BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN



tải về 0.74 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.74 Mb.
#1790
1   2   3   4   5   6

 GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác cùng tham gia nhận xét.

 GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị chốt lại các vấn đề và giải thích thêm (nếu chưa có sự thống nhất cao) đối với những vấn đề chốt lại về mục tiêu của Chuyên đề này. Cụ thể là, học xong Chuyên đề này, người học đạt được những yêu cầu sau :

Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm tài nguyên biển, môi trường biển;

- Nêu được . vai trò của tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam đối với đời sống con người và phát triển kinh tế-xã hội.

- Nêu được một số vấn đề cấp bách về TN&MTBHĐ.

- Nêu được những khó khăn, bất cập, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo.

- Trình bày được những nguy cơ, hiểm họa liên quan đến lợi ích của cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo, hậu quả và nguyên nhân.

- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ TM&MTBHĐ .

- Nêu lên được một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

- Nêu lên được những hoạt động cần ưu tiên, khuyến khích về TN&MTBHĐ và những hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng TN&MTBHĐ.

- Kể được những Công ước Quốc tế có liên quan đến vấn đề TN&MTBHĐ

Về kỹ năng:

- Nhận biết được những vấn đề về TN&MTBHĐ đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật, đặc biệt là những vấn đề bức xúc về môi trường quanh khu vực mà mình đang sinh sống, học tập và công tác;

- Nhận biết được những hậu quả của việc khai thác và sử dụng TN&MTBHĐ không hợp lí đang ảnh hưởng đến đời sống con người và sự PTBV của cộng đồng, xã hội và nhân loại;

Về thái độ::

- Biết lựa chọn hành vi, xử sự đúng đắn để góp phần tham gia bảo vệ TN&MTBHĐ;

- Biết tuyên truyền, vận động người khác chung tay góp sức bảo vệ TN&MTBHĐ.

- Quan tâm và có trách nhiệm và sẵn sàng hợp tác, tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ TN&MTBHĐ

- Không đồng tình, kiên quyết phản đối những hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng TN&MTBHHĐ.

Hoạt động 4.2. Tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý để lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng người học

 GV giảng giải:

- Tài liệu được biên soạn dùng chung cho cả nước. Vì vậy, GV cần quan tâm đến đối tượng người học ở các vùng miền khác nhau để lựa chọn nội dung cho phù hợp.

Ví dụ:


+ Đối với đối tượng HV ở những vùng hay xảy ra lụt bão, việc lựa chọn

nội dung thích hợp nhất là “Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai”.

+ Đối với đối tượng HV ở những vùng ven biển hay xảy ra sự cố tràn dầu, việc lựa chọn nội dung thích hợp nhất là “Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển”.

+ Đối với đối tượng HV ở vùng ven biển, hải đảo, việc lựa chọn nôi dung thích hợp có thể là “Những nguy cơ, hiểm họa liên quan đến lợi ích của cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo, hậu quả, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”

+ Đối với đối tượng HV ở vùng có nhiều hải đảo, việc lựa chọn nội dung thích hợp nhất là “Phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển , hải đảo việt Nam”

+ v.v...


- Mỗi chuyên đề trong tài liệu được học trong vài buổi. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi TTGDTX, các GV không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ nội dung của từng chuyên đề, mà có thể lựa chọn một vấn đề nào đó, đồng thời bổ sung cập nhật những vấn đề/thông tin/số liệu/thực tế của địa phương mình để giảng dạy cho phù hợp với đối tượng, với địa phương của mình.

Ví dụ:


Chuyên đề 1 có thể chia thành những nội dung sau:

+ Tìm hiểu về biển, hải đảo Việt Nam và vai trò của TN&MTBHĐ Việt Nam đối với đời sống con người và phát triển KT-XH

+ Một số vấn đề cấp bách về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

+ Một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.

 GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ theo địa bàn sinh sống và tổ chức cho HV làm việc theo nhóm.

 GV yêu cầu các nhóm HV thực hành lựa chọn nội dung giảng dạy cho phù hợp với đối tượng HV ở địa phương của mình. Sau đó ghi vào Phiếu

học tập 4 (trong thời gian 30 phút)

Phiếu học tập số 4

(Nhóm : ...............)

Những nội dung lựa chọn giảng dạy cho HV:..........................................

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Cần bỏ bớt những nội dung nào?............................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Cần bổ sung thêm những nội dung nào?....................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


 GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác cùng tham gia nhận xét.

 GV tổng hợp ý kiến của các nhóm.



Hoạt động 4.3. Tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học

 GV giảng giải:

- Đối tượng người học ở các TTGDTX bao gồm: thanh niên từ 15

đến 21 tuổi và người lớn từ 21 tuổi trở lên. HV ở các TTGDTX đa dạng về độ tuổi, trình độ học tập, nhu cầu hiểu biết, tâm lí tuổi tác,... Họ là những người đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và lao động sản xuất.

- Dạy học truyền thống theo kiểu thuyết trình, áp đặt, thụ động hoàn toàn không phù hợp với HV ở các TTGDTX. Phương pháp tiếp cận cùng tham gia là cách dạy học hiệu quả và phù hợp nhất với HV ở các TTGDTX, với đặc điểm học tập của họ. Trong dạy học cùng tham gia, người học được tham gia, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được tạo điều kiện để tự khám phá kiến

thức, tất nhiên dưới sự hướng dẫn, gợi của GV.

Trong dạy học cùng tham gia ở các TTGDTX, GV không phải chỉ là người cung cấp thông tin, mà chủ yếu là người tổ chức, động viên, hướng dẫn, gợi ý. Vì vậy cách dạy học này:

+ Thể hiện sự tôn trọng HV với tư cách là người có nhiều kinh nghiệm.

+ Thể hiện sự tin tưởng HV, khuyến khích ý kiến của tất cả mọi người. Tạo điều kiện cho HV thấy rõ hơn đúng, sai, cái chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức và kinh nghiệm trước đây của mình khi HV được tham gia, được phát biểu, được nói ra được những điều mình đang nghĩ, đang làm và được nghe người khác trao đổi.

+ Tạo điều kiện cho HV trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, chứ không chỉ học từ GV.

+ Tạo điều kiện cho HV tự phát hiện vấn đề, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự tìm ra kết luận.

+ Giúp HV dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

+ Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái

+ Giúp HV tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia.

+ V.v...

- Có rất nhiều phương pháp dạy học cùng tham gia để triển khai hướng dẫn HV tham gia bảo vệ TN&MTBHĐ thông qua việc truyền đạt những nội dung đã được lựa chọn (như phương pháp dạy học cùng tham gia như động não, thảo luận nhóm, thảo luận chung cả lớp, tranh luận, nghiên cứu tình huống, đóng kịch, sắm vai, chơi trò chơi, hoặc sử dụng các kĩ thuật cộng đồng).

Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp truyền đạt, hướng dẫn cho phù hợp với đối tượng, GV cần xác định đúng đối tượng người học (nhóm đối tượng) trên cơ sở căn cứ vào năng lực, nhu cầu, tâm lý, tuổi tác.

 GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và tổ chức cho HV làm việc theo nhóm.

 GV yêu cầu các nhóm HV thực hành lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng HV ở địa phương của mình. Sau đó ghi vào Phiếu học tập 5 (trong thời gian30 phút)

Phiếu học tập số 5

(Nhóm : ...............)

1. Lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với HV là thanh niên từ 15 đến 21 tuổi:

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2 Lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với HV là người lớn từ 21 tuổi trở lên:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................



 GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác cùng tham gia nhận xét.

 GV tổng hợp ý kiến của các nhóm.

 GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị có thể đưa ra nhận xét như sau:

- Với đối tượng HV là thanh niên, nên chọn phương thuyết trình kết hợp với phương tiện trực quan, pháp thảo luận nhóm, thảo luận chung cả lớp, đóng kịch, chơi trò chơi,...

- Với đối tượng HV là người lớn, nên chọn phương thuyết trình kết hợp

với phương tiện trực quan, pháp thảo luận nhóm, thảo luận chung cả lớp, nghiên cứu tình huống, tranh luận,...



Nội dung 5

Những vấn đề cần trao đổi - Tổng kết bài

Hoạt động 5.1. Những vấn đề cần trao đổi

 GV tổ chức cho HV thảo luận chung cả lớp các câu hỏi: Anh chị có những khó khăn gì:

- Trong việc xác định mục tiêu bài giảng?

- Trong việc lựa chọn nội dung học tập phù hợp với đối tượng?

- Trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng?

- Những khó khăn khác?

 GV ghi tất cả các ý kiến phát biểu của HV lên bảng.

GV tổ chức cho HV nhận xét, tổng hợp , tìm cách giải quyết .



Hoạt động 5.2. Tổng kết bài

 GV tổng kết bài:Muốn sử dụng tài liệu có hiệu quả cần phải:

- Xác định rõ mục tiêu của mỗi chuyên đề: đây là việc làm rất quan trọng; xác định mục tiêu (yêu cầu cần đạt được) càng cụ thể thì càng dễ đánh giá; Việc xác định các yêu cầu và mức độ cần đạt (kiến thức, kỹ năng, thái độ) phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ vốn có giữa chúng.

- Lựa chọn nội dung hợp lí đối với đối tượng HV ở các vùng miền khác nhau.

- Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HV. HV ở các TTGDTX hầu hết là người có nhiều kinh nghiệm thực tế, việc trao đổi, phương pháp dạy học cùng tham gia sẽ khai thác được kinh nghiệm thực tiễn từ người học, đem lại hiệu quả cao

Bài 4

GỢI Ý SOẠN GIẢNG TÀI LIỆU “GIÁO DỤC VỀ TÀI NGUYÊN

VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN”

(Thời gian thực hiện: 01 buổi)

I. Mục tiêu cần đạt

Trên cơ sở gợi ý của bài này, HV có thể:

1. Biết cách xác định mục tiêu bài giảng, thực hiện thiết kế mục tiêu bài giảng phù hợp với điều kiện tế.

2. Biết lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng.

3. Chủ động biên soạn các đề cương bài giảng phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương mình.

4. Tổ chức hướng dẫn cho GV, báo cáo viên của các TTGDTX cách biên soạn đề cương để dạy/phổ biến cho HV tại các TTGDTX phù hợp với điều kiện của trung tâm.



II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu “Giáo dục TN&MTBHĐ cho HV của TTGDTX”

- Bài soạn được chuẩn bị trên file trình chiếu , các ví dụ minh họa.

- Máy tính, máy chiếu Projector, màn chiếu.

- HV sưu tầm những tình huống, tranh ảnh, thông tin trên mạng về vấn đề TN&MTBHĐ

- Phiếu học tập;Bảng (phấn/bút dạ), giấy A0, bút dạ màu tối, giấy A4



III. Nội dung, phương pháp và thời gian

STT

Nội dung

Phương pháp

Ghi chú

1

Một số yêu cầu chung khi soạn giảng Tài liệu “Giáo dục TN&MTBHĐ cho HV TTGDTX”

Thuyết trình, nêu vấn đề cùng trao đổi




2

Xác định mục tiêu của bài giảng

Thảo luận,

thực hành







3

Xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng




4

Những vấn đề cùng trao đổi




IV. Tiến trình thực hiện

  • Đặt vấn đề/khởi động

Nội dung 1

Một số yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng Tài liệu

Giáo dục TN&MTBHĐ trong trung tâm GDTX”



Hoạt động 1.1. Tổ chức cho HV thảo luận về những yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng Tài liệu

 GV chia cả lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:



Nhóm 1: Xác định những yêu cầu cần đạt về mục tiêu khi thiết kế đề cương bài giảng các chuyên đề của Tài liệu

Nhóm 2: Xác định những yêu cầu cần đạt về nội dung khi thiết kế đề cương bài giảng

Nhóm 3: Xác định những PPDH khi thiết kế đề cương bài giảng

Nhóm 4: Đề xuất những hình thức tổ chức dạy học khi thiết kế đề cương bài giảng các chuyên đề của Tài liệu

Nhóm 5: Xác định những phương tiện cần có khi thiết kế đề cương bài giảng các chuyên đề của Tài liệu

 Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy A0. Sau thời gian chuẩn bị, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

 GV nhận xét phần báo cáo kết quả của các nhóm.

 GV kết luận về những yêu cầu chung khi xây dựng đề cương bài giảng (kết hợp trình chiếu Power Point):

+ Mục tiêu của mỗi bài giảng/chuyên đề phải là một cấu phần hình thành mục tiêu chung bám sát và hướng tới thực hiện mục tiêu chung của Tài liệu và phải phù hợp với từng nhóm đối tượng người học;

+ Nội dung cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, cập nhật, phù hợp với đối tượng và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Một buổi học không nên quá nhiều mục tiêu, nội dung. Thường thì mỗi buổi học khoảng 3 - 4 nội dung là vừa.

Để triển khai mỗi nội dung có thể thiết kế từ 1-3 hoạt động.

Các hoạt động nên sắp xếp thứ tự liên tục để dễ theo dõi.

+ PPDH cần thể hiện tính đa dạng, linh hoạt, dễ hiểu, phù hợp với từng cấp độ nhận thức của HV, khai thác được tối đa sự tham gia của người học vào hoạt động dạy học; các phương pháp dạy học cùng tham gia như động não, thảo luận nhóm, tranh luận, đóng kịch, sắm vai hoặc sử dụng các kĩ thuật cộng đồng như: xây dựng sơ đồ/biểu đồ, sơ đồ hình cây, v.v...

+ Hình thức tổ chức dạy học cần sự linh hoạt, mềm dẻo, tạo được sự hấp dẫn với người học và phù hợp với các nhóm đối tượng;

+ Phương tiện dạy học cần thiết thực, đáp ứng việc truyền đạt nội dung bài giảng, phù hợp với điều kiện hiện có của lớp học;



Nội dung 2

Xác định mục tiêu của bài giảng

Hoạt động 2.1. Thảo luận về vai trò quan trọng của việc xác định mục tiêu bài giảng

 GV tổ chức thảo luận cả lớp về vai trò của việc xác định mục tiêu bài giảng

 GV ghi tất cả các ý kiến phát biểu lên bảng, cùng trao đổi với phần thảo luận của HV

 GV kết luận nêu lên vai trò quan trọng của việc xác định mục tiêu bài giảng (kết hợp trình chiếu Power Point):

+Mục tiêu bài học giúp cho GV lựa chọn được phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp

+ Mục tiêu bài học giúp người học định hướng được việc chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và thái độ thích hợp



Hoạt động 2.2. Thảo luận xác định nội hàm của mục tiêu, cách viết mục tiêu

 GV tổ chức thảo luận cả lớp để xác định nội hàm của mục tiêu dạy học, cách viết mục tiêu dạy học

 HV trao đổi, thảo luận

 GV nhận xét, tổng kết:

+ Nội hàm của mục tiêu là những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi học xong chuyên đề

+ Cách viết mục tiêu cần phải cụ thể, rõ ràng để có thể đo đạc được, đánh giá được.

+ Mục tiêu phải nêu cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HV

cần đạt được sau mỗi chương/mỗi bài học, đặc biệt chỉ rõ mức độ, yêu cầu mà HV cần đạt, chứ không phải nhiệm vụ của GV.

+ Một số động từ thường được sử dụng để biểu đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ ở các mức độ khác nhau:

* Yêu cầu về kiến thức:

Mức độ nhận biết: Nêu lên, trình bày, phát biểu, kể lại, liệt kê, nhận biết, chỉ ra, mô tả, định nghĩa, gọi tên...

Mức độ thông hiểu: Xác định, so sánh, phân biệt, phát hiện, phân tích, tóm tắt, đánh giá, cho ví dụ ...

Mức độ vận dụng: Giải thích, chứng minh, liên hệ, vận dụng, xây dựng, giải quyết...

* Yêu cầu về kĩ năng: Lập/viết/tính/vẽ/đo, thực hiện, biết cách, tổ chức, thu nhập, làm thí nghiệm, phân loại...

* Yêu cầu về thái độ: Tuân thủ, tán thành, đồng ý, ủng hộ, hưởng ứng, chấp nhận, bảo vệ, hợp tác...

 GV yêu cầu mỗi HV xác định mục tiêu của một bài học cụ thể trong Tài liệu.

 GV cử một vài HV trình bày

 GV tổ chức trao đổi, thảo luận để HV hiểu rõ cách viết mục tiêu



Hoạt động 2.3. Thực hành xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần đạt được

 GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà người học cần đạt được đối với một bài học cụ thể trong tài liệu(các bài học được chọn không trùng nhau)

 Các nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy A0. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

 GV nhận xét, tổng kết phần thảo luận. GV nhấn mạnh những điểm quan trọng cần lưu ý khi xác định, viết mục tiêu bài học



Nội dung 3

Xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng

Hoạt động 3.1. Thảo luận, xây dựng cấu trúc đề cương bài giảng

 GV yêu cầu HV trình bày các thành tố trong cấu trúc đề cương bài giảng

 GV ghi tất cả các ý kiến lên bảng

 GV và HV cùng nhau thảo luận để sắp xếp trình tự của cấu trúc đề cương bài giảng

 GV kết luận: Cấu trúc một đề cương bài giảng bao gồm các thành tố:

+ Mục tiêu giáo dục (của chuyên đề)

+ Đối tượng người học

+ Thời gian

+ Nội dung và phương pháp

+ Phương tiện và tài liệu hỗ trợ

+ Hình thức tổ chức

+ Các bước tiến hành/các hoạt động (bao gồm: đặt vấn đề/khởi động, các nội dung/hoạt động, nhận xét, kết luận, củng cố)

+ Kiểm tra, đánh giá

Hoạt động 3.2 Thực hành xây dựng một cấu trúc đề cương bài giảng cụ thể

 GV chia lớp theo 4 nhóm theo nội dung 2. Các nhóm thảo luận, hoàn thiện cấu trúc đề cương bài giảng theo bài đã chọn.

 Sau thời gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày

 GV nhận xét, kết luận



Nội dung 4

Những vấn đề cùng trao đổi

Hoạt động 4.1. Giải thích các vấn đề chưa rõ: GV đề nghị HV nêu các câu hỏi/vấn đề, GV tổng hợp câu hỏi

Hoạt động 4.2. Trả lời các câu hỏi của HV và các câu hỏi trong mục “Cùng suy nghĩ và hành động” trong Tài liệu

Hoạt động 4.3. Thảo luận thêm những vấn đề đặc điểm đối tượng, giáo dục môi trường ở các địa phương.

E. Nhận xét về kết quả học tập

 Đánh giá kết quả bài học so với mục tiêu đặt ra.

 GV nhận xét chất lượng, sự tham gia của các HV trong buổi tập huấn

 GV động viên HV nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, ý kiến của mình trong buổi tập huấn



Bài 5

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG (THAM KHẢO)

(Thời gian thực hiện: 01 buổi)

Chuyên đề 1: KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÙNG VEN BIỂN, HẢI ĐẢO Ở CƠ SỞ

I. Mục tiêu

Sau bài học này, người học có thể:

- Trình bày được khái niệm: Nguồn lợi thủy sản; Phát triển bền vững.

- Phân tích được thực trạng, nguyên nhân của việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

- Nhận biết được một số nguy cơ từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

- Nêu được một số biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

- Nhận biết được trách nhiệm và những việc làm cần thiết để khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

II. Tài liệu và phương tiện

- Tài liệu “Giáo dục về TN&MT biển, hải đảo trong các TTGDTX”.

- Một số thông tin, hình ảnh, băng hình về thực trạng, nguyên nhân, nguy cơ của việc khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở các báo, tạp chí, từ thực tế địa phương,...

- Bảng trắng, bút dạ, giấy A0, A4,...



III. Nội dung, phương pháp và thời gian

STT

Nội dung

Phương pháp

Ghi chú

1

Khái niệm Nguồn lợi thủy hải sản; Phát triển bền vững

Động não; Thuyết trình




2

Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo không bền vững

Thảo luận cả lớp; Thảo luận nhóm




3

Một số biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Thảo luận cả lớp; Thảo luận theo cặp




4

Trách nhiệm và những việc làm của người dân trong việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Đóng vai




Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương