BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN



tải về 0.74 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.74 Mb.
#1790
1   2   3   4   5   6

Nội dung 2

Ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai

Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai

- GV cho HV xem tranh ảnh, hoặc băng hình theo những hình ảnh tương phản: môi trường biển trong sạch – môi trường biển bị ô nhiễm; cuộc sống yên bình của người dân – cuộc sống của người dân trong và sau thiên tai.

- GV yêu cầu HV thảo luận câu hỏi: Sau khi xem những hình ảnh trên, hãy nêu những ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai.

- HV suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt, kết luận:

Ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai:

- Giúp cho môi trường biển Việt Nam trong sạch hơn, bảo vệ môi trường biển, hạn chế được tối đa sự tác động của sự ô nhiễm môi trường biển tới cuộc sống con người.

- Phát triển các ngành kinh tế: vận tải biển, du lịch, dịch vụ giải trí...

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, giảm đói nghèo, dịch bệnh…

Nội dung 3

Một số biện pháp thông thường để phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

Hoạt động 3. Thảo luận một số biện pháp trong phòng ngừa, ngăn chặn ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

- GV chia cả lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một nhiệm vụ học tập sau:

Nhóm 1: Thảo luận về một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; Phòng ngừa lụt bão.

Nhóm 2: Thảo luận một số biện pháp trong ứng phó và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo.

Nhóm 3: Thảo luận một số biện pháp trong khắc phục hậu quả thiên tai.

- Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét, kết luận:

1. Một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn:

- Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo:

+ Ý thức bảo vệ môi trường của người dân

+ Trách nhiệm của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh

+ Các quy định về chất thải dàn khoan, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, bùn nạo vét giao thông thủy, cảng biển phải tuân thủ các quy định của pháp luật

- Phòng ngừa bão lụt:

+ Đầu tư xây dựng hệ thống thu thập, xử lí thông tin; hệ thống công trình phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều, trồng rừng phòng hộ dải cây chắn gió, chắn sóng, chắn cát ven sông, biển

+ Quy hoạch hợp lí vùng dân cư, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo vệ các công trình phòng chống lụt bão

+ Dự phòng vật tư, phương tiện ứng cứu, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh tại những nơi xung yếu

+ Tuyên truyền, phổ biến trong dân kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống lụt, bão;

2.Một số biện pháp trong ứng phó và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo

- Theo dõi, cảnh báo đầy đủ, kịp thời sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam;

- Ứng phó kịp thời và hiệu quả sự cố môi trường, thiên tai để làm giảm nhẹ tác động có hại của sự cố môi trường, thiên tai;

- Xử lý và khắc phục hậu quả về môi trường do sự cố môi trường, thiên tai;

- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường trên biển, hải đảo phải bồi thường thiệt hại về môi trường và bị xử lý theo quy định của pháp luật;

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng phó sự cố môi trường, cảnh báo thiên tai.

3. Một số biện pháp trong khắc phục hậu quả thiên tai

- Cứu hộ người và tài sản;

- Kịp thời cứu trợ, giúp đỡ và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị lụt, bão gây thiệt hại;

- Thực hiện các biện pháp để nhanh chóng phục hồi sản xuất;

- Thực hiện vệ sinh môi trường sinh thái, chống dịch bệnh;

- Sửa chữa các công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình hạ tầng bị hư hỏng;

- Điều tra, thống kê thiệt hại.

Nội dung 4

Thực trạng của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hậu quả và nguyên nhân

Hoạt động 4. Thảo luận thực trạng các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cả lớp: Thực trạng các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trên cả nước và địa phương bạn diễn ra như thế nào?

- HV suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận:



- Đã thực hiện các chương trình hành động nhằm khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường; ứng phó, khắc phục thiên tai trên biển, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm trong các ngành du lịch, hàng hải, dầu khí, nuôi trồng thủy sản… nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế

- Hệ thống luật pháp của nước ta chưa đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trường biển, làm cơ sở hành lang pháp lý để quy định và xét xử các vi phạm môi trường biển.

- Việc đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất, chưa đáp ứng yêu cầu quan trắc, thẩm định, giúp cho công tác quản lý môi trường biển.

Chúng ta còn thiếu kiến thức khoa học – công nghệ tiên tiến, thiếu phương tiện, thiết bị, máy móc hiện đại

Hoạt động 5: Thảo luận về hậu quả và nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường biển, các thiên tai trên biển

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo nội dung sau:

+ Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường, các thiên tai trên biển.

+ Nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường, các thiên tai trên biển.

- HV thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, kết luận:



1. Hậu quả

- Bão và các loại thiên tai trên biển ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân gây tổn thất rất lớn đến tính mạng, tài sản, nhà cửa và phá hủy môi trường.

- Ô nhiễm môi trường gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học, giảm năng suất khai thác tự nhiên ở vùng biển, ảnh hưởng đến nguồn nước, hệ sinh thái, tài nguyên đất trên một phạm vi rộng lớn

- Ô nhiễm môi trường dây nên hiện tượng “thủy triều đỏ”

2. Nguyên nhân

- Nguồn ô nhiễm từ đất liền

- Nguồn ô nhiễm từ biển

- Sự cố do biến đổi khí hậu

- Ý thức của người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ tàu thuyền trong việc bảo vệ môi trường biển còn yếu kém

Nội dung 5

Những việc cần làm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

Hoạt động 6. Thảo luận về những việc cần làm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cả lớp: Những việc cần làm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai là gì?

- HV suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận:



- Các loại tàu, thuyền khi hoạt động trên biển, trên sông phải được trang bị hệ thống thông tin, tín hiệu, phương tiện cứu hộ người, cứu hộ tàu thuyền.

- Chủ tàu, thuyền chịu trách nhiệm về trang thiết bị đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền.

- Quy định xử phạt với người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống lụt, bão

- Quy định trách nhiệm với chủ tàu thuyền về ô nhiễm môi trường

Nội dung 6. Những vấn đề cùng trao đổi

- GV đề nghị HV nêu các câu hỏi, các vấn đề chưa rõ. GV trả lời các câu hỏi của HV.

- HV trả lời các câu hỏi trong mục “Cùng suy nghĩ và hành động” trong tài liệu.
Bài 6

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG CÁC TRUNG TÂM GDTX

(Thời gian thực hiện: 01 buổi)

I. Mục tiêu cần đạt được:

Sau khi học xong bài này, GVCC đạt được một số yêu cầu sau:

1. Có được cách nhìn tổng thể về giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX, như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, các điều kiện đảm bảo (phương tiện, thiết bị, tài liệu,...), để thực hiện giảng dạy/phổ biến giáo dục về TN&MTBHĐ nói chung, các chuyên đề của Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX” nói riêng.

2. Trên cơ sở những định hướng về giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX, các GVCC tham mưu được cho các cấp lãnh đạo trong việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác phổ biến, giáo dục về TN&MTBHĐ tại các trung tâm GDTX;

3. Biết đề xuất, tham mưu cho lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức biên soạn tài liệu đặc thù, phù hợp với từng đối tượng người dân, phù hợp với từng vùng, miền có đặc điểm khác nhau;

4. Biết định hướng thảo luận đối với các lớp học phù hợp với đặc điểm của đối tượng người học và biết vận dụng thành thạo các phương pháp: tương tác nhóm, làm việc cùng nhau, ...



II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX”

- Bài soạn Hướng dẫn thực hiện chuyên đề được chuẩn bị trên file trình chiếu có nhiều hình ảnh sinh động

- Máy tỉnh, máy chiếu Projector, màn chiếu

- Bảng (phấn/bút dạ), giấy A0, bút dạ màu tối, giấy A4

- Phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn

- Địa điểm đặt lớp: Hội trường, phòng hội thảo có đủ các điều kiện về âm thanh, ánh sáng, thoáng mát (về mùa hè), đủ ấm (về mùa đông)

III. Nội dung, phương pháp và thời gian

TT

Nội dung lựa chọn

Phương pháp

Ghi chú

1


Một số quan điểm tiếp cận về giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX

Thuyết trình, thảo luận, tình huống, Phiếu thăm dò




2

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX

Làm việc theo nhóm, động não, Phiếu học tập




3

Những vấn đề cần trao đổi

Làm việc theo nhóm nhỏ




4

Thực hành Xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả, xây dựng, hoàn thiện

Các nhóm tổ chức thảo luận, xây dựng, báo cáo kết quả




IV. Tiến trình thực hiện

Đặt vấn đề/khởi động

Có nhiều cách đặt vấn đề/khởi động cho bài học. Có thể đặt vấn đề/khởi động bài học theo kiểu “Đáp ứng kỳ vọng học tập của HV”: Hiểu và đáp ứng được mối quan tâm, nguyện vọng của HV là cực kỳ quan trọng. Kỳ vọng của HV thể hiện mục tiêu của họ cùng với thái độ mà họ sẽ mang đến lớp học. Kỳ vọng của HV có thể khác với mục tiêu của khoá học. Vì vậy, vào đầu buổi, GV để cho các HV nói lên các kỳ vọng của mình. Các câu hỏi có thể nêu ra là:

 Ông (Bà) có yêu cầu gì/kỳ vọng gì khi học bài này?

 Hoặc: Ông/Bà muốn biết được những gì trong bài học này? ...

Mỗi câu có thể hỏi ý kiến một số người (3-5 người), sau đó, tóm lược ý kiến, cụ thể ở đây GV giải thích rõ những kỳ vọng nào của HV trùng với mục tiêu khoá học và điều chỉnh mục tiêu của bài học cho phù hợp,

Nội dung 1: Một số quan điểm tiếp cận về giáo dục về TN&MTBHĐ

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quan điểm tiếp cận để đưa nội dung giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ vào trong trung tâm GDTX



GV cần phải định hướng tiếp cận cho người học, thông qua hướng dẫn HV lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

- Vì sao phải đưa nội dung giáo dục về TN&MTBHĐ vào trung tâm GDTX?

- Giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX nhằm mục đích gì?

- Những đối tượng nào cần được giáo dục về TN&MTBHĐ?

- Mỗi nhóm đối tượng cần được giáo dục những vấn đề gì?

- Giáo dục bằng cách nào cho phù hợp với từng nhóm đối tượng?

- Ai là người tổ chức các hoạt động giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX?..

HV lần lượt trả lời các câu hỏi nhỏ, GV tổng hợp ý kiến và khái quát lại từng vấn đề, ví dụ:

Giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX nhằm mục đích gì? -----> hướng tới bảo vệ TN&MTBHĐ, chất lượng cuộc sống và sự PTBV -----> giáo dục phải hướng tới làm cho người học có thái độ thân thiện với MT, có ý thức bảo vệ TN&MT vùng biển và hải đảo, có trách nhiệm cải thiện MT, có phong cách sống lành mạnh, hài hòa với MT và biết khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Những ai cần được giáo dục về TN&MTBHĐ ? Mọi người đều cần được tiếp cận với nội dung giáo dục về bảo vệ TN&MTBHĐ và cần được giáo dục để có những kĩ năng cần thiết tham gia bảo vệ TN&MT khi tham gia hoạt đọng trên biển, đảo và venm biển (khai thác tài nguyên biển, du lịch trên biển, trên đảo..., -----> nội dung lựa chọn phải cơ bản, thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm môi trường vùng miền nơi họ sinh sống; phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng người học (phương pháp giáo dục cho người lớn).

Giáo dục những vấn đề gì? -----> những nội dung về vấn đề về TN&MTBHĐ ----> nội dung lựa chọn phải là những kiến thức, kỹ năng cơ bản về MT, nhằm hình thành thái độ thân thiện với MT, ý thức tham gia bảo vệ TN&MTBHĐ và phải đặt trong mối quan hệ với con người



Giáo dục bằng cách nào? ------> phải gắn nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức giáo dục với thực tiễn ---> phải tăng cường liên hệ thực tế, gắn lý thuyết với thực tiễn, ...

Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX? ------> các GV, Báo cáo viên,.. giáo dục về TN&MTBHĐ và người học tham gia với tư cách vừa là người lĩnh hội, vừa là người tương tác lĩnh hội.

GV chốt lại lý do phải đưa nội dung giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX:

Người dân trong cộng đồng ít có cơ hội tiếp cận với kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ đúng đắn để tham gia bảo vệ TN&MTBHĐ, song mọi hành vi, thái độ ứng xử hàng ngày có tác động trực tiếp đến môi trường biển, đảo, đặc biệt là người dân ven biển. Nếu thiếu hiểu biết, những tác động thường nhật sẽ gây hậu quả xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Trung tâm GDTX là nơi thuận lợi nhất để tổ chức cho người dân tại các cộng đồng dân cư được học tập những kiến thức, kỹ năng cần thiết và được định hướng nhận thức, tạo thói quen hành vi có lợi để bảo vệ TN&MTBHĐ khi tham gia những hoạt động trên ven biển, trên biển, đảo

Đưa nội dung giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ vào trung tâm GDTX là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc là đem quyền lợi học tập bình đẳng cho người thiệt thòi, người dân được học tập tại chỗ, ít tốn kém, duy trì nếp sinh hoạt cộng đồng làng xã và là nơi tổ chức học tập kết hợp với vui chơi, giải trí,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc cần đảm bảo trong giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ cho người học tại các trung tâm GDTX

GV giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản sau:

 Giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX phải hướng cho người học biết tư duy tổng thể (toàn cầu) nhưng hành động cụ thể (địa phương);

 Giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX phải coi trọng tính hành dụng (kỹ năng và hành động);

 Giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX là vấn đề cấp bách, những không được nóng vội mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, suốt đời, không theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Vì để làm thay đổi thói quen, tập tục lâu đời của học, cần phải có thời gian, có biện pháp tác động phù hợp;

 Giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ cho học viên trung tâm GDTX cần quan tâm đến việc khai thác kinh nghiệm thực tiễn từ người học, đặc biệt với đối tượng học viên lớn tuổi (văn hóa thấp những kinh nghiệm thực tiễn nhiều), nhất là trong việc ứng phó, khắc phục thiên tai và biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần phát huy lợi thế của phương pháp làm việc cùng nhau, làm việc theo nhóm trong quá trình dạy học/phổ biến kiến thức.

Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục Về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX



Hoạt động 2.1: Tìm hiểu nội dung của Kế hoạch triển khai công tác giáo dục Về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX

GV khái quát về sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch, sau đó chia lớp học thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch triển khai công tác giáo dục Về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX, ví dụ kế hoạch trong năm 2012

- Nhóm 1 (cán bộ sở GD&ĐT): Xây dựng kế hoạch của sở GD&ĐT triển khai công tác giáo dục Về TN&MTBHĐ trong TTGDTX năm 2012

- Nhóm 2 và 3 (CBQL trung tâm GDTX huyện): Xây dựng kế hoạch cho trung tâm GDTX về triển khai công tác giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX năm 201....

HV các nhóm thảo luận, xây dựng kế hoạch và ghi kết quả vào Giấy A0

hoặc vào Phiếu học tập số 2.3.

Đại diện các nhóm HV lên trình bày kết quả (10 phút), sau đó các nhóm khác cùng góp ý xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch

GV tổng hợp ý kiến của các nhóm, nhận xét và chốt lại một số vấn đề chính về cấu trúc của kế hoạch công tác phải thể hiện các vấn đề sau: Mục tiêu; Nhiệm vụ/nội dung; Thời gian, địa điểm, tiến độ thực hiện (lộ trình); Kinh phí thực hiện; Phân công/tổ chức thực hiện...



Phiếu học tập số 2.3

(Nhóm : ...............)

Yêu cầu hoạt động: Xây dựng đề cương Kế hoạch triển khai công tác giáo dục BVMT cho người trong cộng đồng năm 2011 (sở GD&ĐT ..............., Phòng GD&ĐT .................., Trum tâm HTCĐ xã ................)

Kết quả hoạt động:

........................................................................................................................ ........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Hoạt động 2.2. Trình bày kết quả thảo luận nhóm

Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày kết quả thảo luận nhóm bằng sản phẩm chung “Kế hoạch triển khai công tác giáo dục về TN&MTBHĐ năm 201..” tại địa phương.

Các nhóm còn lại theo dõi, có thể nêu các câu hỏi phản biện, góp ý kiến để hoàn thiện Kế hoạch

Hoạt động 23. Tổng hợp ý kiến, thống nhất khung kế hoạch

Sau đây là một số gợi ý để tham khảo: Khung của một kế hoạch phải thể hiện được những vấn đề cơ bản sau đây:

 Căn cứ để lập kế hoạch

Mục tiêu kế hoạch: Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng, vì nó là cơ sở để đưa ra nội dung công việc nhiệm vụ và giải pháp (Kế hoạch này được xây dựng nhằm đạt được cái gì? Cần nêu mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể);

 Nội dung công việc: Đây là phần trọng tâm của kế hoạch. Tùy theo tính chất, đặc điểm của kế hoạch và ý tưởng tiếp cận của người lập kế hoạch, có thể xây dựng theo diễn đạt bằng nhiều hình thức: theo trình tự (lối truyền thống) hoặc theo cách thiết lập ma trận.

Mỗi cách thiết kế có những ưu điểm riêng, nhưng dù thiết kế bằng cách nào thì nội dung công việc của một bản kế hoạch cũng phải thể hiện được toàn bộ lộ trình thực hiện và sự liên kết giữa các vấn đề:

+ Làm cái gì? (nội dung của từng công việc);

+ Làm vào lúc nào? (thời gian thực hiện, mốc hoàn thành, có thể phân thành từn);

+ Ai làm? (Đơn vị chịu trách nhiệm chính/đơn vị chủ trì); Đơn vị nào cần tham gia/Đơn vị phối hợp);

+ Sản phẩm cần đạt là gì?

+ Ai là người lãnh đạo xuyên suốt quá trình thực hiện?

 Kinh phí thực hiện

Phần này chỉ rõ: nguồn kinh phí (nguồn nào, mã số hoặc Quyết định

phân bổ, ..); có thể nêu một số nguyên tắc/căn cứ thực hiện chi tiêu tài chính liên quan đến công việc (nếu cần).

 Tổ chức thực hiện

Phần này thể hiện rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan đến triển khai thực hiện kế hoạch: đơn vị nào chịu trách nhiệm làm gì, phối hợp với ai trong từng phần nội dung công việc.

Một số lưu ý:

- Khi xây dựng Kế hoạch: trong nhiều trường hợp, nếu phần nội dung

công việc nhiều, cần chi tiết hóa, người lập kế hoạch có thể đưa nội dung cụ thể đó vào phần Phụ lục (đính kèm kế hoạch)

- Với những kế hoạch cần phải trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt: người được giao nhiệm vụ xây dựng và trình duyệt cần phải lập Tờ trình phê duyệt (theo mẫu văn bản hiện hành). Nội dung tờ trình phải thể hiện khái quát được các vấn đề: căn cứ và nội dung trình; các văn bản đính kèm (văn bản làm căn cứ xem xét và văn bản để phê duyệt/ bản dự thảo Kế hoạch)



Nội dung 3: Những vấn đề cần trao đổi (là những nội dung trong mục "Cùng suy ngẫm và hành động" của các chuyên đề trong Tài liệu)

Phương pháp chủ đạo để giải quyết các yêu cầu của nội dung này là phương pháp động não, tranh luận, làm việc cùng nhau. Trong quá trình hoạt động, GV khơi gợi vấn đề, dẫn dắt HV từng bước tìm câu trả lời hoặc giải quyết tình huống cụ thể




GHI NHỚ!

Vai trò của GVCC trong đợt tập huấn này đối với việc tổ chức giáo dục về TN&MTBHĐ được thể hiện ở các mặt sau:

Có được cách nhìn tổng thể về giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX;

Đề xuất/tham mưu được kế hoạch triển khai công tác giáo dục về TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX phù hợp với địa phương mình

Hướng dẫn các giáo viên, báo cáo viên của các trung tâm GDTX trên địa bàn về triển khai thực hiện kế hoạch của ngành (làm tốt vai trò của một báo cáo viên cốt cán cấp tỉnh về giáo dục bảo vệ TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX);

Biết giúp đỡ các nhóm tự tìm tòi,nghiên cứu cho bản thân;

Xây dựng được kế hoạch hành động (kế hoạch cá nhân).






Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương