BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


PHẦN II. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN



tải về 2.97 Mb.
trang5/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

PHẦN II. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN

CHƯƠNG 1: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

1.1 NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH


Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” sử dụng vốn vay WB và vốn đối ứng của Chính phủ Việt nam. Việc lập kế hoạch tài chính cho Dự án phải tuân thủ các quy định hiện hành của Luật pháp Việt Nam, các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và WB trong quá trình thực hiện.

Vốn đưa vào kế hoạch tài chính phải được phân bổ theo nội dung công việc và theo mục lục Ngân sách Nhà nước, phù hợp với tiến độ và khả năng thực tế triển khai Dự án. Lập kế hoạch vốn phải đầy đủ, sát thực với nhu cầu của dự án cho năm tới.

Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm nhằm thực hiện cam kết trong các Điều ước quốc tế về ODA đã ký và phù hợp với khả năng giải ngân thực tế hàng năm của Dự án.

1.2 CÁC CĂN CỨ VÀ NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH


a/ Căn cứ Hiệp đính Tín dụng số 4899-VN ngày 31 tháng 5 năm 2011 đã ký giữa Việt Nam và WB, Quyết định số 147 /QĐ-BYT ngày 21 tháng 1 năm 2011 phê duyệt nội dung văn kiện Dự án, cụ thể như sau:

Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” là dự án hỗn hợp. Nội dung chi của Dự án bao gồm:

- Chi đầu tư XDCB thông qua hình thức cấp phát trực tiếp qua ngân sách và hỗ trợ đầu tư có mục tiêu: Đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng) của các bệnh, mua sắm TTB quan trắc cho 4 Viện.

- Chi có tính chất hành chính sự nghiệp: Các hạng mục còn lại như đào tạo cán bộ, dịch vụ tư vấn, quản lý dự án, xây dựng chính sách ...



- Vốn vay của WB được cấp phát cho Bộ Y tế và các tỉnh thực hiện Dự án để chi trả cho các chi phí hợp lệ của 03 thành phần của Dự án. Cơ cấu phân bổ vốn vay cụ thể như sau:


Hạng mục

Lượng tín dụng được phân bổ (tính theo SDR)

% chi phí đựoc tài trợ (bao gồm cả thuế)

(1) Chi phí hợp lệ theo hợp phần 1 của dự án

[9 triệu USD]

100%

(2) Các khoản tài trợ theo hợp phần 2 của dự án

[134 triệu USD]

100%

(3) Chi phí hợp lệ theo hợp phần 3 của dự án

[7 triệu USD]

100%

Tổng số

[150.000.000 USD]




  • “Kế hoạch tài chính” là kế hoạch vốn đầu tư (đối với dự án XDCB), hoặc kế hoạch vốn HCSN (đối với dự án HCSN).

  • “Chi phí hợp lệ”: khoản thanh toán hợp lý cho hàng hóa, xây lắp, dịch vụ, Đào tạo, Chi phí hoạt động gia tăng cần thiết cho dự án, được tài trợ bằng nguồn của dự án và được mua sắm theo đúng quy định của Hiệp định Tài trợ

  • “Chi phí hoạt động gia tăng” có nghĩa là các khoản chi phí gia tăng hợp lý và cần thiết phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án (nếu không có Dự án thì những chi phí này không phát sinh) và đã được bao gồm trong kế hoạch chi tiêu hàng năm do Ngân hàng Thế giới phê duyệt, bao gồm chi phí thuê văn phòng, trang thiết bị và văn phòng phẩm, chi phí thông tin liên lạc, chi phí đi lại và công tác phí cho cán bộ Dự án, nhưng không bao gồm lương và trợ cấp của cán bộ công chức nhà nước.

  • “Đào tạo” có nghĩa là các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động hội thảo trong khuôn khổ dự án, bao gồm chi phí tài liệu, thuê địa điểm và thiết bị, chi ăn ở, công tác phí và đi lại cho các thành viên tham gia hội thảo đào tạo, tất cả những chi phí này phải được bao gồm trong kế hoạch chi tiêu hàng năm do Ngân hàng Thế giới phê duyệt.

  • “Khoản tài trợ” có nghĩa là một khoản tài trợ đã được thực hiện hoặc được đề xuất thực hiện trong khuôn khổ hiệp định này theo đúng đoạn 2 trong Phần I.C của Chương 2 của Hiệp định, và theo Phần IV của Sổ tay Hướng dẫn thực hiện này.

b/ Các quy định về xây dựng kế hoạch và dự toán NSNN; Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình Dự án hỗ trợ phát triển chính thức; Thông tư 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007; Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn được thống nhất giữa Bộ Y tế và Bộ Tài Chính; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập Dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

c/ Dự kiến về tiến độ và khả năng thực tế triển khai Dự án theo kế hoạch.


1.3 CÁC BƯỚC LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH





  1. CPMU hướng dẫn chủ đầu tư lập, đăng ký kế hoạch xin tài trợ

Tháng 7 hàng năm, CPMU có công văn hướng dẫn các Chủ đầu tư (Sở Y tế, BV tuyến TW) lập, đăng ký kế hoạch xin tài trợ (kế hoạch vốn) của Dự án cho năm tới, bao gồm nguồn vốn vay và vốn đối ứng theo quy định

  1. Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn dự án

Căn cứ vào tiến độ thực hiện Dự án, Sở Y tế, Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn của dự án thực hiện ở địa phương mình hoặc bệnh viện (đối với bệnh viện trung ương) theo các nội dung chi và kết cấu các nguồn vốn của dự án gồm vốn vay WB, vốn đối ứng từ nguồn NSĐP theo Quyết định số 147/QĐ-BYT ngày 21 tháng 1 năm 2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt nội dung văn kiện dự án trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn đầu tư XDCB, vốn HCSN) và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho từng hạng mục công việc

  1. Chủ đầu tư nộp kế hoạch vốn cho cơ quan thẩm quyền

Chủ đầu tư (Sở Y tế) gửi bản kế hoạch vốn cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn đối ứng cho dự án trong ngân sách địa phương; Các chủ đầu tư là Bệnh viện Trung ương gửi bản kế hoạch vốn cho Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế; đồng thời gửi CPMU (trước ngày 30/7) để tổng hợp kế hoạch vốn chung của toàn dự án

  1. Tổng hợp kế hoạch vốn toàn dự án

CPMU tổng hợp kế hoạch vốn chung cho toàn dự án bao gồm: Kế hoạch vốn WB, vốn đối ứng thuộc Ngân sách Trung ương giao, vốn đối ứng địa phương và các nguồn vốn khác (nếu có), trong đó chi tiết theo hạng mục công việc, theo tính chất nguồn vốn sử dụng (vốn HCSN,vốn đầu tư XDCB) và Bản thuyết minh chi tiết nhu cầu vốn cho các hạng mục công việc. Kế hoạch vốn này được tổng hợp chung vào kế hoạch vốn của Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính), trước khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt

  1. Giao dự toán ngân sách

Sau khi dự toán Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính giao dự toán Ngân sách nhà nước cho Bộ Y tế theo đúng quy định hiện hành, trong đó ghi rõ dự toán vốn của Dự án. Bộ Y tế giao kế hoạch phân bổ vốn (bao gồm vốn viện trợ của các Ban Quản lý Dự án Trung ương và địa phương và vốn đối ứng của CPMU) cho Dự án, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp. Vốn đối ứng cho các hoạt động tại địa phương do địa phương chịu trách nhiệm phân bổ và thông báo cho cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc đồng cấp làm căn cứ kiểm soát và thanh toán vốn trong năm kế hoạch





tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương