BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


CHƯƠNG 6: CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN KHI KẾT THÚC DỰ ÁN



tải về 2.97 Mb.
trang9/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29

CHƯƠNG 6: CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN KHI KẾT THÚC DỰ ÁN


Để thực hiện công việc Quyết toán dự án hoàn thành, CPMU và các PPMU thực hiện các bước sau:

6.1 KIỂM KÊ TOÀN BỘ VẬT TƯ, TÀI SẢN, TIỀN VỐN CỦA DỰ ÁN Ở TẤT CẢ CÁC CẤP CÁC ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN


6.2 XỬ LÝ VÀ HƯỚNG XỬ LÝ CÁC KHOẢN CÔNG NỢ

Đối với các khoản tạm ứng của cán bộ dự án, cần tiến hành đối chiếu, có biện pháp thu hồi triệt để (hoàn ứng tất cả các khoản bằng tiền, bằng hiện vật như nguyên, nhiên, vật liệu...), đặc biệt là các khoản công nợ lâu ngày, khó đòi.

Phối hợp với các đơn vị nhận thầu, tư vấn, hộ gia đình (nếu có) giải quyết các tồn tại, thanh toán công nợ và các vấn đề phát sinh khác trong các hợp đồng đã ký.

6.3 LẬP BÁO CÁO QUYẾT TOÁN HOÀN THÀNH

+ Đối với các Sở Y tế: Trên cơ sở báo cáo quyết toán năm được cơ quan kiểm toán xác nhận, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán so Sở Y tế tổng hợp quyết toán toàn bộ kinh phí đầu tư tại tỉnh. Báo cáo quyết toán hoàn thành được phân theo tính chất nguồn vốn (HCSN, XDCB), theo các hạng mục tài trợ, theo mục lục ngân sách nhà nước gửi CPMU tổng hợp.

+ Đối với CPMU: CPMU chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán toàn bộ Dự án bao gồm: Phần đầu tư tại các tỉnh và phần chi tiêu tại CPMU, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

6.4 BÀN GIAO TÀI SẢN DỰ ÁN HOÀN THÀNH

+ CPMU bàn giao tài sản cho các Sở Y tế/Chủ đầu tư căn cứ vào danh mục tài sản Dự án đầu tư cho tỉnh, căn cứ vào biên bản kiểm kê tài sản tại thời điểm Dự án kết thúc.

+ CPMU gửi công văn đề xuất hướng xử lý tài sản tại CPMU với Bộ Y tế, Bộ Tài chính. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc xử lý tài sản, CPMU tiến hành:

Thanh lý tài sản hỏng, tài sản không còn sử dụng được (nếu có) theo đúng các quy định hiện hành. Kinh phí thu được từ thanh lý tài sản, CPMU nộp NSNN sau khi trừ chi phí bảo quản, bàn giao và tổ chức bán, thanh lý tài sản (nếu có).

Bàn giao tài sản cho các đơn vị tiếp nhận và sử dụng. Việc bàn giao tài sản thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc” nêu trên cùng phương án bàn giao đã được Bộ Y tế phê duyệt. Sau khi nhận bàn giao, đơn vị nhận thực hiện việc quản lý và sử dụng theo chế độ quản lý Ngân sách Nhà nước hiện hành.

6.5 BÀN GIAO CHỨNG TỪ, TÀI LIỆU KẾ TOÁN CỦA DỰ ÁN CHO BỘ PHẬN LƯU TRỮ

Việc bàn giao tài liệu kế toán được thực hiện giữa bên bàn giao là CPMU, các Sở Y tế/Chủ đầu tư, bên nhận bàn giao là các đon vị trực tiếp quản lý. Việc bàn giao phải dựa trên danh mục hồ sơ, tài liệu kế toán bàn giao.

Khi bàn giao đưa vào lưu trữ cần lập biên bản bàn giao. Các đơn vị có trách nhiệm bảo quản lưu giữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định của Luật Kế toán.

6.6 ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

- Chốt sổ, đóng mã số nộp BHXH, BHYT cho các cán bộ Dự án.

- Quyết toán các loại thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế (nếu có).

- Đóng mã số NSNN đối với tài khoản dự toán.

- Đóng các tài khoản: tài khoản ở Ngân hàng phục vụ, tài khoản ở Ngân hàng thương mại.

- Bàn giao dấu cho các cơ quan liên quan.



6.7 XỬ LÝ KẾT DƯ

Khi dự án kết thúc, đã quyết toán xong với WB mà vẫn còn thừa kinh phí, nếu trong Hiệp định vay không có quy định khác, Giám đốc CPMU có trách nhiệm tổng hợp đề xuất của các Sở Y tế trình Bộ Y tế xem xét quyết định. Tùy theo quy mô số tiền còn lại, Bộ Y tế có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính quyết định hướng sử dụng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Khi chưa có ý kiến chính thức của Bộ Y tế, CPMU và các Sở Y tế không được tự ý sử dụng nguồn kinh phí này.

Trong quá trình thực hiện cũng như kết thúc việc sử dụng nguồn kinh phí kết dư, các Sở Y tế/Chủ đầu tư và CPMU có trách nhiệm lập báo cáo gửi các cơ quan liên quan theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế và theo phương án xử lý kinh phí kết dư của dự án đã được phê duyệt.








PHẦN III. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐẤU THẤU MUA SẮM

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


Việc đấu thầu mua sắm hàng hoá trong phạm vi Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện (HTXLCTBV) thực hiện theo “Hướng dẫn mua sắm sử dụng vốn vay IBRD và tín dụng IDA” của Ngân hàng Thế giới ban hành tháng 5/2004, hiệu chỉnh tháng 10/2006 và tháng 5/2010 (Sách Đỏ) và các quy định nêu tại phụ lục III, Hiệp định tài trợ Dự án HTXLCTBV. Việc tuyển chọn tư vấn được thực hiện theo “Hướng dẫn tuyển dụng tư vấn cho Bên vay của Ngân hàng Thế giới ban hành tháng 5/2004, hiệu chỉnh tháng 10/2006 và tháng 5/2010 (Sách Xanh) và theo các quy định nêu tại Phụ lục III, Hiệp định tài trợ Dự án HTXLCTBV (FA).

Bên vay và Ngân hàng Thế giới sẽ thống nhất Kế hoạch đấu thầu trong đó đưa ra phương pháp đấu thầu, chi phí ước tính, yêu cầu kiểm tra, thời gian thực hiện dự kiến. Kế hoạch đấu thầu sẽ được cập nhật hàng năm hoặc sớm hơn khi thấy cần thiết để phản ánh các nhu cầu triển khai thực tế của dự án và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

Mục đích của tài liệu này là cung cấp những hướng dẫn chi tiết để hỗ trợ cho các đơn vị thụ hưởng của dự án (Ban QLDA ở cấp trung ương và địa phương) thực hiện hoạt động đấu thầu mua sắm của Dự án HTXLCTBV. Những chỉ dẫn, hướng dẫn này sẽ được chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật khi cần thiết trong quá trình thực hiện dự án.

1.1 THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QLDA CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU, MUA SẮM


Ban QLDA TW (CPMU) có vai trò:

(i) đề xuất danh mục trang thiết bị, điều phối và quản lý các hoạt động mua sắm chính; (ii) chuẩn bị tài liệu mua sắm, đề nghị các thư “không phản đối” của WB; (iii) tổ chức công tác lựa chọn thầu tư vấn và đấu thầu mua sắm, xây lắp các gói thầu thuộc hợp phần 1 và hợp phần 3 bao gồm cả các gói Đấu thầu cạnh tranh Quốc tế (ICB) và Đấu thầu cạnh tranh trong nước (NCB); (iv) quản lý Tài khoản đặc biệt và Hệ thống quản lý tài chính; (v) phối hợp thực hiện cùng các Vụ, Cục liên quan trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ và cơ quan ngang Bộ và WB trong các vấn đề liên quan đến thực hiện dự án nói chung và mua sắm nói riêng.



Chủ đầu tư có trách nhiệm:

(i) điều phối và quản lý các hoạt động quản lý đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị; (ii) chuẩn bị kế hoạch đấu thầu mua sắm hàng năm trên cơ sở nhu cầu của tỉnh/đơn vị, gửi CPMU để tập hợp chung toàn dự án; (iii) tổ chức công tác lựa chọn thầu tư vấn và đấu thầu mua sắm, xây lắp các gói thầu thuộc hợp phần 2.



Bộ Y tế và UBND các tỉnh thụ hưởng dự án ký Thỏa thuận tài trợ triển khai Dự án, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý và thực hiện đấu thầu mua sắm của Dự án.

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUAN TRỌNG


Dưới đây là những quy định và nguyên tắc quan trọng được áp dụng đối với mọi hoạt động đấu thầu mua sắm trong Dự án HTXLCTBV được WB tài trợ theo khoản tín dụng số 4899-VN. Ban QLDA và các Chủ đầu tư các cấp cần nghiên cứu những quy định và nguyên tắc được nêu dưới đây, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định nêu trong Phụ lục III, Hiệp định tài trợ Dự án HTXLCTBV và hai cuốn sách Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (Sách Đỏ và Sách Xanh) trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động đấu thầu, mua sắm nào.

1.2.1. Những yêu cầu chung về quy trình mua sắm

Quy trình mua sắm được thực hiện trong dự án phải thoả mãn các yêu cầu chung sau đây:



      • Tính kinh tế và hiệu quả;

      • Tất cả các nhà thầu/ hoặc các nhà tư vấn có đủ tư cách hợp lệ phải được cung cấp thông tin và tạo cơ hội như nhau để tham gia cạnh tranh;

      • Khuyến khích sự phát triển của các ngành xây lắp và chế tạo trong nước cũng như các nhà tư vấn trong nước;

      • Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.

Đối với việc tuyển chọn tư vấn, ngoài các yêu cầu trên, quy trình tuyển chọn phải đảm bảo dịch vụ tý vấn đạt chất lýợng cao.

1.2.2. Tư cách hợp lệ

    1. Trong khuôn khổ Dự án, vốn tín dụng WB chỉ được phép rút để thanh toán các chi phí cho hàng hoá, dịch vụ do công dân của nước thành viên của WB cung cấp và được sản xuất hoặc cung ứng từ các nước đó, ngoại trừ các nước không đủ tư cách hợp lệ. Theo thông lệ, chỉ có các nhà thầu, các nhà tư vấn và các công dân của các nước có đủ tư cách hợp lệ mới được phép tham gia cạnh tranh trong việc mua sắm bằng nguồn tín dụng này.

    2. Các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam chỉ có thể được dự thầu khi thỏa mãn các điều kiện nêu tại điều 1.8 (b& c) của Sách Đỏ và điều 1.11(b & c) của Sách Xanh.

    3. Các đơn vị Quân đội, An ninh và các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đều không được tham gia đấu thầu.

    4. Các công ty đã bị WB hoặc Bên vay tuyên bố là không đủ tư cách hợp lệ do đã có hành động tham nhũng hoặc gian lận thì sẽ không được giao hợp đồng do WB tài trợ trong một khoảng thời gian do WB xác định.

    5. Các cán bộ Nhà nước không thỏa mãn các diều kiện nêu tại điều 1.11(c & d) của Sách Xanh và các cá nhân có liên quan tới mâu thuẫn lợi ích theo điều 1.9 của Sách Xanh sẽ không được tuyển chọn cho các dịch vụ tư vấn của dự án này.

1.2.3 Mua sắm sai quy định (Misprocurement)

WB không tài trợ cho các khoản chi cho hàng hoá, công trình xây dựng hoặc dịch vụ tư vấn được mua sắm không theo đúng các thủ tục đã thoả thuận trong Hiệp định tín dụng (FA), và WB có thể huỷ bỏ phần vốn vay phân bổ cho những hàng hoá và dịch vụ đã mua sắm sai quy định. Chi tiết mua sắm sai quy định được nêu tại đoạn 1.12 trong hướng dẫn mua sắm ở Sách Đỏ và đoạn 1.17 hướng dẫn tuyển chọn tư vấn ở Sách Xanh.

1.3 ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG


Quy trình, thủ tục đấu thầu, mua sắm này áp dụng để đấu thầu, mua sắm toàn bộ hàng hoá, xây lắp, dịch vụ tư vấn trong phạm vi Dự án mà được tài trợ một phần hoặc toàn bộ bằng vốn tín dụng phát triển của IDA thông qua khoản tín dụng số 4899-VN.

Đối với những hoạt động sử dụng 100% vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thanh toán thì vẫn áp dụng quy trình, thủ tục đấu thầu, mua sắm hiện hành của Việt Nam để thực hiện. Các hình thức đấu thầu trong nước (rộng rãi trong nước, chào hành cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp ...) áp dụng theo Nghị định của Chính phủ số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội.



Đối tượng sử dụng hoặc tham khảo quy trình, thủ tục này là:

  • Cán bộ thuộc CPMU, các cán bộ của Chủ đầu tư được phân công làm công tác đấu thầu, mua sắm, các Giám đốc, Phó Giám đốc, Điều phối viên của Ban QLDA các cấp và các cán bộ khác trong các Ban QLDA.

  • Các cán bộ quản lý trong các Bộ, Ngành Trung ương, các cán bộ trong các Sở, Ban, Ngành tại địa phương làm các công việc có liên quan đến Dự án, các Công ty Kiểm toán độc lập trúng thầu làm kiểm toán dự án, các nhà tư vấn được thuê tuyển làm các công việc có liên quan đến đấu thầu, mua sắm cho dự án.


tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương