BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN


Nội dung 4 Một số phương pháp dạy học khuyến khích sử dụng trong giáo dục về TN&MTBHĐ trong TTGDTX



tải về 0.74 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.74 Mb.
#1790
1   2   3   4   5   6

Nội dung 4

Một số phương pháp dạy học khuyến khích sử dụng trong giáo dục về TN&MTBHĐ trong TTGDTX


Hoạt động 4.1. Tìm hiểu đối tượng người học ở các TTGTDX

 GV đưa ra câu hỏi thảo luận cả lớp:

- Đối tượng người học ở TTGDTX hiện nay có những đặc điểm gì?

- Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình dạy học?

HV thảo luận và đưa ra những đặc điểm chung nhất của HV TTGDTX hiện nay và những thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình dạy học?

 GV tóm tắt và kết luận :

HV ở các TTGDTX thường là thanh thiếu niên thiệt thòi về giáo dục, là những người :

- Không có điều kiện, khả năng học tiếp THPT sau khi học xong THCS

- Bỏ học THPT trước đây vì nhiều lí do khác nhau.

HV của các TTGDTX nhìn chung đa dạng về độ tuổi, về trình độ, về hoàn cảnh gia đình, về thời gian bỏ học, về kinh nghiệm và vốn hiểu biết thực tế, về động cơ, nhu cầu học tập v.v...

So với học sinh THPT, HV các TTGDTX có nhiều khó khăn hơn về

hoàn cảnh (gia đình nghèo, neo đơn, đông con, bố mẹ ốm đau, mất sớm hoặc li hôn …). Nhiều HV phải vừa học, vừa làm, vừa phải phụ giúp gia đình, thậm chí phải tự lao động kiếm sống. HV các TTGDTX thường va chạm với cuộc sống sớm hơn, già dặn hơn so với HS phổ thông.

Trừ một số HV, nhìn chung khả năng học tập của HV ở các TTGDTX có nhiều hạn chế hơn so với HS phổ thông. (Nhiều HV là HS kém không có khả năng thi vào các trường THPT hoặc đã bỏ học lâu quên nhiều kiến thức và kĩ năng học tập)

Động cơ, nhu cầu học tập của HV ở các TTGDTX đa dạng và có nhiều khác biệt so với HS phổ thông: nhóm có nhu cầu tiếp tục thi vào cao đẳng, đại học, nhóm có nhu cầu đi học nghề và sẽ đi làm sau khi tốt nghiệp THPT.

Những thuận lợi cơ bản trong học tập:

- Có nhiều thời gian học tập

- Ham tìm tòi, hiểu biết

- Khao khát hoạt động chung, tập thể

- Muốn thể hiện khả năng

- Có khả năng tư duy trừu tượng

- Có khả năng ghi nhớ ý nghĩa, dựa trên sự so sánh, phân loại, hệ thống

-…

Những khó khăn:

- Động cơ học tập đa dạng, chưa bền vững.

- Đôi khi bướng bỉnh, không vâng lời

- Không tập trung, dễ bị phân tán

- Dễ nhớ nhưng dễ quên

- Mau chán nản

Khi hướng dẫn HV, GV cần chú ý đến những khó khăn này để vận dụng những phương pháp phù hợp, giúp giờ học đạt hiệu quả hơn.

Để hạn chế được những khó khăn này, GV phải là người luôn kiên trì, động viên, giúp đỡ, gần gũi, gợi cho HV nhu cầu tìm hiểu, giúp HV có phương pháp học tập phù hợp ; tổ chức các hoạt động học tập hấp dẫn ; quan tâm đến sự phát triển tư duy trừu tượng; phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể …

Hoạt động 4.2. Tìm hiểu về xu thế đổi mới quan niệm dạy học hiện nay

 GV đề nghị cả lớp thảo luận về quan niệm dạy học trước đây và quan niệm dạy học ngày nay?

 GV mời một số HV nêu suy nghĩ của mình và ghi lại tất cả mọi ý kiến lên bảng theo 2 cột, không nhận xét hay bình luận gì.

 Sau đó, GV đề nghị HV xem lại tất cả các ý kiến ghi trên bảng, gộp các ý kiến trùng nhau lại. Bổ sung và thảo luận những ý kiến chưa rõ, chưa chính xác.

 Cuối cùng, GV đưa ra kết luận:

Quan niệm DH trước đây và Quan niệm DH ngày nay

DH thụ động ==> DH tích cực/tham gia

DH bằng kể hay giải thích ==> DH bằng cách khám phá

DH độc thoại ==> DH đối thoại

DH áp đặt ==> DH theo hợp đồng/nhu cầu

DH tập trung vào cá nhân ==> DH tập trung vào nhóm/DH hợp tác

Dạy học tập trung vào nội dung ==> DH tập trung vào quá trình

Dạy học tập trung vào việc dạy ==> DH tập trung vào việc học

Dạy kiến thức ==> Dạy cách học



Hoạt động 4.3. So sánh sự khác nhau giữa dạy học thụ động và dạy học tham gia



 GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu thảo luận: Hãy so sánh sự khác nhau giữa cách dạy học cũ và cách dạy học mới.

 GV hướng dẫn các nhóm thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng, thư kí nhóm ghi lại các ý kiến thảo luận, hoặc ghi ra giấy A0.






 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

 GV kết luận:




Dạy học thụ động

Dạy học tham gia

1. Không chú ý kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của người học

2. Tập trung vào việc dạy của thầy

1. Tôn trọng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của người học

2. Tập trung vào việc học của trò


3. Thầy độc thoại, phát vấn

4. Người học thụ động nghe

5. Thầy cung cấp thông tin
6. Thầy áp đặt kiến thức có sẵn
7. Trò học thuộc

8. Thầy độc quyền đánh giá

3. Đối thoại trò-trò, trò-thầy

4. Người học tích cực, chủ động

5. Thầy tổ chức, động viên, hướng dẫn/gợi ý

6. Người học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận

7. Học cách học, cách giải quyết vấn đề

8. Kết hợp thầy đánh giá với tự đánh giá của học sinh, của tập thể lớp
Hoạt động 4.4. Kể tên các PPDH thường được sử dụng trong dạy học

 GV mời một vài HV phát biểu về các phương pháp dạy học thường dùng hoặc đã được nghe, GV ghi các ý kiến lên bảng.

 GV mời một vài HV phát biểu PP nào thường dùng, PP nào phù hợp với người học và điều kiện thực tế, PP nào khó thực hiện. GV khoanh tròn vào những PP thường dùng, đóng khung vào những PP phù hợp với người học và điều kiện thực tế và gạch chân những PPDH khó thực hiện.

 GV mời một vài HV giải thích:



  • Tại sao các PPDH được khoanh tròn thường được dùng?

  • Tại sao các PPDH trong khung lại phù hợp với người học?

  • Tại sao các PPDH được gạch chân khó thực hiện?

 GV tóm tắt các ý kiến thảo luận theo ý sau:

PPDH thuyết trình thường được sử dụng, vì đây là PPDH quen thuộc, dễ sử dụng, giáo viên có thể chủ động được v.v... Tuy nhiên đây không



phải là PPDH phù hợp và có hiệu quả đối với người học.

Một số PPDH như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tranh luận, phương pháp động não v.v… là các PPDH phù hợp và có hiệu quả đối với người học bởi vì các PPDH này:



+ Thể hiện sự tôn trọng đối với người học

+ Tạo điều kiện cho mọi người học được tham gia, được phát biểu ý kiến được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Tạo điều kiện cho người học có cơ hội học tập lẫn nhau.

+ Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.

+ …

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các PPDH trên chưa được sử dụng thường xuyên, bởi vì các PPDH đó nhìn chung khó thực hiện hơn, cần nhiều thời gian chuẩn bị, cần có cơ sở vật chất, giáo viên cần có nhận thức, nhiệt tình, hiểu biết và kĩ năng giảng dạy …



Trong thực tế, tùy vào trình độ của người học và điều kiện của từng nơi mà GV sử dụng các phương pháp dạy học cùng tham gia để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng một phương pháp nào vì như thế sẽ gây nhàm chán, mất hứng thú học tập đối với người học.

Hoạt động 4.5. Giới thiệu một số PPDH được khuyến khích sử dụng trong dạy học giáo dục về TN&MTBHĐ

 GV đưa ra câu hỏi để HV thảo luận cả lớp:

+ Những PPDH nào thường được dùng trong dạy học trong GD về môi trường và GD về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo?

+ Ưu, nhược điểm của các PPDH đó?

 GV tóm tắt và kết luận: Các PPDH được khuyến khícch sử dụng trong GD về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là:

 Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm là phương pháp thường được dùng trong “Dạy học cùng tham gia”. Thảo luận nhóm là phương pháp chia HV ra thành các nhóm để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó để đi đến một kết luận hay một giải pháp nào đó.

Mỗi nhóm có thể có từ 2 đến 9 người tuỳ theo mục đích, yêu cầu của thảo luận nhóm. Ví dụ:

- Nhóm 2 đến 3 người: để trao đổi ý kiến ngắn gọn về một vấn đề cụ thể.

- Nhóm 4 đến 6 người: khi cần trao đổi hoặc thực hành về một công việc đòi hỏi nhiều nỗ lực chung.

- Nhóm 7 đến 9 người: khi cần trao đổi các chủ đề cần so sánh hoặc phân tích sâu.

- Cách chia nhóm có thể theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề cần thảo luận, GV/HDV có thể chia theo 2 cách:

+ Chia nhóm theo chủ định (giới, vùng miền địa bàn xã, ngành nghề, v.v)

+ Chia nhóm ngẫu nhiên: Có thể nhóm ngồi bên phải, nhóm ngồi bên trái. Hoặc chia nhóm thông dụng bằng cách cho HV lần lượt đếm 1,2,3,4; 1,2,3,4 ... Tất cả HV số 1 vào một nhóm, số 2 vào một nhóm v.v

- Về cách sắp xếp chỗ ngồi: Nên bố trí để cho mọi người đều có thể nhìn thấy nhau, không để người nào ngồi quá xa GV/HDV .



* Các bước tiến hành

Bước 1: Giới thiệu chủ đề, vấn đề cần thảo luận. Nêu rõ mục đích, yêu cầu. Chia nhóm, phân công nhiệm vụ

Bước 2: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận.

Bước 3: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và yêu cầu các nhóm khác nghe, trao đổi và bổ sung, góp ý.

Bước 4: Tóm tắt kết quả thảo luận của các nhóm.

* Ưu, nhược điểm của thảo luận nhóm:

Thảo luận là cách mà người học và tiếp thu một cách tốt nhất, bởi vì:

 Tôn trọng học viên;

 Có khả năng thu hút sự tham gia của mọi thành viên;

 Tạo điều kiện cho mọi người được phát biểu, được chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ của mình, được học hỏi lẫn nhau;

 Tạo điều kiện kích thích phản ứng dây chuyền trong tư duy. ý nghĩ của người này kích thích ý nghĩ của người khác;

 Có hiệu quả trong việc tác động mạnh tới thay đổi hành vi, thái độ;

 Đặc biệt, thảo luận nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho người học tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận;

 Thảo luận nhóm giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn;

 Thảo luận nhóm còn giúp người học nâng cao lòng tự tin.

Tuy nhiên, thảo luận nhóm mất rất nhiều thời gian, cần có địa điểm rộng. GV/HDV phải bao quát mọi nhóm cùng một lúc, phải xử lí các tình huống bảo đảm cho mọi người đều tham gia và nhóm thảo luận đúng hướng.

* Chú ý: Để thảo luận nhóm có hiệu quả, GV phải:

- Khuyến khích mọi người đều tham gia, trao đổi, không trừ một ai;

- Nhắc nhở mọi người chú ý lắng nghe và có ý thức học hỏi lẫn nhau;

- Tạo không khí thảo luận vui vẻ, nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn nhau;

- Tránh không được phê phán, chỉ trích, diễu cợt;

- Kiên trì lắng nghe, động viên, không cắt ngang lời nói của thành viên;

- Không để nhiều người cùng nói một lúc;

- Không nên coi ý kiến của một người là ý kiến của cả nhóm. Nên gợi cho mọi người đều phát biểu;

- Chú ý hướng thảo luận đúng trọng tâm;

- Cuối thảo luận cần có kết luận, tóm tắt những điều đã bàn bạc và có kế hoạch hành động tiếp theo.

 Phương pháp động não: Động não là phương pháp kích thích mọi người nói ngay mọi ý nghĩ lướt qua trong óc về một vấn đề đã được GV/HDV nêu ra mà không có một sự bình luận hoặc phê phán đánh giá nào.



* Các bước tiến hành

Bước 1: Nêu vấn đề để tất cả mọi cùng suy nghĩ.

Bước 2: Động viên tất cả mọi người suy nghĩ trong vài phút.

Bước3: Yêu cầu từng người nêu nhanh suy nghĩ của mình và ghi lại tất cả mọi ý kiến lên bảng, không được nhận xét hay bình luận gì.

Bước 4: Đề nghị HV xem lại tất cả, gộp các ý kiến trùng nhau, bổ

sung và phân loại.

Bước 5: Tóm tắt, kết luận.

* Ưu, nhược điểm: Có thể tập hợp nhiều ý kiến khác nhau trong một thời gian ngắn, tạo không khí học tập sôi nổi, mọi người tham gia tích cực,

không ngại ngùng. Tuy nhiên các ý kiến nhiều khi không chính xác.



*Chú ý: Trong quá trình HV nêu suy nghĩ nhanh của mình về vấn đề mà GV/HDV nêu ra, những ý kiến có thể đúng, có thể chưa chính xác và thậm chí có thể sai. Nhưng GV/HDV tuyệt đối không được nhận xét, phê phán hoặc bình luận gì. Mọi ý kiến đều được tôn trọng và được ghi lên bảng. Như vậy, người học mới tự tin, mới hăng hái tham gia. Nếu HV có khó khăn, GV/HDV cần phải gợi ý, giải thích.

 Phương pháp đóng vai: Đóng vai là một phương pháp thường được sử dụng trong “Dạy học cùng tham gia”. Trong phương pháp đóng vai, người học biểu diễn thái độ của người khác ở những tình huống theo một kịch bản cho trước. Đóng vai được áp dụng nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn thái độ giao tiếp.



* Các bước tiến hành

Bước 1: Nêu tình huống và phân vai diễn cho một số HV và yêu cầu họ chuẩn bị vai diễn của mình đúng như kịch bản.

Bước 2: Tổ chức cho nhóm kịch trình diễn và yêu cầu những người khác quan sát, theo dõi và chuẩn bị ý kiến đánh giá.

Bước 3: Tổ chức cho lớp trao đổi về cách ứng xử, thái độ và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống cụ thể tương tự.

Bước 4: Tóm tắt, kết luận ý kiến của cả lớp.

* Ưu, nhược điểm: Phương pháp đóng vai thường gây sự chú ý, gây súc động đối với người học. Giúp cho người học bước đầu làm quen với các tình huống trong thực tiễn. Người học dễ tiếp thu, dễ nhớ. Tuy nhiên, những tình huống giả định nhiều khi phi thực tế làm mất tính hiệu quả, thuyết phục. HV phần lớn e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai, nhất là lúc đầu. Phương pháp này đòi hỏi khả năng diễn xuất, ứng xử nhất định và đặc biệt rất mất thời gian.

* Chú ý: Điều quan trọng là phải tìm hoặc xây dựng tình huống/kịch bản sát với thực tiễn, có thể sử dụng tình huống có thật. Nội dung kịch bản phải cụ thể, phải mang tính giáo dục. Nội dung phải chứa đựng những tình huống mâu thuẫn, phức tạp, đầy kịch tính. HV phải hiểu kịch bản, phải thể hiện đúng yêu cầu của vai diễn. Không gian phải đủ rộng để có chỗ cho diễn

kịch, để cho tất cả mọi người đều có thể quan sát.

 Phương pháp tình huống/nghiên cứu điển hình: Tình huống là một câu chuyện miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu. Phương pháp tình huống là tổ chức nhóm xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận một tình huống, một trường hợp cụ thể nào đó trong thực tế để đạt được mục tiêu của lớp học đã đề ra.

* Các bước tiến hành

Bước 1: Giới thiệu tình huống (phát tài liệu, cho xem băng video v.v…); chia nhóm, nêu nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc.

Bước 2: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận.

Bước 3: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.

Bước 4: Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận.

Bước 5: Tóm tắt những thông tin, yếu tố, những vấn đề, những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất qua tình huống



* Ưu, nhược điểm: Phương pháp tình huống có thể giảm lối học thụ động, sách vở, tăng cường khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tế, nâng cao khả năng phân tích và lập luận của học viên, khuyến khích HV tích cực tham gia xem xét, thảo luận về một tình huống, một câu chuyện, một nhân vật có thật trong thực tế v.v… Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, cần có cơ sở phòng học đủ rộng, qui mô lớp vừa phải và cũng mất nhiều thời gian.

* Chú ý: Cần lựa chọn tình huống phù hợp với chủ đề, mục tiêu của lớp học. Tình huống phải sát thực tế, phải có vấn đề. Đặc biệt, tình huống phải phù hợp với trình độ của học viên. Một tình huống quá khó, HV không đủ trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm giải quyết thì sẽ không có hiệu quả.

Lần đầu tiên HV có thể bỡ ngỡ. Vì vậy, GV nên đưa ra những tình huống đơn giản, ngắn gọn, bao quát và hướng dẫn, gợi ý, cung cấp thêm thông tin trong quá trình thảo luận. GV gợi ý, hướng dẫn, chứ không được áp đặt. Lưu ý, các nhóm HV khác nhau có thể đưa ra các giải pháp khác nhau cho cùng một tình huống. Ở đây không có câu trả lời đúng hay sai. Trong quá trình thảo luận, GV cần chú ý tới những HV thờ ơ hay thụ động hoặc kịp thời điều

chỉnh khi cuộc thảo luận lạc hướng, đi vào những chi tiết vụn vặt.

 Phương pháp tranh luận: Tranh luận là phương pháp chia người học thành các nhóm để tranh cãi có lí luận, có lập luận chặt chẽ để bảo vệ ý kiến của nhóm về một chủ đề hoặc vấn đề hoặc một quan niệm nào đó.



* Các bước tiến hành

- Bước 1: Nêu vấn đề/quan điểm cần tranh luận.

- Bước 2: Chia lớp thành 2 nhóm theo 2 quan điểm trái ngược nhau:

“Những người đồng ý với quan niệm đã cho thì vào một nhóm, những người không đồng ý thì vào nhóm khác”.



- Bước 3: Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận đưa ra lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình.

- Bước 4: Tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến của mình và yêu cầu nhóm kia chú ý lắng nghe và chuấn bị có ý kiến lại hoặc phản bác lại.

- Bước 5: Tóm tắt ý kiến tranh luận và trình bày quan điểm của mình.

* Ưu, nhược điểm: Đây là phương pháp có tác dụng tích cực trong việc lôi cuốn người học tham gia bảo vệ ý kiến của mình, của nhóm mình. Phương pháp này buộc người học phải suy nghĩ để có lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng thuyết phục, buộc mọi người phải chăm chú theo dõi ý kiến của người khác để tranh luận, đồng tình hoặc phản bác. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian và sự chuẩn bị công phu của GV/HDV.

*Chú ý: GV/HDV phải khéo léo dẫn dắt cuộc tranh luận sao cho lành mạnh, vui vẻ và đúng hướng. Tránh tranh luận gay gắt, cãi vã, mâu thuẫn và xúc phạm lẫn nhau.

 Phương pháp dùng phiếu thăm dò: Phương pháp dùng phiếu thăm dò là phương pháp dùng các mảnh giấy nhỏ phát cho HV để lấy ý kiến cuả họ về một vấn đề nào đó.



* Các bước tiến hành

Bước 1: Nêu vấn đề để tất cả mọi người suy nghĩ đóng góp ý kiến. GV phát các mảnh giấy nhỏ cho từng HV và đề nghị viết câu trả lời ngắn gọn của mình vào đó.

Bước 2: Động viên hướng dẫn, gợi ý HV suy nghĩ và viết câu trả lời của mình.

Bước 3: Mời từng HV đọc câu trả lời của mình và ghi tất cả ý kiến lên bảng.

Bước 4: Tổ chức cả lớp thảo luận, nhóm các ý kiến giống nhau lại và gợi ý lớp bổ sung thêm nếu cần thiết.

Bước 5: Tóm tắt, kết luận

* Ưu, nhược điểm: Phương pháp này sinh động, thu được nhiều ý kiến đa dạng khác nhau. Nó buộc tất cả mọi người đều được tham gia, chia sẻ ý kiến của mình. Tuy nhiên, nhiều khi các ý kiến này không tập trung.

*Chú ý: GV/HDV động viên mọi người tham gia, quan sát, theo dõi và gợi ý cho các HV còn lúng túng, nhất là lần đầu tiên. Cần tôn trọng mọi ý kiến.
Hoạt động 4.6. Thực hành một số PPDH

 GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một nội dung trong tài liệu “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong TTGDTX”, thảo luận và chuẩn bị trình diễn/dạy thử một trong 6 PPDH.

 Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, góp ý, bình luận. GV gợi ý cho cả lớp góp ý PPDH vừa được trình bày theo gợi ý sau:

* Cách tiến hành PPDH này đã đúng chưa? PPDH này có tác dụng gì?

* PPDH này đã huy động mọi người cùng tham gia như thế nào?

* PPDH này đã tạo điều kiện cho mọi người chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết đã có của mình như thế nào?

* PPDH này đã tạo không khí học tập như thế nào?

* ...


 Sau khi các nhóm đã trình diễn, GV kết luận:

Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một số ph­ương pháp rất tốt cho việc hình thành kiến thức. Một số phương pháp khác lại có tác dụng tốt đối với việc thay đổi thái độ, hành vi của người học v.v... Phương pháp truyền thống kiểu thông báo - thu nhận, kiểu thuyết trình, giảng giải, nhất là phương pháp làm mẫu - luyện tập, tái tạo dựa trên luyện tập vẫn còn có giá trị. Tuy nhiên, phương pháp truyền thống cần phải được cải tiến, hoàn thiện theo hướng cải tiến, hoàn thiện kĩ năng trình bày kết hợp với toạ đàm, thảo luận, kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ trực quan, các phương tiện dạy học hiện đại.

Vấn đề quan trọng là GV phải biết lựa chọn, biết phối, kết hợp các phương pháp để phát huy thế mạnh, ưu điểm của từng phương pháp. Sự năng động sáng tạo, trình độ, năng lực và kinh nghiệm của GV giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Các phương pháp chỉ thực sự có hiệu quả khi được dùng đúng cách, đúng nơi và đúng lúc.

Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp phù hợp với từng tình huống cụ thể là rất quan trọng. Phương pháp trước hết phải phù hợp với mục tiêu, nội dung, với đặc điểm của người học (đặc điểm học tập, cũng như năng lực nhận thức, thói quen …); phù hợp với trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kĩ năng của từng GV; phù hợp với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có, thời gian thực tế. Một phương pháp được coi là phù hợp, là có hiệu quả và tối ưu nhất khi nó phù hợp với:

- Mục tiêu và nội dung;

- Trình độ, thói quen, hứng thú của người học;

- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, kĩ năng v.v...của GV;

- Điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Quĩ thời gian thực tế của lớp học.

Để GD về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo có hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:

 Vai trò của GV là “hướng dẫn”, chứ không chỉ thuần tuý là người cung cấp, truyền đạt thông tin.

 GV tập trung chủ yếu tổ chức cho HV được hoạt động, được tham gia, tự tìm tòi, khám phá, chứ không chỉ tập trung vào nội dung bài học.

 GV giúp HV tự thấy được cái sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức, kinh nghiệm trước đây của mình, chứ không chỉ tập trung

vào kiến thức mới, kĩ năng mới.

 GV phải chú ý tạo điều kiện cho người học được trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau, chứ không chỉ học từ GV.

 GV chú ý đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các phương pháp tập huấn để tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.

 GV cần sử dụng các phương pháp mới. Tuy nhiên không quá lạm dụng. Mỗi phương pháp có điểm mạnh và hạn chế riêng. Vấn đề là phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu, nội, với đặc điểm đối tượng, với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, với quĩ thời gian hiện có của lớp học và đặc biệt phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của bản thân là một nghệ thuật.


Nội dung 5


Những vấn đề cùng trao đổi - Tổng kết bài học

Hoạt động 5.1. Thảo luận một số vấn đề cùng suy ngẫm

 GV tổ chức cho HV thảo luận chung cả lớp hai câu hỏi:



+ Tác dụng và ý nghĩa của phương pháp dạy học cùng tham gia trong giáo dục về TN&MTBHHĐ?

+ Việc vận dụng các hình thức giáo dục về TN&MTBHHĐ trong thực tế địa phương cần có những lưu ý gì?

 GV ghi tất cả các ý kiến phát biểu của HV lên bảng.

 GV tổ chức cho HV nhận xét, tổng hợp những ý kiến phát biểu .

Hoạt động 5.2. Tổng kết bài học

 GV nhắc lại tóm tắt những nội dung chính đã học trong bài học.




Bài 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

"GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO TRONG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN"

(Thời gian thực hiện: 1,5 buổi)

I. Mục tiêu

Học xong bài này, HV cần đạt được các yêu cầu sau:

1. Nêu được mục đích Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”.

2. Nêu được quan điểm lựa chọn nội dung và hình thức trình bày Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”.

3. Chỉ ra được những nội dung cơ bản được đưa vào Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”.

4. Chỉ ra được cách bố cục nội dung Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”.

5. Biết sử dụng có hiệu quả Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu "Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX"

- Bài soạn PowerPoint

- Phiếu học tập

- Bảng (phấn/bút dạ), giấy A0, bút dạ màu tối, giấy A4

III. Nội dung, phương pháp và thời gian

TT

Nội dung

Phương pháp

Ghi chú




Đặt vấn đề/khởi động







1

Mục đích Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”

Nghiên cứu tài liệu. Thảo luận chung cả lớp và Thuyết trình




2

Quan điểm lựa chọn nội dung và hình thức trình bày Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”

Thuyết trình





3

Nội dung và bố cục của Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”

Nghiên cứu tài liệu. Làm việc theo nhóm và trả lời vào phiếu bài tập




4

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”

Thuyết trình. Làm việc theo nhóm và trả lời vào phiếu bài tập




5

Những vấn đề cần trao đổi.

Tổng kết bài học



Thảo luận và Thuyết trình




IV. Tiến trình thực hiện

Đặt vấn đề/khởi động:



Nội dung 1

Mục đích Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu mục đích Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”

 GV tổ chức thảo luận chung cả lớp về thực trạng hiểu biết của HV ở các TTGDTX về các vấn đề liên quan đến TN&MTBHĐ.

 Trên cơ sở đó GV dẫn tới sự cần thiết phải biên soạn Tài liệu “Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong các TTGDTX”.

GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị giới thiệu mục đích của Tài liệu:

 Nhằm nâng cao nhận thức cho người học trong các TTGDTX về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo thông qua việc cung cấp những thông tin, kiến thức chung, cơ bản và cần thiết nhất về TN&MTBHHĐ Việt Nam;

Hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản, cần thiết, phù hợp để tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam; các biện pháp thông thường đề phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển, hải đảo.



Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương