Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo đánh giá tình hình thực thi Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau


Tổng cộng 11 loại giấy, dự kiến sẽ bỏ 03 loại giấy chứng chỉ hành nghề



tải về 0.68 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.68 Mb.
#20600
1   2   3   4   5


Tổng cộng 11 loại giấy, dự kiến sẽ bỏ 03 loại giấy chứng chỉ hành nghề.
PHỤ LỤC VIII

KẾT QUẢ RÀ SOÁT PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC CỦA VIỆT NAM



STT

Nội dung/Tiêu chí so sánh

So sánh

Đề xuất sửa đổi tại dự án Luật BV & KDTV và Luật khác (nếu có)

I. Luật hóa chất, Nghị định 108/2008/NĐ-CP; Nghị định 104/2009/NĐ-CP với PL Bảo vệ và KDTV










Luật Hóa chất 2007, Nghị định 108/2008/NĐ -CP; Nghị định 104/2009/NĐ-CP

PL Bảo vệ và KDTV 2001




1

Thuật ngữ

Khoản 1, Điều 4. Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Khoản 9, Điều 3.

Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.



* Đối với Dự án luật BV&KDTV

Khoản 3, điều 3. Thuốc bảo vệ thực vậtchất hoặc hỗn hợp các chất hoặc vi sinh vật có tác dụng: xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát dịch hại tài nguyên thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản tài nguyên thực vật; tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc









Khoản 2. Điều 4: Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi







2

Điều kiện Sản xuất, kinh doanh hóa kinh doanh có điều kiện

Điều 10, Nghị định số 108/2008/NĐ- CP quy định Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành hóa chất bảo vệ thực vật.

Điều 28. Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Nhà nước thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật



* Đối với dự án Luật BV và KDTV

quy định cụ thể điều kiện kinh doanh thuốc BVTV có đủ điều kiện sau:

- Có địa điểm hợp pháp, cửa hàng và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.

- Chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề.

- Người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận tập huấn hoặc bồi dưỡng về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định



3

Hình thức quản lý bằng Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuât, kinh doanh

Khoản 4, Điều 14

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất



Khoản 3, điều 31

Việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài mà được phép dùng loại thuốc này và thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng thì phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



* Đối với dự án Luật BV và KDTV

Quy định đối với Giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV hạn chế, cấm sử dụng;

Thuốc chưa có trong danh mục nhưng nhập khẩu để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài

Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn












Khoản 6, Điều 36

Cấp, thu hồi giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;


* Đối với dự án Luật BV cần quy định ngay trong dự án luật trách nhiệm của BNN và PTNT là:

Cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật



3

Vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Điều 20, Luật hóa chất quy định về Vận chuyển hóa chất nguy hiểm như sau:


1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có liên quan nơi gần nhất.



Khoản 4, Điều 18 của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP quy định:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.

Pháp lệnh Bảo vệ và KDTV không quy định về vận chuyển thuốc BVTV.
Chưa quy định về việc cấp Giấy phép vận chuyển thuốc BVTV


* Đối với dự án Luật BV

cần quy định dẫn chiếu đến các văn bản QPPL khác đang có hiệu lực về vận chuyển thuốc BVTV là vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và quy định trường hợp xảy ra sự cố gây rò rỉ thuốc trong quá trình vận chuyển.

Trách nhiệm của người vận chuyển


4

Bao gói, ghi nhãn hóa chất


Khoản 2, Điều 28 Luật hóa chất quy định:

Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định về quy cách, vật liệu và các yêu cầu kiểm tra, kiểm định bao gói cho từng loại hóa chất.



Khoản 2, 3 Điều 27 Luật hóa chất quy định:

Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

Việc ghi nhãn đối với các hóa chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá



Pháp lệnh BV &KDTV chưa quy định việc bao gói và ghi nhãn thuốc BVTV.







* Đối với dự án Luật BV &KDTV

- Quy định cụ thể về Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với đối tượng là thuốc BVTV và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật khi kinh doanh và sử dụng phải có nhãn bằng tiếng Việt, nội dung nhãn phải đúng nội dung ghi trong mẫu nhãn đã đăng ký, tuân thủ các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa.

- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy cách, vật liệu, kiểm tra, kiểm định bao gói thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.



5

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất , hóa chất nguy hiểm, hóa chất để sản xuất sản phẩm hàng hóa khác;

Cho mục đích tiêu dùng, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học

Được quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất cho các nội dung khác nhau từ điều 30 đến điều 33 của chương Sử dụng hóa chất

Pháp lệnh Bảo vệ và KDTV chưa quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc BVTV



* Đối với dự án Luật BV &KDTV

Quy định

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;




6

Trách nhiệm quản lý nhà nước

Khoản 5, Điều 64 Luật Hóa chất quy định:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;

phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục hóa chất cấm, Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; ban hành Danh mục hóa chất không được sử dụng, hạn chế sử dụng và được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn phân loại, ghi nhãnxây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.


Pháp lệnh BV &KDTV chưa quy định việc ghi nhãn thuốc BVTV; xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật.





* Đối với dự án Luật BV &KDTV

Quy định cụ thể về bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật ;

Quy định trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với toàn bộ thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam (Khoản 5, Điều 21 Nghị định 108/NĐ-CP)


II. Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và PL Bảo vệ và KDTV










Luật Thanh tra và

Nghị định 07/2012/NĐ-CP

PL bảo vệ và KDTV

Nghị định số 153/2003/NĐ-CP




1

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

a) Thanh tra Chính phủ;

b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);

c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

d) Thanh tra sở;

đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).



2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Khoản 6, Điều 6 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ là:

Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Lâm nghiệp; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối.




Điều 38

Thanh tra về bảo vệ và kiểm dịch thực vật là thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Chính phủ quy định.

Như vậy, so với quy định của Luật thanh tra thì tổ chức thanh tra giờ đây là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mà không còn tổ chức thanh tra độc lập.

Quy định của Pháp lệnh là không còn phù hợp với Luật Thanh tra và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP



Dự án Luật BV và KDTV cần quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra phù hợp với Luật Thanh tra.

III. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với PL Bảo vệ và KDTV










Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

PL Bảo vệ và KDTV







Tiêu chuẩn ngành

Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bỏ quy định về tiêu chuẩn ngành. Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam gồm có: Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn quốc gia khuyến khích áp dụng. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành được ban hành theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá được chuyển đổi thành các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Chưa quy định về các lĩnh vực trong bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải xây dựng TCN hay QCKT

* Đối với dự án Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Quy định những vấn đề kỹ thuật thành các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phù hợp với Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật

-Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ phù hợp với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại


IV. Luật An toàn thực phẩm với PL










Luật An toàn thực phẩm

PL Bảo vệ và KDTV







Trách nhiệm quản lý của Bộ NN

Khoản 3, Điều 63. BNN &PTNT

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.


Pháp lệnh chưa quy định về quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản phẩm từ rau củ, quả,....



Đối với dự án luật BV&KDTV không cần quy định trong văn bản


Bộ Ban hành các văn bản để thực hiện tốt Luật an toàn thực phẩm.









Điều 35 quy định

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý






Đối với dự án luật BV&KDTV không cần quy định trong văn bản
Bộ Ban hành các văn bản để thực hiện tốt Luật an toàn thực phẩm.









Điều 19 quy định

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý







Đối với dự án luật BV&KDTV không cần quy định trong văn bản
Bộ Ban hành các văn bản để thực hiện tốt Luật an toàn thực phẩm.









V. Luật Bảo vệ môi trường và

Khoản 4, Điều 10 Nghị định số 108/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất

Pháp lệnh Bảo vệ và KDTV







Bảo vệ môi trường, tiêu hủy thuốc và bao gói thuốc BVTV


Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.

3. Thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Khoản 4, Điều 10. Nghị định 108/2010/NĐ-CP

Có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 trước ngày 31 tháng 12 năm 2010.



Khoản 5, Điều 21 Nghị định 108/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Xây dựng phiếu an toàn hóa chất đối với toàn bộ thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.



Khoản 2, Điều 30
Trường hợp để thuốc bảo vệ thực vật rơi vãi, rò rỉ thì người gây ra hoặc người trực tiếp quản lý phải kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; nếu thuốc rơi vãi, rò rỉ với khối lượng lớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng thì phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương hoặc các cơ quan hữu quan biết để xử lý và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
Khoản 2, Điều 33

Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy định của Chính phủ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương giám sát và xác nhận;


Pháp lệnh chưa quy định về việc quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO .


* Đối với dự án Luật BV &KDTV

Đề xuất quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong dự thảo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xử lý, thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư của chiến tranh.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc tiêu hủy thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc tiêu hủy thuốc và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và tuân theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.


Điều 43 , 45 quy định tổ chức , cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV phải chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống cháy nổ, hóa chất, môi trường, lao động và các nghĩa vụ khác.
Điểm d, khoản 3, ĐIều 9 dự thảo Luật quy định:

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu hủy.







Điều kiện kinh doanh thuốc BVTV

Phụ lục 1 của Nghị định số 108/NĐ-CP quy định " Hoá chất, sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật" là Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

Điều 28, Pháp lệnh quy định

Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.



* Đối với dự án Luật bảo vệ và KDTV quy định cụ thể "Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật " cụ thể:

1. Có địa điểm hợp pháp, cửa hàng và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.

2. Chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề.

3. Người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận tập huấn hoặc bồi dưỡng về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.




VI. Luật thương mại 2005 và Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài










Luật Thương mại 2005 và Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật tThương mại

PL Bảo vệ và KDTV







Công bố Danh mục

Điều 8, Nghị định 12/2006/NĐ -CP quy định " Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch động thực vật trước khi thông quan và quy định tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.

Điều 15

Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và công bố Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.




* Đối với dự án luật BV&KDTV quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT là:

Trong từng thời kỳ xác định và công bố Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam






Hình thức quản lý theo Giấy phép

Phụ lục II của Nghị định số 12/2012/NĐ -CP quy định hình thức là cấp Giấy phép nhập khẩu đối với:

a) Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam

b) Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng


Khoản 3, điều 31 Pháp lệnh

Việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài mà được phép dùng loại thuốc này và thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng thì phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Như vậy, Pháp lệnh chưa quy định đối với thuốc BVTV hạn chế sử dụng phải có giấy phép nhập khẩu.

* Đối với dự án luật BVKDTV bổ sung quy định về việc cấp Giấp phép nhập khẩu đối với thuốc BVTV cụ thể:

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

- Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

- Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm, thử nghiệm; theo một số giấy phép khác và sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.














Điều 35. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

(Dự thảo Luật bảo vệ và KDTV)

1. Vật thể kiểm dịch thực vật bị tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp sau:

a) Vật thể nhập khẩu được xác định có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật xâm nhập, lây lan và đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam.

b) Vật thể xuất khẩu không đảm bảo yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

2. Khi các nguy cơ quy định tại Khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì vật thể sẽ được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho phép tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cụ thể từ hoặc tới quốc gia, vùng lãnh thổ đã được xác định.




VII. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa và Pháp lệnh bảo vệ & kiểm dịch thực vật










Luật chất lượng SPHH

PL bảo vệ và KDTV




1

Biện pháp Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

Điều 23 Công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:

a) Bao bì hàng hoá;

b) Nhãn hàng hoá;

c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.

2. Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành




Pháp lệnh chưa quy định

* Đối với dự án luật BV&KDTV không quy định mà sẽ áp dụng theo luật chất lượng như tại Điều 43 của Dự thảo quy định trách nhiệm của tổ chức ản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lượng và chỉ được phép xuất xưởng và lưu thông trên thị trường thuốc đạt chất lượng do cơ sở sản xuất ra.
Bộ ban hành các văn bản để thực hiện theo đúng Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.







Điều 24. Công bố sự phù hợp













Điều 25. Đánh giá sự phù hợp













Điều 26. Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp








2

Trách nhiệm quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hoá




Điểm b, khoản 2, Điều 70 quy định:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, đê điều;










VIII.

Luật Đa dạng sinh học và Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật










Luật Đa dạng sinh học

Pháp lệnh bảo vệ và KDTV và Nghị định hướng dẫn




1




Khoản 18, 19 điều 3 Quy định.

18. Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

19. Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

Khoản 2, 3, 5 điều 3 Quy định.
2.      Sinh vật gây hại bao gồm vi sinh vật, sâu bệnh, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật;

3.      Sinh vật gây hại lạ là những sinh vật gây hại chưa được xác định trên cơ sở khoa học và chưa từng được phát hiện ở trong nước;


5. Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loại sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp.


Khoản 7, 8, 9, 10 điều 3 dự thảo Luật đã quy định như sau:

7. Sinh vật gây hại là loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật.

8. Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng phát hiện ở trong nước.

9. Sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

10. Sinh vật gây hại nguy hiểm là loại sinh vật gây hại mà sự có mặt của chúng trên thực vật dùng để gieo trồng ảnh hưởng đến mục đích sử dụng với tác động kinh tế không thể chấp nhận được và phải được kiểm soát ở Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Luật Đa dạng sinh học theo nhiệm vụ được quy định trong Luật.








Khoản 3, Điều 50 quy định:

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại.






Điều 25. Quy định về kiểm dịch thực vật

1 Kiểm dịch thực vật được thực hiện đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, kho ngoại quan và kiểm dịch nội địa theo quy định tại Luật này.

2. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

a) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Danh mục sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật;

d) Danh mục sinh vật gây hại nguy hiểm;








Khoản 3, Điều 52 . quy định

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai.






Mục d K3 Đ9 dự thảo Luật bảo vệ và kiểm dịch quy định:

 

"d) Bộ TN & MT ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ moi trường, bảo tồn đa dạng sinh học  và xử lý bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng, thuốc BVTV cần tiêu hủy";









Khoản 1, Điều 54 quy định

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai Danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bố, mức độ xâm hại của loài ngoại lai xâm hại trên trang thông tin điện tử của mình.







Nên lưu ý nội dung này là Bộ Nông nghiệp phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại thuộc lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo quy định.



IX.

Luật Hải quan và Luật hải quan sửa đổi năm 2005













Luật hải Quan năm 2001

Pháp lệnh bảo vệ và KDTV







Thẩm quyền, trách nhiệm

Khoản 3, Điều 74 Luật Hải quan quy định.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc quản lý nhà nước về hải quan.



Chưa quy định cơ quan hải quan trong Pháp lệnh

Điểm đ, khoản 3, Điều 9 dự án luật BVKDTV quy định:

đ) Bộ Tài chính quy định sự phối hợp của cơ quan hải quan với cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong việc thực hiện thủ tục hải quan và kiểm tra, giám sát vật thể kiểm dịch khi xuất khẩu, nhập khẩu; điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan; hướng dẫn cơ quan hải quan quy định nội dung khai báo kiểm dịch thực vật trong nội dung khai báo của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.





Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương