Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 3.22 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

1.5. Các hợp phần dự án


  1. Dự án bao gồm 04 hợp phần, là Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển; Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển; Hợp phần 3: Tạo ra lợi ích bền vững từ rừng ven biển; Hợp phần 4: Quản lý dự án và Giám sat đánh giá.

Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển

  1. Hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng và thực hiện các thủ tục và công cụ có thể nhân rộng để cải thiện công tác quản lý rừng ven biển. Các hoạt động gắn với hợp phần này sẽ xây dựng kiến thức kỹ thuật và thực hiện các đầu tư cần thiết để hiện đại hóa các phương pháp được sử dụng để giải quyết 3 hạn chế chính – chồng lấn, các kế hoạch không gian, thiếu nguồn cung ứng ứng cây giống có chất lượng thích hợp và một cơ chế tài chính dài hạn cho quản lý rừng phòng hộ ven biển.

  2. Hợp phần này có 3 tiểu hợp phần sau đây:

      1. Tiểu hợp phần 1.1 về hiện đại hóa quy hoạch rừng ven biển. Tiểu hợp phần này sẽ bổ sung các hoạt động do Tài chính cho chính sách phát triển tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu, và hỗ trợ các đơn vị tư vấn nhằm cung cấp các thông tin đầu vào chính nhằm cải thiện công tác quy hoạch.

      2. Tiểu hợp phần 1.2 về mở rộng sản xuất cây giống có chất lượng. Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho các công trình, hàng hóa và trang thiết bị cũng như tư vấn kỹ thuật để mở rộng hoạt động sản xuất cây giống có chất lượng.

      3. Tiểu hợp phần 1.3 mở rộng chi trả dịch vụ hệ sinh thái cho rừng ven biển.

Hợp phần 2: Phát triển và khôi phục rừng ven biển

  1. Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện công tác quản lý rừng phòng hộ ven biển và mở rộng diện tích rừng phòng hộ ven biển tại các tỉnh tham gia. Tại mỗi tỉnh, đã xác định các điểm trồng rừng, bảo vệ rừng và làm giàu rừng ngập mặn dựa trên các tiêu chí thể hiện sự cam kết của chính phủ, tính khả thi về sinh thái, sở hữu đất và tiềm năng đóng góp vào việc tăng cường tính chống chịu. Áp dụng những tiêu chí này, các hoạt động đầu tư trải dài trên 257 xã của 47 huyện. Tại các khu vực mục tiêu của dự án sẽ thực hiện trồng rừng và quản lý rừng trên đất cát trên các vách đá đứng, thềm đất, đụn và đồi cát gần biển nơi có các cộng đồng ven biển bị ảnh hưởng của gió. Mục tiêu của Bộ NN và PTNT cho hợp phần này là:

        1. Bảo vệ 50.000 ha rừng ben biển

        2. Phục hồi 10.000 ha rừng ven biển

        3. Trồng 5.000 ha rừng ngập mặn

        4. Trồng 4.000 ha rừng trên đất cát

  2. Hợp phần này có hai tiểu hợp phần. Tiểu hợp phần đầu tiên là trồng và bảo vệ các khu rừng ven biển mục tiêu. Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ các công trình xây lắp, hàng hóa và trang thiết bị, công lao động và tư vấn cần thiết để bảo hệ các lâm phần rừng ven biển hiện có, và trồng và chăm sóc các lâm phần mới và các lâm phần rừng ven biển bị suy thoái. Tiểu hợp phần này cũng sẽ tài trợ cho các hoạt động gắn với quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Tiểu hợp phần thứ hai về tăng cường tỷ lệ sống và hiệu quả của rừng phòng hộ ven biển. Tiểu hợp phần này đầu tư vào các công trình cơ sở vật chất (physical works) và các công trình phụ trợ, trang thiết bị và công cụ mà có thể tăng tỷ lệ sống và hiệu quả của các khu rừng phòng hộ ven biển. Tiểu hợp phần này cũng sẽ tài trợ cho các đầu tư hỗ trợ tăng cường công tác giám sát và quản lý các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Tiểu hợp phần đồng thời hỗ trợ cải thiện quy mô nhỏ các công trình hiện có để tăng cường cho các khu rừng ven biển trong việc bảo vệ cộng đồng ven biển.

Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển

  1. Việc khuyến khích hỗ trợ địa phương bảo vệ rừng ven biển sau khi dự án kết thúc sẽ yêu cầu các can thiệp có thể thúc đẩy các lợi ích kinh tế từ rừng ven biển với một loạt các bên liên quan - cộng đồng, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, các xã và huyện. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra doanh thu từ rừng ven biển thông qua thực hành nuôi trồng thủy sản kết hợp. Những nỗ lực để khôi phục lại rừng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy các nguồn thu của chính quyền địa phương giúp biện minh cho các khoản đầu tư cho Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cũng đã có những dự án thí điểm về chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES) trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và du lịch (hai lĩnh vực có thể đóng góp cho các quỹ PFES).

  2. Hợp phần này thực hiện các đầu tư nhằm tăng cường tiềm năng tạo thu nhập tư nhân, việc làm và doanh thu chung từ rừng phòng hộ ven biển. Các mô hình thích ứng đã và đang áp dụng tại vùng đồng bằng sông Mê-kông và trong ngành nông nghiệp, hợp phần này hỗ trợ: (i) các quan hệ đối tác để tạo thu nhập từ các khu rừng phòng hộ ven biển (ví dụ, thông qua nông nghiệp quảng canh và được chứng nhận, và du lịch dựa vào tự nhiên) và (ii) nâng cấp các cơ sở hạ tầng sản xuất (hạ tầng nhỏ) để các địa phương (xã) có thể hỗ trợ tạo thu nhập từ các đầu tư này. Hỗ trợ này sẽ được cung cấp thông qua các gói đầu tư là các khoản tài trợ không hoàn lại. Những khoản tài trợ này sẽ được cung cấp thông qua một quá trình lựa chọn cạnh tranh áp dụng một quy trình lựa chọn minh bạch được thiết kế riêng và thiết lập sao cho kết quả là lựa chọn được các quan hệ đối tác sản xuất và kế hoạch kinh doanh khả thi về mặt thương mại (trong tiểu hợp phần 3.1) và cơ sở hạ tầng sản xuất hữu dụng nhất (trong tiểu hợp phần 3.2)

Hợp phần 4: Quản lý dự án, Giám sát và đánh giá

  1. Hợp phần này sẽ bao gồm việc thành lập cơ cấu tổ chức thực hiện dự án; chuẩn bị các trang thiết bị, phương tiện và hỗ trợ kỹ thuật. Các hoạt động sẽ bao gồm nâng cấp văn phòng làm việc cho các cơ quan được phân cấp, xe cộ, và một hệ thống giám sát và đánh giá được tài trợ đầy đủ để theo dõi tiến độ và các tác động của dự án, và cung cấp thông tin phản hồi để cải thiện dự án trong suốt thời gian thực hiện. Hợp phần này sẽ tài trợ các đào tạo chuyên ngành cho cán bộ của Bộ NN & PTNT, tỉnh, huyện, xã về các chủ đề như đồng quản lý, quy hoạch tổng hợp không gian, giám sát đánh giá và chính sách an toàn. Hợp phần này cũng sẽ bao gồm các chi phí thường xuyên như các nhân viên chính phủ và chi phí vận hành/hoạt động.

1.6. Các mục tiêu và phương pháp đánh giá xã hội

1.6.1. Các mục tiêu và phạm vi đánh giá


  1. Đánh giá xã hội (ĐGXH) nhằm mục đích cung cấp một phân tích về chiến lược, biện pháp được đưa ra, để đảm bảo các mục tiêu của dự án là phù hợp với bối cảnh xã hội của nó. Đánh giá xã hội cung cấp thông tin cần thiết để thiết kế các chiến lược xã hội của dự án. Việc chuẩn bị đánh giá xã hội đòi hỏi huy động của các bên liên quan, và các đối tượng hưởng lợi tiềm năng để phản ánh quan điểm và nhận thức của họ về dự án.

  2. Các mục tiêu chính của ĐGXH là: i) xem xét các tác động tiềm năng (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động dự án được đề xuất, và ii) xác định các biện pháp giảm thiểu để giải quyết các tác động bất lợi tiềm năng và xác định các hành động giảm thiểu có tham vấn với các người bị ảnh hưởng từ dự án (PAP).

  3. Sàng lọc EM được tiến hành theo OP 4.10 của Ngân hàng, trong khi chuẩn bị ĐGXH và đánh giá môi trường (OP 4.01). Một khi xác nhận sự hiện diện của DTTS trong vùng dự án, các tham vấn đã được thực hiện theo cách thức thông báo trước và miễn phí, để xác nhận hỗ trợ cộng đồng rộng lớn của dự án. Một phân tích giới như là một phần của ĐGXH đã tập trung vào những khía cạnh giới tính cơ bản để thúc đẩy việc đưa hoạt động giới vào dự án (xin xem Phụ lục 1).

1.6.2. Sàng lọc Dân tộc thiểu số


  1. Mục đích của việc sàng lọc dân tộc thiểu số là xác định sự hiện diện của DTTS trong vùng dự án. Việc xác nhận sau đó kích hoạt OP 4.10 và xác định sự cần thiết cho việc chuẩn bị một EMPF mà sẽ hướng dẫn việc lập EMDP, một khi các thiết kế cuối cùng của tiểu dự án có sẵn.

1.6.3. Phương pháp luận


a. Các nguyên tắc

  1. Các nguyên tắc sau đây sẽ hướng dẫn chuẩn bị ĐGXH:

  1. Thực hiện cách tiếp cận từ dưới lên để đưa vào các cộng đồng địa phương nhằm đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các thành viên của nó, bao gồm cả các hộ gia đình dễ bị tổn thương. Vì vậy, cung cấp cho người dân địa phương các cơ hội để thể hiện, mong muốn và khuyến nghị.

  2. Thu thập và phân tích dữ liệu định tính và định lượng.

  3. Kiểm tra cháo các thông tin/dữ liệu thu thập được để đảm bảo một đường ranh giới nghiêm ngặt cho việc phân tích.

  4. Thực hiện các khảo sát thực địa để đảm bảo độ chính xác và phù hợp của thông tin được cập nhật.

b. Nghiên cứu tại văn phòng

  1. Các thông tin cơ bản với các nguồn thông tin khác nhau sẽ giúp đánh giá thêm. Các thông tin và dữ liệu bao gồm: khung pháp lý và các chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới về tái định cư không tự nguyện và dân tộc thiểu số, thông tin thu thập được từ ban quản lý dự án (CPMU) và các nguồn khác như Niên giám thống kê (2015) của 8 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế), báo cáo kinh tế-xã hội hàng năm của thị xã/thành phố/phường, xã và các nghiên cứu kinh tế-xã hội của các dự án có liên quan khác.

c. Phương pháp định lượng

  1. Một cuộc khảo sát kinh tế xã hội (SES) đã được tiến hành trong tháng 8 - 9/2016 để tìm hiểu về người dân trong vùng dự án - cả các hộ bị ảnh hưởng và hưởng lợi. Việc lấy mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên cho 321 hộ gia đình bao gồm các hộ nghèo, trung bình và khá giả cũng như phụ nữ đơn thân, và DTTS những người được phỏng vấn trong 16 xã của 10 huyện trên địa bàn 8 tỉnh dự án. Các cuộc phỏng vấn bao gồm:

  • Chính quyền địa phương: Đại diện các sở, ngành trong vùng dự án ở các huyện, phường/xã.

  • Hộ gia đình: Đối tượng hưởng lợi, các hộ dễ bị tổn thương, các hộ dân tộc thiểu số, các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dự án, lấy mẫu các hộ có mức sống khác nhau ...

Bảng 3: Số hộ được phỏng vấn trong vùng dự án

Tỉnh

Tổng số hộ được phỏng vấn

Theo giới

Theo kinh tế

Theo chủ hộ

Theo nhóm dân tộc thiểu số

Nam

Nữ

Hộ giàu và khá giả

Hộ trung bình

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo

Nữ

Nam

Kinh

Dân tộc thiểu số

Quảng Ninh

32

17

15

3

24

1

4

5

32

26

6

Hải Phòng

34

18

16

4

19

5

6

6

28

34

0

Thanh Hóa

29

11

18

3

11

11

4

3

26

25

4

Nghệ An

44

11

34

2

16

5

21

12

32

40

4

Hà Tĩnh

37

21

15

0

17

3

17

10

27

37

0

Quảng Bình

47

34

13

1

42

4

0

9

38

44

3

Quảng Trị

50

21

29

10

25

6

9

15

35

48

2

TT Huế

48

32

16

10

15

7

16

12

36

48

0

Tổng cộng

321

165

156

33

169

42

77

72

242

302

19

Nguồn: Kết quả khảo sát hiện trường trong tháng 8 - 9/2016

d. Phương pháp định tính

  1. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Kích thước mẫu là 340 cấp thông tin chính bao gồm:

  • 42 lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý bảo vệ rừng (bao gồm đại diện của UBND tỉnh, các phòng/ban/bộ phận, các Ban quản lý rừng);

  • 45 cán bộ huyện;

  • 81 cán bộ xã; và

  • 172 cuộc phỏng vấn chuyên sâu. Đối với mỗi xã, một nhóm tập trung được thực hiện (khoảng 8-10 người/nhóm) thảo luận. Các phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với đại diện hộ gia đình và các quan chức ở cấp tỉnh, huyện và xã.

e. Tham vấn cộng đồng

  1. Để bổ sung dữ liệu định lượng, tham vấn cộng đồng (các phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm) đã được tiến hành với sự tham gia của các cấp khác nhau. Sự tham gia của cộng đồng đã tiến hành thu thập thông tin về phản hồi của cộng đồng về các danh mục đầu tư dự án và giám sát. Trong giai đoạn chuẩn bị, 16 cuộc họp tham vấn cộng đồng tại 16 xã đã được tiến hành với sự tham gia của các bên liên quan như sau:

  1. Chính quyền địa phương, đại diện của 16 xã: 81 cán bộ xã. Bao gồm:

  • Đại diện của chính quyền xã, và các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án;

  • Các cán bộ phụ trách công tác dân tộc thiểu số, lao động, xã hội, và các dịch vụ khuyến nông;

  • Đại diện của các tổ chức xã hội cấp xã (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc ...) và đại diện của những người dễ bị tổn thương;

  1. Đối tượng được đề cập trong tham vấn cộng đồng và các cuộc thảo luận bao gồm:

  • Giới thiệu về các hợp phần và các hạng mục của dự án;

  • Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội địa phương các xã dự án;

  • Hiện trạng rừng ven biển, bao gồm: các chủ rừng, quản lý rừng ven biển

  • Hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn để bảo vệ rừng ven biển

  • Sàng lọc/Đánh giá tác động tiềm năng có thể xảy ra bao gồm cả tác động kinh tế-xã hội, văn hóa trong khu vực dự án.

Bảng 4: Tóm tắt quá trình tham vấn rộng rãi trong giai đoạn chuẩn bị dự án



STT

Tỉnh, huyện

Ngày

I

Tỉnh Quảng Ninh




1

Tham vấn với Sở NN & PTNT, UBND xã Tiên Yên và thành phố Móng Cái

17 và 18/8/2016

2

Ban quản lý rừng đặc dụng của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

18/8/2016

3

Xã Vạn Ninh và Đồng Rui, tỉnh Quảng Ninh

19/8/2016 và 14/12/2016

4

Tham vấn với các hộ gia đình ở xã Vạn Ninh và Đồng Rui

19 và 20/8/2016 và 14/12/2016

II

Tỉnh Nghệ An




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT, UBND huyện Diễn Châu

5-6/9/2016

2

Xã Diễn Ngọc và Diễn Thành, tỉnh Nghệ An

7/9/2016 và 16/12/2016

3

Tham vấn với các hộ gia đình tại xã Diễn Ngọc và Diễn Thành, tỉnh Nghệ An

8/9/2016 và 16/12/2016

III

Tỉnh Thanh Hóa




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT; Chi cục Lâm nghiệp, UBND huyện Tĩnh Gia

9/9/2016

2

Xã Hải Ninh và Xuân Lâm, tỉnh Thanh Hóa

10/9/2016 và 15/12/2016

IV

Tỉnh Hà Tĩnh




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT, BQL rừng phòng hộ, UBND huyện Thanh Hà

12/9/2016

2

Xã Hộ Độ và Cẩm Linh, tỉnh Hà Tĩnh

13/9/2016 và 17/12/2016

3

Tham vấn với các hộ gia đình ở xã Hộ Độ và Cẩm Lĩnh, tỉnh Hà Tỉnh

14/9/2016 và 17/12/2016

V

Tỉnh Thừa Thiên Huế




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, UBND huyện Quang Điền

6/9/2016

2

Thị xã Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

7/9/2016 và 15/12/2016

3

Xã Quảng Công và Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế

8/9/2016 và 15/12/2016

VI

Tỉnh Quảng Trị




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ sông Thạch Hãn và sông Bến Hải, UBND huyện Gio Linh

9/9/2016

2

Tham vấn với xã Trung Giang và Gio Mỹ, tỉnh Quảng Trị

9/9/2016 và 16/12/2016

3

Tham vấn với các hộ gia đình ở xã Trung Giang và Gio Mỹ, tỉnh Quảng Trị

10/9/2016 và 16/12/2016

VIII

Thành phố Hải Phòng




1

Tham vấn với Sở NN và PTNT, Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng, UBND huyện Đồ Sơn

20/9/2016

2

Tham vấn với xã Bằng La, huyện Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng

20/9/2016 và 13/12/2016

3

Tham vấn với xã Đại Hợp , huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng

20/9/2016 và 13/12/2016



  1. Theo yêu cầu của Ngân hàng, báo cáo Đánh giá xã hội sẽ phải công bố trước khi thẩm định. Bản dự thảo tiếng Việt đầu tiên đã được công bố trên trang web của BQL các dự án lâm nghiệp vào ngày 16 tháng 12 năm 2016 và bản dự thảo cuối cùng được công bố vào ngày 19 tháng 1 năm 2017. Ở các cấp tỉnh, huyện và xã từ ngày 17-20 tháng 1 năm 2017. Bản tiếng Anh được công bố trên trang web của NHTG vào ngày 3 tháng 2 năm 2017.

  2. Hỗ trợ cộng đồng rộng rãi cho dân tộc thiểu số đã được xác nhận bằng việc tham vấn được thông báo trước và tự do theo OP 4.10. Trước khi tham vấn ý kiến, cần đảm bảo rằng người dân tộc thiểu số được tham vấn có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của họ, và các thông tin đã được cung cấp trước các cuộc họp.

  3. Kết quả tham vấn đã chỉ ra rằng dự án nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng đối với việc thực hiện dự án bởi vì các hoạt động của dự án sẽ mang lại lợi ích cho người dân tộc thiểu số ở địa phương, mặc dù một số tác động cận biên và tạm thời có thể xảy ra. Các tác động tiềm năng sẽ được xác nhận trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Các tác động bất lợi, nếu có, sẽ được giải quyết theo các tiểu dự án EMDP.

Bảng 5: Danh sách các đơn vị và người được tham vấn

Cấp

Người tham gia

Tỉnh

  • Đại diện của Sở NN & PTNT, Ban Quản lý dự án Lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ.

  • Đại diện của các tổ chức xã hội dân sự (Hiệp hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh ...).

  • Đại diện của Ủy ban Dân tộc thiểu số

  • Đại diện của Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN & PTNT

Huyện

  • Đại diện chính quyền huyện, những người hưởng lợi và các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự án.

  • Đại diện các cơ quan cấp huyện như: Phòng Dân tộc học, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và Phòng Lao động và Xã hội.

  • Đại diện các tổ chức xã hội của huyện (ví dụ Hiệp hội nông dân, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi, vv) và đại diện cộng đồng người dễ bị tổn thương.

  • Đại diện của Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN & PTNT.



  • Đại diện chính quyền xã, và các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự án

  • Các cán bộ phụ trách công tác dân tộc thiểu số, lao động, xã hội, và các dịch vụ khuyến nông

  • Đại diện các tổ chức xã hội cấp xã (Hiệp hội nông dân, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc ...) và đại diện của những người dễ bị tổn thương

Cộng đồng

  • Trong số 321 hộ gia đình bao gồm các hộ nghèo, khá giả, giàu và phụ nữ đơn thân và đại diện dân tộc thiểu số, 16 nhóm tập trung đã được chọn để phỏng vấn chuyên sâu về các chủ rừng, quản lý rừng ven biển, tình trạng cơ sở hạ tầng nông thôn và sinh kế




tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương