Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 3.22 Mb.
trang8/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25

2.3.2. Dân tộc


  1. Ở 8 tỉnh thuộc phạm vi dự án, đại đa số dân số nông thôn ven biển là người Kinh (dân tộc chính của Việt Nam) trung bình chiếm trên 90% tổng dân số. Số còn lại là các dân tộc thiểu số khác bao gồm Tày, Thái, Mường, Khomer, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Thổ, Dáy,… nhưng hầu như các dân tộc này chỉ sống ở khu vực miền núi

Bảng 7: Các thành phần dân tộc của 08 tỉnh dự án (người)

Dân tộc

Quảng Ninh

Hải Phòng

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

TT Huế

Tổng

Tày

3.501

1.050

795

744

280

81

42

145

6.638

Thái

450

243

225.336

295.132

500

332

79

577

522.649

Mường

535

323

341.359

688

549

126

68

238

343.886

Khơmer

19

7

93

60

11

10

5

26

231

Hoa

4.375

1.171

288

156

15

22

90

429

6.546

Nùng

1.246

308

275

312

49

28

36

57

2.311

Mông

460

12

14.799

28.992

4

6

3

25

44.301

Dao

59.156

65

5.465

39

84

4

2

9

64.824

Thổ

52

19

9.652

59.579

37

21

10

50

69.420

Dáy

80

6

12

3

-

-

-

-

101

Total (1000 people)

1.211,3

1.963,3

3.514,2

3.063,9

1.261,3

872,9

619,9

1.140,7

13.648

Nguồn: Viện Dân tộc học, Viện Hàn Lâm KH&XH Việt Nam, số liệu năm 2014

2.3.3. Lao động và việc làm


  1. Tại các tỉnh trong vùng dự án, người dân chủ yếu phụ thuộc nhiều vào nông, lâm, ngư nghiệp để kiếm kế sinh nhai. Lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 58,9% đến 59,8% so với các ngành khác.

Bảng 8: Lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (1.000 người)

Tỉnh

Tổng dân số có việc làm

% dân số đang làm việc trong ngàng nông, lâm và ngư nghiệp

2013

2014

2015

2013

2014

2015

Quảng Ninh

711,4

697,3

692,4

59,9

58,1

57,2

Hải Phòng

1.125,6

1.127,7

1.128,1

58,5

57,9

57,5

Thanh Hóa

2.224,2

2.231,8

2.238,3

64

63,8

63,7

Nghệ An

1.920,4

1.953,1

1.892

63,8

64,3

61,8

Hà Tĩnh

700,9

727,8

745,3

56,1

58

59,1

Quảng Bình

516,5

528,9

520,3

59,8

60,9

59,6

Quảng Trị

346,2

348,6

349,7

56,5

56,6

56,4

Thừa Thiên Huế

636,6

662,6

636,2

56,7

58,5

55,8

Tổng

8.181,8

8.277,8

8.202,3

59,4

59,8

58,9

Nguồn: Niên giám thống kế của các tỉnh dự án năm 2015


  1. Hình 3. Lao động phân chia theo giới (1.000 người)


    Lực lượng lao động theo giới tính cho thấy tương đối bình đẳng giữa người đàn ông và phụ nữ. Lực lượng lao động là nam giới cao hơn nữ giới vào khoảng 6%.

2.3.4. Thu nhập


  1. Tính riêng từ năm 2008 đến 2014 mức thu nhập bình quân đầu người trên năm tăng từ 10 triệu đến 25 triệu tương đương với mức tăng trung bình cả nước trong vòng 7 năm qua. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp khoảng 30% trong tổng thu nhập của người dân địa phương. 60% còn lại là từ các nguồn đa dạng khác như thuê lao động, tiền lương, các doanh nghiệp

Bảng 9: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng

Tỉnh/Thành phố

Thu nhập theo năm (1.000 VND)

2008

2010

2012

2014

2015

Quảng Ninh

867

1.328,3

2.557,3

3.052,6



Hải Phòng

1.199,4

1.694,0

2.526,2

3.923

4.236,8

Thanh Hóa

605

839,7

1.287,6

1.735

1.985

Nghệ An

640

919,6

1.572,0

1.732

1.883,2

Hà Tĩnh

594,8

839,7

1.307,5

1.810,1

 -

Quảng Bình

645

950

1.437

1,839

 -

Quảng Trị

659,6

950,7

1.342,6

1.804,4

 -

Thừa Thiên Huế

804

1.192,5

1.739

2.187,9

2.414,2

Trung bình các tỉnh dự án

1.002

1.340

1.972

2.512

-

Trung bình cả nước

995

1.387

2.000

2.637

 -

Nguồn: Niên giám thống kế của các tỉnh dự án năm 2015

  1. Mặc dù các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là các ngành kinh tế quan trọng đối với người dân nông thôn, đặc biệt là ở các khu vực ven biển, nhưng năng suất các ngành này vẫn còn giới hạn. Do vậy, việc tăng năng suất của các lĩnh vực này là rất quan trọng.

2.3.5. Sinh kế của người dân


  1. Vùng thực hiện dự án là vùng có cơ cấu thành phần kinh tế khá phong phú và đa dạng, hoạt động sản xuất có ý nghĩa kinh tế trong vùng là: Nông nghiệp (trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, rau màu, cây ăn trái trên đất thổ cư, chăn nuôi trâu, bò, heo, dê, gà, vịt,...); Ngư nghiệp (nuôi tôm biển, nuôi nghêu, sò ngoài bãi biển, cá trong ao đầm, khai thác nội đồng và sông, biển); Lâm nghiệp (trồng rừng phòng hộ, khai thác củi, làm dầu, ); Công nghiệp (Các cơ sở thu mua chế biến thủy hải sản, cảng cá...) và các dịch dụ tiểu thủ công nghiệp (buôn bán nhỏ, chợ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp). Đặc biệt trong những vài năm qua phong trào nuôi tôm sú công nghiệp đang phát triển ở các huyện trong vùng dự án. Mặc dù có rất nhiều hoạt động sản xuất, nhưng vẫn còn có những hạn chế như thiếu vốn, điều kiện giao thông khó khăn và trình độ kỹ thuật thấp.


Hình 4. Tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn mới của Chính phủ từ năm 2012 đến 2015


2.3.6. Tình trạng nghèo đói


  1. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo trong hai thập kỷ vừa qua thông qua việc thực hiện Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh dự án cũng đã được cải thiện đáng kể từ năm 2012 đến năm 2015. Các chương trình giảm nghèo có hành động cụ thể như tiếp cận các chương trình tín dụng nhỏ, chăm sóc y tế miễn phí và giáo dục cũng như đào tạo và mở rộng các dịch vụ dạy nghề cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp để nâng cao năng suất. Nhiều hộ gia đình nông thôn nghèo ở các tỉnh dự án đã được hưởng lợi từ các chương trình này.

  2. Trong số các tỉnh, Hà Tĩnh vẫn là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, tiếp đến là Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa chủ yếu là do tỷ lệ đói nghèo cao ở các huyện miền núi. Mức sống của người dân ở các vùng ven biển thường cao hơn so với người dân ở các khu vực miền núi và do đó tỷ lệ nghèo ở các vùng ven biển thấp hơn so với các khu vực miền núi. Nhưng khu vực ven biển thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên người dân ở các khu vực này vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.

2.3.7. Hiện trạng sử dụng đất


  1. Hiện trạng sử dụng đất ở 8 tỉnh dự án được phân chia thành 4 nhóm chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dụng và đất ở. Đất trống ở các vùng ven biển trong khu vực dự án chủ yếu là đất cồn cát ven biển được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp.

Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất đến 31/12/2015 theo loại đất (1.000 ha)

Tỉnh dự án

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dụng

Đất ở

Quảng Ninh

610,2

49,4

391,5

43,2

10,0

Hải Phòng

152,7

49,3

19,7

27,5

13,9

Thanh Hoá

1.113

247,5

585,6

73,8

52,7

Nghệ An

1.649

276,1

963,7

72,0

20,6

Hà Tĩnh

599,8

130,1

351,9

44,8

9,7

Quảng Bình

806,5

82,8

630,9

28,6

5,5

Quảng Trị

474

95,3

286,9

17,8

4,5

Thừa Thiên Huế

503,3

60,8

325,2

32,2

18,1

Nguồn: Niên giám thống kế quốc gia năm 2015

  1. Có sự khác biệt rất lớn giữa các tỉnh. Quảng Bình có độ che phủ rừng 78,2% trong khi Hải Phòng, một thành phố đô thị công nghiệp, có độ che phủ rừng chỉ có 12,9%. Nhưng vẫn có những cơ hội cho cả sự phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tài sản môi trường trong vùng dự án – điều này rất quan trọng vì có khoảng 25 triệu người nghèo và dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng (sinh kế và nhu cầu năng lượng).

Bảng 11: Thống kế đất lâm nghiệp ven biển (ha)

Rừng ngập mặn ven biển

Rừng trên cạn ven biển

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất chưa có rừng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Đất chưa có rừng

385 ha (rừng tự nhiên)

26.770 ha (17.514 ha rừng tự nhiên; 9.256 ha rừng trồng)

326 ha (toàn bộ là rừng trồng)

11.375 ha

8.013 (7.739 ha rừng tự nhiên; 274 ha of rừng trồng)

25.377 ha (6.155 ha rừng tự nhiên; 19.222 ha rừng trồng)

26.437 ha (toàn bộ là rừng trồng)

8.973 ha

Nguồn: Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, năm 2016

  1. Rừng ven biển trong vùng dự án được chia thành ba loại. Tổng diện tích của khu rừng ven biển trong 08 tỉnh là 87.305 ha, trong đó 38.977 ha rừng ngập mặn và 68.798 ha rừng trên cạn ven biển. Tỷ lệ đất rừng ven biển cho các tỉnh dự án là khoảng 2% tổng diện tích đất đai, nhưng khu vực này chiếm 22,2% tổng diện tích rừng ven biển trên toàn Việt Nam.

2.3.8. Giáo dục


  1. Trong 8 tỉnh dự án thì có 2.491 trường tiểu học và 1.885 trường trung học cơ sở với tỷ lệ giáo viên học sinh trung bình là 19 học sinh có 1 giáo viên ở cấp tiểu học và 16 học sinh/giáo viên ở cấp trung học cơ sở. Mặc dù các số liệu không cung cấp thông tin về phân bố địa lý của các trường cấp 1 và trung học cơ sở, nhưng thực tế có sự khác nhau về số lượng trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Mặc dù, vùng dự án dân số nông thôn cao hơn dân số thành thị nhưng tỷ lệ trẻ em đến trường ở lứa tuổi tiểu học ở nông thôn và thành thị là như nhau. Tuy nhiên, do mức độ thu nhập gia đình thấp cũng như công việc của những gia đình vùng ven biển, nên nhiều trẻ em bỏ học sau khi học xong lớp 9.

Bảng 12: Số trường học tiểu học và trung học cơ sở tại 8 tỉnh dự án năm học 2014-2015

Tỉnh dự án

Trưởng tiểu học

Lớp tiểu học

Trung học cơ sở

Lớp trung học cơ sở

Quảng Ninh

180

4.225

150

2.127

Hải Phòng

216

4.461

184

2.562

Thanh Hoá

709

10.161

636

5.755

Nghệ An

544

9.733

393

5.487

Hà Tĩnh

260

3.789

143

2.395

Quảng Bình

211

3.040

148

1.770

Quảng Trị

155

2.568

112

1.319

Thừa Thiên Huế

216

3.217

119

2.037

Total

2.491

41.194

1.885

23.452

Nguồn: Niên giám thống kê của các tỉnh dự án năm 2015

  1. Nhìn chung, trình độ dân trí của người dân địa phương trong 8 tỉnh dự án là cao hơn so với khu vực miền núi. Tuy vậy, trình độ dân trí ở những vùng ven biển vẫn còn nhiều hạn chế, trình độ lao động còn thấp, cuộc sống du cư trên các đầm phá, sông ngòi còn gặp nhiều khó khăn,… đây là những trở ngại trong công tác quản lý bền vững và bảo vệ rừng ven biển. Do đó, cần xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng và lồng ghép vào trong trường học

2.3.9. Cơ sở y tế


  1. Trong các tỉnh dự án, có 2.484 cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh. Hiện nay, hầu hết dân cư sống ở khu vực nông thôn của các tỉnh dự án đã có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế

Bảng 13: Số cơ sở y tế hiện có trong các xã của 8 tỉnh dự án năm 2015

Tỉnh dự án

Tổng số

Bệnh viện

Phòng khám khu vực

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

Trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp

Quảng Ninh

216

19

10

1

186

Hải Phòng

251

24

2

1

224

Thanh Hoá

687

37

12

1

637

Nghệ An

531

28

22

1

480

Hà Tĩnh

286

18

5

1

262

Quảng Bình

174

8

7

-

159

Quảng Trị

160

11

7

1

141

Thừa Thiên Huế

179

17

8

1

152

Tổng

2.484

162

73

7

2.241

Nguồn: Niên giám thống kê của các tỉnh dự án năm 2015

2.3.10. Các dịch vụ khác



  1. Hình 5. Tiếp cận các dịch vụ thiết yêu ở các tỉnh và huyện dự án năm2014


    Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch và điện phục vụ sinh hoạt khá cao dao động từ 96,8 đến 99,9%. Theo khảo sát cho dự án này, Hiện người dân ở 8 tỉnh dự án đang sử dụng nước sinh hoạt đủ điều kiện vệ sinh từ 5 nguồn: nước máy từ các nhà máy xử lý nước, trạm cấp nước; nước giếng đã qua xử lý do Sở NN&PTNT quản lý; nước giếng do người dân tự đào, khoan; nước mưa và nước sông (tập trung chủ yếu ở các khu dân cư nghèo ven sông) Tỉ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo số liệu thống kê là tương đối cao. Cụ thể, cao nhất là Hà Tĩnh 99,54% và thấp nhất là Thanh Hóa 84,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ các hộ tại các tỉnh dự án sử dụng hố xí hợp vệ sinh theo số liệu thống kê như sau: cao nhất là Hải Phòng 99,9% và thấp nhất là Hà Tĩnh 41,91%

  2. Tại các vùng nông thôn, còn một số thôn, xóm chưa được sử dụng nước sạch và các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Tập quán, thói quen ở một số vùng còn lạc hậu, người dân chưa có ý thức bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường. Rác thải sinh hoạt mới thu gom được khoảng 30 - 50%, tập trung về bãi rác tạm để phân hủy tự nhiên, hầu như các vùng nông thôn chưa có tổ chức thu gom rác, đổ bừa bãi ra bờ sông, suối. Tại các khu vực ven biển hiện đang bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, và một số hộ gia đình ven biển không có hệ thống vệ sinh đã xả chất thải trực tiếp ra biển. Thật không may, rất khó để bố trí đất làm bãi rác ở một số khu vực, nơi có thì quá nhỏ để thiết lập một hố xử lý rác.


tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương