BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn ban quản lý CÁc dự Án lâm nghiệP



tải về 2.58 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích2.58 Mb.
#1539
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

2.2 Các ngữ hệ dân tộc


Tám ngữ hệ của 53 nhóm dân tộc thiểu số được trình bày dưới đây:

Nhóm dân tộc Hán . Nhóm ngữ hệ dân tộc Hán gồm dân tộc Hoa, Ngải và Sán dìu. Người Hoa có mặt ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, trong khi đó người Ngải chủ yếu định cư ở các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thái Nguyên. Người Sán Dìu tập trung ở Vùng Trung tâm như Bắc Giang, Quảng Ninh , Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Họ kiếm sống bằng nghề trồng lúa nước. [Diệp Trung Bình và cộng sự, 1978].

H’mông – Dao. Gồm 3 dân tộc Hmong, Dao và Pathen, gốc gác của họ là từ Trung Hoa di cư đến Việt Nam từ thế ký XII, XIII cho đến đầu thê kỷ thứ XX. Những nhóm người này có mặt ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An và Thanh Hoá. [Bế Viết Dang và cộng sự, 1978; Tapp, N. 2003].

Mon - Khmer. Nhóm ngữ hệ này gồm các tộc người như Khang, Khơ mú, Mang, Xinhmun ở Đông Bắc; các nhóm Bru-Vân Kiều, Cotu, Odu, và Tà ôi ở Bắc Trung Bộ; nhóm Co và Hơ rê ở Nam Trung Bộ; Các dân tộc như Ba na, Brau, Gietrieng, Romam, Xodang (ở Quảng Nam và Kon Tum); các nhóm như Co, Ma, và Mnong ở các tỉnh Dak Lak, Dak Nông và Lâm Đồng; Các dân tộc như Choro, Khmer, và Xtieng ở phía Nam (An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, và Vĩnh Long) [Đặng Nghiêm Văn và cộng sự, 1978; Nguyễn Khắc Cảnh, 1998; Nguyễn Quốc Lộc và cộng sự, 1984; Nguyễn Văn Mạnh, 2009; Phan An và Nguyễn Xuân Nghĩa, 1984; Phan Xuân Biên 2010].

Kadai. Nhóm ngữ hệ này gồm các dân tộc Colao, Lachi, Laha, và Pupeo. Người Colao sống ở huyện Đồng Văn, và Hoàng Su Phì (Hà Giang); người Lachi sống ở Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần (Hà Giang), và huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai); người Laha định cư ở Lào Cai và Sơn La; người Pupeo tập trung ở Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh (Hà Giang) [Lê Sĩ Giao, 1998].

Malayo-Polinesian. Nhóm ngữ hệ này gồm 5 tộc người đó là người Chămpa, Rắc lây, Ja rai, Ê đê và Chu ru cùng với người Chăm pa sinh sống tại các tỉnh An Giang, Bình Định, Bình Thuận, Đồng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Phú Yên và Tây Ninh. Người Rắc lây cư trú tại Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Phú Yên. Người Ê đê chủ yếu sống ở Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Khánh Hòa và Phú Yên. Người Ja rai ở Bình Định, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yến. Người Chu Ru sống ở Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng [Bellwood P. 1997; Nguyễn Quốc Lộc (biên soạn) cùng các đồng nghiệp, 1984; Hà Hữu Nga 2005].

Tày - Thái. Nhóm ngữ hệ này bao gồm các tộc người Bo Y, Giáy, Lao, Lu, Nùng, Sán Chảy, Tày, và Thái. Các tộc người Nùng, Sán Chảy và Tày chủ yếu định cư ở Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn , Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang; còn người Bo Y, Giáy, Lao, và Lu chủ yếu định cư tại Điên Biên Phủ, Lai Châu, Lào Cai và Sơn La; người Thái sống chủ yếu ở Điện Biên Phủ, Hoà Bình, Lai Châu, Nghệ An, Sơn La và Thanh Hoá.[Bế Viết Dang và cộng sự, 1992; Lê Sĩ Giao, 1998].

Tạng-Mianma. Nhóm ngữ hệ gồm các tộc người như: Cong, Hà Nhì, La hú, Lô lô, Phula và Sila, trong đó người Cong chủ yếu sống ở Mường Tè (Lai Châu); người Hà Nhì sống dọc biên giới Việt – Lào và Việt – Trung. Người La hú định cư ở một số xã như Pa U, Pa Ve Su, và Ka Lang, (huyện Mường Tè) tỉnh Lai Châu. Người Lô lô ở Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), huyện Bao La (Cao Bằng), và huyện Mường Khương (Lào Cai). Người Phu La định cư ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, và Sơn La. Người Sila sống ở một số thôn bản của huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu [Diệp Trung Bình, Mã Khánh Bằng, 1978].

Việt – Mường. Nhóm ngữ hệ này gồm các tộc người Chut, Kinh,Mường, và Thổ, trong đó người Kinh sống ở khắp nơi trên đất nước chủ yêu là ở vùng đồng bằng và duyên hải. Người Mường chủ yếu sống ở Hoà Bình, Nghệ An, Phú Thọ và Thanh Hoá. Người Chut sống ở Quảng Bình [Đặng Nghiêm Văn và cộng sự, 1978; Nguyễn Quốc Lộc và cộng sự 1984; Nguyễn Văn Mạnh, 2009].

2.3 Các dân tộc thiểu số tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa


Bảng 19 tóm tắt số lượng đồng bào dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa bao gồm tất các huyện và các nhóm dân tộc dựa trên dữ liệu điều tra dân số mới nhất được công bố bởi Tổng cục Thống kê ở Hà Nội vào năm 2011. Số liệu điều tra dân số có thông tin mới nhất về số lượng người dân tộc thiểu số trong toàn bộ các huyện của tỉnh.
Tại 2 tỉnh mục tiêu tham gia dự án FSDP Nghệ An và Thanh Hóa có tổng số 19 và 27 quận, huyện tương ứng. Tuy nhiên, trong số 19 huyện của Nghệ An chỉ có sáu (6) huyện được đề xuất bởi FSDP. Thanh Hóa với tổng số 27 huyện 7 được sự đề xuất của dự án.
Dựa trên số liệu điều tra dân số năm 2009 tổng số dân Nghệ An và Thanh Hóa là 3.113.055 và 3.400.239. Dân tộc Kinh chủ yếu ở Nghệ An và Thanh Hóa chiếm tới 87% và 81% tổng số dân, còn lại người dân tộc thiểu số chiếm tới13% và 19% còn lại. Về tổng số đồng bào dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa cao hơn Nghệ An rất nhiều, khoảng 200,000 người. Số người dân tộc thiểu chiếm đa số là người Thái và người Thổ với khoảng 70% và 15% tổng số người dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh. Tại tỉnh Thanh Hóa, người Mường và người Thái chiếm khoảng 58% và 36% tổng số người dân tộc thiểu số trong tỉnh

Biểu 19 Tổng hợp dân số tại Nghệ An và Thanh Hóa theo nhóm dân tộc, số liệu 1999 (Dân số DTTS tại Nghệ An và Thanh Hóa)

Nhóm dân tộc



Tỉnh

Nghệ An

Thanh Hóa

Số lượng

%

Sốlượng

%

Tổng

3,113,055

100

3,400,239

100

Kinh

2,708,685

87.01

2,764,319

81.29

Dân tộc thiểu số

404,370

12.98

625,920

18.04

Thái

284,119

9.12

223,165

6.56

Thổ

59,316

1.90

11.530

0.33

H’Mong

28,779

0.92

14,917

0.43

Mường







364,622

10.72

Dao







6,215

0.18

Khơ Mú

29,764

0.95

978

0.02

Ơ Đu

528

0.01







Các dân tộc khác

1.864

0.05

4493

0.13

Nguồn dữ liệu của tỉnh Nghệ An: Tổng điều tra năm 2009. Tổng cục Thống kê Hà Nội, 2011





tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương