BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN



tải về 5.26 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


  • Đã xác định được vai trò của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác đến cải thiện dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất rừng trồng và khả năng tự cân bằng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm qua các chu kỳ kinh doanh.

  • Bước đầu nghiên cứu một số mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm, làm cơ sở cho việc quản lý và kinh doanh rừng trồng bền vững ở Việt Nam.
  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


    • Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là đất dưới tán rừng và rừng trồng Keo lá tràm thuần loài được đánh giá qua 3 chu kỳ kinh doanh, cụ thể như sau:

+) Chu kỳ 1: Rừng trồng Keo lá tràm bằng cây con từ hạt, mật độ trồng 833 cây/ha, rừng trồng năm 1995 và khai thác năm 2002 (7 năm).

+) Chu kỳ 2: Rừng trồng thí nghiệm của dự án CIFOR loài cây Keo lá tràm trồng bằng cây con từ hạt với nguồn giống đã được tuyển chọn, mật độ trồng 1.667 cây/ha, rừng trồng năm 2002 và khai thác năm 2008 (6 năm).

+) Chu kỳ 3: Rừng trồng thí nghiệm của đề tài luận án, loài cây Keo lá tràm dòng AA1 và AA9 là giống tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận, mật độ trồng 1.667 cây/ha, rừng trồng năm 2008 và theo dõi đến năm 2013 (5 năm)



Vật liệu hữu cơ sau khai thác: Trong nghiên cứu này là toàn bộ cành, nhánh cây rừng trồng có đường kính < 5 cm, cùng tất cả cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng sau khi chặt hạ được cắt ngắn có chiều dài từ 0,5 - 1m, rải đều trên toàn bộ diện tích trong các ô thí nghiệm, không đốt, không cày xới và việc chăm sóc rừng trong 3 năm đầu thông qua kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ Round-up phun toàn diện với liều lượng 4 lít/ha.


    • Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu của luận án được thực hiện tại trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Phú Bình, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, nằm trên địa bàn xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có vị trí tọa độ địa lý: 100 52’ 12” đến 110 30’ vĩ độ Bắc và 1060 20’ đến 1070 06’ kinh độ.
  1. NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN


Về động thái đất: Nghiên cứu này, tác giả chỉ đánh giá ở 2 tầng đất từ 0 - 10cm và từ 10 - 20cm là tầng đất dễ bị thay đổi bởi các tác động về môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, mà chưa có điều kiện nghiên cứu ở các tầng đất sâu hơn.

Về địa điểm nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ gồm 3 loại đất chính khá phù hợp cho trồng rừng Keo là đất phù sa (Fluvisols), đất xám (Acrisols) và đất nâu đỏ (Ferralsols). Trong luận án này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu ở loại đất xám trên phù sa cổ tại trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Phú Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho loài cây Keo lá tràm mà chưa có điều kiện nghiên cứu trên các nhóm đất khác ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Về quản lý lập địa: Trong luận án này, tác giả tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng và bón lót phân Lân cho đất, mà chưa có điều kiện nghiên cứu về quản lý và kiểm soát các yếu tố ngoại cảnh khác cấu thành lập địa như: nhiệt độ, khí hậu, lượng mưa, tác động xã hội,…

Chu trình dinh dưỡng: Đề tài này, tác giả không xây dựng chu trình dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm mà chỉ đánh giá tác động của việc để lại VLHCSKT đến khả năng cung cấp dinh dưỡng và mức độ hấp thụ các chất dinh dưỡng chính như: N, P, K, Ca, Mg của rừng. Từ việc đánh giá cân bằng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm sẽ làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý lập địa phù hợp nhằm duy trì và nâng cao năng suất rừng qua các chu kỳ kinh doanh.

Đánh giá qua các chu kỳ kinh doanh: Do là nghiên cứu định vị được thực hiện qua 03 chu kỳ nên luận án cần có sự kế thừa kết quả nghiên cứu ở chu kỳ 1 và 2. Trong nghiên cứu này, ở các chu kỳ kinh doanh không có sự đồng nhất về nguồn vật liệu giống, mật độ trồng, cũng như tuổi rừng khi so sánh, nên việc nghiên cứu VLHCSKT chỉ được xem xét giữa các công thức trong cùng một chu kỳ. Tuy nhiên, để có “bức tranh” về diễn biến năng suất rừng giữa các chu kỳ kinh doanh nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật về chọn giống, kỹ thuật lâm sinh, việc so sánh năng suất rừng giữa các chu kỳ là cần thiết nhằm phát hiện mức độ ảnh hưởng khi giữ lại VLHCSKT ở những điều kiện kỹ thuật khác nhau, tác giả không có ý định so sánh thí nghiệm giữ lại VLHCSKT giữa các chu kỳ kinh doanh.
  1. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN


Luận án tổng cộng gồm 129 trang, có 35 bảng và 43 hình

Kết cấu của luận án gồm các phần chính sau:



  • Phần mở đầu.

  • Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

  • Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

  • Chương 3: Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.

  • Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

  • Kết luận, tồn tại và kiến nghị.

Tài liệu tham khảo: 89 tài liệu các loại. Trong đó, gồm 40 tài liệu tiếng việt 49 tài liệu tiếng anh.

Phần phụ lục gồm 22 trang với 35 bảng số liệu các loại.




Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


    1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN


Trong luận án đã sử dụng một số khái niệm hoặc thuật ngữ chuyên môn cần được làm rõ và giới hạn khi sử dụng trong quá trình nghiên cứu như sau:
      1. Lập địa và quản lý lập địa


Lập địa: Theo thuật ngữ Lâm nghiệp (Bộ Lâm nghiệp, 1996) [40], được hiểu là nơi sống của một loài hay một tập hợp loài cây dưới ảnh hưởng của tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng. Như vậy, lập địa không chỉ hiểu đơn thuần là yếu tố về đất đai (land) mà còn là gắn liền với các điều kiện ngoại cảnh như địa hình, địa mạo (landscape), khí hậu (nhiệt, ánh sáng, độ ẩm không khí, lượng mưa…). Theo Ngô Đình Quế, 2010 [23] thì “Lập địa” là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối. Lập địa hiểu theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần là: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực vật.

Quản lý lập địa: được hiểu là toàn bộ những hoạt động của con người nhằm có được những dữ liệu tốt nhất về các yếu tố cấu thành lập địa (đất đai, thực vật, ngoại cảnh tự nhiên và các hoạt động xã hội khác…) làm căn cứ để sử dụng tài nguyên đất một cách tốt nhất. Theo Nambiar và Brown, 1997 [64] thì quản lý lập địa chính là quản lý độ phì đất, bao gồm tổng hợp các biện pháp kỹ thuật về xử lý thực bì trước khi trồng, quản lý vật liệu sau khai thác, quản lý tầng thảm tươi cây bụi và quản lý nguồn dinh dưỡng trong đất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của rừng, nhằm ổn định và cải thiện năng suất rừng trồng qua nhiều chu kỳ kinh doanh.
      1. Vật liệu hữu cơ sau khai thác


Vật liệu hữu cơ sau khai thác: trong nghiên cứu này được hiểu là khi khai thác rừng chỉ lấy đi phần gỗ thương phẩm còn tất cả cành nhánh, ngọn cây có đường kính < 5cm, lá cây, vỏ cây, hoa, quả, … sau khai thác rừng được để lại trên nền đất rừng để chuẩn bị cho trồng rừng chu kỳ sau kể cả toàn bộ cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng được phát dọn để trồng rừng cũng được gộp chung gọi là VLHCSKT.
      1. Chu kỳ kinh doanh


Chu kỳ kinh doanh chính là khoảng thời gian từ khi bắt đầu trồng cây đến khi khai thác trắng hoặc là thời gian đủ cho thế hệ cây hoặc cấp đường kính kế cận đạt tới tiêu chuẩn khai thác, đây cũng chính là chu kỳ kinh doanh rừng (Thuật ngữ Lâm nghiệp - Bộ Lâm nghiệp năm 1996) [40]. Theo đó, nghiên cứu của luận án được thực hiện ở 3 chu kỳ rừng trồng Keo lá tràm tại khu thí nghiệm như sau:

+ Rừng trồng chu kỳ 1 (1995 - 2002) là rừng trồng sản xuất.

+ Rừng trồng chu kỳ 2 (2002 - 2008) là rừng thí nghiệm của dự án CIFOR

+ Rừng trồng chu kỳ 3 (2008 - 2013) là rừng đang nghiên cứu của đề tài luận án.

Trong luận án này tác giả tập trung nghiên cứu ở chu kỳ 3, thí nghiệm về quản lý VLHCSKT của rừng trồng Keo lá tràm và đánh giá, so sánh với 2 chu kỳ kinh doanh trước đó.

      1. Chu trình dinh dưỡng của rừng trồng


Sự hiểu biết về chu trình dinh dưỡng (tốc độ di chuyển, sự gia tăng và mất mát; sự tương tác của thực vật - đất, sự phân bố sinh khối trên, dưới mặt đất và các bộ phận rễ cây) là nền tảng cho kỹ thuật quản lý rừng, đặc biệt là xác định tỷ lệ phân bón, thời gian và các biện pháp áp dụng. Theo Remezov (1959), có hai chu trình dinh dưỡng sinh thái rừng chủ yếu, đó là: chu trình Địa - Hóa học (geochemical cycle) và chu trình Sinh học (biological cycle). Chu trình thứ nhất liên quan đến sự bổ sung và làm mất đi dinh dưỡng từ hệ sinh thái thông qua quá trình như mưa khí quyển, bón phân, xói mòn, rửa trôi và bốc hơi. Chu trình thứ hai liên quan đến luân chuyển dinh dưỡng trong hệ thống cây - đất và cũng có thể là trung gian trong chu kỳ Hóa - Sinh - Địa (biogeochemical cycles). Chu trình hóa sinh (biochemical cycle) nghiêng về sự di chuyển dinh dưỡng trong tế bào và các bộ phận của cây cá thể. Thông thường, sự di chuyển dinh dưỡng từ các tế bào già đến các tế bào đang lớn, hình thành lên dạng chủ yếu của sự di chuyển dinh dưỡng nội tại. Chu trình Hóa -Sinh -Địa (biogeochemical cycle) gồm vòng dinh dưỡng giữa đất và sinh khối (biomass), chủ yếu thông qua sự phân hủy, khoáng hóa và hút dinh dưỡng chứa trong thực vật.

Theo Armson (1967) [41] cho rằng , trong thành phần của tế bào sống có mặt hầu hết các nguyên tố hoá học quan trọng của sinh quyển. Hàm lượng của các nguyên tố hoá học chứa trong các tế bào sống sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: C - H - O - N - P - Ca - Cl- Cu- Fe- Mg- K- Na- S- Al- B- Br- Cr- Co- F- Ga- I- Mn- Mo- Se- Si- Sn- Ti- V- Zn. Nồng độ của các nguyên tố trên trong các loài sinh vật thay đổi, phụ thuộc vào từng loại và đặc điểm môi trường sống của các cá thể. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong cây là cơ sở để nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân cho rừng trồng. Trong luận án tác giả cũng áp dụng quan điểm này trong nghiên cứu dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm qua các chu kỳ kinh doanh.




    1. tải về 5.26 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương