BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


cHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN



tải về 2.97 Mb.
trang3/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

cHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.1.1 Các vấn đề chung :


Tổ chức quản lý Dự án được mô tả theo sơ đồ sau :


a) Ban chỉ đạo Dự án do Bộ Y tế thành lập do 1 Bộ trưởng làm Trưởng Ban và 1 Lãnh đạo Bộ phụ trách hệ Bệnh viện làm Phó trưởng Ban. Ban chỉ đạo có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của Dự án về vấn đề chính sách, phối kết hợp với các cơ quan, Bộ, ngành khác như Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường cũng như điều hòa sự phối hợp các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế.

b) Ban Quản lý Dự án Trung ương (viết tắt là CPMU) do Bộ Y tế thành lập chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý, điều hành các hoạt động của Dự án. CPMU chịu sự hướng dẫn và giám sát về quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng liên quan và là đầu mối làm việc với Ngân hàng thế giới.

c) Nhóm tư vấn kỹ thuật (Technical Advisory Group) do Bộ Y tế thành lập bao gồm các chuyên gia về xử lý chất thải rắn và lỏng. Các chuyên gia này được các Trường đại học, các bệnh viện, các Viện chuyên ngành đề cử. Vụ KH-TC sẽ phối hợp với Cục QLMT y tế, Vụ TTB-CTYT, Cục QLKCB thống nhất trình Bộ trưởng phê duyệt. Mỗi đợt xét chọn các bệnh viện, 3-4 chuyên gia thích hợp sẽ được Giám đốc dự án mời tham dự thẩm định cùng với các thành viên đại diện các tổ thuộc CPMU. Tổ XDCB và công nghệ sẽ làm đầu mối để triển khai việc thẩm định.

d) Đối với các đơn vị thụ hưởng (địa phương và Bệnh viện) : Bộ Y tế sẽ ký thỏa thuận tài trợ với các tỉnh và bệnh viện được lựa chọn (phụ lục 7).

Đối với tuyến tỉnh, Sở Y tế được chọn làm đầu mối, và/hoặc làm chủ đầu tư các dự án hỗ trợ đầu tư hệ thống quản lý chất thải các bệnh viện được tài trợ. Đồng thời, UBND tuyến tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở Y tế/Chủ đầu tư thực hiện các mục tiêu của dự án.

Tại các tỉnh tham gia Dự án, việc lựa chọn Chủ đầu tư do UBND tỉnh quyết định (ưu tiên giao cho Sở Y tế là Chủ đầu tư). Sở Y tế có thể sử dụng Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế của tỉnh trực thuộc Sở Y tế (Ban QLDA SYT tỉnh) để quản lý, thực hiện các hoạt động của Dự án được triển khai tại các tỉnh.

Đối với tuyến trung ương, các bệnh viện Trung ương là Chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý chất thải bệnh viện được tài trợ. Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các Chủ đầu tư thực hiện các mục tiêu của dự án.

Các Chủ đầu tư/Sở Y tế chịu sự hướng dẫn, giám sát của CPMU về quản lý thực hiện Dự án và của các cơ quan chức năng tại địa phương về quản lý nhà nước trong triển khai thực hiện Dự án.

e) Cơ quan kiểm định độc lập bao gồm 4 Viện (Vệ sinh y tế công cộng TP HCM, Y học lao động và VSMT, Pasteur Nha Trang và Viện VSDT Tây Nguyên) sẽ kiểm định kết quả theo Điều khoản tham chiếu và công cụ kiểm định kèm theo (phụ lục). Kết quả kiểm định sẽ được sử dụng làm căn cứ để xác định sự tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và/hoặc hoàn trả vốn.

2.1.2 Ban Quản lý dự án Trung ương (CPMU)


CPMU được thành lập theo Quyết định số 4708/QĐ-BYT ngày 6/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Có 5 vị trí chủ chốt: Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Cán bộ phụ trách đấu thầu mua sắm. Các chức danh Điều phối viên dự án và các cán bộ khác được Bộ Y tế giao cho Giám đốc Ban Quản lý dự án Trung ương đề xuất tuyển chọn.

CPMU sẽ có 5 Tổ nghiệp vụ (chi tiết về chức năng nhiệm vụ nêu tại phần 2.3) gồm:

- Tổ Chính sách;

- Tổ Kế hoạch, giám sát, Đào tạo, Điều phối và Hành chính;

- Tổ Mua sắm, đấu thầu;

- Tổ Xây dựng cơ bản và công nghệ;

- Tổ Tài chính kế toán và Giải ngân;

Các chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài, sẽ tuyển chọn tuỳ theo từng thời điểm, theo yêu cầu và nhu cầu của dự án.

Số lượng cán bộ, tư vấn của các Tổ nghiệp vụ sẽ do Giám đốc dự án tuyển chọn theo quy định chung và ký hợp đồng làm việc cho Dự án.

CPMU có tư cách pháp nhân, được đăng ký sử dụng con dấu riêng theo quy định của pháp luật để phục vụ cho việc thực hiện dự án. CPMU được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại phù hợp với các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về ODA ký kết với nhà tài trợ.


2.1.3 Quản lý dự án tại địa phương và bệnh viện TW :


Tại các tỉnh triển khai Dự án, sẽ ưu tiên lựa chọn Sở Y tế sẽ thực hiện chức năng chủ đầu tư. Chủ đầu tư là đại diện cho cơ quan quản lý thực hiện hiện kế hoạch hoạt động của Dự án tại địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm đầu mối tại tỉnh về các việc liên quan tới Dự án, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các công việc được giao;

Tại các bệnh viện trung ương, giao giám đốc bệnh viện trung ương sẽ là chủ đầu tư dự án, thực hiện kế hoạch hoạt động của dự án tại bệnh viện.

Kinh phí hoạt động của Chủ đầu tư nằm trong kinh phí quản lý của từng dự án XLCT được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Để hỗ trợ triển khai các hoạt động, Chủ đầu tư sẽ được thuê cán bộ hợp đồng và tuyển chọn tư vấn chuyên trách cho các thành phần. Thời gian và số lượng tư vấn sẽ do Chủ đầu tư tuyển chọn và ký hợp đồng đảm bảo đúng quy định tuyển chọn tư vấn của WB (nếu sử dụng nguồn vốn tài trợ của WB) và Việt Nam. Lương cho các cán bộ hợp đồng sẽ chi từ nguồn vốn đối ứng của của dự án.




2.2 PHÂN CẤP CỤ THỂ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN DỰ ÁN


2.2.1 Bộ Y tế

Bộ Y tế là cơ quan Chủ quản dự án, chịu trách nhiệm điều phối chung và phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố thụ hưởng Dự án, các Bộ, Ngành liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Dự án theo quy định. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt Văn kiện Dự án, phê duyệt kế hoạch tài chính năm, kế hoạch đấu thầu của Dự án và chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện về quản lý thực hiện Dự án, đảm bảo đạt mục tiêu và hiệu quả đầu tư.

Bộ Y tế sẽ ký với Lãnh đạo UBND các tỉnh và Lãnh đạo các bệnh viện Trung ương bản “Thỏa thuận triển khai Dự án”, trong đó nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên (Bộ Y tế, UBND các tỉnh, các bệnh viện Trung ương). Các nội dung cơ bản của Thỏa thuận được nêu trong phụ lục.

2.2.2 Ban Quản lý Dự án trung ương (CPMU)


  • Là đại diện cho Chủ quản đầu tư tham gia các quan hệ pháp luật và trong quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về các công việc liên quan tới Dự án theo uỷ quyền của Chủ quản dự án; chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về các công việc được giao;

  • Là Chủ đầu tư cho các công việc, hạng mục thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 của Dự án.

  • Chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương xây dựng kế hoạch tổng thể hàng năm gồm kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch tài chính để trình cấp thẩm quyền phê duyệt;

  • Hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát các Chủ đầu tư (Sở Y tế, Bệnh viện TW) xây dựng và triển khai chương trình hoạt động của Tiểu dự án tại địa phương, đơn vị, theo hướng tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý thực hiện cho các Chủ đầu tư (Sở Y tế, Bệnh viện TW);

  • Quản lý tài khoản đặc biệt của Dự án và thực hiện việc rút vốn ODA trên cơ sở thẩm định và tổng hợp báo cáo thanh, quyết toán của các Chủ đầu tư (Sở Y tế, Bệnh viện TW) theo quy định;

  • Thực hiện đấu thầu mua sắm quốc tế, đấu thầu mua sắm rộng rãi trong nước các gói thầu hàng hoá, trang thiết bị thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 của Dự án;

  • Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng để tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo dài hạn có bằng cấp, các nghiên cứu hỗ trợ triển khai xây dựng khung chính sách liên quan tới lĩnh vực xử lý chất thải y tế;

  • Chủ trì tổ chức các cuộc đánh giá khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc họp sơ kết, tổng kết; chuẩn bị các báo cáo tổng hợp về Dự án và đề xuất điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện để đảm bảo mục tiêu và hiệu quả đầu ra của Dự án;

  • Thực hiện bàn giao kết quả của Dự án và kết toán trị giá vốn đầu tư cho các đơn vị thụ hưởng để làm cơ sở quyết toán khi kết thúc Dự án với Bộ Tài chính.

Cơ cấu cơ bản của BQLDATW như sau:



2.2.3 Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện Dự án

UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các hoạt động của Dự án được thực hiện tại địa phương, bao gồm các nội dung cơ bản: (i) các hoạt động xây dựng cơ bản (nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải bao gồm từ việc phê duyệt các báo cáo khả thi của các tiểu dự án, phê duyệt kế hoặc và thẩm tra kết quả đấu thầu theo quy định của Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thế giới ; (ii) các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho cán bộ y tế tại địa phương; (iii) đấu thầu, mua sắm trang thiết bị xử lý chất thải rắn và một số trang thiết bị khác được mua theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước khi được uỷ quyền ; (iv) Phê duyệt quyết toán các khoản tài trợ đúng hạn ; và (v) Hoàn trả vốn cho QLDATW trong trường hợp không đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra sau khi Cơ quan kiểm định độc lập xác nhận.

Quyền hạn và trách nhiệm của UBND tỉnh được nêu cụ thể tại văn bản Thoả thuận tài trợ ký giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh về việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án (Xem phụ lục).

UBND tỉnh đảm bảo vốn đối ứng, trong đó :

- Kinh phí tư vấn lập Kế họach quản lý chất thải của tỉnh, bệnh viện;

- Tư vấn lập báo cáo khả thi tiểu dự án; thiết kế kỹ thuật, thi công, lập và thẩm tra dự toán ;

- Các tư vấn liên quan đến đấu thầu (lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu…);

- Tư vấn giám sát;

- Tư vấn thẩm định, thẩm tra sự tuân thủ tiêu chuẩn;

- Kinh phí cho Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư mà khoản tài trợ từ Dự án không chi trả.



- Cung cấp hoặc chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng bảo đảm kinh phí vận hành, bảo dưỡng các hệ thống được đầu tư.

2.2.4 Chủ đầu tư (Sở Y tế và các bệnh viện Trung ương)

  • Đối với các Chủ đầu tư là Sở Y tế có thể lựa chọn mô hình quản lý theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng (ví dụ, có thể sử dụng là các Ban quản lý dự án hiện có của mình để quản lý các dự án đầu tư xử lý chất thải tại tuyến địa phương hoặc thành lập Ban quản lý các dự án chất thải y tế riêng (song Dự án không hỗ trợ kinh phí hoạt động riêng cho các BQL này).

  • Đối với các Bệnh viện tuyến Trung ương sử dụng bộ máy của mình hoặc Ban quản lý dự án hiện có để quản lý dự án. Quyền hạn và trách nhiệm của Bệnh viện Trung ương được nêu cụ thể tại văn bản Thoả thuận tài trợ ký giữa Bộ Y tế và Bệnh viện Trung ương về việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án (Xem phụ lục 7).

  • Về mô hình quản lý tiểu dự của Chủ đầu tư: Tuỳ theo đặc thù riêng của từng địa phương và các bệnh viện tuyến Trung ương mà Chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án (gồm các tổ nghiệp vụ phù hợp) hoặc Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn của mình đề quản lý thực hiện dự án. Cơ cấu quản lý dự án hoặc của Ban quản lý dự án của chủ đầu tư áp dụng theo điều 11 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình dự án ODA. Các bộ phận của Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư có thể gồm: 1 Giám đốc PPMU (sẽ là 01 lãnh đạo Sở Y tế hoặc là 1 lãnh đạo bệnh viện đối với bệnh viện Trung ương), 1 Phó Giám đốc PPMU, 1 Kế toán trưởng và một số cán bộ chuyên môn chia thành các bộ phận: Kế hoạch; XDCB, mua sắm - đấu thầu; Tài chính giải ngân, Hành chính.

  • Phối hợp với CPMU để tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá và chủ trì chuẩn bị các báo cáo về thực hiện Dự án thành phần và toàn dự án tại tỉnh;

  • Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch tài chính hàng năm của dự án tại tỉnh, lập dự toán và báo cáo quyết toán hàng năm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

  • Chủ trì triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của dự án. Tổ chức thực hiện các gói thầu mua sắm; chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán dự án theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng và đấu thầu mua sắm.

  • Phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu.

  • Kinh phí quản lý dự án được tính trong chi phí quản lý nằm trong dự án đầu tư được duyệt.

  • Các Chủ đầu tư có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản riêng và hạch toán độc lập để hoạt động giao dịch theo các quy định riêng thuộc phạm vi dự án, nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa các điều khoản của Hiệp định đã ký và quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.


2.3 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ NGHIỆP VỤ TRONG CPMU


2.3.1 Tổ chính sách:

- Tổ Chính sách của Ban quản lý Dự án Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần 1 và báo cáo Phó Giám đốc CPMU (Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế) các hoạt động có liên quan của Hợp phần 1. Phó Giám đốc này chịu trách nhiệm báo cáo với Giám đốc CPMU.

- Tổ Chính sách đề xuất cho Giám đốc CPMU để tuyển chọn cán bộ theo yêu cầu để triển khai các hoạt động thuộc Hợp phần 1. Các vị trí chính bao gồm: điều phối viên, cán bộ theo dõi và đánh giá, các tư vấn, chuyên gia kỹ thuật. Các cán bộ này có thể được lấy từ VIHEMA hoặc được hợp đồng làm việc (tư vấn) thông qua hình thức lựa chọn cạnh tranh. Nếu các cán bộ này là công chức, thì họ được hưởng những lợi ích từ Bộ Y tế tương tự như cán bộ được tuyển vào làm cho Ban Quản lý dự án. Nếu các cán bộ này được tuyển vào làm hợp đồng thì họ được trả lương theo hợp đồng từ kinh phí của Hợp phần 3. Một khoản kinh phí được duyệt sẽ được lấy từ Hợp phần 3 để chi trả cho các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp phần 1, bao gồm: cước điện thoại, fax, e-mail, cước bưu chính, photocopy, văn phòng phẩm và các trang thiết bị văn phòng cần thiết cho nhu cầu quản lý, thực hiện Hợp phần 1.

- Kế hoạch hoạt động hàng năm của Hợp phần 1 sẽ do Tổ chính sách (VIHEMA) xây dựng cùng với sự tư vấn của các Tổ chuyên môn khác trong BQLDA và được phê duyệt bởi Giám đốc Ban Quản lý Dự án như một phần của kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án.



2.3.2 Tổ Kế hoạch, Theo dõi, giám sát, Hành chính, Điều phối

Do 01 điều phối viên dự án (có TOR riêng) làm tổ trưởng nhằm giúp Giám đốc, các Phó Giám đốc dự án điều hành dự án. Tổ có các chức năng sau:



  1. Xây dựng kế hoạch

  • Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn.

  • Xây dựng và tổng hợp kế hoạch chung của toàn dự án, các phương án điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh các nguồn lực của dự án.

  • Chuẩn bị các báo cáo bảo vệ kế hoạch.

  1. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát việc thực hiện dự án.

  • Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, giám sát các đơn vị tham gia dự án thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

  • Tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án ở tuyến trung ương và các hoạt động liên tỉnh.

  1. Phối hợp và hỗ trợ

  • Phối hợp với các ban kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động có tính chất chuyên môn của dự án.

  • Hỗ trợ các đơn vị tham gia thực hiện dự án giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định vay và các quy định hiện hành của Nhà nước.

  • Phối hợp với các nhà tài trợ và các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức và thực hiện Dự án.

  1. Thông tin, báo cáo

  • Thiết lập hệ thống thông tin quản lý của Dự án và tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện của các đơn vị tham gia Dự án.

  • Cung cấp những thông tin cần thiết cho các đơn vị tham gia Dự án, các nhà tài trợ và các cơ quan cấp trên, theo quy định.

  1. Hành chính, Điều phối dự án

  • Tổ chức chuyển giao chính xác, kịp thời các loại công văn, giấy tờ liên quan đến dự án.

  • Thực hiện chức năng thư ký cho các cuộc họp của CPMU.

  • Cung cấp và thực hiện chức năng phiên dịch cho CPMU.

  • Theo dõi và đảm bảo lưu trữ công văn, giấy tờ liên quan của Dự án.

  • Đảm bảo nhiệm vụ có tính chất lễ tân của Dự án, cung cấp các phương tiện làm việc, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện đi lại cho cán bộ của CPMU và các chuyên gia (Trong trường hợp đi công tác).

  • Đảm bảo bí mật của Dự án và bí mật quốc gia.

  • Điều phối viên dự án giúp Giám đốc, Phó giám đốc dự án điều hành dự án. Điều phối viên được tuyển chọn dưới hình thức tư vấn quản lý dự án có năng lực và kinh nghiệm theo Điều khoản tham chiếu được duyệt.

2.3.2 Tổ tài chính kế toán, giải ngân

  1. Chịu trách nhiệm quản lý tài chính Dự án bao gồm các nguồn vốn vay, vốn đối ứng, trên cơ sở các kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm theo các quy định của Luật Ngân sách và phù hợp với các điều khoản của Hiệp định tín dụng.

  2. Thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính của Dự án bao gồm các công việc:

  • Lập dự toán kinh phí hàng năm (kế hoạch tài chính) trên cơ sở kế hoạch thực hiện và kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  • Thiết lập và duy trì hệ thống kế toán bao gồm hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, phần mềm kế toán để kịp thời ghi nhận và quản lý các nghiệp vụ tài chính, kế toán phát sinh.

  • Tổng hợp các báo cáo tài chính từ các Chủ đầu tư để lập báo cáo hợp nhất cho toàn Dự án theo yêu cầu của Chính phủ và nhà tài trợ.

  • Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ cho Dự án bao gồm cả chức năng kiểm soát nội bộ tại CPMU và các chủ đầu tư.

  1. Tập hợp chứng từ của các chủ đầu từ và CPMU, thực hiện việc rút vốn, thanh toán, quyết toán đảm bảo kinh phí hoạt động và tiến độ của Dự án.

  2. Hàng năm, tổ chức kiểm toán nội bộ bao gồm: duyệt quyết toán, thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tài chính kế toán đối với các nguồn vốn của Dự án, theo các điều khoản trong Hiệp định tín dụng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

  3. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị thuộc quyền giải quyết và đề xuất giải quyết đối với những khó khăn vướng mắc liên quan về công tác tài chính kế toán của dự án, bao gồm cả công việc liên quan tới điều chỉnh dự toán, kế hoạch vốn.

  4. Là đầu mối tổ chức công tác kiểm toán độc lập cho toàn bộ Dự án bao gồm cả việc kiểm toán độc lập tại các tỉnh của Dự án.

  5. Là đầu mối tổng hợp và cung cấp thông tin báo cáo tài chính định kỳ, đột xuất về tình hình rút vốn, giải ngân, thanh toán, quyết toán của Dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo yêu cầu của nhà tài trợ, điều khoản của Hiệp định tín dụng, quản lý phần mềm quản lý tài chính, biểu mẫu thống kê báo cáo về tài chính kế toán của Dự án, lưu giữ các tài liệu liên quan đến công tác tài chính kế toán của Dự án tại đơn vị.

2.3.3 Tổ Xây dựng cơ bản và công nghệ

  1. Xây dựng kế hoạch

  • Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch nhiều năm thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch và tổng hợp kế hoạch chung của Dự án.

  1. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động XDCB tại các tỉnh, bệnh viện tuyến TW

  • Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản do Chủ đầu tư thực hiện, bao gồm giám sát chuyên môn kỹ thuật.

  1. Phối hợp và hỗ trợ

  • Phối hợp với các ban kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động có tính chất chuyên môn, kỹ thuật của Dự án.

  • Hỗ trợ các đơn vị tham gia thực hiện Dự án giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định vay và các quy định hiện hành của Nhà nước.

  1. Báo cáo, thông tin

  • Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án báo cáo tình hình xây dựng cơ bản.

  • Chuẩn bị các báo cáo về XDCB theo chế độ quy định.

      1. Tổ Mua sắm, Đấu thầu

  1. Xây dựng kế hoạch

  • Hướng dẫn, giúp đỡ các Chủ đầu tư và đơn vị tham gia dự án xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch nhiều năm thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác kể cả các phương án điều chỉnh kế hoạch và tổng hợp kế hoạch chung của Dự án.

  • Xây dựng và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của Dự án.

  1. Tổ chức thực hiện các hoạt động mua sắm.

  • Tổ chức thực hiện các hoạt động mua sắm cho hợp phần 1 và 2 của Dự án.

  • Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm hàng hoá và dịch vụ tư vấn do các đơn vị tham gia Dự án thực hiện.

  1. Phối hợp và hỗ trợ

  • Phối hợp với các ban kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện những hoạt động có tính chất chuyên môn, kỹ thuật của Dự án.

  • Hỗ trợ các đơn vị tham gia các đơn vị thực hiện Dự án giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định vay và các quy định hiện hành của Nhà nước.

  1. Báo cáo, thông tin

  • Hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các đơn vị tham gia Dự án báo cáo tình hình đấu thầu mua sắm hàng hoá.

  • Chuẩn bị các báo cáo về mua sắm theo chế độ quy định.

  • Đảm bảo bí mật của dự án và bí mật quốc gia.

      1. Chuyên gia tư vấn

Căn cứ vào nhiệm vụ chuyên môn của từng giai đoạn thực hiện dự án, Dự án sẽ tuyển chọn các chuyên gia, tư vấn ngắn hạn và dài hạn để hỗ trợ cho Ban quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn được tuyển chọn.

Số lượng và thời gian làm việc của chuyên gia sẽ thực hiện trên cơ sở sự cần thiết của nhu cầu công việc. Chức năng, nhiệm vụ của từng tư vấn được thể hiện rõ trong Điều khoản tham chiếu (TOR) và trong hợp đồng đã được ký với CPMU.


2.4 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ:


2.4.1. Chức năng, nhiệm chung:

a) Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của Dự án thành phần từ các nguồn vốn vay, vốn đối ứng, trên cơ sở các kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm theo các quy định của Luật Ngân sách và phù hợp với các điều khoản của Hiệp định tín dụng.

b) Thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính của Dự án bao gồm các công việc: lập dự toán kinh phí hàng năm (kế hoạch tài chính) trên cơ sở kế hoạch thực hiện và kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.


  • Thiết lập và duy trì hệ thống kế toán bao gồm hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, phần mềm kế toán để kịp thời ghi nhận và quản lý các nghiệp vụ tài chính, kế toán phát sinh.

  • Lập các báo cáo tài chính cho các hoạt động dự án tại tỉnh theo yêu cầu của Chính phủ và nhà tài trợ.

  • Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ cho Dự án tại cấp tỉnh.

c) Thực hiện việc rút vốn, thanh toán, quyết toán với CPMU để đảm bảo kinh phí hoạt động và tiến độ của Dự án.

d) Hàng năm, tổ chức để kiểm toán nội bộ bao gồm: thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tài chính kế toán đối với các nguồn vốn của Dự án, theo các điều khoản trong Hiệp định tín dụng và các quy định hiện hành của Nhà nước.

e) Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị thuộc quyền giải quyết và đề xuất giải quyết đối với những khó khăn vướng mắc liên quan về công tác tài chính kế toán của dự án, bao gồm cả công việc liên quan tới điều chỉnh dự toán, kế hoạch vốn.

f) Phối hợp với CPMU trong việc tổ chức công tác kiểm toán độc lập cho các hoạt động của Dự án tại tỉnh.

g) Là đầu mối cung cấp thông tin, báo cáo tài chính định kỳ, đột xuất về tình hình rút vốn, giải ngân, thanh toán, quyết toán của Dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo yêu cầu của nhà tài trợ điều khoản của Hiệp định tín dụng, quản lý phần mềm quản lý tài chính, biểu mẫu thống kê báo cáo về tài chính kế toán của Dự án, lưu giữ các tài liệu liên quan đến công tác tài chính kế toán của Dự án tại đơn vị.

h) Triển khai công tác đấu thầu theo hướng dẫn của Dự án


2.4.2 Kinh phí hoạt động


Kinh phí cho hoạt động của chủ đầu tư được lấy từ hai nguồn:

  • Vốn đối ứng để trả lương, phụ cấp cho cán bộ nhân viên, các loại phí không nằm trong diện dùng vốn vay chi trả như chi phí tư vấn lập báo cáo khả thi, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phí thẩm định, chi phí quảng cáo mời thầu, ...

  • Phần chi phí quản lý trong các dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành và hướng dẫn của dự án (theo hướng dẫn lập dự án của Dự án). Các chi phí quản lý không được vốn IDA chi trả sẽ được chi bằng vốn đối ứng như chi phí thẩm định, lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu.

  • Vốn vay để chi trả chi phí hoạt động gia tăng - đó là những chi phí không phát sinh nếu không có Dự án, bao gồm: chi phí thuê mướn, mua sắm phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, chi phí kiểm tra, giám sát và chi p hí khác... (phù hợp với văn kiện và hướng dẫn của dự án).

2.5 HƯỚNG DẪN VỀ PHỤ CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CHẾ ĐỘ LƯƠNG CHO CÁN BỘ TUYỂN CHỌN THEO HỢP ĐỒNG


1) Phụ cấp quản lý Dự án

Cán bộ, nhân viên CPMU và Chủ đầu tư làm việc toàn bộ thời gian hoặc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm tại các Ban QLDA được hưởng phụ cấp quản lý Dự án theo quy định hiện hành đối với các Dự án ODA vay nợ. Hiện tại là thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Theo đó:



    1. Cán bộ của CPMU, Sở Y tế là công chức, viên chức thuộc biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được điều chuyển sang làm việc toàn bộ (100%) thời gian tại CPMU, các Chủ đầu tư được hưởng nguyên lương theo ngạch bậc như khi chưa chuyển sang dự án và hưởng thêm một khoản phụ cấp bằng 100% lương của công chức đó.

    2. Đối với các công chức thuộc biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước được phân công làm kiêm nhiệm cho CPMU, Sở Y tế thì vẫn hưởng lương cơ bản tại cơ quan đương chức và được hưởng thêm phụ cấp quản lý dự án. Khoản phụ cấp quản lý dự án được hưởng bằng đúng % thời gian làm việc cho Dự án. Trường hợp công chức được phân công kiêm nhiệm nhiều dự án thì chỉ được hưởng phụ cấp một lần ở một BQLDA có thời gian làm việc kiêm nhiệm nhiều nhất.

    3. Trong cả hai trường hợp trên, lương cơ bản do cơ quan điều động chi trả và khoản phụ cấp do Dự án chi trả từ nguồn vốn đối ứng cho quản lý dự án. Nếu cơ quan điều động chấm dứt việc trả lương cho công chức được điều động thì Ban Quản lý dự án có trách nhiệm trả toàn bộ (100%) lương và phụ cấp cho cán bộ. Kinh phí cho việc trả trả lương và phụ cấp phụ cấp này được CPMU, PPMU xây dựng trong kế hoạch vốn đối ứng hàng năm của Dự án.

2) Tiền công, tiền lương của cán bộ CPMU, PPMU được tuyển dụng theo hợp đồng

    1. Người lao động được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc 100% thời gian cho dự án, được trả mức lương bằng với lương của người lao động trong biên chế cơ quan hành chính sự nghiệp có trình độ đào tạo và trình độ nghiệp vụ công việc tương đương, (mức lương chi trả cho các cán bộ hợp đồng phải căn cứ vào năng lực, hiệu quả công việc của cán bộ đó) cộng thêm khoản phụ cấp quản lý dự án như quy định tại mục 2.5.2 nêu trên, tức bằng 100% mức lương đang được hưởng.

    2. Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động tuyển dụng theo chế độ hợp đồng được áp dụng theo quy định hiện hành của nhà nước.


tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương