Ban quản lý DỰ Án thủy lợi thanh hoá KẾ hoạch quản lý MÔi trưỜng (emp) tiểu dự ÁN: SỬa chữA, NÂng cấp hệ thống thủy lợi nam sông mã TỈnh thanh hóA



tải về 0.85 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.85 Mb.
#4308
1   2   3   4   5   6   7   8

TÓM TẮT

Tiểu dự án Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Nam sông Mã thuộc dự án Cải thiên nông nghiệp có tưới. Dự án được thực hiện nhằm nâng cấp các hệ thống tưới để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với định hướng phát triển ngành nông nghiệp của các địa phương và của Việt Nam. Mục tiêu này cũng phù hợp với định hướng ưu tiên của Nhà tài trợ là Ngân hàng Thế giới (WB).



Miêu tả: Tiểu dự án sẽ bao gồm

(i) Hỗ trợ về thể chế và chính sách để nâng cao quản lý nước, trong đó có hỗ trợ IMC, các tổ chức dùng nước và hệ thống phân tích dữ liệu (SCADA)

(ii) đầu tư sửa chữa, nâng cấp 2 tuyến kênh chính là kênh Bắc và kênh Nam, tổng chiều dài L= 43.377,5m, kênh nhánh gồm 15 tuyến tổng chiều dài L=86.063,1m. Tuyến kênh chính Bắc (trạm bơm Nam Sông Mã) bắt đầu từ bể xả trạm bơm Nam sông Mã tại K34+928,3 thuộc thị trấn Kiểu, huyện Yên Định, kết thúc tại xã Định Công huyện Yên Định có tổng chiều dài 23.627m. Tuyến kênh chính Nam (trạm bơm Nam Sông Mã) bắt đầu từ K23+542,6 sau Xiphông Cầu Bụt 500m, kết thúc tại xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá có tổng chiều dài 19.818m;

(iii) Xây dựng một số mô hình thí điểm nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu về: (i) cải tiến dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp; (ii) quản lý và bảo vệ đất đai, và (iii) tiếp cận kỹ thuật nông học tiến tiến, sản xuất bền vững cho vùng dự án.



Các tác động và biện pháp giảm thiểu: Nhìn chung, tiểu dự án có nhiều tác động tích cực và có các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu. Các tác động chính sẽ xảy ra là: (a) thu hồi đất, (b) giải phóng mặt bằng, (c) thi công giai đoạn xây dựng và vận hành dự án.

Người dân bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường phù hợp với khuôn khổ các báo cáo về chính sách tái định cư (RPF) và kế hoạch hành động tái định cư (RAP). Không có bất kỳ khu bảo tồn thiên nhiên nằm trong vị trí dự án.

Các tác động tiêu cực xảy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng chủ yếu là do đào đất và các tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng kênh và công trình trên kênh. Các tác động này mang tính tạm thời và có thể được giảm nhẹ thông qua các quy định hoạt động môi trường (ECOP) và tham vấn chặt chẽ với chính quyền địa phương và cộng đồng, và có sự giám sát của các kỹ sư môi trường.

Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU) sẽ chịu trách nhiệm giám sát tổng thể và thực hiện tiến độ giám sát môi trường cho tiểu dự án bao gồm cả các chính sách an toàn và đào tạo cho các nhân viên cho dự án.



Ngân sách:

Chi phí cho việc thực các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng là một phần trong chi phí xây dựng tiểu dự án. Chi phí cho hoạt động giám sát của nhà thầu tư vấn giám sát môi trường sẽ là một phần chi phí tư vấn của tiểu dự án và độc lập với chi phí tư vấn giám sát thi công xây lắp. Chi phí giám sát trong giai đoạn vận hành là ngân sách vận hành dự án của IMC. Ngân sách cho đào tạo về chính sách an toàn cho cán bộ sẽ là một phần trong chi phí quản lý dự án của CPO. Ngân sách cho việc đền bù tái, rà phá bom mìn, quản lý dịch hại, tham vấn cộng đồng là vốn nằm trong các gói thầu riêng cho PPMU quản lý, thực hiện.



CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG



1.1. Giới thiệu chung về dự án WB7

-
Tên dự án: Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7).

- Địa điểm xây dựng: 03 tỉnh miền núi phía Bắc và 04 tỉnh duyên hải miền Trung là Hà Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam.

- Nguồn vốn: Vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

- Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án:


Mục tiêu dài hạn:

+ Đảm bảo sự tiếp cận có hiệu quả và bền vững các dịch vụ tưới/tiêu đã được đầu tư nâng cấp cho các vùng nông thôn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam.

+ Nâng cao lực cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích của nền nông nghiệp có tưới (sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính).

Mục tiêu ngắn hạn:

Hỗ trợ cho một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Các mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các hoạt động sau:

. Tăng cường quản lý nước, hỗ trợ về thể chế và chính sách để nâng cao quản lý nước;

. Cải thiện cơ sở hạ tầng tưới tiêu;

. Dịch vụ hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu.



Nhiệm vụ của dự án:

+ Các khu tưới được cung cấp dịch vụ tưới, tiêu hiện đại;

+ Số người sử dụng nước được cung cấp bởi hệ thống tưới tiêu hiện đại;

+ Số lượng các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh và cấp huyện được mở rộng và phụ thuộc ít hơn vào ngân sách nhà nước;

+ Số lượng Tổ chức hợp tác dùng nước được thành lập và chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì các công trình thủy lợi;

+Tỷ lệ % nông dân trong các khu tưới tiếp nhận, thực hành và phát triển sản xuất ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu;

+ Số người dân/hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước sạch và bền vững.

Nguồn lực, các hợp phần của dự án:


+ Có hai nguồn vốn để thực hiện dự án, gồm 180 triệu USD vốn viện trợ ODA và dự kiến khoảng 30 triệu USD vốn đối ứng. Tổng nguồn vốn của dự án 210 triệu USD. Dự kiến nội dung và phân bổ nguồn vốn cho 4 hợp phần cụ thể như sau:

+ Dự án được dự kiến thiết kế cấu thành bởi 4 hợp phần với các mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ tương ứng như sau:



Hợp phần A: Thể chế và chính sách hỗ trợ cải thiện quản lý nước (Chi phí dự kiến: 10 triệu US$).

Hợp phần B: Nâng cấp hệ thống tưới tiêu (Chi phí dự kiến: 165 triệu US$)

Hợp phần C: Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu (Chi phí dự tính: 30 triệu US$).

Hợp phần D: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án (Chi phí dự kiến: 5 triệu US$).

1.2. Giới thiệu chung về Tiểu dự án

- Tên tiểu dự án: Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam sông Mã.

- Địa điểm xây dựng: Các huyện Yên Định, Thiệu Hóa - tỉnh Thanh Hóa.

- Mục tiêu của dự án:

  • Mục tiêu chung: Cải tạo nâng cấp được hệ thống thủy lợi Nam sông Mã, đảm bảo cung cấp nước tưới ổn định cho 11.154 (ha) đất sản xuất nông nghiệp của 02 huyện Yên Định và Thiệu Hoá; tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng ưu tiên các loài có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu; tăng năng suất, sản lượng; đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

  • Mục tiêu cụ thể:

+ Chuyển toàn bộ 11.154 (ha) từ tưới bằng động lực sang tưới tự chảy.

+ Tăng diện tích tưới chủ động từ 6.836 (ha) lên 11.154 (ha).

+ Tăng diện tích vụ Đông thêm 2.135 (ha).

+ Tăng năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp.

+ Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản; tăng năng suất, sản lượng nuôi trồng.

+ Khắc phục một phần hậu quả của biến đổi khí hậu do giành toàn bộ lượng nước phải tưới cho vùng Nam sông Mã (khoảng 19m3/s) phục vụ cho các trạm bơm cấp nước vùng hạ du sông Mã hoạt động, góp phần hạn chế mặn xâm nhập sâu vào nội địa.

+ Nâng cao năng lực quản lý hệ thống tưới bền vững, xây dựng, củng cố và phát triển công ty thủy nông và tổ chức dùng nước.


  • Các thành phần của dự án:

a. Hợp phần A: Hỗ trợ về thể chế và chính sách để nâng cao quản lý nước.

* Mục tiêu: Tăng cường thể chế và năng lực của Công ty Thủy nông và các Tổ chức dùng nước. Mục tiêu chính là tổ chức tốt hơn việc quản lý hành chính các dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước và tưới.

* Kinh phí dự kiến: 30,4 tỷ đồng (tương đương 1,453 triệu USD).

b. Hợp phần B: Cơ sở hạ tầng tưới và tiêu: Nâng cấp, khôi phục và hoàn thiện toàn bộ hệ thống kênh Chính và kênh nhánh cấp 1, các công trình trên hệ thống kênh trạm bơm nam Sông Mã lấy nước từ kênh hồ chứa nước Cửa Đạt cấp đủ lưu lượng và nâng cao mực nước để đảm bảo tưới tự chảy cho 11.154 ha lúa và hoa màu của 2 huyện Yên Định và Huyện Thiệu Hoá tăng độ bền vững cho công trình, tiết kiệm điện, nước và đất xây dựng công trình. Quy mô gồm 2 tuyến kênh chính là Kênh Bắc và kênh Nam, tổng chiều dài L= 43377,5m, kênh nhánh gồm 15 tuyến tổng chiều dài L=86.063,1m

c. Hợp phần C: Dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp. Tổng kinh phí dự kiến là 64,36 tỷ đồng (tương đương 3,076 triệu USD).

* Mục tiêu: Tăng sản lượng cây trồng; Đa dạng hóa cây trồng; Tăng thu nhập của nông dân. Xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.3. Mục đích và cấu trúc báo cáo.

1.3.1. Mục đích báo cáo: Giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn trong quá trình xây dựng đến môi trường, cộng đồng địa phương. Các nhà thầu phải triển khai các hoạt động phù hợp với những nội dung sau đây và liên hệ chặt chẽ với người giám sát hoặc/và các kỹ sư hiện trường do chủ dự án tuyển chọn để giám sát hợp đồng.

1.3.2. Cấu trúc báo cáo: Gồm 7 chương:

Chương I  : Giới thiệu chung

Chương II  : Chính sách quy định và khung thể chế

Chương III  : Mô tả dự án

Chương IV  : Môi trường nền vùng Tiểu dự án

Chương V  : Các tác động tiềm tàng và biện pháp giảm thiểu

Chương VI  : Tổ chức thực hiện

Chương VII : Tham vấn ý kiến cộng đồng




Каталог: vi-vn -> TaiLieu
vi-vn -> Mẫu số 04. Hợp đồng cho thuê đất
vi-vn -> Huyện thanh liêM
vi-vn -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
vi-vn -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vi-vn -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
TaiLieu -> Quyết định số 1421/QĐ-ubnd ngày 16 tháng 11 năm 2007 V/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm cn ttcn huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
TaiLieu -> UỶ ban nhân dân tỉnh thanh hoá Số: 769/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> ĐẶt vấN ĐỀ I. TÍNh cấp thiết của dự ÁN

tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương