4

Bao bì xi măng

Thu gom, bán phế liệu

5

Sắt, thép phế thải

Thu gom, bán phế liệu

b. Biện pháp giảm thiểu CTNH

- Các loại CTNH phát sinh không nhiều, chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải, mỡ thải, xăng bẩn thải... trong quá trình bảo dưỡng các phương tiện thi công chính vì vậy cần phải có biện pháp thu gom thích hợp để đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực tiểu dự án, các CTNH sẽ được xử lý như sau:


Bảng 5.5. Biện pháp thu gom CTNH

Stt

Loại chất thải

Biện pháp thu gom

1

Quá trình bảo dưỡng







Giẻ lau dính dầu mỡ

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH




Mỡ bôi trơn thu hồi sau khi tháo máy

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH




Dầu thải

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH




Nhớt thải

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH




Xăng bẩn

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH

2

Khu vực lán trại làm việc







Bóng đèn hỏng

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH




Hộp đựng mực in thải

Thu gom, tập kết vào thùng chứa CTNH

- Tại công trường thi công trang bị 02 thùng chứa CTNH dạng lỏng loại 50 lít và 02 thùng chứa giẻ lau dính dầu mỡ loại 40 lít. Các loại CTNH phát sinh sẽ được thu gom và tập kết vào thùng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật, có ký hiệu rõ ràng theo quy định, sau đó lưu giữ tại một khu riêng chứa CTNH, có mái che, có biển báo, ký hiệu theo quy định. Khi khối lượng đủ lớn đơn vị thi công sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng có giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý CTNH để đem tiêu hủy.

Công việc quản lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng tại mỗi đoạn thi công sẽ được giao cho một cán bộ chuyên trách.



c. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt

Các loại chất thải từ khu vực lán nghỉ, nhà ăn được phân loại thu gom như sau:


Bảng 5.6. Biện pháp thu gom chất thải sinh hoạt

Stt

Loại chất thải

Phương pháp thu gom

1

Chất thải sinh hoạt của lực lượng thi công

Thu gom hàng ngày vào thùng chứa tại vị trí làm việc, tập trung vào các xe rác chung.

2

Chất thải nhà ăn: Rác hữu cơ

Phân loại rác thực phẩm tận dụng cho chăn nuôi.

3

Chất thải đường đi lại trong khu vực lán trại: Cát, đất,...

Đất, cát... thu xúc vét đổ gọn vào những chỗ trũng

Tại mỗi lán trại tiến hành đặt 2 thùng rác loại RV-240 tại nhà ăn, văn phòng, phòng nghỉ để phục vụ thu gom rác. Cụ thể quy trình thu gom rác thải sinh hoạt như sau: Rác thải sinh hoạt được yêu cầu bỏ đúng thùng rác quy định. Rác thải hữu cơ (chủ yếu từ khu vực nhà ăn) được đưa vào thùng chứa riêng, có nắp đậy để người dân đưa về tận dụng cho chăn nuôi. Lượng rác thải còn lại (túi nilon, giấy vụn, vật dụng bỏ của cán bộ, công nhân…) được bỏ vào thùng chứa còn lại.

Những rác thải này, sẽ hợp đồng với đơn vị môi trường địa phương thu gom hàng ngày. Sau khi rác được bỏ đúng quy định vào thùng chứa, lượng chất thải này sẽ được nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường thu gom vận chuyển về bãi tập kết của địa phương xử lý theo quy định (đốt hoặc chôn lấp).


5.2.2.4. Nâng cao kỹ năng quản lý dịch hai tổng hợp cho người dân vùng hưởng lợi.


Khi tiểu dự án đi vào hoạt động sẽ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM, nội dung các lớp huấn luyện bao gồm:

- Phân biệt các loại sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu

- Nhận biết các loài thiên địch của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng

- Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại

- Hiểu rõ tác động 2 mặt của thuốc BVTV, cách sử dụng hợp lý thuốc BVTV

- Các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo những nguyên tắc IPM

- Kỹ thuật canh tác tiến bộ

Các hiểu biết này phải được huấn luyện về mặt lý thuyết và vận dụng trên thực tế đồng ruộng. Các nội dung trên có thể được huấn luyện theo các nhóm chuyên đề: chuyên đề canh tác, chuyên đề nhận biết và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại và thiên địch của chúng, chuyên đề về các biện pháp kỹ thuật IPM trong sản xuất…

Đối tượng huấn luyện: Các cán bộ kỹ thuật thuộc phòng nông nghiệp, Chi cục BVTV, Trung tâm khuyến nông huyện, xã, hợp tác xã. Các học viên này sẽ là người đi huấn luyện lại cho nông dân tại các vùng thực hiện dự án, thực hiện các mô hình

Qui mô của mỗi lớp học từ 20-30 học viên, tổ chức lớp học theo từng huyện. Thời gian học tập theo từng đợt theo các chuyên đề mỗi đợt học có thể 3-5 ngày vừa học lý thuyết, vừa thực hành

Giảng viên: thuê các chuyên gia từ các trường ĐH, Viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông.

5.2.3. Giai đoạn vận hành


Khi tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã” đi vào vận hành các nguồn tác động đến môi trường hầu như không còn. Trong giai đoạn này, đơn vị quản lý tuyến công trình và chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:

- Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi Nam sông Mã là đơn vị trực tiếp quản lý công trình vận hành, bảo trì quản lý hệ thống kênh chính, kênh cấp 1, cấp 2.

- Các hợp tác xã dùng nước quản lý hệ thống kênh nội đồng, ký hợp đồng với Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi Nam sông Mã để nhận nước tưới đến đầu kênh cấp 3 và dẫn nước tưới bằng hệ thống kênh nội đồng.

- Tổ chức thành lập đội tuần tra, quản lý và bảo vệ kênh, thường xuyên theo dõi diễn biến và đưa ra những biện pháp khắc phục xử lý kịp thời những sự cố trong mùa mưa lũ.

- Hàng năm khi kết thúc mùa mưa lũ phải tiến hành kiểm tra, đánh giá những tác động của lũ đối với công trình, có báo cáo chi tiết gửi lên cơ quan chức năng và xin ý kiến chỉ đạo thực hiện những công việc liên quan đến công trình.

- Đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp phát sinh những hư hỏng của công trình do lũ và các tác động khác gây ra.

- Vận hành cống tưới tiêu theo đúng quy trình vận hành, nhu cầu sử dụng.

- Vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường tránh làm tắc nghẽn dòng chảy trong kênh: rác, rơm rạ, cỏ từ khu vực đồng ruộng không được thải bỏ xuống các kênh.

- Quản lý người dân trong việc sử dụng các loại thuốc hóa chất bảo vệ thực vật: vỏ bao, vỏ chai đựng thuốc sau khi sử dụng phải được thu gom đúng nơi quy định tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong kênh ảnh hưởng đến sinh vật thủy vực.

- Thiết kế các hố tái tạo bùn, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản và khử trùng kiềm trước khi thải ra sông bằng giải pháp ủ khử trùng, trung hòa với vôi, hóa chất ... đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Nên được áp dụng trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, bán công nghiệp, mở rộng canh tác theo hình thức luân phiên, Quy hoạch, đào tạo, nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp cho vùng hưởng lợi, đào tạo mỗi lớp học từ 20-30 học viên, tổ chức lớp học theo từng huyện. Thời gian học tập theo từng đợt theo các chuyên đề mỗi đợt học có thể 3-5 ngày vừa học lý thuyết, vừa thực hành.

- Chuẩn bị và thực hiện một IPM cho các tiểu dự án có liên quan đến thủy lợi và kiểm soát lũ phù hợp với kế hoạch quản lý dịch hại (PMP). PMP yêu cầu kế hoạch tập trung vào việc thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động thực tiễn có thể làm giảm lượng sử dụng hóa học trong vùng dự án.

- Nâng cao nhận thức và kiến ​​thức của nông dân về sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, nông nghiệp hữu cơ và các biện pháp nông nghiệp an toàn khác, và kiến ​​thức về biến đổi khí hậu và tác động có thể vào nguồn nước và chế độ dòng chảy

Bảng 5.7. Tổng hợp tác động và biện pháp giảm thiểu

Giai đoạn hoạt động của Tiểu dự án

Các hoạt động của tiểu dự án

Các tác động môi trường

Các biện pháp bảo vệ môi trường

Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp BVMT

Thời gian

thực hiện và

hoàn thành

Trách nhiệm

tổ chức

thực hiện

Trách nhiệm

giám sát

Giai đoạn trước khi thi công

Rà phá bom mìn, vật liệu nổ

- Ảnh hưởng cảnh quan, môi trường

- Nguy hiểm đến tính mạng



- Tiến hành rà phá bom mìn, vật liệu nổ

Lập thành gói thầu riêng.

Trước khi thực hiện GPMB

Đơn vị có đủ tư cách pháp nhân

Chủ đầu tư

Vận chuyển phế thải



- Tăng nguy cơ tai nạn giao thông

- Phát sinh bụi, tiếng ồn trên đường



- Trang bị bạt phủ cho những xe tải không có, hoặc thay thế cho những bạt phủ đã xuống cấp.

Đã tính trong gói thầu xây lắp.

Hàng ngày


Chủ phương tiện


Cán bộ chuyên trách



Tập kết phương tiện, máy móc

- Tác động xấu đến MT

- Lập kế hoạch di dời, tập kết trang thiết bị hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt người dân

Giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án

Đơn vị thi công

Trưởng đơn vị thi công

Giai đoạn

thi công

Hoạt động xây dựng các hạng mục công trình

- Suy giảm chất lượng MT không khí bởi bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung

- Bảo dưỡng định kỳ máy móc, phương tiện 6 tháng/ lần

Đã tính trong gói thầu xây lắp.

Thường xuyên trong suốt thời gian thi công

Đơn vị

thi công


Trưởng đơn vị thi công

- Tưới nước định kì trên khu vực thi công và dọc tuyến đường thi công

- Che phủ bạt các xe chở vật liệu, đất đào đắp.

- Phát sinh CTR xây dựng, đất cát rơi vãi, CTNH (dầu máy thải, giẻ dính dầu mỡ) gây ô nhiễm MT, suy giảm đa dạng sinh học

- Thu dọn, xử lý lượng đất cát đào, bóc phong hóa bị vương vãi trên mặt bằng

Đã tính trong gói thầu xây lắp

Thực hiện hàng ngày

Công nhân thi công

Trưởng đơn vị thi công

- Tại mỗi công trường đặt thùng thu gom rác thải gồm: 02 thùng chứa CTNH dạng lỏng; 02 thùng chứa giẻ lau, dầu mỡ

Đã tính trong gói thầu xây lắp

Thực hiện mua sắm trước khi triển khai

Nhân viên phụ trách vệ sinh môi trường

Trưởng đơn vị thi công

- Thường xuyên quét dọn, thu gom nguyên, vật liệu bị rơi vãi

- Phân loại CTR, bỏ đúng thùng quy định

- Thu gom, xử lý CTNH theo đúng quy định


Đã tính trong gói thầu xây lắp

Thực hiện hàng ngày

Công nhân thi công

Trưởng đơn vị thi công

Nước mưa chảy tràn, nước rửa phương tiện, nguyên vật liệu



- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước

- Xây hố lắng để thu gom nước thải thi công, nước rửa phương tiện xử lý cặn lắng.



Đã tính trong gói thầu xây lắp

Xây dựng trước khi triển khai thi công

Đơn vị thi công

Trưởng đơn vị thi công

Thực hiện hàng ngày

Công nhân trên công trường

Trưởng đơn vị thi công

- Tác động đến an toàn lao động, điều kiện làm việc, sức khỏe công nhân tại công trường

- Bố trí lịch làm việc hợp lý

- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân

- Có buổi tập huấn về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trước khi thi công

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân trên công trường




Đã tính trong gói thầu xây lắp

Thực hiện trong suốt quá trình xây dựng

Đơn vị thi công

Trưởng đơn vị thi công




- Các sự cố môi trường: thiên tai, mưa bão, rò rỉ dầu, cháy nổ…

- Lập kế hoạch phòng bão, áp thấp nhiệt đới, lốc

- Phổ biến kế hoạch ứng phó

- Tổ chức diễn tập


Hàng năm

Các lực lượng trong kế hoạch đã được phê duyệt

Chủ đầu tư

Hoạt động sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn

- Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do nước vệ sinh thiết bị máy móc.

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước

- Xây dựng hệ thống thu gom, hố lắng để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.



Đã tính trong gói thầu xây lắp

Xây dựng trước khi tiểu dự án được triển khai

Đơn vị thi công

Trưởng đơn vị thi công

- Bụi, khí thải, tiếng ồn do trộn, đổ bê tông


- Bảo dưỡng, duy tu định kỳ máy móc

Định kỳ hàng tháng

Đơn vị thi công

Trưởng đơn vị thi công

Hoạt động vận tải vận chuyển nguyên vật liệu



- Ô nhiễm không khí bởi tiếng ồn, bụi, khí thải các phương tiện vận chuyển

- Vận chuyển vào các khung giờ quy định

- Chở đúng trọng tải, có bạt che chắn. Trang bị thêm 20 vải bạt để trang bị cho các xe không có hoặc thay thế các vải bạt đã xuống cấp.

- Chạy đúng tốc độ tối đa cho phép



Đã tính trong gói thầu xây lắp

Hàng ngày


Chủ phương tiện


Cán bộ phụ trách An toàn lao động



- Tác động tới hạ tầng giao thông khu vực

- Tăng nguy cơ tai nạn giao thông cho người đi lại trên đường

Hoạt động sinh hoạt, ăn nghỉ của cán bộ, công nhân

- Phát sinh nước thải sinh hoạt

Hợp đồng mua nhà vệ sinh lưu động.

Đã tính trong gói thầu xây lắp

Mua bán, lắp đặt trước khi triển khai tiểu dự án

Hợp đồng với đơn vị phân phối

Trưởng đơn vị thi công

- Rác thải sinh hoạt

- Trang bị thùng thu gom rác đặt tại khu lán trại

- Thường xuyên quét dọn

- Hợp đồng với đơn vị vệ sinh MT của địa phương để vận chuyển và xử lý/tự thực hiện.


Đã tính trong gói thầu xây lắp

Thực hiện mua sắm và ký hợp đồng trước khi Tiểu dự án thực hiện

Cán bộ chuyên trách

Trưởng đơn vị thi công


Giai đoạn vận hành


Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tuyến kênh

- Đảm bảo an toàn cho vùng dân cư, đất canh tác, các công trình, cơ sở hạ tầng

- Tổ chức kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ

- Phát hiện, xử lý kịp thời việc lấn chiếm, sử dụng hành lang tuyến kênh sai mục đích



Kinh phí

bảo dưỡng

công trình


Hàng năm


IMC

IMC Nam Sông Mã

Công tác tập huấn, phòng chống sự cố

- Phục vụ công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố

- Tổ chức huấn luyện ứng phó tình huống tần suất 1 lần/năm theo chương trình để xuất của Sở NN&PTNT

Các lực lượng trong kế hoạch đã được phê duyệt

IMC Nam Sông Mã

Các hiện tượng thời tiết bất thường

- Gây hư hại, phá hủy công trình tuyến kênh và các công trình dân sinh khác

- Thường xuyên theo dõi

Tùy theo mức độ sự cố

Tiến hành sau khi có

sự cố


Các lực lượng trong kế hoạch đã được phê duyệt

IMC Nam Sông Mã

Công tác tập huấn, phòng chống sự cố

- Phục vụ công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời, cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố

- Có biện pháp xử lý kịp thời những sự cố trong mùa mưa bão



CHƯƠNG VI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT TUÂN THỦ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯƠNG
6.1. Giám sát tuân thủ

Ngay từ giai đoạn kiểm kê giải phóng mặt bằng, CPO sẽ huy động 1 đơn vị tư vấn giám sát bên ngoài giám sát các hoạt động kiểm kê. Đội tư vấn giám sát cũng chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các hoạt động tuân thủ về khung quản lý môi trường và xã hội, EMP của PPMU và các nhà thầu thi công theo định kỳ. Bên cạnh đó, PPMU thực hiện giám sát việc tuân thủ hàng ngày của các nhà thầu trong quá trình triển khai dự án.

Để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch QLMT này, nếu cần PPMU sẽ tuyển một đội tư vấn quản lý môi trường hỗ trợ cho mình thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường tại khu vực tiểu dự án.

6.2. Giám sát chất lượng môi trường

Đơn vị tư vấn giám sát từ bên ngoài sẽ thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ theo bảng được tổng hợp dưới đây.



Bảng 6.1. Các nội dung giám sát trong quá trình thực hiện dự án

Hạng mục

Giám sát chi tiết

Vị trí

So sánh với tiêu chuẩn hoặc quy định

Tần suất

I.

Giai đoạn thi công










Không khí

Giám sát các thông số đề xuất, bao gồm

-Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió

-Độ ồn LAeq

- Bụi lơ lửng TSP

- Bụi hô hấp (PM10)

- SO2

- CO

- NOx


VT 1: Khu vực đang thi công công trình

VT 2: Khu vực bãi tập kết nguyên vật liệu của công trình

VT3: Khu vực dân cư gần tuyến kênh đang thi công

VT 4: Tại khu vực lán trại xây dựng

VT5: Điểm đầu hướng gió cách khu vực thi công 100m

VT6: Điểm cuối hướng gió cách khu vực thi công 100m



QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.



Định kỳ 3 tháng/1đợt trong thời gian thi công, tần suất quan trắc 3 lần/ngày

Nước mặt

Giám sát các thông số đề xuất, bao gồm

- pH


- DO

- TSS


- COD

- BOD5 (200C)

- NO3- (theo N)

- PO43- (theo P)

- As

- Endrin


- Paration

- Chất hoạt động bề mặt

- Tổng dầu, mỡ

- Coliform



VT 1: Nước mặt trong kênh tại khu vực thi công

VT 2: Nước ao hồ khu dân cư tại khu vực thi công

VT 3: Điểm tiếp nhận nước thải thi công do hoạt động rửa máy móc, thiết bị

VT 4-5: Điểm cách khu vực thi công 100m ( 2 vị trí)

VT 6: Điểm nhận nước thải sinh hoạt từ các lán trại


QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Định kỳ 3 tháng/1đợt trong thời gian thi công, lấy mẫu quan trắc 2 lần/ngày

Nước ngầm

Giám sát các thông số đề xuất, bao gồm

- pH


- Độ cứng (CaCO3)

- Sắt (Fe)

- Chì (Pb)

- Asen (As)

- NO2- theo N

- NH4+ theo N

- Sunfat (SO42-)

- E.coli


- Colifom

VT 1-2: Giếng khoan hoặc giếng đào của hộ dân tại khu vực thi công (lấy đại diện tại 2 vị trí)

VT 3-4: Giếng khoan hoặc giếng đào của hộ dân cách khu vực thi công 500m (lấy đại diện tại 2 vị trí)



QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.


Định kỳ 3 tháng/1đợt trong thời gian thi công, lấy mẫu quan trắc 1 lần/ngày

Chất lượng môi trường đất

Giám sát các thông số đề xuất, bao gồm

- Asen (As)

- Cadimi (Cd)

- Đồng (Cu)

- Chì (Pb)

- Kẽm (Zn)

- Aldrin

- Parathion



VT 1: Khu vực bờ kênh tại công trường đang xây dựng

VT 2: Khu vực dân cư nằm gần kênh

VT 3: Khu vực bờ kênh đã hoàn thành

VT 4: Khu vực bờ kênh chưa thi công



QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.

QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.



Định kỳ 3 tháng/1đợt trong thời gian thi công, lấy mẫu quan trắc 1 lần/ngày


Sự đa dạng sinh học

- Phân tích, phân loại thực vật nổi định tính

Phân tích, phân loại thực vật nổi định lượng

- Phân tích, phân loại động vật nổi định tính

- Phân tích, phân loại động vật nổi định lượng

- Phân tích, phân loại động vật đáy định tính

- Phân tích, phân loại động vật đáy định lượng



VT1: Tại kênh khu vực thi công Tiểu dự án

VT2: Ao, hồ gần khu vực thi công

VT3: Điểm đầu dòng chảy cách khu vực thi công 100m

VT4: Điểm cuối dòng chảy cách khu vực thi công 100m

VT 5:Điểm tiếp nhận nước thải tại các lán trại





Định kỳ 3 tháng/1đợt trong thời gian thi công, lấy 3 mẫu/1 vị trí


II.

Giai đoạn vận hành










Không khí

Giám sát các thông số gồm

-Điều kiện vi khí hậu: oC, độ ẩm, tốc độ gió

-Độ ồn

- Bụi lơ lửng TSP



- SO2

- CO


- NOx

VT 1-2: Tại điểm đầu tuyến kênh Bắc (Nam) khu vực tiểu dự án (2 vị trí)

VT 3-4: Tại điểm cuối tuyến kênh Bắc (Nam) khu vực tiểu dự án (2 vị trí)

VT 5-10: Tại 1 số điểm đại diện thuộc kênh nhánh của kênh Bắc và kênh Nam khu vực tiểu dự án (6 vị trí)


-QCVN 05:2009/BTNMT

-QCVN 26:2010/BTNMT:



Định kỳ 6 tháng/1đợt sau khi tiểu dự án đi vào vận hành, tần suất quan trắc 1 lần/ngày

Nước mặt

Giám sát các thông số gồm

- pH


- DO

- TSS


- COD

- BOD5 (200C)

- NO3- ( theo N)

- PO43- ( theo P)

- Pb

- As


- Tổng dầu, mỡ

- Coliform



VT 1-2: Tại điểm đầu tuyến kênh Bắc (Nam) khu vực tiểu dự án (2 vị trí)

VT 3-4: Tại điểm cuối tuyến kênh Bắc (Nam) khu vực tiểu dự án (2 vị trí)

VT 5-10: Tại 1 số điểm đại diện thuộc kênh nhánh của kênh Bắc và kênh Nam khu vực tiểu dự án (6 vị trí)



QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

Định kỳ 6 tháng/1đợt sau khi tiểu dự án đi vào vận hành, tần suất quan trắc 1 lần/ngày




Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương