BỘ giáo dục và ĐÀo tạo tài liệu bồi dưỠNG giáo viên cốt cáN



tải về 0.74 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu17.07.2016
Kích0.74 Mb.
#1790
1   2   3   4   5   6

Nội dung 2


Quan điểm lựa chọn nội dung và hình thức trình bày Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong TTGDTX”

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quan điểm lựa chọn nội dung và hình thức trình bày Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”

 GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị giới thiệu quan điểm lựa chọn nội dung và hình thức trình bày Tài liệu “Giáo dục về TN&MTBHĐ trong các TTGDTX”:

Về nội dung:

- Việc lựa chọn nội dung để đưa vào Tài liệu phải bám sát những nội dung của Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam" được phê duyệt theo Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Những kiến thức được lựa chọn đưa vào Tài liệu là những kiến thức cơ bản, cần thiết mang tính phổ thông, đại chúng, dễ hiểu (không hàn lâm), gần gũi với cuộc sống thường nhật, phù hợp với thực tế của đời sống lao động, sản xuất, học tập và sinh hoạt của người dân các vùng miền đồng thời phải thiết thực cho việc hình thành, phát triển những kỹ năng cần thiết để tham gia quản lý, bảo vệ TN&MTBHHĐ; biết ứng phó, kiểm soát, khắc phục hậu quả của thiên tai và các sự cố môi trường biển; biết nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu từ biển, hải đảo ...

- Nội dung tài liệu bao quát các vấn đề sau:

+ Tổng quan các vấn đề về TN&MTBHHĐ.

+ Phòng ngừa, ứng phó , kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả của thiên tai và các sự cố môi trường biển

+ Phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo Việt Nam.

+ Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ tài nguyên vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

+ Vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo

Về hình thức trình bày:

Tài liệu được trình bày theo từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề đề cập sâu vào một hoặc một số lĩnh vực cụ thể.

Với quan điểm trên, Tài liệu bao gồm 5 chuyên đề, cụ thể như sau:

- Chuyên đề 1: Tổng quan các vấn đề về TN&MTBHHĐ.

- Chuyên đề 2: Phòng ngừa, ứng phó , kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả của thiên tai và các sự cố môi trường biển

- Chuyên đề 3: Phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo Việt Nam.

- Chuyên đề 4: Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ tài nguyên vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở.

- Chuyên đề 5: Vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo

Mỗi chuyên đề được bố cục thành 5 mục, mỗi mục tập trung giải quyết một hoặc một nhóm vấn đề cụ thể là những nội dung cốt lõi, cần thiết. Để giúp người học dễ nhớ và nhớ theo trọng tâm, sau phần nội dung chính của chuyên đề có mục “Nội dung cần ghi nhớ” là những nội dung kiến thức trọng tâm, cơ bản của chuyên đề mà người học cần đạt được; cuối mỗi chuyên đề là mục “Cùng suy ngẫm và hành động” bao gồm những câu hỏi gợi mở, những bài tập liên hệ, những câu chuyên tình huống có liên quan đến kiến thức của chuyên đề và hướng vào những nội dung cần ghi nhớ của chuyên đề.



Nội dung 3

Nội dung và bố cục của Tài liệu “Giáo dục về TM&MTBHĐ

trong các TTGDTX”

Hoạt động 3.1.Tìm hiểu nội dung chính của các chuyên đề

 GV chia lớp học thành 5 nhóm nhỏ và tổ chức cho HV làm việc theo nhóm. Hướng dẫn HV đọc các nội dung chính trong chuyên đề khoảng 10 phút

 GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu từng nhóm ghi ý kiến theo yêu cầu của phiếu trong khoảng 15 phút.

Phiếu học tập số 1

(Nhóm : ...............)

1. Tên chuyên đề ……..

2. Những nội dung chính của chuyên đề:

………………………………………………………......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..............................................................................................................................................................................................................................................................................


 GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả

GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị tổng kết ý kiến của các nhóm

Chuyên đề 1: Tổng quan các vấn đề về TM&MTBHĐ

Chuyên đề này có những nội dung chính sau:

I. Những vấn đề chung

1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan

2. Vai trò của TN&MTBHĐ Việt Nam đối với đời sống con người và phát triển kinh tế - xã hội

II. Khái quát về thực trạng TN&MTBHĐ Việt Nam và giải pháp khắc phục

1. Khái quát về Biển Đông và vùng biển, hải đảo Việt Nam

2. Một số vấn đề cấp bách về TN&MTBHĐ

3. Những khó khăn bất cấp, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo

4. Những nguy cơ, hiểm họa liên quan đến lợi ích của cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo; hậu quả và nguyên nhân

5. Giải pháp bảo vệ TN&MTBHĐ

III. Một số chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo

1.Quan điểm, chủ trương của Đảng

2. Những chính sách của Nhà nước

3. Những hoạt động cần ưu tiên, khuyến khích về TN&MTBHĐ

4. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác, sử dụng TN&MTBHĐ

5. Những Công ước Quốc tế có liên quan đến vấn đề TN&MTBHĐ

Chuyên đề 2: Phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

Chuyên đề này có những nội dung chính sau:

I. Những vấn đề chung

1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

2. Ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

II. Thực trạng của việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

1. Thực trạng các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển

2. Thực trạng các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

3. Hậu quả và nguyên nhân

III. Một số biện pháp thông thường để phòng ngừa, ngăn chặn, ứng

phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

1.Một số biện pháp trong phòng ngừa, ngăn chặn

2.Một số biện pháp trong ứng phó và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo

3. Một số biện pháp trong khác phục hâu quả thiên tai và sự cố môi trường biển

IV. Trách nhiệm và những việc cần làm để phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

1.Trách nhiệm của người dân đối với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

2. Những vấn đề người dân cần biết đói với việc phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố môi trường biển

Chuyên đề 3: Phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo Việt Nam

Chuyên đề này có những nội dung chính sau:

I. Những vấn đề chung

1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của phát triển kinh tế biển, hải đảo đối với sự phát triển bền vững

3. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

II. Thực trạng phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

1.Tình hình phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo

2. Tình hình xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

3. Những thách thức đối với sự phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây

dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

III. Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo tại địa phương

1.Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển, hải đảo

2. Một số giải pháp xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm

thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

IV. Trách nhiệm và những việc làm cụ thể của người dân để phát triển kinh tế biển, hải đảo và xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

1. Đối với việc phát triển kinh tế biển, hải đảo

2. Đối với việc xây dựng thương hiệu sản vật tự nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, hải đảo

Chuyên đề 4: Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

Chuyên đề này có những nội dung chính sau:

I. Những vấn đề chung

1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

II. Thực trạng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

1.Tình hình/thói quen khai thác, sử dụng tài nguyên của người dân

2. Hậu quả, nguyên nhân của việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo không hợp lí

3. Những cảnh báo, nguy cơ từ việc khai thác, sử dụng TN&MTBHĐ không hợp lí

III. Một số biện pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

IV. Trách nhiệm và những việc làm cần thiết đề khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

1.Trách nhiệm của người dân đối với việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

2. Những vấn đề người dân cần biết (những việc nên làm, những điều

nên tránh) đối với việc khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo ở cơ sở

Chuyên đề 5: Vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

Chuyên đề này có những nội dung chính sau:

I. Những vấn đề chung

1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan

2. Vị thế và chủ quyền quốc gia biển của Việt Nam trên trường quốc tế

3. Sự cần thiết của việc hội nhập quốc tế trong quản lí, phát triển bền vững biển, hải đảo của Việt Nam

II. Tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

1. Những thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

2. Những thách thức, khó khăn bất cập trong hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

3. Nguyên nhân

III. Một số quy định và giải pháp trong hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

1.Những định hướng chiến lược

2. Một số giải pháp cụ thể

IV. Trách nhiệm và việc làm cần thiết của người dân đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

1. Trách nhiệm của người dân đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo

2. Những điều người dân cần biết đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quản lí, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo



Hoạt động 3.2. Tìm hiểu bố cục của các chuyên đề

 GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ và tổ chức cho HV làm việc theo

nhóm. Hướng dẫn HV đọc các mục chính trong các chuyên đề khoảng 10 phút

 GV phát phiếu học tập số 2, yêu cầu từng nhóm ghi ý kiến theo yêu cầu của phiếu trong khoảng 15 phút



Phiếu học tập số 2

(Nhóm : ...............)

Nhận xét gì về cách bố cục của mỗi chuyên đề?

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................


 GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả

 GV tổng hợp ý kiến của các nhóm

 GV dùng các slide trên PowerPoint đã chuẩn bị đưa ra nhận xét:

 Chuyên đề 1 được bố cục thành 5 mục:

- Những vấn đề chung

- Thực trạng

- Một số chủ chương của Đảng và Nhà nước

- Những nội dung cần ghi nhớ

- Cùng suy ngẫm và hành động

 Các chuyên đề 2, 3, 4, 5 được bố cục thành 6 mục:

- Những vấn đề chung

- Thực trạng

- Một số biện pháp....

- Trách nhiệm và những việc làm cần thiết

- Những nội dung cần ghi nhớ

- Cùng suy ngẫm và hành động

 GV nêu nhận xét, kết luận về về cách bố cục nội dung của Tài liệu:

 Về cấu trúc tổng thể : Tài liệu được bố cục theo hướng đi từ việc giới thiệu tổng quan đến trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về TN&MTBHĐ ở từng lĩnh vực cụ thể và phần cuối là cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản và hướng dẫn người dân về những việc làm cần thiết. Cách bố cục này tiếp cận sát với mục tiêu và giúp người học tiếp thu có cơ sở khoa học và thực tiễn.

 Về bố cục của từng chuyên đề: Ngoài chuyên đề 1 (mang tính tổng quan), mỗi chuyên đề còn lại đều được bố cục theo trình tự thống nhất theo cách tiếp cận đi từ việc trang bị những kiến thức mang tính khái quát, cơ bản đến việc mô tả hiện trạng, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp/biện pháp, đưa ra những trách nhiệm và những việc làm cần thiết của cộng đồng trước mỗi vấn đề và chốt lại bằng những câu hỏi “Cùng suy ngẫm để hành động”. Đây là cách bố cục khoa học, đảm bảo tính lô gíc vấn đề nêu ra trước làm tiền đề cho vấn đề nêu ra sau, mang tính gợi mở trong quá trình nhận thức.

Nội dung 4

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Tài liệu “Giáo dục về TM&MTBHĐ trong các trung tâm GDTX”

Hoạt động 4.1. Tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý khi xác định mục tiêu đối với mỗi chuyên đề

 GV giảng giải:

- Mỗi chuyên đề đều có mục tiêu hẹp trong việc trang bị cho người học

những kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, các mục tiêu này đều hướng tới, góp phần để hình thành mục tiêu chung của Tài liệu, đó là: “Nhằm nâng cao nhận thức cho người học trong các trung tâm GDTX về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo thông qua việc cung cấp những thông tin, kiến thức chung, cơ bản và cần thiết nhất về TN&MTBHHĐ Việt Nam; hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản, cần thiết, phù hợp để tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam; các biện pháp thông thường đề phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng ven biển, hải đảo”.

- Vì vậy, khi xây dựng đề cương bài giảng đối với mỗi chuyên đề, GV cần xác định mục tiêu – đó là mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học phải đạt được sau khi học xong chuyên đề này. Do Tài liệu được viết theo phương châm hướng dẫn là chính, nên mục tiêu được đặt ra cho mỗi chuyên đề cùng nhằm hình thành, phát triển kỹ năng cho người học là chính, những kiến thức được trang bị trong tài liệu là cơ bản, phổ thông và thiên về hành dụng "học để biết”, "biết để làm”; cần có tình cảm, niềm tin, trách nhiệm, ... với việc làm. Lưu ý, mối quan hệ giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ.

 GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ và tổ chức cho HV làm việc theo nhóm.

 GV yêu cầu các nhóm HV thực hành xác định mục tiêu Chuyên đề 1: “Tổng quan các vấn đề về TN&MTBHHĐ” theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ ghi vào Phiếu học tập 3 (trong thời gian 30 phút)


Phiếu học tập số 3

(Nhóm : ...............)

Xác định mục tiêu của Chuyên đề 1:

Tổng quan các vấn đề về TN&MTBHĐ”

Về kiến thức:.................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Về kĩ năng:.....................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................................................

Về thái độ:......................................................................................................

................................................................................................................................................................................................................ ...............................


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương