BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN


IV. Tiến trình thực hiện



tải về 0.74 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.74 Mb.
#1790
1   2   3   4   5   6

IV. Tiến trình thực hiện

Nội dung 1

Khái niệm Nguồn lợi thủy hải sản và Phát triển bền vững
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm Nguồn lợi thủy hải sản và Phát triển bền vững

- GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là Nguồn lợi thủy hải sản? Thế nào là Phát triển bền vững?

- HV suy nghĩ và phát biểu theo suy nghĩ của cá nhân mình.

- GV dựa vào tài liệu thuyết trình về hai khái niệm:



1. Nguồn lợi thủy hải sản:

Nguồn lợi thuỷ hải sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nguồn lợi thuỷ hải sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

2. Phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.


Nội dung 2

Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác,

sử dụng tài nguyên biển, hải đảo không bền vững

Hoạt động 2. Tìm hiểu thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo của người dân hiện nay

- GV cho HV xem tranh, ảnh hoặc băng hình có nội dung nói về thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo của người dân hiện nay và thảo luận câu hỏi: Hiện nay người dân ở địa phương khai thác thủy hải sản như thế nào? Bằng những phương tiện gì?

- HV xem tranh, ảnh hoặc băng hình, sau đó thảo luận.

- GV tóm tắt, kết luận và bổ sung thêm thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thủy hải sản ở những vùng, miền khác.



- Chủ yếu là khai thác bằng tàu nhỏ, ven bờ.

- Công nghệ và phương pháp khai thác lạc hậu, truyền thống.

- Phương tiện khai thác thủ công, lạc hậu: lưới rùng, lưới mành, lưới rê, lưới kéo, lưới vây,...

- Thậm chí dùng các phương tiện khai thác hủy diệt: xung điện, chất nổ, chất độc,...

-.....

Hoạt động 3. Thảo luận về nguyên nhân của việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo không bền vững

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cả lớp: Thực trạng khai thác và sử dụng tàu nguyên biển, hải đảo như trên là do những nguyên nhân nào?

- HV suy nghĩ và trả lời.

- GV tóm tắt và đưa ra kết luận



- Ý thức chấp hành của người dân chưa cao;

- Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững còn hạn chế;

- Chưa có sự hỗ trợ về kinh tế, điều kiện, phương tiện khai thác kip thời cho người dân;

- Tổ chức làm kinh tế thủy hải sản ở biển còn thiếu;

- Vấn đề quy hoạch biển cấp quốc gia, vùng, địa phương còn yếu;

-........

Hoạt động 4. Thảo luận về những hậu quả từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo không bền vững

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo nội dung sau:

+ Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo không bền vững gây ra những hậu quả gì? (về môi trường, về kinh tế, về đời sống của người dân).

- HV thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những ý nhóm trước còn thiếu.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

- Các hệ sinh thái biển ngày càng suy thoái: Nhiều loài sinh vật biển đang có dấu hiệu suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng; các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn bị phá hủy nghiêm trọng;

- Nguồn lợi thủy hải sản ngày càng cạn kiệt, nhiều loài có giá trị -kinh tế cao đang bị giảm dần; Năng suất đánh bắt, chất lượng, kích cỡ hải sản giảm;

- Tài nguyên, khoáng sản đang bị khai thác quá mức;

- Chất lượng nước biển đang có xu hướng suy giảm;

- Đời sống của người dân ngày càng bị ảnh hưởng;

- Kinh tế địa phương, xã hội không được phát triển;

- .....


Nội dung 3

Một số biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Hoạt động 5. Thảo luận theo cặp về các biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

- GV yêu cầu HV thảo luận theo cặp đưa ra các biện pháp khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Cặp sau chỉ bổ sung những ý cặp trước còn thiếu.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:

- Thiết lập các khu bảo tồn;

- Tăng cường vai trò của cộng đồng tham gia giám sát môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản;

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về khai thác và sử dụng tài nguyên biển, hải đảo bền vững.

- Chuyển đổi ngành nghề, tăng cường nuôi trồng và đánh bắt xa bờ;

- Tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, giám sát;

- ......

Nội dung 4

Trách nhiệm và những việc làm của người dân trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Hoạt động 6. Đóng vai

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: xây dựng kịch bản và đóng vai tình huống của nhóm mình.

- Các nhóm thảo luận, đóng vai và lên tình bày tình huống của nhóm.

- GV phỏng vấn HV đóng vai:

Vì sao Anh (chị) lại ứng xử như vậy? Cảm xúc của Anh (chị) khi thực hiện cách ứng xử? ...

- Cả lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của vai diễn đã phù hợp hay chưa phù hợp.

- GV kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống và kết luận:

Bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển là vấn đề sống còn và cấp bách vì môi trường ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến đời sống, sản xuất, sự phát triển tồn tại của từng quốc gia, dân tộc.

Mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển.

Ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học.

Ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc nổ đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ để giữ cho biển không biến thành biển chết.

Chuyên đề 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO

I. Mục tiêu

Sau bài học này, người học cần đạt được những yêu cầu sau:

- Trình bày được khái niệm: Tài nguyên biển; Môi trường biển.

- Nhận biết được vai trò của tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội.

- Nhận biết được những vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo hiện nay.

- Phân tích được những nguy cơ, hiểm họa liên quan đến lợi ích của cộng đồng, đời sống của người dân.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ TN&MTBHĐ.

- Nhận thức được những hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.



II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các TTGDTX”.

- Một số thông tin, hình ảnh, băng hình liên quan đến môi trường biển, hải đảo ở các báo, tạp chí, từ thực tế địa phương,...

- Bảng trắng, bút dạ, giấy A0, A4,...

- ......

III. Nội dung, phương pháp

TT

Nội dung

Phương pháp

Ghi chú

1

Khái niệm Tài nguyên biển; Môi trường biển; ..

Động não




2

Vai trò của tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội

Thảo luận nhóm




3

Một số vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Xem băng, Thảo luận cả lớp; Thảo luận theo cặp




4

Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo

Thảo luận cả lớp, Động não




5

Những vấn đề cùng trao đổi

Thảo luận cả lớp




IV. Tiến trình thực hiện

Nội dung 1

Khái niệm Tài nguyên biển, Môi trường biển

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm Tài nguyên biển và Môi trường biển

- GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là Tài nguyên biển? Thế nào là Môi trường biển?

- HV suy nghĩ và phát biểu theo suy nghĩ của cá nhân mình.

- GV dựa vào tài liệu thuyết trình về hai khái niệm:



1.1. Tài nguyên biển

Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo.

1.2. Môi trường biển: Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.

Nội dung 2

Vai trò của tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

đối với đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội

Hoạt động 2. Thảo luận về vai trò của TN&MT biển, hải đảo đối với đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội

- GV chia lớp thành các nhóm và thảo luận theo câu hỏi sau:

+ Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đối với đời sống con người?

+ Vai trò của TN&MT biển đối với phát triển kinh tế - xã hội?

+ Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đối với quốc phòng, an ninh?

- HV thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

1. Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đối với đời sống con người

- Cung cấp nguồn thức ăn thủy hải sản.

- Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người.

- Là nơi có không khí trong lành để con người nghỉ ngơi, nâng cao sức khỏe.

2. Vai trò của TN&MT biển đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Thủy sản;

- Dầu khí;

- Cảng và vận tải biển;

- Du lịch biển;

- Khoáng sản;

- Các nguồn năng lượng;

- Nguồn lực con người;

3. Vai trò của tài nguyên và môi trường biển đối với quốc phòng, an ninh

Ở nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển.

Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp.

Nội dung 3

Một số vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nước ta hiện nay

- GV cho HV xem tranh, ảnh hoặc băng hình có nội dung nói về những vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo nước ta hiện nay và thảo luận câu hỏi: Hiện nay tài nguyên và môi trường biển Việt Nam đang gặp phải những vấn đê gì?

- HV xem tranh, ảnh hoặc băng hình, sau đó thảo luận.

- GV tóm tắt, kết luận:



Những vấn đề cấp bách về TN&MTBHĐ nước ta hiện nay:

- Ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền;

- Ô nhiễm biển do giao thông vận tải và khai thác;

- Chất lượng môi trường biển giảm sút;

- ....

Hoạt động 4. Phân tích những nguy cơ và hiểm họa liên quan đến lợi ích của cộng đồng, đời sống của người dân

- GV yêu cầu HV thảo luận theo cặp đưa những nguy cơ và hiểm họa của những vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo liên quan đến lợi ích của cộng đồng, đời sống của người dân.

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Cặp sau chỉ bổ sung những ý cặp trước còn thiếu.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:



- Đời sống của cộng đồng dân cư ven biển, hải đảo gặp khó khăn do gặp rủi ro thiên tai, mức độ an sinh thấp.

- Thiên tai có nguồn gốc biển (bão, nước dâng, sóng lớn, triều cường,...) sẽ làm tăng diện tích đất liền bị ngập lụt, gây  khó khăn cho thoát nước; tăng uy hiếp sự an toàn của những vùng có đê biển, làm xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư vùng ven biển, gây nguy cơ đối với các hoạt động khai thác và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của ngư dân ven biển.

-.....

Nội dung 4

Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo

Hoạt động 5. Thảo luận về các giải pháp bảo vệ TN&MT biển, hải đảo

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cả lớp: Để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cần phải thực hiện những giải pháp gì?

- HV suy nghĩ và trả lời.

- GV tóm tắt, kết luận:



- Tăng cường quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo;

- Thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội;

- Chủ động phòng ngừa, tăng cường bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái biển, hải đảo;

- Kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm biển, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường biển, đảo;

- Ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả đối với sự cố môi trường, thiên tai trên các vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam;

- Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Hoạt động 6. Tìm hiểu những hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

- GV đưa ra câu hỏi: Để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng tài nguyên?

- HV suy nghĩ và trả lời.

- GV tóm tắt và kết luận:



- Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển.

- Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác ra biển.

- Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy hải sản.

- Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản.

- Nghiêm cấm gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

- Nghiêm cấm che giấu hành vi huỷ hoại môi trường biển đảo, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường biển đảo.v.v...

Nội dung 5

Những vấn đề cùng trao đổi

- GV đề nghị HV nêu các câu hỏi, các vấn đề chưa rõ. GV trả lời các câu hỏi của HV.

- HV trả lời các câu hỏi trong mục “Cùng suy nghĩ và hành động” trong tài liệu.

Chuyên đề 3: PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI VÀ CÁC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

I. Mục tiêu

Sau bài học này, người học có thể:

- Trình bày được khái niệm: Ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo, hiện tượng lụt, bão.

- Nhận biết được ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nêu được một số biện pháp thông thường để phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nhận biết được thực trạng của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Phân tích được hậu quả, nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nhận thức được trách nhiệm và những việc cần làm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai.



II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các TTGDTX”.

- Một số thông tin, hình ảnh, băng hình liên quan đến thực trạng ô nhiễm môi trường biển, các hiện tượng thiên tai xảy ra ở Việt Nam.

- Bảng trắng, bút dạ, giấy A0, A4,...



III. Nội dung, phương pháp và thời gian

TT

Nội dung

Phương pháp

Ghi chú

1

Khái niệm: Ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo, hiện tượng lụt, bão

Động não




2

Ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai

Làm việc cá nhân




3

Một số biện pháp thông thường để phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

Thảo luận nhóm




4

Thực trạng của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

Thảo luận cả lớp,

Thảo luận nhóm






5

Trách nhiệm và những việc cần làm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, khắc phục hậu quả thiên tai

Thảo luận cả lớp




6

Những vấn đề cùng trao đổi

Thảo luận cả lớp




IV. Tiến trình thực hiện

Nội dung 1

Khái niệm: Ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo,

hiện tượng lụt, bão

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm: Ô nhiễm môi trường; kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo; hiện tượng lụt, bão

- GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là Ô nhiễm môi trường? Thế nào là Kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo? Hiện tượng lụt, bão là gì?

- HV suy nghĩ và phát biểu theo suy nghĩ của cá nhân mình.

- GV dựa vào tài liệu thuyết trình về ba khái niệm:



1.Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

2. “Kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo” là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra ven biển, trên biển và đảo Việt Nam hoặc khi có sự cố ô nhiễm xảy ra ven biển, trên biển và đảo Việt Nam thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó.

3. “Lụt, bão” là hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra ở nước ta có khi gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái; Lụt, bão quy định trong Pháp lệnh này gồm lũ, ngập lụt, nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất do mưa, lũ, bão và sóng biển gây ra.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương