BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY KEO LÁ TRÀM



tải về 5.26 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY KEO LÁ TRÀM

  1. Phân loại thực vật loài Keo lá tràm


Keo lá tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis A. Cunn. ex. Benth, thuộc họ phụ Mimosoideae, họ Leguminosae, bộ Leguminosales đã được Cunningham (1878) nghiên cứu và đề cập trong bộ “Flora” của Bentham (Hoàng Văn Dưỡng, 2000) [9]. Ở miền Nam Việt Nam quen gọi là tràm bông vàng vì lá cây này có hình dáng gần giống với lá cây tràm (Melaleuca leucadendron) thuộc họ sim (Myrtaceae) và có hoa vàng để phân biệt với cây tràm có hoa đỏ (Cao Thọ Ứng, 1985) [37].
      1. Đặc điểm hình thái


Cây Keo lá tràm là loài cây gỗ nhỏ đến trung bình, lá thường xanh. Cây có dáng đẹp, thân cây thường thay đổi, khúc thân dưới cành thẳng sau đó cong về phía trên, thường cây cao từ 10 - 20m, ở điều kiện thuận lợi như vùng phân bố tự nhiên cây cao có khi đến 30m, đường kính có thể đạt 60 - 80cm.

Vỏ cây màu xám hoặc nâu, khi còn non có vỏ nhẵn, khi tuổi cao vỏ càng thô, vỏ dày khoảng 3 - 10mm, nứt dọc nhỏ, khi già vỏ bong thành mảng dễ rụng, thịt vỏ dày 7 - 9mm màu xám trắng.

Tán cây thường dày, rậm, rộng và có nhiều cành nhánh. Loài cây này có lá kép lông chim trong thời kỳ cây mạ, sau đó là lá đơn do cuống lá biến thành. Lá đơn mọc cách hình lưỡi giáo dài 20cm rộng 2 - 3cm, có 3 gân chính chạy song song theo chiều dài của lá, phiến lá dày cứng, màu xanh lục, nhẵn, bóng, mép lá nguyên, đầu lá nhọn.

Hoa tự hình bông mọc thành chùm dài, màu vàng tươi. Quả đậu hình dẹt, mỏng lúc còn non thẳng, khi già hình cong, cuộn lại theo kiểu xoắn ốc không đều, mép ngoài của quả gợn sóng như vành tai. Quả dài 5 - 6cm, rộng 1,5cm. Hạt nhỏ dẹt hình bầu dục nằm ngang trong vỏ quả, dài chừng 4 - 6mm, dày 1mm, rộng 3 - 4mm. Mỗi hạt được bọc bởi một sợi râu màu vàng da cam. Hạt khi chín màu nâu đen, hạt có vỏ dày, cứng, rốn ở phía đầu nhỏ. Mỗi kg hạt có khoảng 71.600 hạt (Doran và Turnbull, 1997) [47] .


      1. Đặc điểm sinh thái học


  • Vùng phân bố:

Keo lá tràm có phân bố tự nhiên ở Australia, Papua New Guinea và Indonesia, chúng có khả năng thích nghi nhất trong số các loài cây trồng rừng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm (Pinyopusarerk, 1990) [73].

Ngày nay, Keo lá tràm được trồng rộng rãi ở nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Srilanka, India, Thailan, Philipine, China. Ở Việt Nam Keo lá tràm được gây trồng từ những năm 50 của thế kỷ trước (Cao Thọ Ứng, 1985; Midgley và cs., 1996) [37]. Keo lá tràm thích hợp ở nhiều vùng sinh thái trên cả nước nhưng ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có diện tích đất đai cũng như điều kiện khí hậu phù hơn so với vùng Bắc Trung Bộ và năng suất rừng giao động từ 10 – 25m3/ha/năm (Ngô Đình Quế, 2010) [23].



  • Điều kiện khí hậu

Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, sinh trưởng nhanh ở những vùng có khí hậu nóng ẩm hoặc cận ẩm, nhiệt độ không khí nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 32 - 340C và tháng lạnh nhất là 17 - 220C, lượng mưa hàng năm là 2.000 – 2.500mm và chỉ có 1 - 2 tháng mùa khô. Tuy nhiên, Keo lá tràm là cây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng chịu hạn cao. Chúng sống được ở vùng khô hạn có lượng mưa trung bình mưa hàng năm thấp hơn 700 mm, có mùa khô kéo dài từ 4 - 6 tháng, hoặc vùng có mùa đông lạnh xuống tới 100C. Nhưng ở những nơi đó Keo lá tràm sinh trưởng kém và cành nhánh nhiều (Cao Thọ Ứng, 1985) [37].

  • Điều kiện đất đai

Keo lá tràm thuộc loài cây dễ thích nghi, sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven biển đến đất sét, đất potzon, đất feralit, đất phát triển phiến thạch sét, phiến thạch mica, granit, đá vôi, bãi thải công nghiệp, đất chua phèn,… Biên độ có khả năng thích ứng của Keo lá tràm với pH từ 3 - 9,5, nhưng chúng sinh trưởng tốt trên đất còn giàu dinh dưỡng, tầng đất sâu, độ pH trung tính hoặc hơi chua (Turnbull, 1997) [85].
      1. Đặc điểm lâm sinh học


  • Quần thể tự nhiên

Keo lá tràm thường mọc thành đai hẹp và được tìm thấy ở những nơi đất thấp vùng nhiệt đới (Cao Thọ Ứng và Nguyễn Xuân Quát, 1986) [38].

  • Quần thể nhân tạo

Keo lá tràm không những có thể trồng rừng hỗn giao với các loài cây Bạch đàn, phi lao, dầu rái, sao đen, …mà còn trồng rừng thuần loài đều sinh trưởng tốt.

  • Vật hậu

Cây Keo lá tràm thường ra hoa sau 2 - 3 tuổi, thời vụ ra hoa phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên ở nơi nó sinh sống. Tại nơi nguyên sản (Australia) cây ra hoa vào tháng 6 và tháng 7. Quả chín và hạt có thể thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10. Nhưng ở Thái Lan và Malaysia Keo lá tràm lại ra hoa quanh năm (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1992) [20].

Ở Việt Nam, Keo lá tràm ra hoa cũng khác nhau, chúng ra hoa 2 lần trong một năm tại khu vực miền Trung, vụ xuân ra hoa vào tháng 2 - 3, thu hái quả tháng 4 - 5, vụ xuân ra hoa tháng 8 - 9 thu hái quả tháng 11 - 12; khu vực Đông Nam Bộ cây ra hoa trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, quả chín từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (Cao Thọ Ứng và Nguyễn Xuân Quát, 1986) [38].



  • Khả năng tái sinh

Keo lá tràm có khả năng tái sinh bằng hạt rất mạnh. Khi hạt chín rụng xuống đất trong trạng thái ngủ sinh lý, khi gặp điều kiện thuận lợi hạt có thể nảy mầm ngay và khi gặp điều kiện bất lợi hạt có thể nằm dưới đất hàng năm.

Kết quả điều tra tái sinh rừng trồng từ tuổi 6 đến tuổi 10 tại Lâm trường Trị An – Đồng Nai cho thấy tổng số hạt giống nằm dưới tán rừng khoảng 14.000 - 16.000 hạt/ha, trong khi đó lượng hạt còn sót lại nằm trong đất từ năm trước khoảng 4.000 - 12.500 hạt/ha và lượng cây con tái sinh đạt 11.500 đến 24.000 cây/ha. Rừng Keo lá tràm trồng bằng cây con, gieo hạt thẳng hay xúc tiến tái sinh đều có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt ở giai đoạn đầu (2 tuổi), nhưng sau 4 tuổi phương pháp gieo hạt thẳng và xúc tiến tái sinh cây sinh trưởng chậm lại (Trần Hậu Huệ, 1996) [14].

Keo lá tràm còn có khả năng tái sinh bằng chồi nhưng kết quả không cao. Những thí nghiệm kinh doanh rừng chồi tại Indonesia cho biết Keo lá tràm cũng có khả năng tái sinh bằng chồi nếu thân cây mẹ chặt chừa gốc cao ít nhất 50cm. Kết quả thí nghiệm trồng Keo lá tràm bằng thân cụt tại Đại Lải – Vĩnh Phúc năm 1980 cho thấy tỷ lệ sống chỉ đạt 40 - 50 % và chỉ sinh chồi mạnh vào tháng 3 và tháng 4 (Cao Thọ Ứng và Nguyễn Xuân Quát, 1986) [38].


  • Đặc điểm sinh trưởng và năng suất

Keo lá tràm là loài cây sinh trưởng khá nhanh, tăng trưởng chiều cao những năm đầu có thể đạt 2 – 3 m mỗi năm. Ở Việt Nam, trên các lập địa thích hợp đạt chiều cao từ 15 - 18m và đường kính 15 - 20 cm ở tuổi 12. Tại Ba vì, sau một năm cây cao từ 2,2 - 2,5m với đường kính 2,7 - 3,3cm, sau hai năm có thể cao 5 - 6 m với đường kính 4,5 – 5,6cm. Tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Keo lá tràm có xuất xứ Coen River của Úc được trồng trên đất phèn lên líp, sau 20 năm chiều cao đạt 18 - 20 m với đường kính 35 - 40cm. Ở Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cây Keo lá tràm trồng phân tán sau 30 năm cao 20 - 22m, với đường kính 40 - 60cm, cá biệt có cây đường kính đạt tới 80cm (Nguyễn Huy Sơn, 2003) [25]. Năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các tỉnh phía Bắc đạt từ 12 - 16 m3/ha/năm (Vũ Tiến Hinh, 1996) [12], ở vùng Đông Nam Bộ năng suất rừng trung bình đạt từ 18,6 - 20 m3/ha/năm và khi với nguồn vật liệu giống được cải thiện thì năng suất có thể đạt 25,2 m3/ha/năm (Phạm Thế Dũng, 2010) [5].
      1. Giá trị sử dụng


Keo lá tràm là cây xanh quanh năm, tán lá dày, rễ có nốt sần cố định đạm, cây có thể sống được trên đất đai nghèo kiệt và vùng đồi, biên độ sinh thái rộng, nên được coi là cây trồng cải tạo đất, chống xói mòn và làm cây xanh đô thị.

Công dụng chính của Keo lá tràm là cung cấp sản phẩm gỗ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: dăm, giấy, đồ mộc gia dụng và trang trí nội thất, … Gỗ Keo lá tràm có tỷ trọng cao (0,6 - 0,7), chứa 59% cellulose, 24% lignin, 19% pentosan, có nhiệt lượng lớn 4.800 - 4.900 kcal/kg cho nên thích hợp làm nguyên liệu bột giấy, làm đồ gia dụng và chất đốt. Vỏ cây chứa 13 % tanin, được sử dụng trong công nghiệp dệt, thuộc da. Ngoài ra lá cây còn được dùng làm phân xanh. Cây đứng được làm cây chủ để thả cánh kiến đỏ (Cao Thọ Ứng và Nguyễn Xuân Quát, 1986; Nguyễn Huy Sơn, 2003) [25+37].




    1. tải về 5.26 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương