BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG PHỤC VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỞ TÀI KHOẢN



tải về 2.97 Mb.
trang6/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG PHỤC VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MỞ TÀI KHOẢN

2.1 NGÂN HÀNG PHỤC VỤ


Ngân hàng phục vụ là một ngân hàng thương mại được lựa chọn trong danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn để uỷ quyền thực hiện việc giao dịch đối ngoại, thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho dự án ODA. Danh sách ngân hàng thương mại đủ tiêu chuấn do Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xác định và công bố hoặc theo thoả thuận giữa Chính phủ và nhà tài trợ trong điều ước quốc tế đó ký kết.Việc lựa chọn Ngân hàng phục vụ phải tuân thủ Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tài chính và thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài chính.

Đối với Tài khoản Đặc biệt dùng nguồn vốn WB, Ngân hàng Nhà nước Việt nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính có ý kiến tham khảo của Bộ Y tế để lựa chọn một Ngân hàng thương mại làm Ngân hàng phục vụ cho Dự án. CPMU cần chủ động có công văn đề xuất việc lựa chọn Ngân hàng phục vụ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt nam ngay sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực.

Ngân hàng phục vụ được đề xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Đáp ứng đầy đủ các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về tỷ lệ đảm bảo an toàn tài chính áp dụng đối với các tổ chức tín dụng;

(2) Có địa bàn hoạt động trên toàn quốc;

(2) Được phép duy trì Tài khoản đặc biệt bằng đồng tiền đã được thỏa thuận giữa WB và Chính phủ;

(3) Được kiểm toán một cách đều đặn, và nhận các báo cáo kiểm toán tốt;

(4) Có khả năng thực hiện nhanh chóng một lượng lớn các giao dịch;

(5) Có khả năng thực hiện tốt các dịch vụ ngân hàng trên phạm vi rộng;

(6) Có khả năng cung cấp các sao kê chi tiết cho Tài khoản chuyên dùng;

(7) Là thành viên của một hệ thống ngân hàng đại lý tốt;

(8) Cam kết tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ tài chinh và quy định của Ngân hàng thế giới về quản lý nguồn vốn ODA; và

(8) Phí dịch vụ hợp lý.

Ngân hàng phục vụ mở các tài khoản liên quan của dự án và thực hiện các giao dịch thanh toán, rút vốn căn cứ theo quy định hiện hành.

Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm hướng dẫn và cung cấp cho dự án đầy đủ các thông tin để thực hiện các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước qua hệ thống ngân hàng.

Định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm gửi báo cáo sao kê tài khoản tạm ứng cho chủ tài khoản; thông báo cho chủ tài khoản số lãi phát sinh trên các tài khoản tạm ứng của các dự án; số phí phục vụ do ngân hàng phục vụ thu; số chênh lệch giữa lãi và phí; số dư đầu kỳ, cuối kỳ.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo có số tiền đã rút từ ngân hàng nước ngoài, ngân hàng phục vụ thực hiện ghi có vào tài khoản của dự án và thông báo cho chủ dự án biết.

Ngân hàng phục vụ được hưởng phí theo quy định hiện hành về thu phí dịch vụ đối với các dịch vụ cung cấp cho dự án. Phí dịch vụ ngân hàng được hạch toán vào tổng chi phí của dự án.

Các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ trên tài khoản đặc biệt sang VND hoặc sang ngoại tệ khác để thanh toán được thực hiện với ngân hàng phục vụ. Mọi trường hợp ngân hàng phục vụ mua ngoại tệ của dự án đều phải áp dụng tỷ giá niêm yết của ngân hàng phục vụ tại thời điểm mua ngoại tệ.

2.2 ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ CỦA CHỦ DỰ ÁN, KẾ TOÁN TRƯỞNG ĐƯỢC ỦY QUYỀN KÝ ĐƠN RÚT VỐN ( CHỈ ÁP DỤNG Ở CPMU)


Chủ Tài khoản của Dự án là CPMU đối với các tài khoản dự án tuyến trung ương, là Chủ đầu tư (Sở Y tế) đối với các tài khoản dự án tuyến tỉnh và là Giám đốc bênh viện trung ương đối với các bệnh tuyến trung ương. Giám đốc dự án, Kế toán trưởng có trách nhiệm đồng ký kết đối với các giao dịch từ tài khoản dự án.

Dự án phải đăng ký chữ ký của Chủ tài khoản và Kế toán trưởng dự án được ủy quyền ký đơn rút vốn vay WB và đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn này. Bộ Y tế có công văn gửi NHNN giới thiệu những người được ủy quyền ký đơn rút vốn nêu trên.


2.3 MỞ TÀI KHOẢN CHO DỰ ÁN


Thời điểm mở tài khoản: Tài khoản đặc biệt được mở ngay khi Hiệp định vay được WB tuyên bố có hiệu lực.

Đối với CPMU:

a) Tại Ngân hàng phục vụ, CPMU mở 01 tài khoản đặc biệt và 03 tài khoản tiền gửi:

+ 01 Tài khoản đặc biệt (USD) để tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi của WB.

+ 01 Tài khoản tiền gửi (ngoại tệ) để gửi vào tiền bán hồ sơ mời thầu, bảo lãnh dự thầu (trường hợp đấu thầu rộng rãi quốc tế (ICB)),...

+ 01 Tài khoản tiền gửi (đồng Việt Nam) để gửi vào tiền bán hồ sơ mời thầu, bảo lănh dự thầu, bảo lănh thực hiện hợp đồng (trường hợp đấu thầu rộng rãi trong nước(NCB)),...

+ 01 Tài khoản (USD) theo dõi lãi, phí của tài khoản đặc biệt;

Tài khoản đặc biệt (USD) để tiếp nhận nguồn WB để chi tiêu các hạng mục hợp lý được WB chấp thuận.

b) Tại Kho bạc Nhà nước:

CPMU mở một tài khoản dự toán tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn đối ứng do NSTW cấp cho các hoạt động của dự án.

Đối với các Chủ đầu tư:

a) Tại chi nhánh Ngân hàng phục vụ dự án Chủ đầu tư được mở 01 tài khoản tạm ứng (VND) để tiếp nhận nguồn vốn WB được CPMU chuyển đến theo kế hoạch tài chính được duyệt. 01 tài khoản (VND) để theo dõi lãi, phí nguồn tạm ứng.

b) Tại Ngân hàng Thương mại, Chủ đầu tư được mở một tài khoản tiền gửi (VND) để gửi vào những khoản thu tại dự án như: Tiền bán hồ sơ thầu, tiền bảo lãnh thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tiền đóng góp của người được hưởng lợi (nếu có)...

c) Tại kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ đầu tư được mở 01 tài khoản dự toán vốn ngân sách để thực hiện việc thanh toán vốn đối ứng đầu tư.

CPMU và các Chủ đầu tư được sử dụng số lãi phát sinh trên Tài khoản tạm ứng thuộc cấp mình để thanh toán các khoản dịch vụ ngân hàng, phần lãi còn lại sau khi kết thúc dự án phải nộp NSNN. Trường hợp số lãi không đủ chi phí dịch vụ ngân hàng, CPMU và các Chủ đầu tư tổng hợp phần thiếu hụt vào kế hoạch vốn đối ứng và sử dụng vốn đối ứng để thanh toán phí dịch vụ ngân hàng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ TỤC GIẢI NGÂN, THANH TOÁN

Thư giải ngân của WB: WB sẽ gửi cho Giám đốc CPMU một Thư giải ngân với mục đích chỉ dẫn thủ tục rút tiền từ tài khoản vay của WB khi khoản vay này được tuyên bố có hiệu lực. Thư giải ngân được gửi kèm theo Sổ tay giải ngân. Thư giải ngân lưu ý Dự án một số vấn đề cụ thể hơn trong quá trình rút vốn như:



  • Thời điểm gửi đăng ký các chữ ký của đại diện được ủy quyền ký đơn rút vốn;

  • Mức xin rút vốn tối thiểu cho từng lần rút vốn, hạn mức rút vốn lần đầu;

  • Ngưỡng của các hợp đồng để có thể áp dụng hình thức sao kê chi tiêu;

  • Địa chỉ để gửi hồ sơ rút vốn;

  • Một số vấn đề khác còn chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa rõ trong Hiệp định vay.

Theo thiết kế của Dự án, CPMU mới được thực hiện rút vốn nước ngoài.

3.1 THỦ TỤC THANH TOÁN VỐN VAY WB


Mọi thủ tục, hình thức rút vốn thanh toán từ nước ngoài và từ tài khoản đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 09/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Thông tư 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 09/7/2007 và tuân thủ các nguyên tắc giải ngân của WB.

Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với Dự án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) các quy định tại Thông tư này; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2011 về hướng dẫn quản lý và thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

Sau khi kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước xác nhận vào Giấy đề nghị xác nhận tạm ứng/thanh toán vốn dự án ODA (gọi chung là Giấy đề nghị thanh toán).

Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận (bản gốc) của Kho bạc Nhà nước là cơ sở để rút vốn ODA. Mỗi Giấy đề nghị thanh toán chỉ được sử dụng một lần để rút vốn ODA.


3.1. 1 CHU TRÌNH CHUYỂN VỐN ĐỐI VỚI HỢP PHẦN 1


1. Tài khoản: VIHEMA sẽ thông báo cho CPMU thông tin về tài khoản của mình để tiếp nhận kinh phí tạm ứng từ CPMU để thực hiện các hoạt động nêu trong kế hoạch đã được duyệt.

2. Các khoản chi tiêu hợp lệ trong Kế hoạch của Hợp phần 1 sẽ được CPMU giải ngân theo các hình thức: Hoàn ngân, tạm ứng và thanh toán trực tiếp, cụ thể:

2.1. Các hình thức thanh toán

- Hình thức hoàn ứng: là hình thức thanh toán hồi tố các khoản chi phí mà VIHEMA đã ứng trước để chuẩn bị dự án, hoàn thiện các điều kiện ký kết Hiệp định. Thủ tục rút vốn như sau:

Sau khi đã dùng nguồn vốn ngân sách hoặc tạm ứng các khoản khác để thanh toán cho nhà cung cấp, VIHEMA gửi hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn vốn đến CPMU

- Hình thức tạm ứng: Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động và Kế hoạch Tài chính hàng năm của Hợp phần 1 được phê duyệt, CPMU sẽ tạm ứng các chi phí hoạt động của Hợp phần 1. Hàng tháng hoặc sau khi chi tiêu hết 50% kinh phí được CPMU tạm ứng, VIHEMA tiến hành các thủ tục thanh toán tạm ứng với CPMU và đề nghị CPMU tạm ứng kinh phí cho các hoạt động tiếp theo.

- Hình thức thanh toán trực tiếp: Là hình thức thanh toán theo đề nghị của VIHEMA, CPMU sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các Hợp đồng của Hợp phần 1.

2.2. Hồ sơ, chứng từ thanh toán :

- Giấy đề nghị thanh toán; Giấy đề nghị tạm ứng

- Hợp đồng, hóa đơn tài chính, bảng kê ký nhận ….. các chứng từ khác theo quy định hiện hành.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của VIHEMA, trong vòng 5 ngày làm việc, CPMU sẽ tiến hành các thủ tục thanh toán cho VIHEMA. CPMU sẽ tiến hành thủ tục kiểm soát chi kho bạc và rút vốn với nhà tài trợ.

3.1. 2 CHU TRÌNH CHUYỂN VỐN ĐỐI VỚI HỢP PHẦN 2

3.1.2.1 Tam ứng và thanh toán


Vốn IDA

(3)

Bộ Tài chính


Ngân hàng thương mại


(2)


CPMU



(5)

(1)






(4)



Chủ đầu tư

(6)


KBNN tỉnh





(8) (7) (10)


Nhà thầu/Nhà cung cấp


(9)

Bước 1 – 3: chuyển tiền từ NHTG đến CPMU



      1. CPMU chuẩn bị Đơn rút vốn (WA) gửi Bộ Tài chính (Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) để đồng ký đơn.

      2. CPMU nộp Đơn rút vốn có chữ ký của Cục QLN và TCĐN BTC cho NHTG.

      3. NHTG giải ngân vào Tài khoản đặc biệt của CPMU tại Ngân hàng phục vụ.

Bước 4 đến 10: chuyển tiền từ CPMU đến chủ đầu tư

      1. Chủ đầu tư nộp Hồ sơ đề nghị chuyển tiền tài trợ cho CPMU cùng các tài liệu liên quan;

        • Đợt chuyển tiền đầu tiên (50% giá trị tài trợ được duyệt): Thỏa thuận tài trợ đã ký với CPMU; chi tiết Kế hoạch cải thiện QLCT bệnh viện; Dự toán kinh phí đã được CPMU phê duyệt.

        • Đợt chuyển tiền thứ 2 (40%): báo cáo tiến độ được CPMU phê duyệt.

        • Đợt chuyển tiền thứ 3 (10%): Báo cáo kiểm định của Cơ quan kiểm định độc lập đạt các tiêu chuẩn quy định.

      1. CPMU yêu cầu Ngân hàng phục vụ chuyển tiền cho chủ đầu tư

      2. Ngân hàng phục vụ chuyển tiền cho chủ đầu tư

      3. Nhà thầu nộp hồ sơ giải ngân, hóa đơn, chứng từ, hồ sơ khối lượng hợp lệ cho Chủ đầu tư.

      4. Chủ đầu tư thẩm tra, xác nhận và nộp cho Kho bạc Nhà nước tỉnh để kiểm soát chi. KBNN tỉnh, thành phố rà soát, kiểm soát chi và chuyển lại Chủ đầu tư.

      5. Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu theo đúng hố sơ đã được kiểm soát chi

3.1.2.2. Kiểm soát chi

1) Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày17/6/2011 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung (nếu có). Hồ sơ (01 bộ) cụ thể như sau:



    1. Hồ sơ gửi lần đầu

  • Hiệp định tài trợ đã ký (dịch tiếng Việt, có chữ ký của chủ dự án)

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình (Hoặc báo cáo KTKT) kèm QĐ phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

  • Văn bản lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu

  • Hợp đồng ký kết giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu cùng các tài liệu kèm theo liên quan đến điều kiện thanh toán. Đối với Hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch tiếng Việt phần các quy định về điều kiện thanh toán, có chữ ký và đóng dấu của Chủ dự án; Thư không phản đối của Nhà tài trợ (nếu áp dụng).

  • Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật).

  • Hồ sơ tài liệu xác nhận vốn tạm ứng (bảo lãnh tạm ứng với trị giá bằng giá trị đề nghị tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng phải có thời hạn đảm bảo thu hồi hết tạm ứng theo quy định của hợp đồng, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư)

    1. Thanh toán tạm ứng: thực hiện theo quy định của TT 86/2011/TT-BTC

Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu chỉ cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước. Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp đồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.

Hồ sơ thanh toán tạm ứng: Để được thanh toán tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng), chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư.



    1. Hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành:

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a TT86/2011/TT-BTC).

- Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 TT 86/2011/TT-BTC).

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc thanh toán tạm ứng - phụ lục số 05 TT 86/2011/TT-BTC.

- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.

2. Đối với các công việc của dự án được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như một số công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, trường hợp tự làm,...), việc thanh toán trên cơ sở bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt phù hợp với tính chất từng loại công việc. Hồ sơ thanh thanh toán bao gồm: bảng kê khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc tạm ứng (nếu có) và chứng từ chuyển tiền.

2) Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi đối với nội dung hoạt động có tính chất HCSN hay thành phần chi HCSN trong Dự án: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và các quy định tại Thông tư này.

3.1.2.2. Hoàn trả vốn tài trợ

Trong trường hợp Cơ quan kiểm định độc lập thực hiện kiểm định chứng nhận các hệ thống xử lý chất thải và quy trình quản lý chất thải của Bệnh viện không đạt tiêu chuẩn (sau 2 lần Chủ đầu tư tự tổ chức khắc phục), Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn tài trợ cho CPMU. Quy trình hoàn trả vốn thực hiện theo hướng dẫn riêng của Dự án do cấp có thẩm quyền ban hành.



3.1.2 Chu trình chuyển vốn cho CPMU cho Hợp phần 1 và 3

3.1.2.1. Chu trình giải ngân áp dụng cho CPMU với thành phần 1 và 3


Vốn IDA


(3)


BTC


Ngân hàng thương mại


(2)


CPMU


(1) (7)


KBNN




(5) (4)

(6)


Nhà cung cấp /Tư vấn/VIHEMA




(8)

  1. CPMU chuẩn bị Đơn xin rút vốn và gửi cho Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để đồng ký đơn;

  2. CPMU nộp Đơn xin rút vốn đã ký cho IDA;

  3. Ngân hàng thế giới chuyển tiền cho Tài khoản đặc biệt của Dự án tại Ngân hàng thương mại;

  4. Nhà cung cấp, chuyên gia tư vấn nộp Đề nghị thanh toán cho CPMU;

  5. CPMU rà soát, xác nhận và nộp cho Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi;

  6. KBNN kiểm soát, chấp thuận và chuyển lại CPMU;

  7. CPMU chuyển đề nghị chi cho Ngân hàng thương mại;

  8. Ngân hàng thương mại trả tiền cho nhà cung cấp/chuyên gia tư vấn.

3.1.2.2 Thanh toán trực tiếp

Là hình thức thanh toán theo đề nghị của CPMU, WB sẽ thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho dự án. Trị giá tối thiểu của mỗi Đơn rút vốn đề nghị thanh toán trực tiếp bằng 20% mức trần (theo quy định cụ thể của từng dự án) của Tài khoản đặc biệt.

Để thực hiện thanh toán trực tiếp, CPMU thực hiện như sau:

Khi có yêu cầu thanh toán, căn cứ vào tiến độ thực hiện hợp đồng CPMU ký với nhà cung cấp, CPMU gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến Bộ Tài chính gồm:



  • Công văn đề nghị rút vốn nêu rõ các căn cứ pháp lý để xin rút vốn;

  • Đơn rút vốn theo mẫu và các sao kê gửi kèm như mẫu quy định;

  • Hợp đồng, hoặc đơn đặt hàng và hóa đơn, Công văn yêu cầu thanh toán của nhà thầu/nhà cung cấp;

  • Bản gốc giấy đề nghị thanh toán đã được cơ quan kiểm soát chi xác nhận (kể cả tạm ứng);

  • Một số tài liệu giải trình bổ sung khác (nếu Bộ Tài chính yêu cầu)

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thanh toán của CPMU, Bộ Tài chính xem xét ký hoặc đồng ký đơn rút vốn gửi WB (khoảng 5 ngày làm việc).

WB xem xét và chấp thuận, chuyển tiền thanh toán trực tiếp vào tài khoản của nhà cung cấp. Hình thức Thanh toán trực tiếp được mô tả theo sơ đồ sau:

THANH TOÁN TRỰC TIẾP


Nhà thầu/Nhàcung cấp



CPMU

(1)





(4) (2)



Bộ Tài chính

Ngân hàng Thế giới

(3)



  1. CPMU hoặc Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán.

  2. CPMU kiểm tra, chấp nhận thanh toán cho nhà thầu và chuẩn bị các đơn rút vốn kèm bộ chứng từ chuyển Bộ Tài chính xem xét. Bộ chứng từ bao gồm:

  • Công văn đề nghị rút vốn và Đơn xin rút vốn

  • Hóa đơn, yêu cầu thanh toán của nhà thầu

  • Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành đối với trường hợp thanh toán theo tiến độ thực hiện công trình xây dựng.

  • Phiếu giá thanh toán (đã được KBNN xác nhận)

  • Các tài liệu giải trình hợp lý và hợp lệ khác khi có yêu cầu

  1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) soát xét ký / hoặc đồng ký đơn rút vốn gửi cho WB.

  2. WB soát xét đơn rút vốn và thực hiện thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp

3.1.2.3 Thủ tục thanh toán bằng Thư cam kết

Là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Dự án, WB phát hành một thư cam kết không hủy ngang đảm bảo trả tiền cho Ngân hàng thương mại phục vụ nhà thầu/nhà cung cấp đối với khoản thanh toán đã được thực hiện hoặc sẽ thực hiện cho một nhà thầu/nhà cung cấp theo một Thư tín dụng (L/C). Trị giá tối thiểu của mỗi Đơn rút vốn đề nghị thanh toán theo hình thức thanh toán bằng thư cam kết là 20% mức trần của Tài khoản đặc biệt được áp dụng.

Để thực hiện hình thức thanh toán bằng Thư cam kết, CPMU thực hiện như sau:

CPMU gửi hồ sơ đề nghị thanh toán bằng Thư cam kết đến Bộ Tài chính:



  • Công văn đề nghị Bộ Tài Chính đồng ký đơn xin cấp thư cam kết( Những năm gần đây bỏ thủ tục xin phep BTC mở L/C rồi ah, dự án tự mở LC);

  • Đơn xin phát hành Thư cam kết (Đơn rút vốn) cùng các sao kê theo mẫu;

  • Hợp đồng đã ký hoặc đơn đặt hàng đã được xác nhận.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài Chính xem xét đồng ký Đơn rút vốn đề nghị nhà tài trợ phát hành thư cam kết và có thông báo gửi ngân hàng phục vụ

WB xem xét chấp thuận, phát hành Thư cam kết thanh toán cho NHPV nhà thầu/nhà cung cấp và thực hiện thanh toán cho NHPV nhà thầu/nhà cung cấp khi Ngân hàng này đã thanh toán, hoặc cam kết sẽ thanh toán cho L/C đó.

Hình thức Thanh toán bằng Thư cam kết được mô tả theo sơ đồ sau:
THANH TOÁN BẰNG THƯ CAM KẾT
(
Nhà thầu/Nhà cung câp

CPMU
1)


Ngân hàng phục vụ CPMU



NHàng phục vụ Nhà thầu/Nhà cung cấp


Bộ Tài chính



Ngân hàng TG





  1. CPMU ký hợp đồng với nhà thầu

  2. CPMU đề nghị Ngân hàng phục vụ mở L/C

  3. CPMU gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) bản sao L/C và hồ sơ rút vốn theo hình thức Cam kết đặc biệt.

  4. Bộ Tài Chính xem xét đồng ký đơn rút vốn gửi WB.

  5. WB phát hành Thư cam kết đặc biệt cho Ngân hàng phục vụ nhà thầu để thực hiện thanh toán theo L/C.

  6. Ngân hàng phục vụ của nhà thầu chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu và đề nghị WB hoàn vốn.

  7. Ngân hàng phục vụ, nhà thầu có trách nhiệm tập hợp và chuyển bộ chứng từ nhập hang theo yêu cầu trên hợp đồng và L/C cho ngân hàng phục vụ dự án.

  8. Điện uỷ quyền của ngân hàng phục vụ dự án yêu cầu WB thanh toán cho L/C nói trên khi bộ chứng từ được chấp nhận.

3.1.2.4 Thanh toán theo hình thức tài trợ hồi tố

Là hình thức thanh toán hồi tố cho các khoản mà CPMU đã chi để chuẩn bị dự án, hoàn thiện các điều kiện để Ký kết Hiệp định. Theo Hiệp định, Dự án được chi hồi tố không quá 500.000 USD cho thanh toán các chi phí hợp lý theo hạng mục (3) thực hiện trước ngày ký kết Hiệp định nhưng phải sau ngày 1 tháng 5 năm 2010 Dự án sẽ gửi đơn rút vốn cho các khoản chi hồi tố ngay sau khi Hiệp định tín dụng phát triển có hiệu lực.

Để thực hiện hình thức thanh toán hồi tố, CPMU sau khi đã dùng nguồn vốn ngân sách hoặc tạm ứng các khoản khác để thanh toán cho nhà thầu, CPMU gửi hồ sơ đề nghị thanh toán hoàn vốn đến Bộ Tài Chính (Cục quản lý nợ và TCĐN), hồ sơ gồm có:


  • Công văn đề nghị rút vốn;

  • Đơn xin rút vốn (theo mẫu) và các sao kê kèm theo. Đơn rút vốn phải ghi rõ tên, tài khoản, Ngân hàng/Kho bạc của đơn vị thụ hưởng là đơn vị đã chi ứng trước cho khoản xin hoàn vốn. Đối với các khoản do NSNN ứng trước thanh toán, cần nêu rõ tên và số tài khoản của cấp NSNN nơi ứng vốn. Tên và tài khoản của cấp đã ứng vốn phải được cơ quan kiểm soát chi (Kho bạc nhà nước) xác nhận;

  • Phiếu giá có xác nhận (bản gốc) của cơ quan kiểm soát chi (Kho bạc nhà nước) theo quy định hiện hành và các chứng từ khác chứng minh số tiền và nguồn vốn đã thanh toán cho người thụ hưởng.

Trong một số trường hợp, có thể phải kèm theo một số tài liệu giải trình bổ sung khác khi Bộ Tài Chính yêu cầu.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ Tài Chính xem xét và đồng ký đơn rút vốn gửi WB.

WB xem xét chấp thuận, thanh toán hoàn vốn theo chỉ dẫn trong đơn rút vốn của CPMU và chuyển đủ số kinh phí, đúng số tài khoản và tên đơn vị thụ hưởng đã ghi trong đơn rút vốn.

Hình thức Thanh toán hồi tố được mô tả theo sơ đồ sau:

THANH TOÁN THEO HÌNH THỨC HỒI TỐ
(1)

(3) (4) (2)


(5)


Bộ Tài chính chuyển tiền theo kế hoạch của Kho bạc Nhà nước

  1. CPMU ký hợp đồng với nhà thầu, nhà cung cấp. Nhà thầu, nhà cung cấp đề nghị thanh toán.

  2. CPMU kiểm tra, duyệt và đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán cho nhà thầu.

  3. Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo yêu cầu của CPMU.

  4. CPMU tập hợp chứng từ thanh toán và gửi Bộ Tài chính.

  5. Bộ Tài chính soát xét, ký hoặc đồng ký đơn rút vốn gửi cho Ngân hàng Thế giới.

  6. Ngân hàng Thế giới hoàn vốn vào tài khoản của Ngân sách nhà nước.






tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương