Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo đánh giá tình hình thực thi Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau



tải về 0.68 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.68 Mb.
#20600
1   2   3   4   5

7. Về thủ tục hành chính

- Hệ thống pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã quy định có tất cả 11 loại giấy phép. Giấy chứng nhận, chứng chỉ (kết quả rà soát theo Phụ lục VII)

- Cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian cấp giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (cấp, cấp lại và thu hồi các giấy này).

- Quy định điều kiện cơ bản của các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật như: Hoạt động xử lý vật thể kiểm dịch thực vật; hoạt động khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Các thủ tục hành chính này thực tế vẫn đang được thực hiện, qua đánh giá thực tế áp dụng thì việc quy định các thủ tục hành chính này nhằm đảm bảo cho công tác quản lý trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Qua đánh giá thực hiện thực tế, dự thảo Luật có thể giảm 03 thủ tục hành chính là: Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, chứng chỉ hành nghề sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH BV&KDTV

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau gần 10 năm thực hiện, Pháp lệnh BV&KDTV đã thực sự góp phần tạo cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sinh vật gây hại, ngăn chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; góp phần ổn định và phát triển sản xuất bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm sản của nước ta. Công tác BV&KDTV cũng đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện.

- Hệ thống văn bản QPPL về BV&KDTV ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về BV&KDTV và yêu cầu hội nhập quốc tế.

- C¸c v¨n b¶n qui ph¹m ph¸p luËt ban hµnh thường xuyên được bổ sung mới, hoặc sửa đổi, bổ sung cho phï hîp sù ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi.

- HÖ thèng v¨n b¶n kỹ thuật về BV&KDTV ban hµnh từng bước phï hîp c¸c qui ®Þnh quèc tÕ.

- Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về BV&KDTV được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp trách nhiệm giữa Bộ và địa phương, giữa các sở ban ngành ở địa phương.

- Công tác kiểm dịch thực vật từng bước hòa nhập và tuân thủ với các quy định của quốc tế; các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV đã được quản lý ngày càng chặt chẽ hơn, các cơ sở ô nhiễm, tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm từng bước được kiểm soát,...

- Hệ thống thanh tra chuyên ngành BV&KDTV được hoàn thiện và thành lập từ trung ương đến địa phương (Cục BVTV, Chi cục BVTV tỉnh, thành phố).

- Mạng lưới kiểm nghiệm trong công tác BV&KDTV bước đầu được hình thành ở Trung ương và địa phương; trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước đang từng bước được đầu tư, nâng cấp.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về BV&KDTV đã bước đầu tạo sự chuyển biến về nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người nông dân.



II. NHỮNG TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ

1. Sự hạn chế của khung pháp luật hiện hành về BV&KDTV

a) Một số quy định trong Pháp lệnh chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật cụ thể:

- Các quy định về phòng, trừ dịch hại tại chương II của Pháp lệnh:

+ Chưa có các quy định cụ thể về điều kiện công bố dịch hại tài nguyên thực vật, điều kiện công bố hết dịch. Mặc dù Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ cũng đã quy định điều kiện công bố dịch tại Điều 9 của Điều lệ bảo vệ thực vật “Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát triển nhanh trên diện rộng và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trên 60% diện tích gieo trồng bị nhiễm và trên 30% diện tích gieo trồng bị nhiễm nặng” nhưng quy định này chỉ phù hợp với dịch hại thông thường; đối với dịch hại lạ đặc biệt là các bệnh về vi rút, vi khuẩn thì điều kiện công bố dịch cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Thực tế trong những năm vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phải ra quyết định công bố dịch không đủ điều kiện theo quy định nêu trên đối với các bệnh rầy nâu hại lúa năm 2007 tại các tỉnh phía Nam, bệnh vàng lùn, lùn sọc đen hại lúa tại các tỉnh phía Bắc năm 2009, 2010.

+ Chưa có các quy định cụ thể về điều kiện công bố hết dịch là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch.

+ Chưa quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, UBND các cấp và mạng lưới BVTV cơ sở trong việc phòng, chống dịch hại tài nguyên thực vật.

- Các quy định về kiểm dịch thực vật tại chương III của Pháp lệnh:

+ Các khái niệm về kiểm dịch thực vật chưa phù hợp và đúng với các khái niệm của quốc tế như khái niệm dịch hại, dịch hại kiểm dịch thực vật,…

+ Mức độ bảo vệ thích hợp của các biện pháp kiểm dịch thực vật còn thiếu và thấp hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế, các quy định trong các văn bản quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Như các biện pháp hành chính, biện pháp kỹ thuật,…

+ Mặc dù năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2007/NĐ-CP để đưa các quy định về kiểm dịch thực vật cho phù hợp với các quy định của Hiệp định SPS như các quy định về phân tích nguy cơ dịch hại, về công khai, minh bạch,... nhưng các quy định này mới có trong Nghị định nên hiệu quả pháp lý thực hiện chưa cao.

- Các quy định về quản lý thuốc BVTV tại chương IV của Pháp lệnh:

+ Các khái niệm về thuốc BVTV chưa phù hợp và đúng với của quốc tế, cần bổ sung thêm một số khái niệm về thuốc BVTV, thuốc hạn chế sử dụng,…

+ Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện đăng ký thuốc BVTV;

+ Vấn đề tiêu hủy thuốc BVTV và bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng cũng cần quy định cụ thể và chặt chẽ hơn vì đây là một vấn đề trong thực tế những năm qua thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc;

+ Việc dự trữ quốc gia về thuốc BVTV cần cân nhắc bằng tiền hay bằng hiện vật cũng là vấn đề cần làm rõ trong Luật này.

b) Một số quy định của Pháp lệnh chưa đáp ứng được nghĩa vụ, quy định của các hiệp định, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện khi đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

- Các quy định về kiểm dịch thực vật chưa đáp ứng được nghĩa vụ, quy định của Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) mà Việt Nam phải thực hiện như các quy định về phân tích nguy cơ dịch hại, vùng an toàn dịch hại, vấn đề công khai, minh bạch, …

- Các quy định về quản lý thuốc BVTV chưa cụ thể và tuân thủ với các quy định về quản lý thuốc của quốc tế cũng như của các nước trong khu vực Asean mà Việt Nam là thành viên như: Điều kiện đăng ký thuốc BVTV, điều kiện đưa các loại thuốc BVTV đã được đăng ký ra khỏi danh mục thuốc, điều kiện sử dụng thuốc BVTV,…

c) Chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính; xã hội hóa cao trong công tác này.

- Quy định về điều kiện của các hoạt động xử lý vật thể, về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV chưa có nội dung cụ thể, mới chỉ chung chung. Cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ vì đây đều là những lĩnh vực cần hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Pháp lệnh chưa thể hiện rõ hoạt động BVTV cần được xã hội hóa cao, chưa quy định rõ dịch vụ BVTV, điều kiện làm dịch vụ BVTV, cũng như các chính sách hỗ trợ cho các dịch vụ này phát triển.

- Chưa công khai, minh bạch các thủ tục hành chính như theo quy định của Nghị định 63/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

d) Do hình thức của văn bản là pháp lệnh nên về mặt giá trị pháp lý so với hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế chưa cao.

Trong quá trình thi hành Pháp lệnh BV&KDTV hiện hành, thấy rằng có nhiều quy định của Pháp lệnh cũng như các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đến nay việc thực hiện đã tương đối ổn định, được thực tế chấp nhận, cần được thể chế hoá nâng lên thành các quy định Luật để có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Ngoài ra hiện nay, nhà nước mới ban hành một loại các luật như: Luật hóa chất, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật bảo vệ môi trường, Luật tiêu chuẩn quy chuẩn, Luật an toàn thực phẩm .... do đó các quy định trong Pháp lệnh BV&KDTV cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của các luật này.

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên, Pháp lệnh BV&KDTV cần được nâng lên thành Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh và các văn bản pháp luật có liên quan cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết.



2. Về công tác tổ chức thực hiện

- Đầu tư nguồn lực cho công tác quản lý BV&KDTV tuy có tăng nhưng còn hạn chế, kinh phí đầu tư cho công tác BV&KDTV hiện nay còn ở mức thấp so với yêu cầu; trang thiết bị kiểm nghiệm còn thiếu và lạc hậu, đặc biệt là tại các cửa khẩu; thiếu các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị kiểm tra nhanh. Lực lượng cán bộ chuyên trách còn mỏng, ở nhiều đơn vị chủ yếu là nhiệm vụ kiêm nhiệm.

- Công tác quản lý BV&KDTV còn chậm đổi mới, chưa tiếp cận phương thức quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường; việc triển khai thực hiện văn bản QPPL về BV&KDTV còn chậm. Việc thanh tra, kiểm tra còn chưa thường xuyên, kịp thời. Quản lý nhà nước về BV&KDTV nhiều khi vẫn nặng về xử lý vụ việc, chưa chủ động trong công tác quản lý thuốc BVTV theo một chiến lược dài hạn.

- Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt theo yêu cầu của ngành chuyên môn trong công tác BV&KDTV. Ở một số tỉnh chưa thấy tầm quan trọng của công tác BV&KDTV. Chính quyền cấp xã chưa tham gia vào công tác BVTV, đặc biệt là công tác quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan về quản lý chất lượng VSATTP trong BV&KDTV ở Trung ương và địa phương còn bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều địa phương chưa có cán bộ mạng lưới BVTV tại cơ sở hoặc một số tỉnh có cán bộ mạng lưới nhưng trình độ mạng lưới cộng tác viên cơ sở không đồng đều, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên hiệu quả của công tác BVTV ở cấp xã chưa cao.

- Xã hội hóa một số khâu dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng BV&KDTV chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự tham gia của các hội, hiệp hội và doanh nghiệp lớn.

- Nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, chính sách trong công tác BV&KDTV chưa được chú trọng đúng mức.

3. Về thực hiện pháp luật BV&KDTV

a) Lĩnh vực bảo vệ thực vật

- Chỉ mới thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện và dự tính dự báo sâu bệnh trên cây lúa; một số cây trồng, đối tượng gây hại mới phát sinh, phát triển.

- Chưa xây dựng được các quy chuẩn quy định cụ thể về mức nhiễm sâu bệnh hại trên một số cây trồng chính.

- Quy định về điều kiện công bố dịch chưa phù hợp với thực tế, nên khi có những loại dịch hại mới phát hiện còn gặp nhiều khó khăn trong việc công bố dịch.

- Chưa quy định cụ thể vai trò của cơ quan chuyên ngành tham mưu cho UBND ra quyết định công bố dịch cũng như chưa quy định rõ vai trò của chủ tài nguyên thực vật trong việc phòng dịch hại để bảo vệ sản xuất.

- Việc nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp phòng chống dịch hại mới trên cây trồng còn chậm.



b) Lĩnh vực kiểm dịch thực vật

- Việc thực hiện các quy định về KDTV theo đúng các quy định của Pháp lệnh BV&KDTV năm 2001 và Nghị định số 02/2007/NĐ-CP còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các quy định đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế như: việc phải phân tích nguy cơ dịch hại vật thể trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, quy định về cấm nhập khẩu đất dưới mọi hình thức...

- Chủ yếu KDTV hàng hóa nông sản nhập khẩu thuộc diện KDTV nhập khẩu theo con đường chính ngạch, việc kiểm soát hàng hóa nông sản thuộc diện KDTV nhập khẩu vào nước ta tại các cửa khẩu đường bộ theo đường tiểu ngạch còn gặp nhiều khó khăn.

- Về công tác KDTV nội địa: Mới kiểm soát được một phần khối lượng hàng hóa thuộc diện KDTV nhập khẩu vào địa bàn tỉnh. Việc kiểm tra, theo dõi nơi trồng các giống cây trồng nhập nội gặp nhiều khó khăn, chưa theo dõi được các đối tượng sâu bệnh gây ra.



c) Lĩnh vực quản lý thuốc BVTV

- Quan điểm “thuốc BVTV là một hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện” chưa được nhận thức đầy đủ từ nhà quản lý đến nhà sản xuất, kinh doanh và người sử dụng.

- Các quy định về quản lý thuốc BVTV như khâu đăng ký thuốc, cấp giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề,… có nhiều nội dung vẫn chưa chặt chẽ, thủ tục hành chính còn phức tạp, chưa cụ thể.

- Thiếu các quy định cụ thể mang tính chất quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc về điều kiện sản xuất, buôn bán, kho chứa thuốc BVTV,…

- Một số tổ chức, các nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật như các quy định về nhãn thuốc BVTV, về quảng cáo thuốc BVTV.

- Việc thực hiện nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV của nông dân chưa thực sự được quan tâm theo khuyến cáo.

- Chưa có giải pháp thu gom, xử lý bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng.

d) Thanh tra, kiểm tra

Hiện nay, các quy định pháp luật (Luật Thanh tra năm 2010, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) về tổ chức, hoạt động và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành BV&KDTV từ trung ương đến địa phương còn chưa thống nhất gây rất nhiều khó khăn, hạn chế cho việc ổn định, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ thanh tra cũng như việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh tra chuyên ngành, việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BV&KDTV và việc thực hiện các chế độ, quyền lợi đối với cán bộ làm công tác thanh tra ở địa phương.

- Ngân sách đầu tư cho công tác này còn quá ít, chưa đảm bảo cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

- Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BV&KDTV còn thiếu và nhiều hành vi vi phạm mức xử phạt còn thấp nên thiếu tính răn đe. Về thủ tục thu giữ, tiêu hủy thuốc BVTV cũng gặp nhiều khó khăn do nhiều địa phương chưa có kho chuyên dụng chứa hoá chất độc hại, kinh phí tiêu hủy lớn, việc thu tiền chi phí tiêu huỷ của người vi phạm gần như không có tính khả thi.



III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân chủ quan

- Do văn bản qu¶n lý về BV&KDTV có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật như th­¬ng m¹i, môi trường, hóa chất, đa dạng sinh học, an toàn thùc phÈm, chÊt l­îng hµng ho¸, tiªu chuÈn, quy chuÈn, së h÷u c«ng nghiÖp, ... nên nhiều nội dung tính thống nhất trong một số quy định pháp luật còn chưa bảo đảm. Hơn nữa, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nên có sự phân công lại một số lĩnh vực quản lý, do đó các văn bản QPPL chưa điều chỉnh kịp (ví dụ mối quan hệ giữa thuốc BVTV với hóa chất, về vệ sinh an toàn thực phẩm).

- Do công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa được chú trọng nên có tình trạng, cán bộ, công chức thực thi pháp luật không biết có văn bản mới để triển khai thực hiện; nhiều địa phương, việc áp dụng văn bản pháp luật còn ở tình trạng chờ đợi cấp trên phổ biến, hướng dẫn rồi mới “chính thức” triển khai.

- Do nguồn kinh phí cho công tác BV&KDTV vốn đã ít lại được phân bổ theo nhiều nhiệm vụ quản lý khác nhau nên việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý BV&KDTV còn thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

- NhËn thøc cña c¸n bé l·nh ®¹o qu¶n lý ë cấp cơ sở về BV&KDTV còn hạn chế, nhiều địa phương coi trách nhiệm quản lý BV&KDTV là trách nhiệm của ngành BVTV. Hiện tại, chưa có quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền với công tác quản lý BV&KDTV trên địa bàn quản lý.

- HÖ thèng tæ chøc cña c¸c c¬ quan qu¶n lý nhµ n­íc vÒ BV&KDTV chưa ổn định (nhiều tỉnh vẫn có sự thay đổi); lùc l­îng lµm c«ng t¸c BV&KDTV cßn thiÕu c¶ vÒ nh©n lùc vµ n¨ng lùc.

- Sự phối hợp các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả, sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về BV&KDTV trong một số công đoạn còn chưa rõ ràng trong khi lại có quá nhiều đầu mối tham gia quản lý.

- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về BV&KDTV còn thiếu và lạc hậu; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vẫn còn phải thuê phòng thử nghiệm ở nước ngoài phân tích đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độc hại trong thực phẩm.

- Ý thức chấp hành pháp luật về BV&KDTV và trách nhiệm của người dân tham gia hoạt động này còn chưa cao; trình độ nhận thức và kỹ thuật sản xuất của bộ phận người nông dân còn hạn chế, ngại tiếp thu cái mới, bảo thủ theo tập quán canh tác cũ; có tình trạng người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận nên bỏ qua các quy định về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra BV&KDTV còn chưa thường xuyên, liên tục. Lực lượng cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra BV&KDTV còn thiếu đáng kể; việc xử phạt chưa kiên quyết nên chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.



2. Nguyên nhân khách quan

- Do xuất ph¸t tõ mét nÒn kinh tÕ n«ng nghiÖp, quy mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, chủ yếu quy mô hộ gia đình; số doanh nghiệp sản xuất quy mô công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong khi các quy định quản lý lại quy định theo hướng “cào bằng” nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc bảo vệ môi trường còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nên môi trường nói chung và môi trường đất, nước để trồng trọt nói riêng ngày càng bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, áp lực của việc nâng cao năng suất cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất.

- Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu thương mại hàng hóa kéo theo sự gia tăng số lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu trong khi năng lực của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa theo kịp nên việc kiểm soát hàng hóa nông sản nhập khẩu còn rất khó khăn, đặc biệt là nông sản thực phẩm nhập lậu qua biên giới.



Phần thứ ba

SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG NƯỚC

Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992, đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25 tháng 12 năm 2001, Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Điều 29). Trong lĩnh vực y tế, Hiến pháp quy định Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân (Điều 39). Điều này không mở rộng sang lĩnh vực sức khỏe môi trường và thực vật. Phân cấp quản lý hành chính được quy định tại Chương VIII. Điều 109 quy định “Chính phủ…bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở;…”. Điều 112 xác định nhiệm vụ của Chính phủ gồm “tổ chức công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước (điểm 7). Điều 116 quy định Bộ trưởng chịu trách nhiệm “quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước” và có quyền “ra quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở”.

Đối với Luật hóa chất năm 2007 là một trong những luật có liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (BV&KDTV) quy định chung về hóa chất. Điều 7.3 cấm kinh doanh tất cả các loại hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng. Điều 15.1 quy định danh mục hóa chất hạn chế sản xuất và kinh doanh. Điều 25 quy định về xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất. Điều 26 đến 29 quy định về đóng gói, ghi nhãn và quảng cáo hóa chất. Điều 64.5 quy định “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn phân loại, ghi nhãn và xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.” Do vậy, Luật BV&KDTV sẽ được coi là một luật cụ thể và các sản phẩm nằm trong Danh mục thuốc được phép hoặc Danh mục thuốc hạn chế sẽ đương nhiên được coi là sản phẩm nằm trong Danh mục hóa chất được phép và Danh mục hóa chất hạn chế. Đồng thời, giấy phép cấp cho đối tượng liên quan đến thuốc sẽ được coi là giấy phép cấp theo Luật hóa chất. Bộ Nông nghiệp &PTNT phải căn cứ vào các điều khoản về ghi nhãn, đóng gói và bảo quản của Luật hóa chất để thông qua yêu cầu về ghi nhãn, đóng gói và bảo quản thuốc. Cuối cùng, các điều khoản về quản lý chất thải của Bộ Tài nguyên Môi trường về chất thải nguy hại cũng có giá trị đối với thuốc BVTV hóa chất.

Ngoài ra lĩnh vực BV&KDTV còn có liên quan đến rất nhiều luật mới được ban hành trong những năm qua như, Luật Thương mại, Luật Đa dạng sinh học, Luật an toàn thực phẩm, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ..... Cơ quan soạn thảo đã tiến hành so sánh với các luật khác kết quả rà soát tại Phụ lục VIII.



Phần thứ tư

ĐẾ XUẤT HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ
VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT


I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG LUẬT BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

1. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

- Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về BV&KDTV; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đảm bảo phát huy cao nội lực, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực, thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế.

- Kế thừa những quy định còn phù hợp của Pháp lệnh BV&KDTV năm 2001, bổ sung vào Luật những quy định tại các văn bản dưới luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, bổ sung những quy định mới khác phù hợp với điều kiện phát triển của ngành, đảm bảo tính khả thi và nguồn lực triển khai thực hiện.

- Hoàn thiện Luật BV&KDTV đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và tính khả thi trong hệ thống pháp luật nói chung.

- Nghiên cứu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để vận dụng và đưa vào nội dung của Luật phù hợp với đặc điểm của ngành BV&KDTV Việt Nam. Đưa vào Luật các quy định mà Việt Nam đã cam kết thực hiện trong các hiệp định và hiệp ước quốc tế.

- Luật BV&KDTV sẽ quy định chi tiết hơn so với Pháp lệnh năm 2001, giảm các quy phạm mang tính chất chung chung.

2. Mục tiêu xây dựng luật

a) Bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực BV&KDTV và nhằm bảo vệ sản xuất nền nông nghiệp. Luật sẽ là cơ sở để đảm bảo việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với công tác BV&KDTV.

b) Nhà nước có chính sách huy động nguồn lực toàn xã hội để đầu tư cho công tác BV&KDTV. Đầu tư để thực hiện nhiệm vụ BV&KDTV nhằm đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái.

c) Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn có liên quan đối với việc thực hiện nhiệm vụ BV&KDTV, đồng thời quy định các cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo hiệu lực của quá trình thực hiện luật và chính sách về đãi ngộ cán bộ làm công tác BV&KDTV.

d) Tạo khuôn khổ pháp lý để từng bước hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm trong phòng, chống dịch hại tài nguyên thực vật, nhất là ở cấp cơ sở thôn, bản, làng, xã.

đ) Thực hiện tốt các phương châm của công tác BV&KDTV là một trong những nội dung quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ: Chủ động phòng chống, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời triệt để, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thực hiện sự giám sát của cộng đồng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Quy định rõ việc việc phòng chống dịch hại phải hiệu quả nhưng phải an toàn sức khỏe cho người, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái. Thực hiện việc chuyển trọng tâm sang công tác phòng chống dịch hại thông qua việc khuyến khích đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý và dự báo; đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin, cảnh báo, dự báo và tuyền truyền phổ biến pháp luật.

e) Đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực BV&KDTV.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương