BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



tải về 5.26 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


    1. Ảnh hưởng của để lại VLHCSKT đến độ phì đất qua các chu kỳ kinh doanh

      1. Tính chất vật lý của đất


  1. Chỉ tiêu dung trọng đất

Dung trọng đất là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá độ tơi xốp của đất. Kết quả đánh giá diễn biến chỉ tiêu dung trọng đất ở tầng đất từ 0 – 10cm và từ 10 – 20cm của trồng rừng Keo lá tràm qua các chu kỳ sau của các công thức thí nghiệm khi để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác như sau :

+ Ở tầng đất từ 0 - 10cm

Dung trọng đất biến động theo thời gian qua hai chu kỳ kinh doanh, ở tầng đất từ 0 - 10cm được thể hiện ở hình 4.1 dưới đây:



Hình 4.1. Biến động dung trọng đất ở tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau

Kết quả ở hình 4.1 cho thấy: Dung trọng của đất đã được cải thiện qua 2 chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm. Ở tầng đất từ 0 - 10cm đã có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các công thức. Cụ thể, ở đầu chu kỳ 2 dung trọng đất là 1,41 g/cm3 nhưng đến giai đoạn 5 tuổi của rừng trồng chu kỳ 3 (sau 11 năm) thì công thức Fh có dung trọng nhỏ nhất (1,23 g/cm3), kế đến là công thức Fm (1,28 g/cm3) và thấp nhất là công thức Fl (1,32 g/cm3). Điều này chứng tỏ độ xốp của đất đã được cải thiện khi để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác qua 2 chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm và ở chu kỳ 3 dung trọng của đất đã được cải thiện rõ rệt so với rừng trồng ở 2 chu kỳ trước đó.

+ Ở tầng đất từ 10 - 20cm

Kết quả đánh giá diễn biến dung trọng đất ở tầng đất từ 10 - 20cm theo thời gian, được thể hiện ở hình 4.2 dưới đây :



Hình 4.2. Biến động dung trọng đất ở tầng đất 10 - 20cm ở 2 chu kỳ sau

Dung trọng đất ở tầng từ 10 - 20cm cũng có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các công thức, cụ thể Fh < Fm < Fl. Như vậy, khi để lại VLHCSKT thì dung trọng đất cũng được cải thiện góp phần làm tăng độ xốp của đất qua các chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm.


  1. Chỉ tiêu thành phần cơ giới đất

Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm của các cấp hạt có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất trong trạng thái bị phá hủy. Thành phần cơ giới đặc trưng cho kết cấu đất và rất ít biến đổi trong thời gian ngắn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ đánh giá ở công thức Fh có cường độ tác động mạnh nhất thông qua việc để lại VLHCSKT ở 2 chu kỳ sau. Kết quả đánh giá ở 3 giai đoạn là cuối chu kỳ 1 (năm 2002), cuối chu kỳ 2 (năm 2008) và chu kỳ 3 (năm 2013) được tổng hợp ở bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Chỉ tiêu thành phần cơ giới của đất qua các chu kỳ kinh doanh



TPCG

Tầng đất từ 0 - 10cm

(tỉ lệ % cấp hạt)



Tầng đất từ 10 - 20cm

(tỉ lệ % cấp hạt)



Sét (<0,002mm)

Limon

(0,002-0,05mm)



Cát

(0,05-2mm)



Sét (<0,002mm)

Limon

(0,002-0,05mm)



Cát

(0,05-2mm)



Chu kỳ 1 (2002)

17,96

24,24

57,58

13,75

19,85

66,40

Chu kỳ 2 (2008)

17,70

25,80

56,50

12,70

21,20

66,00

Chu kỳ 3 (2013)

17,04

27,29

55,67

13,58

22,67

63,75

Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Sau 11 năm thành phần cơ giới của đất không bị xáo trộn nhiều do không có tác động cày xới ở cả 3 chu kỳ rừng trồng. Tuy nhiên, xu hướng hàm lượng cát giảm và hàm lượng đất thịt (hạt limon) tăng lên ở cả 2 tầng đất từ 0 - 10cm và từ 10 - 20cm. Điều này chứng tỏ rằng, khi để lại VLHCSKT qua nhiều chu kỳ kinh doanh có thể góp phần cải thiện kết cấu của đất.
      1. Tính chất hóa học của đất


  1. Chỉ tiêu pH của đất

Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất ít khi có ảnh hưởng trực tiếp trên sinh trưởng cây trồng, nhưng rất quan trọng vì nó xác định sự hữu dụng của các dinh dưỡng khoáng cho cây. Khi pH thấp có ảnh hưởng xấu đến sự hữu dụng của N, K, Ca, Mg. Tuy nhiên, phản ứng độ chua của đất còn dựa vào nhiều nguyên nhân khác như: (i) Khí hậu, khi nhiệt độ càng cao, lượng mưa càng lớn thì quá trình phá hủy đá và rửa trôi vật chất diễn ra càng mạnh, làm cho lượng chất kiềm giảm nên đất chua ; (ii) Quá trình hoạt động của sinh vật, thực vật, động vật và vi sinh vật đất ; (iii) hay ảnh hưởng của phân bón, …

Trong luận án này, tác giả đánh giá phản ứng độ chua của đất diễn biến ở chu kỳ 2 và 3 của rừng trồng Keo lá tràm ở các công thức khác nhau khi để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác được thông qua pHkcl. Kết quả đánh giá ở tầng đất từ 0 - 10cm được tổng hợp ở bảng 4.2 dưới đây:



Bảng 4.2. Chỉ tiêu pHkcl đất ở tầng đất 0 - 10cm của các công thức

Công thức

Fl

Fm

Fh

Chu kỳ 2 (2002 – 2008)

 

 

 

2002

4,00±0,14

4,05±012

4,01±0,09

2003

3,84±0,11

3,88±0,12

3,89±0,08

2004

3,69±0,12

3,68±0,20

3,79±0,11

2005

3,96±0,14

3,96±0,15

3,95±0,15

2006

3,94±0,20

3,99±0,12

3,96±0,19

2007

3,95±0,20

4,00±0,12

3,97±0,10

Chu kỳ 3 (2008-2013)

 

 

 

2008

3,98±0,14

3,98±0,18

3,99±0,22

2009

4,05±0,17

4,06±0,18

4,01±0,14

2010

3,93±0,15

4,01±0,16

3,90±0,21

2011

3,81±0,14

3,81±0,16

3,82±0,19

2012

3,84±0,19

3,83±0,15

3,84±0,14

2013

3,84±0,02

3,84±0,03

3,81±0,03

Chỉ tiêu pHkcl đất ở tầng đất 0 - 10cm của cả 3 công thức thí nghiệm đều ở mức chua. Qua 2 chu kỳ kinh doanh thì độ chua trao đổi (pHkcl) ít có sự biến động. Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy: Giữa các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt nhiều về chỉ tiêu pHkcl đất và sau 2 chu kỳ trồng rừng Keo lá tràm có áp dụng các kỹ thuật quản lý VLHCSKT không làm đất bị chua.

+ Ở tầng đất từ 10 - 20cm

Chỉ tiêu pHkcl ở tầng đất từ 10 - 20cm của các công thức ở chu kỳ 2 và 3 được tổng hợp ở bảng 4.3 dưới đây:



Bảng 4.3. Chỉ tiêu pHkcl đất ở tầng đất 10 - 20cm của các công thức

Công thức

Fl

Fm

Fh

Chu kỳ 2 (2002 - 2008)

 

 

 

2002

4,00±0,08

4,07±0,08

4,01±0,14

2003

3,88±0,16

3,89±0,09

3,90±0,12

2004

3,71±0,13

3,72±0,18

3,72±0,20

2005

4,00±0,11

4,00±0,20

3,97±0,14

2006

3,94±0,14

3,97±0,16

3,96±0,21

2007

3,95±0,14

3,98±0,11

3,97±0,12

Chu kỳ 3 (2008-2013)

 

 

 

2008

4,00±0,17

3,91±0,13

3,99±0,18

2009

4,00±0,19

4,09±0,13

4,00±0,11

2010

3,95±0,17

4,17±0,18

3,89±0,19

2011

3,85±0,17

3,82±0,15

3,86±0,22

2012

3,87±0,15

3,85±0,12

3,88±0,17

2013

3,87±0,02

3,88±0,02

3,87±0,02

Như vậy, ở tầng đất từ 10 - 20cm thì độ chua (pHkcl) của đất cũng khá ổn định, không có sự thay đổi lớn và chưa có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm.

Trong cả 2 chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm khi áp dụng kỹ thuật quản lý VLHCSKT ở tầng đất từ 0 - 10cm thì cả 3 công thức đều có phản ứng của môi trường đất chua. Sự biến động về chỉ tiêu pH không lớn giữa các công thức thí nghiệm. Trong những năm đầu trồng rừng ở cả 2 chu kỳ kinh doanh thì pHkcl đều có xu hướng giảm và tăng dần trở lại ở những năm sau.

Khu vực nghiên cứu có tính chất đất chua và khá ổn định qua các chu kỳ kinh doanh. Độ chua pHkcl của đất ở cả 2 tầng 0 - 10cm và từ 10 - 20cm chưa có sự khác biệt giữa các công thức qua cả 2 chu kỳ kinh doanh. Xu hướng pHkcl có phần giảm nhẹ trong những năm đầu mới trồng rừng có thể do nguyên nhân là sau khi khai thác và trồng mới lại rừng do mất thảm thực vật che phủ hoặc rừng chưa kịp khép tán nên đã có sự xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt nhưng ở mức độ thấp.


  1. Chỉ tiêu Cacbon hữu cơ

  • Tỷ lệ % Cacbon hữu cơ trong đất

+ Tầng đất từ 0 - 10cm

Kết quả đánh giá lượng Cacbon hữu cơ ở tầng đất từ 0 - 10cm qua 2 chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.3 dưới đây:



Hình 4.3. Biến động Cacbon hữu cơ tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau

Như vậy, ở tầng đất từ 0 - 10cm chỉ cần để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đã làm cải thiện lượng Cacbon hữu cơ trong đất so với công thức đối chứng Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT. Điều này được thể hiện ở cả 2 chu kỳ kinh doanh 2 và 3. Khi công thức Fh tối đa về dinh dưỡng luôn có mức độ cải thiện lượng Cacbon hữu cơ trong đất là tốt nhất. Sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm đều có có ý nghĩa về mặt thống kê.

+ Tầng đất từ 10 - 20cm

Lượng Cacbon hữu cơ ở tầng đất từ 10 - 20cm được thể hiện ở hình 3.4 dưới đây:



Hình 4.4. Biến động Cacbon hữu cơ tầng đất 10 - 20cm ở 2 chu kỳ sau

Khi so sánh 3 công thức về để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác ở các mức độ khác nhau cho thấy: Lượng Cacbon hữu cơ của công thức Fh ở tầng đất từ 10 - 20cm luôn cho giá trị tốt nhất, kế tiếp là công thức Fm và thấp nhất là công thức Fl, nhưng sự khác biệt giữa các công thức không lớn.

Ở cả 2 tầng đất từ 0 - 10cm và 10 - 20cm, trong cả 2 chu kỳ sau của rừng trồng Keo lá tràm thì 1 - 3 năm đầu tiên cả 3 công thức có lượng chất hữu cơ Cacbon (C%) có phần giảm xuống và bắt đầu từ năm thứ 4 có xu hướng tăng dần theo tuổi cây. Điều này có thể được giải thích rằng, khi cây còn nhỏ thì lượng sinh khối thấp nên nhu cầu dinh dưỡng chưa nhiều. Sau 3 năm khi rừng khép tán hay lượng sinh khối đủ lớn, điều kiện cải thiện đất nhờ giữ ẩm, hoạt động của vi sinh vật và khả năng cố định đạm của hệ rễ cây, nên chất hữu cơ trong đất đã được cải thiện và hàm lượng Cacbon có xu hướng tăng dần trở lại.



  • Tổng lượng tích lũy Cacbon trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá biến động về lượng tích lũy Cacbon trong đất của các công thức thí nghiệm ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm cho thấy việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đã có sự khác biệt về tổng lượng cacbon hữu cơ trong đất giữa các công thức thí nghiệm, chi tiết được tổng hợp ở bảng 4.4 dưới đây:
Bảng 4.4. Tổng lượng Cacbon tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm

Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (tấn/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (tấn/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

2,77

2,77

2,77

2,06

2,06

2,06

Chu kỳ 2

3,05

2,70

2,43

2,53

2,47

2,21

Chu kỳ 3

2,70

2,48

2,14

2,06

1,91

1,83

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy: ở tầng đất từ 0 - 10 cm có lượng Cacbon trung bình trong đất trước khi thí nghiệm (năm 2002) khoảng 2,77 tấn/ha. Qua 2 chu kỳ rừng trồng tiếp theo thì công thức Fl giảm mạnh nhất và Fm có giảm nhẹ. Đối với công thức Fh ở chu kỳ 2 có xu hướng tăng nhưng đến chu kỳ 3 lại sụt giảm. Các công thức Fm, Fh khi để lại VLHCSKT qua 2 chu kỳ sau có lượng cao hơn so với công thức Fl. Ở chu kỳ 3 sau 5 năm thì Fh với có lượng Cacbon cao nhất (2,7 tấn/ha), công thức Fm (2,48 tấn/ha) và thấp nhất là Fl (2,14 tấn/ha).

Ở tầng đất từ 10 - 20cm thì tổng lượng Cacbon trong đất trước khi thí nghiệm (năm 2002) là 2,06 tấn/ha. Sau 6 năm rừng trồng ở chu kỳ 2 thì tổng lượng Cacbon tích lũy ở tầng 10 - 20cm được tăng lên và công thức Fh, Fm tốt hơn so với Fl. Đến chu kỳ 3 sau 5 năm tuổi thì có sụt giảm hơn so với chu kỳ trước. Qua cả 2 chu kỳ kinh doanh 2 & 3 của rừng trồng thí nghiệm khi để lại VLHCSKT ở các mức độ khác nhau đã có sự khác biệt về tổng lượng tích lũy Cacbon trong đất ở tầng từ 10 - 20cm, với công thức thí nghiệm Fh tốt nhất sau đó đến Fm và thấp nhất là Fl.



  1. Chỉ tiêu Đạm

  • Đạm tổng số (N%)

Đạm là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Sự biến động chỉ tiêu Đạm tổng số ở tầng đất từ 0 - 10cm qua các chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.5 dưới đây:

Hình 4.5. Biến động chỉ tiêu Đạm tổng số ở tầng đất 0 - 10cm qua các chu kỳ



Hàm lượng Đạm tổng số trong đất ở tầng đất từ 10 - 20cm qua các chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.6 dưới đây:

Hình 4.6. Biến động chỉ tiêu Đạm tổng số ở tầng đất 10 - 20cm qua các chu kỳ

Từ kết quả ở hình 4.5 và 4.6 cho thấy: Ở chu kỳ 2 thì hàm lượng đạm (N%) đều giảm ở hai năm đầu theo độ sâu tầng đất. Điều này có thể lý giải rằng, sau khai thác rừng và tái trồng rừng đã có sự xói mòn, rửa trôi là mất đi một lượng đạm khá lớn. Khi rừng bắt đầu khép tán ở tuổi 3 trở đi thì hàm lượng đạm có xu hướng tăng lên rõ rệt. Ở chu kỳ 3 cũng tương tự như lượng Cacbon hữu cơ, ở cả 3 công thức và hai tầng đất, hàm lượng đạm tổng số trong đất giảm trong những năm đầu và sau đó tăng dần theo tuổi rừng. Điều khác biệt ở đây là, trong 1- 2 năm đầu lượng đạm giảm nhanh hơn Cacbon, đây cũng là đặc điểm của dưỡng chất này trong điều kiện đất trồng rừng chưa khép tán nên các chất dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi, xói mòn hoặc mất do quá trình bốc hơi tự nhiên. Khi so sánh giữa 3 công thức thì Fh có tỷ lệ % đạm tổng số cao nhất, kế đến là công thức Fm, thấp nhất là công thức Fl và sự khác biệt này xuất hiện ở cả 2 tầng đất từ 0 – 10cm và 10 – 20cm.


  • Tổng lượng tích lũy Nitơ tổng số trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Nitơ tổng số trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm được tổng hợp ở bảng 4.5 dưới đây:

Bảng 4.5. Tổng lượng Nitơ tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm



Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (kg/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (kg/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

170,40

170,40

170,40

160,60

160,60

160,60

Chu kỳ 2

219,45

203,05

184,15

163,30

156,51

142,48

Chu kỳ 3

191,93

172,54

160,39

164,93

150,54

138,74

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan mật thiết giữa đạm và chất hữu cơ luôn luôn song song và tỷ lệ thuận. Quá trình tích lũy Nitơ tổng số ở chu kỳ 2 và 3 thì công thức Fh khá ổn định và có xu hướng tăng, Fm giảm nhẹ và công thức Fl giảm mạnh qua các chu kỳ kinh doanh. Ở chu kỳ 2 và 3 các công thức để lại VLHCSKT (Fh, Fm) đều có lượng tích lũy Nitơ cao vượt trội so với đối chứng (Fl). Cụ thể khi so sánh giữa 3 công thức thí nghiệm trong chu kỳ 3 ở tầng đất 0 - 10cm và 10 - 20cm thì Fh có Nts tăng từ 18,9 - 19,7% so với đối chứng và Fm tăng từ 7,6 - 8,5% so với công thức đối chứng Fl.

  1. Chỉ tiêu C/N

Tỷ lệ C/N thể hiện sự phân giải và khoáng hóa các vật liệu hữu cơ tạo ra mùn và các chất dinh dưỡng giúp cho cây trồng có thể sử dụng được. Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất giúp cải thiện tính chất vật lý của đất. Hàm lượng mùn cao giúp cải thiện kết cấu đất và thành phần cơ giới của đất làm cho đất tơi xốp giúp tăng khả năng giữ nước, tăng tính thấm nước của đất, hạn chế dòng chảy bền mặt, làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi đất. Bên cạnh đó, mùn cũng quyết định những tính chất hóa học quan trọng của đất. Số lượng và thành phần mùn ảnh hưởng đến số lượng keo đất và phản ứng pH của dung dịch đất. Đất càng giàu mùn thì khả năng hấp phụ càng cao đảm bảo các phản ứng hóa học và oxy hóa khử xảy ra bình thường, không gây hại cho cây trồng.

Kết quả đánh giá tỷ lệ C/N theo thời gian của các công thức ở tầng đất từ 0 – 10cm đối với rừng trồng chu kỳ 3 được thể hiện ở hình 4.7 dưới đây:



Hình 4.7. Biến động chỉ tiêu C/N ở tầng đất từ 0 – 10cm của rừng trồng chu kỳ 3

Như vậy, tỷ lệ C/N của cả 3 công thức đều khá thấp ở năm đầu khi mới khai thác rừng (13,1 - 13,9). Điều này cho thấy, quá trình phân hủy VLHCSKT và lớp vật rụng ở chu kỳ trước khá triệt để và sau khai thác rừng đã có hiện tượng xói mòn rửa trôi dinh dưỡng với cường độ thấp. Sau 1 năm khi vật liệu hữu cơ để lại bắt đầu phân hủy chuyển hóa thành mùn thì tỷ lệ C/N tăng mạnh và vẫn ở dạng mùn thô. Khi tuổi rừng ngày càng lớn quá trình phân giải VLHCSKT càng triệt để và chuyển sang dạng mùn nhuyễn (C/N < 15) đây là giai đoạn khoáng hóa tạo nguồn dinh dưỡng để cây có thể sử dụng được, tỷ lệ C/N ở những năm sau có xu hướng giảm dần theo thời gian. Ở chu kỳ 3 tỷ lệ C/N không có sự khác biệt lớn giữa các công thức khi để lại hay lấy đi toàn bộ VLHCSKT.


  1. Chỉ tiêu Lân

  • Lân dễ tiêu (Pdt - mg/kg đất)

+ Tầng đất từ 0 - 10cm

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Lân dễ tiêu trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm được thể hiện ở hình 4.8 dưới đây:



Hình 4.8. Biến động Lân dễ tiêu tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau



Ở cả chu kỳ 2 và 3 thì hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đều ở mức nghèo. Chu kỳ 2 lượng Lân dễ tiêu ở tầng đất từ 0 - 10cm giảm rất mạnh trong 3 năm đầu sau khi trồng rừng và đến tuổi rừng càng cao thì lượng Lân dễ tiêu dần ổn định. Đến chu kỳ 3 thì lượng Lân biến động ít hơn so với chu kỳ 2, tuy có giảm trong những năm đầu trên cả 3 công thức thí nghiệm và đến giai đoạn rừng 5 tuổi thì có xu hướng tăng trở lại. Khi so sánh ở 2 chu kỳ sau thì công thức Fh và Fm có lượng tích lũy lân trong đất cao hơn so với công thức Fl.

+ Tầng đất từ 10 – 20cm

Hình 4.9. Biến động Lân dễ tiêu tầng đất 10-20cm ở 2 chu kỳ sau

Lượng tích lũy lân trong đất ở tầng 10 – 20 cm ở mức rất nghèo. Xu hướng lượng tích lũy Lân trong đất ở tầng đất từ 10 - 20cm cùng giống như tầng đất mặt từ 0 - 10cm ở cả 2 chu kỳ sau. Sự giảm lượng Lân dễ tiêu trong đất được thấy rất rõ sau khi khai thác và trồng mới lại rừng Keo lá tràm. Khi rừng đến tuổi 4 - 5 thì hàm lượng Lân trong đất lại tăng dần do quá trình tích phân giải các VLHCSKT và lượng vật rụng hàng năm trả lại cho đất. Chỉ tiêu Lân dễ tiêu này lại ngược lại so với hàm lượng Cacbon hữu cơ và đạm tổng số trong đất. Mức độ giảm lượng Lân dễ tiêu của công thức Fh là chậm nhất, kế đến là Fm và Fl. Điều này cho thấy, rừng trồng Keo lá tràm trong những năm đầu thì lượng thiếu hụt lân rất lớn. Do đặc tính là cây có khả năng cố định đạm nên vai trò của lân rất quan trọng và đây cũng là cơ sở cho việc cần thiết phải bón lân trong trồng rừng keo ở Việt Nam.


  • Tổng lượng Lân tích lũy trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Lân trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm được tổng hợp ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6. Tổng lượng Lân tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm



Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (kg/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (kg/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

12,1

12,1

12,1

11,7

11,7

11,7

Chu kỳ 2

7,73

6,96

6,59

6,06

5,44

5,15

Chu kỳ 3

8,62

7,81

7,06

5,82

5,48

5,08

Đối với đất rừng trồng nhiệt đới hầu hết là thiếu Lân dễ tiêu trong đất và qua các chu kỳ rừng trồng thì xu hướng thiếu hụt lân ngày càng thể hiện rõ rệt. Trong kết quả nghiên cứu này cho thấy, khi để lại VLHCSKT (Fh, Fm) ở các chu kỳ sau thì tổng lượng Lân tích lũy ở tầng đất từ 0 - 10cm khá ổn định và được cải thiện hơn tốt hơn so với công thức đối chứng (Fl). Ở chu kỳ 1 khi khai phá rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng có lượng tích lũy Lân trong đất ở cuối chu kỳ còn lại khoảng 12,1 kg/ha, đến chu kỳ 2 thì lượng Lân tích lũy giảm mạnh nhưng đến chu kỳ 3 đã dần ổn định và có phần tăng trở lại. Sự sụt giảm về lượng Lân dễ tiêu trong đất giảm mạnh hơn so với lượng Đạm tổng số và Cacbon hữu cơ. Việc để lại VLHCSKT đã làm cho lượng tích lũy lân dễ tiêu trong đất ở tầng đất từ 10 - 20cm có sự khác biệt giữa các công thức ở chu kỳ kinh doanh 2 và 3 nhưng sự khác biệt này không rõ rệt so với tầng đất mặt từ 0 - 10cm. Ở tầng đất 10 - 20cm thì tổng lượng lân tích lũy thấp hơn so với tầng đất mặt từ 0 - 10cm.

  1. Chỉ tiêu Kali

  • Cation Kali trao đổi (K+-CEC-Cmol/kg)

Các cation trao đổi có tác dụng keo tụ đất làm gắn kết hạt đất tạo nên cấu trúc đoàn lạp của đất. Chúng cũng là những cation kiềm trao đổi quyết định phản ứng của đất và khả năng hấp thụ của đất, các đặc tính vật lý, hóa học liên quan cũng như đến độ no kiềm trong đất. Kết quả nghiên cứu các cation trao đổi K+ trong đất ở 2 tầng đất từ 0 - 10cm và 10 - 20cm qua các chu kỳ kinh doanh rừng trồng được đánh giá như sau:

+ Tầng đất từ 0 - 10cm

Biến động lượng tích lũy lượng Kali trao đổi trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm được thể hiện ở hình 4.10 dưới đây:



Hình 4.10. Biến động cation trao đổi K+ tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau



+ Tầng đất từ 10 - 20cm

Kết quả đánh giá sự biến động cation trao đổi K+ ở tầng đất từ 10 - 20cm của các công thức được thể hiện ở hình 4.11 dưới đây:



Hình 4.11. Biến động cation trao đổi K+ tầng đất 10 - 20cm ở 2 chu kỳ sau

Từ kết quả ở hình 4.10 và 4.11 cho thấy: Khả năng trao đổi cation K+ ở hầu hết các mẫu phân tích đều tương đối khá, các trị số đều > 0,21 cmol/kg đất, đây là ngưỡng được đánh giá là trung bình đến khá cao của nhóm đất phù sa (Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000). Qua cả 2 chu kỳ kinh doanh cho thấy đều có sự khác biệt rõ rệt giữa 3 công thức. Khi để lại VLHCSKT làm cải thiện hàm lượng Kali trong đất ở cả 2 tầng đất, cao nhất là công thức Fh sau đó đến Fm và thấp nhất là công thức đối chứng Fl. Sự biến động của cation trao đổi K+ giữa các chu kỳ kinh doanh là không lớn nhưng ở chu kỳ 3 cũng được cải thiện hơn so với chu kỳ trồng rừng trước đó ở cả 2 tầng đất 0 - 10cm và từ 10 - 20cm.


  • Tổng lượng tích lũy Kali trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

+ Ở tầng đất từ 0 - 10cm

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Kali trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm được tổng hợp ở bảng 4.7 dưới đây:



Bảng 4.7. Tổng lượng Kali tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm

Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (kg/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (kg/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

4,00

4,00

4,00

3,60

3,60

3,60

Chu kỳ 2

3,59

3,41

3,18

3,41

3,10

2,88

Chu kỳ 3

4,77

4,43

4,00

4,38

4,15

3,83

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy: Ở chu kỳ 2 lượng cation trao đổi K+ có giảm so với chu kỳ 1. Sau 6 năm áp dụng quản lý VLHCSKT ở chu kỳ 2 và 5 năm của rừng trồng chu kỳ 3 thì lượng cation trao đổi K+ đã tăng mạnh. Giữa 3 công thức đã có sự khác biệt rõ rệt về lượng Kali trong đất ở chu kỳ kinh doanh 2 và 3, các công thức Fh, Fm khi để lại VLHCSKT có tổng lượng Kali tích lũy cao hơn so với công thức đối chứng (Fl). Ở chu kỳ 3 thì lượng Cation Kali trong đất có xu hướng tăng so với 2 chu kỳ kinh doanh trước đó ở cả 2 tầng đất từ 0 - 10cm và từ 10 - 20cm.

  1. Chỉ tiêu Cation Canxi

  • Cation Canxi trao đổi (Ca2+ - CEC-Cmol/kg)

Biến động chỉ tiêu cation Canxi trao đổi của 3 công thức ở tầng đất từ 0 – 10cm được thể hiện ở hình 4.12 dưới đây:

Hình 4.12. Biến động cation trao đổi Ca2+ tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau



Ở tầng đất từ 10 - 20cm thì sự biến động cation trao đổi Ca+2 giữa 3 công thức ở cả 2 chu kỳ kinh doanh không có sự khác biệt lớn. Kết quả được thể hiện ở hình 4.13 dưới đây:

Hình 4.13. Biến động cation trao đổi Ca2+ tầng đất 10 - 20cm ở 2 chu kỳ sau

Như vậy, từ kết quả ở hình 4.12 và 4.13 cho thấy: Hàm lượng cation trao đổi Ca2+ ở cả 2 chu kỳ trồng rừng thay đổi rất ít và có xu hướng giảm qua các chu kỳ kinh doanh. Ở chu kỳ 3 trong 3 năm đầu có xu hướng giảm mạnh, đến giai đoạn rừng đạt 4 - 5 tuổi thì lượng cation Ca2+ có xu hướng tăng trở lại. Đối với tầng 0 - 10cm hàm lượng cation trao đổi Ca2+ ở công thức Fh và Fm đều cao hơn so với Fl. Ở tầng đất từ 10 - 20cm sự khác biệt này rất ít và không có ý nghĩa về mặt thống kê.


  • Tổng lượng tích lũy Canxi trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Cation Caxi trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm được tổng hợp ở bảng 4.8 dưới đây:

Bảng 4.8. Tổng lượng Canxi tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm



Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (kg/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (kg/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

7,80

7,80

7,80

6,80

6,80

6,80

Chu kỳ 2

5,85

5,37

5,08

5,25

5,22

4,93

Chu kỳ 3

6,41

5,90

5,32

5,75

5,37

5,10

Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: Ở chu kỳ 2 thì tổng lượng tích lũy cation trao đổi Ca+2 đều có xu hướng giảm. Đến chu kỳ 3 sau 11 năm áp dụng để lại VLHCSKT thì lượng tích lũy cation trao đổi Ca+2 khá ổn định ở cả 2 tầng đất và có xu hướng tăng. Khi so sánh giữa các công thức thí nghiệm thì Fh và Fm (để lại VLHCSKT) ở cả 2 chu kỳ kinh doanh có lượng cation trao đổi Ca+2 cao hơn so với công thức đối chứng Fl (lấy đi toàn bộ VLHCSKT).

  1. Chỉ tiêu Cation Magiê

  • Cation Magiê trao đổi (Mg2+-CEC-Cmol/kg)

Kết quả đánh giá lượng Cation Magiê trao đổi trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm được tổng hợp ở hình 4.14 dưới đây :

Hình 4.14. Biến động cation trao đổi Mg 2+ tầng đất 0 - 10cm ở 2 chu kỳ sau



Ở tầng đất từ 10 - 20cm lượng Cation Magiê trao đổi trong đất của các công thức được đánh giá và tổng hợp ở hình 4.15 dưới đây :

Hình 4.15. Biến động cation trao đổi Mg 2+ tầng đất 10 - 20cm ở 2 chu kỳ sau

Như vậy từ hình 4.14 và 4.15 cho thấy: Cation trao đổi Mg2+ cũng giống như K+, và Ca+2 đều có xu hướng giảm ở giai đoạn rừng < 3 năm tuổi và đến giai đoạn rừng trên 4 năm tuổi lại bắt đầu phục hồi và có xu hướng tăng lên. Lượng Cation trao đổi Mg2+ ở tầng đất từ 0 - 10cm của cả 3 công thức đều thấp hơn so với tầng đất mặt từ 0 - 10cm. Qua 2 chu kỳ kinh doanh cho thấy, công thức Fh có Cation trao đổi Mg2+ cao nhất, sau đó đến công thức Fm, thấp nhất là công thức đối chứng Fl và sự khác biệt này càng thể hiện rõ ở tầng đất từ 0 - 10cm.


  • Tổng lượng tích lũy Magiê trong đất qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá lượng tích lũy Cation Magiê trong đất của các công thức ở tầng đất từ 0 - 10cm và 10 – 20cm được tổng hợp ở bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9. Tổng lượng Magiê tích lũy ở tầng đất từ 0 - 20cm



Công thức

Tầng đất từ 0 - 10cm (kg/ha)

Tầng đất từ 10 - 20cm (kg/ha)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

Chu kỳ 1

4,30

4,30

4,30

4,30

4,30

4,30

Chu kỳ 2

3,46

3,14

2,79

2,70

2,54

2,47

Chu kỳ 3

4,80

4,10

3,77

3,77

3,42

3,11

Như vậy, ở chu kỳ 2 lượng tích lũy cation trao đổi Mg2+ giảm so với chu kỳ 1. Đến chu kỳ 3 có xu hướng tăng ở cả 2 tầng đất. Khi để lại VLHCSKT (Fh, Fm) ở cả 2 chu kỳ kinh doanh sau thì hàm lượng cation trao đổi Mg2+ được cải thiện hơn so với công thức đối chứng Fl (lấy đi toàn bộ VLHCSKT). Sự khác biệt này thể hiện rõ rệt hơn ở tầng đất mặt từ 0 - 10cm.

  1. Đánh giá tổng hợp sự biến đổi tính chất hóa học của đất ở chu kỳ 3

Kết quả so sánh diễn biến độ phì đất ở tầng đất 0 - 10cm và từ 10 - 20cm để thấy được sự chênh lệch và khác biệt giữa các công thức thí nghiệm ở chu kỳ 3 được tổng hợp ở bảng 4.10 dưới đây:
Bảng 4.10. Tổng hợp sự biến đổi tính chất hóa học của đất sau 5 năm ở chu kỳ 3

Công thức

Tầng đất

C (tấn/ha)

N (kg/ha)

Pdt (kg/ha)

Cation trao đổi (kg/ha)

(cm)

K+

Ca2+

Mg2+

Fh

0-10

2,70

191,93

8,62

4,77

6,41

4,80

10-20

2,06

164,93

5,82

4,38

5,75

3,77

Fm

0-10

2,48

172,54

7,81

4,43

5,90

4,10

10-20

1,91

150,54

5,48

4,15

5,37

3,42

Fl

0-10

2,14

160,39

7,06

4,00

5,32

3,77

10-20

1,83

138,74

5,08

3,83

5,10

3,11

Độ vượt giữa Fm và Fh so đối chứng Fl theo tỷ lệ %










Fm/Fl

0-10

13,64

7,04

9,58

9,80

9,85

8,06

10-20

4,22

7,84

7,24

7,76

5,00

9,09

Fh/Fl

0-10

20,59

16,43

18,09

16,19

17,07

21,48

10-20

11,09

15,88

12,68

12,53

11,17

17,42

Như vậy, khi so sánh về thành phần dinh dưỡng trong 1ha đất ở tầng 0 - 10cm nếu giữ lại VLHCSKT (Fm) thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cũng tăng ở cả 2 tầng đất với tỷ lệ tăng từ 7,04% – 13,64% ở tầng đất 0 – 10cm và tăng từ 4,22% - 9,09% ở tầng đất từ 10 – 20cm so với đối chứng, tùy theo các chất dinh dưỡng. Khi để lại VLHCSKT có kết hợp với bón lót 300g lân/cây (Fh) đã làm tăng 20,59 % lượng Cacbon hữu cơ, 16,43% đạm tổng số, 18,09% lân dễ tiêu, 16,19% cation kali, 17,07% cation canxi và 21,48% cation magiê trong đất ở tầng đất từ 0 - 10cm và ở tầng đất từ 10 – 20cm các chất dinh dưỡng trong đất cũng tăng từ 11,09% đến 17,42% so với công thức đối chứng (Fl) khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

Ở nước ta, vấn đề đốt xử lý thực bì sau khai thác trong công tác làm đất cũng như phòng ngừa lửa để bảo vệ rừng diễn ra rất phổ biến. Từ kết quả trên cho thấy, khi đốt hay lấy đi vật liệu hữu cơ sẽ làm mất các chất dinh dưỡng mà lẽ ra các chất này sẽ bồi hoàn cho đất sau chu kỳ khai thác. Sau khai thác rừng, nếu đốt vật liệu hữu cơ hoặc lấy đi nơi khác sẽ làm hàm lượng đạm mất đi rất lớn, thiếu lân hay các cation khó trao đổi sẽ làm cho đất ngày càng kém tơi tơi xốp, nghèo dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nếu công tác quản lý lập địa bằng việc giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác được thực thi tốt sẽ duy trì được độ phì cho đất qua các chu kỳ kinh doanh rừng trồng.

Kết quả trên cho thấy, để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đã làm tăng lượng Cacbon và hàm lượng Đạm trong đất. Từ đó làm tăng sức sản xuất cho đất. Sự tích trữ hàm lượng Cacbon sau 5 năm trồng rừng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 ở tầng đất từ 0 - 10cm là 2,7 tấn/ha tương đương với tổng lượng chất dinh dưỡng gồm: Đạm 191,93 kg/ha; Lân 8,62 kg/ha; Kali 4,77 kg/ha; Canxi 6,41 kg/ha và Magiê là 4,80 kg/ha.

Trong Lâm nghiệp truyền thống, sau khi khai thác rừng thì toàn bộ VLHCSKT được lấy ra, hoặc phát đốt toàn diện và cày xới trước khi trồng rừng đã làm mất đi lớp thảm thực bì bao phủ sau khai thác dẫn đến quá trình khoáng hóa trong đất diễn ra nhanh chóng, khi gặp điều kiện không thuận lợi đất sẽ nhanh bị thoái hóa. Với kỹ thuật để lại cành nhánh và thảm mục ngoài thực địa sau khai thác, qua một thời gian chúng phân hủy tạo ra một lượng dưỡng chất cho đất, hạn chế quá trình mất hàm lượng Cacbon và Đạm nên có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho rừng mới trồng chu kỳ sau.


      1. Chỉ tiêu sinh học của đất


  1. Động vật đất

Trong nghiên cứu này, tác giả không có điều kiện đi sâu vào đánh giá nhóm động vật cực nhỏ mà chỉ nghiên cứu về động vật đất có kích thước nhỏ từ 0,2 - 1cm và động vật to có kích thước trên 1cm. Kết quả điều tra số lượng loài động vật đất xuất hiện ở tầng đất từ 0 - 10cm qua theo dõi từ năm 2011 - 2013 của các công thức thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 4.11. Số lượng loài động vật đất ở tầng đất 0 - 10 cm của các công thức



Thời gian/ Công thức

Mùa mưa (số loài/cá thể)

Mùa khô (số loài/cá thể)

Fh

Fm

Fl

Fh

Fm

Fl

2011 - 2012

7,0

(65,0)

6,0

(56,7)

2,3

(14,7)

6,0

(34,3)

5,3

(43,7)

3,7

(31,0)

2012 - 2013

7,3

(68,7)

6,0

(52,3)

3,0

(19,3)

5,3

(42,0)

5,7

(33,3)

4,0

(24,7)

Trung bình

7

(67)

6

(55)

3

(17)

6

(38)

5

(39)

4

(28)


Hình 4.16. Số loài/cá thể động vật đất ở các công thức trong mùa khô và mưa

Kết quả ở bảng 4.11 và hình 4.16 cho thấy: Công thức Fh có số lượng loài động vật đất xuất hiện nhiều nhất khoảng 7 loài, kế đến là công thức Fm (6 loài) và thấp nhất là công thức Fl chỉ có khoảng 3 loài. Số lượng cá thể động vật đất có sự khác biệt rất lớn ở công thức, cụ thể công thức Fh và Fm nhiều hơn so với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT. Vào mùa mưa động vật đất xuất hiện nhiều hơn mùa khô cả về số lượng loài và số lượng cá thể. Thành phần loài chủ yếu là kiến, mối, gián đất, nhện, bọ cánh cứng, sâu đất, cuốn chiếu và giun đất. Số lượng cá thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Kiến và Mối xuất hiện các tổ nhỏ với số lượng từ 10 - 52 cá thể, đặc biệt là 2 công thức Fh và Fm khi để lại VLHCSKT. Khi để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác thì số lượng động vật đất nhiều hơn so với công thức lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác.

Sự phong phú về thành phần loài động vật đất góp phần cải thiện độ phì của đất, đặc biệt là các động vật đất có ích như giun đất, cuốn chiếu. Tuy nhiên, đối với những lập địa có mối nhiều thì cũng là mối đe dọa cho cây ở giai đoạn mới trồng. Trong nghiên cứu này thì mối không ảnh hưởng lớn đến cây trồng được thể hiện thông qua tỷ lệ sống của rừng ở chu kỳ 2 &3 là rất cao.



  1. Vi sinh vật tổng số

Hoạt động của hệ vi sinh vật đất đóng góp rất lớn cho quá trình phân hủy, khoáng hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất. Vi sinh vật tổng số theo phân loại của Zviaghinxep và cộng sự (1978) thì tổng số vi sinh vật từ 1 - 2x106 CFU/g đất là rất nghèo, từ 3 - 4 x106 là nghèo, từ 4 – 5 x106 là trung bình, từ 6 - 7 x106 là khá, từ 8 - 9 x106 là giầu và > 9 x106 là rất giàu. Kết quả thu thập trong mùa khô và mùa mưa năm 2011 - 2013 và phân tích mẫu để xác định lượng vi sinh vật tổng số (CFU/g đất) ở tầng đất từ 0 - 10cm được tổng hợp ở bảng 4.12 dưới đây:

Bảng 4.12. Số lượng vi sinh vật tổng số ở các công thức khác nhau



Vị trí cách

gốc cây


VSV tổng số (CFU/g)

Công thức thì nghiệm

Mùa mưa

Fh

Fm

Fl

0 - 30cm

3,8

x 106

6,7

x 106

4,9

x 106

30 - 80cm

12,0

x 106

4,4

x 106

4,3

x 106

80 - 150cm

1,4

x 106

4,2

x 106

2,8

x 106

Trung bình

5,7

x 106

5,1

x 106

4,0

x 106

Mùa khô



















0 - 30cm

12,6

x 105

10,6

x 105

11,8

x 105

30 - 80cm

12,3

x 105

24,3

x 105

12,0

x 105

80 - 150cm

11,7

x 105

4,4

x 105

2,9

x 105

Trung bình

12,2

x 105

13,1

x 105

8,9

x 105

Từ kết quả tổng hợp ở bảng 4.12 cho thấy: Vào mùa mưa lượng vi sinh vật tổng số của cả 3 công thức đều ở trung bình đến rất giàu. Các vi sinh vật tổng số tập trung ở vị trí cách gốc cây từ 0 - 80cm nơi mà hệ rễ cám của Keo lá tràm phát triển mạnh để hút các chất dinh dưỡng và ở vị trí xa hơn thì số lượng vi sinh vật giảm đáng kể. Các công thức để lại VLHCSKT (Fh, Fm) có vi sinh vật tổng số cao hơn so với công thức Fl (lấy đi toàn bộ VLHCSKT). Ở mùa khô thì tổng số vi sinh vật đất của cả 3 công thức đều ở mức rất nghèo và chúng cũng tập trung ở khoảng cách từ 0 - 80cm so với gốc cây. Công thức Fh và Fm có vi sinh vật tổng số nhiều hơn so với công thức Fl, điều này chứng tỏ để lại VLHCSKT đã góp phần cải thiện độ phì sinh học của đất. Khi so sánh giữa 2 mùa cho thấy, trong mùa mưa do độ ẩm lớn, vi sinh vật hoạt động mạnh nên lượng vi sinh vật tổng số cao hơn rất nhiều so với mùa khô.




  1. Vi sinh vật phân giải lân

Keo lá tràm là loài cây có khả năng cố định đạm nên nhu cầu lân là rất cần thiết. Do vậy, tổng số vi sinh vật phân giải lân chỉ số rất quan trọng giúp cho việc phân giải lân từ khó tiêu sang dạng dễ tiêu để cây trồng có thể hấp thụ được. Kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh vật phân giải lân của các công thức được tổng hợp ở bảng 4.13 dưới đây:

Bảng 4.13. Số lượng vi sinh vật phân giải lân ở các công thức khác nhau



Vị trí cách gốc

VSV phân giải Lân (CFU/g)

Công thức thí nghiệm

Mùa mưa

Fh

Fm

Fl

0 - 30cm

4,9

x 105

6,6

x 105

4,4

x 105

30 - 80cm

4,3

x 105

5,0

x 105

3,5

x 105

80 - 150cm

2,8

x 105

5,5

x 105

3,1

x 105

Trung bình

4,0

x 105

5,7

x 105

3,7

x 105

Mùa khô



















0 - 30cm

3,1

x 104

2,6

x 104

2,4

x 104

30 - 80cm

1,4

x 104

1,9

x 104

1,9

x 104

80 - 150cm

0,3

x 104

0,9

x 104

1,1

x 104

Trung bình

1,6

x 104

1,8

x 104

1,8

x 104

Chỉ tiêu tổng số vi sinh vật phân giải lân theo TCVN 6167: 1996 thì mức độ đạt 105 CFU/g đất là giàu; 104 CFU/g đất là khá; 103 CFU/g đất là trung bình và < 103 CFU/g đất là ở mức nghèo. Như vậy, kết quả phân tích và tổng hợp ở bảng 4.19 cho thấy, đất ở khu vực nghiên cứu có lượng vi sinh vật phân giải lân từ mức khá đến giàu. Khi so sánh giữa 3 công thức thì Fh và Fm (để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác) có tổng số vi sinh vật phân giải lân có phần cao hơn so với công thức Fl (lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác) vào mùa mưa. Trong mùa khô thì ít có sự khác biệt giữa 3 công thức. Kết quả so sánh cho thấy vào mùa mưa số lượng vi sinh vật phân giải lân ở cả 3 công thức đều cao hơn so rất nhiều so với mùa khô, điều này chứng tỏ mùa mưa các vi sinh vật đất hoạt động rất mạnh mẽ. Trong cả 2 mùa mưa và mùa khô thì vi sinh vật phân giải lân cũng đều tập trung nhiều hơn ở phần khoảng cách xung quanh gốc cây 80cm trở vào vì đây cũng là nơi hệ rễ cám của Keo lá tràm phát triển mạnh để hút các chất dinh dưỡng.


    1. tải về 5.26 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương