Ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 3.22 Mb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu20.10.2017
Kích3.22 Mb.
#33829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25





























TÓM TẮT




  1. Mục tiêu phát triển của dự án (PDO) là để cải thiện quản lý rừng ven biển ở các tỉnh được lựa chọn. Dự án dự kiến sẽ tăng cường khả năng phục hồi bờ biển đê ứng phó với biến đổi khí hậu (đặc biệt là bão và lũ lụt). Rừng ven biển ở Việt Nam, bao gồm các vùng ven biển và hải đảo theo định nghĩa trong Nghị định số 119/2016 / NĐ-CP được phân loại là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Người hưởng lợi của dự án

  1. Người hưởng lợi của dự án là các cộng đồng ven biển, các hộ lâm nghiệp tiểu điền tham gia vào quản lý rừng (SFM); Ban quản lý rừng phòng hộ (PFMBs) ở cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các cộng đồng ven biển mục tiêu, các cơ quan Chính phủ ở cấp huyện, tỉnh và trung ương sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động tập trung vào việc nâng cao phúc lợi của người dân địa phương và xây dựng năng lực tương ứng.

Vùng dự án

  1. Dự án sẽ được thực hiện ở các xã của 08 huyện được chọn là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hai tỉnh đầu tiên là ở Đồng bằng sông Hồng (RRD); 06 tỉnh sau là các tỉnh ven biển Bắc trung bộ. Các tỉnh này có khoảng 400km bờ biển (12% tổng chiều dài bờ biển của Việt Nam).

Các hợp phần dự án

  1. Dự án bao gồm 04 hợp phần.

Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển

  1. Hợp phần này sẽ hỗ trợ xây dựng và thực hiện các thủ tục và công cụ có thể nhân rộng để cải thiện công tác quản lý rừng ven biển. Các hoạt động gắn với hợp phần này sẽ xây dựng kiến thức kỹ thuật và thực hiện các đầu tư cần thiết để hiện đại hóa các phương pháp được sử dụng để giải quyết 3 hạn chế chính – chồng lấn, các kế hoạch không gian, thiếu nguồn cung ứng ứng cây giống có chất lượng thích hợp và một cơ chế tài chính dài hạn cho quản lý rừng phòng hộ ven biển.

  2. Hợp phần này có 3 tiểu hợp phần sau đây:

      1. Tiểu hợp phần 1.1 về hiện đại hóa quy hoạch rừng ven biển. Tiểu hợp phần này sẽ bổ sung các hoạt động do Tài chính cho chính sách phát triển tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu, và hỗ trợ các đơn vị tư vấn nhằm cung cấp các thông tin đầu vào chính nhằm cải thiện công tác quy hoạch.

      2. Tiểu hợp phần 1.2 về mở rộng sản xuất cây giống có chất lượng. Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho các công trình, hàng hóa và trang thiết bị cũng như tư vấn kỹ thuật để mở rộng hoạt động sản xuất cây giống có chất lượng.

      3. Tiểu hợp phần 1.3 mở rộng chi trả dịch vụ hệ sinh thái cho rừng ven biển.

Hợp phần 2: Phát triển và khôi phục rừng ven biển

  1. Mục tiêu của hợp phần này là cải thiện công tác quản lý rừng phòng hộ ven biển và mở rộng diện tích rừng phòng hộ ven biển tại các tỉnh tham gia. Tại mỗi tỉnh, đã xác định các điểm trồng rừng, bảo vệ rừng và làm giàu rừng ngập mặn dựa trên các tiêu chí thể hiện sự cam kết của chính phủ, tính khả thi về sinh thái, sở hữu đất và tiềm năng đóng góp vào việc tăng cường tính chống chịu. Áp dụng những tiêu chí này, các hoạt động đầu tư trải dài trên 257 xã của 47 huyện. Tại các khu vực mục tiêu của dự án sẽ thực hiện trồng rừng và quản lý rừng trên đất cát trên các vách đá đứng, thềm đất, đụn và đồi cát gần biển nơi có các cộng đồng ven biển bị ảnh hưởng của gió. Mục tiêu của Bộ NN và PTNT cho hợp phần này là:

        1. Bảo vệ 50.000 ha rừng ben biển

        2. Phục hồi 10.000 ha rừng ven biển

        3. Trồng 5.000 ha rừng ngập mặn

        4. Trồng 4.000 ha rừng trên đất cát

  2. Hợp phần này có hai tiểu hợp phần. Tiểu hợp phần đầu tiên là trồng và bảo vệ các khu rừng ven biển mục tiêu. Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ các công trình xây lắp, hàng hóa và trang thiết bị, công lao động và tư vấn cần thiết để bảo hệ các lâm phần rừng ven biển hiện có, và trồng và chăm sóc các lâm phần mới và các lâm phần rừng ven biển bị suy thoái. Tiểu hợp phần này cũng sẽ tài trợ cho các hoạt động gắn với quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Tiểu hợp phần thứ hai về tăng cường tỷ lệ sống và hiệu quả của rừng phòng hộ ven biển. Tiểu hợp phần này đầu tư vào các công trình cơ sở vật chất (physical works) và các công trình phụ trợ, trang thiết bị và công cụ mà có thể tăng tỷ lệ sống và hiệu quả của các khu rừng phòng hộ ven biển. Tiểu hợp phần này cũng sẽ tài trợ cho các đầu tư hỗ trợ tăng cường công tác giám sát và quản lý các hoạt động trồng và bảo vệ rừng. Tiểu hợp phần này đồng thời hỗ trợ cải thiện quy mô nhỏ các công trình hiện có để tăng cường cho các khu rừng ven biển trong việc bảo vệ cộng đồng ven biển.

Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển

  1. Việc khuyến khích hỗ trợ địa phương bảo vệ rừng ven biển sau khi dự án kết thúc sẽ yêu cầu các can thiệp có thể thúc đẩy các lợi ích kinh tế từ rừng ven biển với một loạt các bên liên quan - cộng đồng, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ, các xã và huyện. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đã tạo ra doanh thu từ rừng ven biển thông qua thực hành nuôi trồng thủy sản kết hợp. Những nỗ lực để khôi phục lại rừng ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy các nguồn thu của chính quyền địa phương giúp biện minh cho các khoản đầu tư cho Uỷ ban nhân dân tỉnh. Cũng đã có những dự án thí điểm về chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng (PFES) trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và du lịch (hai lĩnh vực có thể đóng góp cho các quỹ PFES).

  2. Hợp phần này thực hiện các đầu tư nhằm tăng cường tiềm năng tạo thu nhập tư nhân, việc làm và doanh thu chung từ rừng phòng hộ ven biển. Các mô hình thích ứng đã và đang áp dụng tại vùng đồng bằng sông Mê-kông và trong ngành nông nghiệp, hợp phần này hỗ trợ: (i) các quan hệ đối tác để tạo thu nhập từ các khu rừng phòng hộ ven biển (ví dụ, thông qua nông nghiệp quảng canh và được chứng nhận, và du lịch dựa vào tự nhiên) và (ii) nâng cấp các cơ sở hạ tầng sản xuất (hạ tầng nhỏ) để các địa phương (xã) có thể hỗ trợ tạo thu nhập từ các đầu tư này. Hỗ trợ này sẽ được cung cấp thông qua các gói đầu tư là các khoản tài trợ không hoàn lại. Những khoản tài trợ này sẽ được cung cấp thông qua một quá trình lựa chọn cạnh tranh áp dụng một quy trình lựa chọn minh bạch được thiết kế riêng và thiết lập sao cho kết quả là lựa chọn được các quan hệ đối tác sản xuất và kế hoạch kinh doanh khả thi về mặt thương mại (trong tiểu hợp phần 3.1) và cơ sở hạ tầng sản xuất hữu dụng nhất (trong tiểu hợp phần 3.2)

Hợp phần 4: Quản lý dự án, Giám sát và đánh giá

  1. Hợp phần này sẽ bao gồm việc thành lập cơ cấu tổ chức thực hiện dự án; chuẩn bị các trang thiết bị, phương tiện và hỗ trợ kỹ thuật. Các hoạt động sẽ bao gồm nâng cấp văn phòng làm việc cho các cơ quan được phân cấp, xe cộ, và một hệ thống giám sát và đánh giá được tài trợ đầy đủ để theo dõi tiến độ và các tác động của dự án, và cung cấp thông tin phản hồi để cải thiện dự án trong suốt thời gian thực hiện. Hợp phần này sẽ tài trợ các đào tạo chuyên ngành cho cán bộ của Bộ NN & PTNT, tỉnh, huyện, xã về các chủ đề như đồng quản lý, quy hoạch tổng hợp không gian, giám sát đánh giá và chính sách an toàn. Hợp phần này cũng sẽ bao gồm các chi phí thường xuyên như các nhân viên chính phủ và chi phí vận hành/hoạt động.

Chi phí và tài chính dự án

  1. Nguồn tài chính chủ yếu của dự án là 150 triệu USD vốn vay IDA và 30 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Vốn đối ứng chủ yếu sẽ bao gồm chi phí quản lý dự án và phải sẵn sàng để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Vốn đối ứng sẽ bao gồm các khoản đóng góp từ các tỉnh.

Cac tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng của dự án và các biện pháp giảm thiểu

  1. Các kết quả đánh giá xã hội cho thấy, dự án sẽ tạo ra các tác động môi trường, xã hội và kinh tế tích cực trong thời gian hoạt động của nó bao gồm: (i) trồng và bảo vệ rừng ven biển góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất lâm nghiệp trong khu vực; (ii) tích hợp các mô hình nông-lâm nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực đáp ứng tốc độ tăng trưởng dân số, và thời tiết không thể đoán trước như là kết quả của biến đổi khí hậu, iii) cải thiện sinh thái cũng như nguồn cá ven biển.

  2. Các tác động xã hội tiêu cực tiềm năng ngoài những thiệt hại về đất khi thu hồi đất, bao gồm: (i) mất sinh kế (ví dụ như giảm các nguồn thu nhập do mất đất nông nghiệp và mất mát tạm thời thu nhập từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và hạn chế tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng ); (ii) tác động tới các nhóm dễ bị tổn thương (tức là phụ nữ, dân tộc thiểu số (DTTS) có thể ảnh hưởng không tương xứng do mất sinh kế và thu hồi đất); (iii) các tác động về an toàn và sức khỏe (ví dụ tác động xã hội tiềm năng trên các cộng đồng địa phương bao gồm đường bộ và an toàn công cộng trong thời gian xây dựng, sự lan rộng của HIV/AIDS và vấn đề khác cho sinh kế địa phương trong thời gian xây dựng.

  3. Các tác động này sẽ được giảm thiểu thông qua 1 loạt các công cụ được chuẩn bị như sau:

      1. Khung chính sách tái định cư

      2. Khung quy hoạch dân tộc thiểu số

      3. Kế hoạch hành động tái định cư

      4. Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số

      5. Kế hoạch hành động giới

      6. Kế hoạch hành động Y tế công cộng

      7. Kế hoạch tham gia và tham vấn công cộng

      8. Kế hoạch truyền thông

Các sắp xếp thể chế và thực hiện

  1. Tâm điểm thể chế cho dự án này là Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT). MBFP sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý thực hiện dự án tổng thể. Ngoài MBFP, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNForests) trực thuộc Bộ NN & PTNT và các ban ngành có liên quan của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (NN & PTNT) sẽ cung cấp hỗ trợ thể chế cho việc thực hiện dự án.

  2. Phần lớn thực hiện dự án là ở cấp tỉnh và các hoạt động liên quan đến hợp phần 2 và 3 sẽ được thực hiện chủ yếu ở cấp huyện và tỉnh. Theo đó, cơ cấu thực hiện dự án sẽ bao gồm một ban quản lý dự án Trung ương (Ban QLDA) với quy mô khiêm tốn, và các ban quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU). Các Ban QLDA tỉnh sẽ giám sát việc thực hiện các hoạt động dự án trên địa bàn tỉnh.

PHẦN I: GIỚI THIỆU



1.1. Các mục tiêu dự án


  1. Mục tiêu phát triển của dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) là để cải thiện quản lý rừng ven biển ở các tỉnh được chọn. PDO trình bày các đóng góp dự kiến trong suốt thời gian dự án cho mục tiêu cao hơn của Chính phủ Việt Nam là để tăng cường khả năng phục hồi bờ biển ứng phó với biến đổi khí hậu (đặc biệt là bão và lũ lụt). Rừng ven biển ở Việt Nam, theo định nghĩa trong Nghị định số 119/2016/NĐ-CP là rừng đặc dụng (RĐD), rừng phòng hộ, đất quy hoạch cho trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ở các vùng ven biển và hải đảo. Rừng ven biển bao gồm cả khu vực đã được quy hoạch và các khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển đã được xác định và quy hoạch.

  2. Trong PDO, tăng cường quản lý rừng ven biển đòi hỏi nhiều hơn không chỉ đơn giản là quản lý các diện tích rừng ven biển hiện có. Nó đòi hỏi các biện pháp chính sách cần thiết để hỗ trợ sắp xếp quy hoạch không gian hiệu quả để quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên cơ sở trồng, bảo vệ và làm giàu rừng ven biển. Nó cũng sẽ xem xét ưu đãi cho các hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ để duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên. Việc cung cấp những ưu đãi này sẽ yêu cầu mở khóa các cơ hội để liên kết bảo vệ rừng ven biển với những lợi ích sinh kế và phát triển kinh tế.


tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương