BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC KẾ TOÁN DỰ ÁN



tải về 2.97 Mb.
trang7/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   29

CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC KẾ TOÁN DỰ ÁN

4.1 QUY ĐỊNH CHUNG KẾ TOÁN CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN




  • Thu thập, ghi chép, tính toán và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản và các nguồn vốn của dự án đúng mục đích, đúng cơ cấu vốn và đạt hiệu quả cao.

  • Kết hợp chặt chẽ với bộ phận lập kế hoạch, kỹ thuật và các cán bộ dự án khác để xây dựng kế hoạch vốn hàng năm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu của dự án. Kiểm tra kết quả hoạt động và các khoản chi phí của dự án, tham gia phân tích và đánh giá hiệu quả dự án.

  • Lập và nộp báo cáo tài chính theo yêu cầu của nhà tài trợ và chính phủ trong thời gian dự án hoạt động và khi kết thúc dự án.


4.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN


4.2.1 Đối với CPMU:

Tổ chức công tác kế toán gồm: Lập và xử lý chứng từ kế toán; Lựa chọn và vận dụng tài khoản kế toán; Mở và ghi sổ kế toán; Lập và nộp báo cáo tài chính theo các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam và được điều chỉnh theo các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận chung, đảm bảo việc cung cấp thông tin, số liệu, đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về quản lý nguồn vốn vay, vốn đối ứng và yêu cầu của WB.

CPMU áp dụng chế độ kế toán cho Dự án theo Chế độ kế toán hỗn hợp (chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính và các Thông tư bổ sung, hướng dẫn và chế độ kế toán chủ đầu tư ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 214 /2000/Q§ - BTC ngµy 28 th¸ng 12 n¨m 2000 cña Bé Tµi chÝnh.

Đối với Chủ đầu tư:

Các Sở Y tế tham gia dự án đã sẵn có Ban quản lý dự án, Phòng Tài chính Kế toán, nên kế toán dự án có thể gắn với phòng TCKT của đơn vị và cũng được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Trýởng phòng TCKT kiêm Kế toán trưởng dự án hoặc cử người đủ tiêu chuẩn làm kế toán trưởng cho dự án, các kế toán viên do kế toán trưởng phân công nhiệm vụ. Nếu Phòng TCKT không đáp ứng đủ kế toán viên cho Ban QLDA, Ban QLDA xin thuê bổ sung kế toán. Bộ phận TCKT ở các Chủ đầu tư nên có ít nhất 3 người.


4.3 NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN


Chế độ kế toán áp dụng: Dự án “Hỗ trợ Xử lý chất thải bệnh viện” là dự án hỗn hợp, có hoạt động chi đầu tư XDCB (Sửa chữa, xây mới và Trang thiết bị), có hoạt động chi HCSN (Các nội dung còn lại: Đào tạo, mua sắm thiết bị...). Do vậy chế độ kế toán áp dụng cho Dự án tại Trung ương áp dụng Chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư bổ sung, hướng dẫn kết hợp với chế độ kế toán chủ đầu tư ban hành theo Quyết định số 214 /2000/QĐ - BTC ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính.

Đối với các Chủ đầu tư (bao gồm cả các hoạt động đầu tư, mua sắm cho BQLDA Trung ương thực hiện), áp dụng chế độ kế toán của chủ đầu tư ban hành theo Quyết định số 214 /2000/QĐ - BTC ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Tài chính.

Để hỗ trợ công tác kế toán, Dự án cần lựa chọn mua phần mềm kế toán phù hợp đáp ứng được các yêu cầu cho công tác kế toán dự án và được cài đặt một cách hệ thống ở tất cả các cấp trung ương và chủ đầu tư

Phần mềm kế toán phải đảm bảo in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán.

- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và của Chế độ kế toán này.

- Dự án phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của đơn vị.

4.4 CHỨNG TỪ KẾ TOÁN


Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của CPMU và các Chủ đầu tư Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, theo đúng mẫu.

Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn. Chứng từ kế toán phải lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời chính xác nội dung quy định trên mẫu. Đối với chứng từ kế toán hướng dẫn, CPMU và các Chủ đầu tư lập chứng từ phải thể hiện đầy đủ các nội dung như quy định (tên chứng từ, ngày tháng lập, nội dung phát sinh, số tiền và các chữ ký...). Chứng từ kế toán được lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài dự án phải được đóng dấu dự án.

Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng mực không phai, số và chữ phải viết liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai và lưu lại cuống chứng từ, không xé rời.

Trong điều kiện hoạt động kinh tế tài chính của Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện”, có thể sẽ phát sinh một loại chứng từ kế toán mới “Chứng từ điện tử” đã được Luật Kế toán công nhận.


4.5 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán đã quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho dự án, Dự án nghiên cứu, lựa chọn các tài khoản kế toán áp dụng cho dự án phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của dự án, đồng thời đáp ứng các yêu cầu, hoặc quy định trong Điều ước quốc tế về ODA đã ký giữa Chính phủ Việt Nam và WB.

Khi cần bổ sung thêm các tài khoản cấp I để phục vụ cho yêu cầu quản lý cụ thể của dự án, CPMU đề nghị với Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Chế độ Kế toán) cho phép bổ sung.


4.6 HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN


Để thống nhất Hình thức sổ kế toán trong toàn dự án (CPMU và các Chủ đầu tư) đồng thời thuận tiện cho việc xây dựng phần mềm kế toán của dự án, dự án lựa chọn Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.

  • Sổ nhật ký chung: Nhân viên kế toán mở sổ nhật ký chung ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và thực hiện định khoản kế toán phục vụ cho việc ghi chép vào sổ cái. Số liệu của sổ nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào sổ cái trên nguyên tắc mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đều phải ghi vào sổ nhật ký chung.

  • Sổ cái: Nhân viên kế toán dùng sổ cái để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong năm tài chính theo tài khoản kế toán quy định tại hệ thống tài khoản dự án. Mỗi tài khoản sử dụng được mở trên một trang riêng, đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Cuối năm tài chính, kế toán cần khóa sổ, cộng tổng các số phát sinh nợ, phát sinh có, lập bảng cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.

  • Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần theo dõi, phục vụ yêu cầu tổng hợp, phân tích và quản lý dự án. Một số loại sổ chi tiết như sổ theo dõi nguồn kinh phí dự án, sổ chi tiết chi dự án, sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiền theo dõi tiền gửi, sổ theo dõi tạm ứng, sổ theo dõi tài sản cố định.

Các sổ kế toán được thiết kế và làm trên máy tính, kế toán viên sẽ in sổ một lần vào cuối quý và trình Kế toán trưởng và Giám đốc Ban quản lý phê duyệt.

4.7 QUẢN LÝ TÀI SẢN DỰ ÁN


Tài sản của dự án được quản lý sử dụng theo đúng chế độ quản lý tài sản công. CPMU và các Chủ đầu tư tổ chức mở sổ sách theo dõi và tính hao mòn TSCĐ, có quy định chế độ sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. Đối với phương tiện vận chuyển, dự án không được thay đổi công dụng của tài sản. Hàng năm, CPMU và Chủ đầu tư tổ chức kiểm kê tài sản, xác định tình trạng của tài sản và chấp hành chế độ bảo dưỡng tài sản định kỳ.

CPMU có trách nhiệm hướng dẫn các Chủ đầu tư về quy chế quản lý và sử dụng những tài sản giao cho cá nhân (máy tính cá nhân, máy ảnh, điện thoại di động…)

Trong quá trình sử dụng các tài sản của dự án bị hư hỏng không sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả về kinh tế và hiệu quả sử dụng. Chủ đầu tư thành lập Hội đồng và lập biên bản kiến nghị xin thanh lý tài sản. Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thanh lý tài sản bằng văn bản, Chủ đầu tư ghi giảm tài sản trên sổ sách kế toán.



tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương