BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ



tải về 5.26 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

PHẦN MỞ ĐẦU




  1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay ở nước ta, keo (Acacia) đang là loài cây chủ lực trong trồng rừng công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu. Diện tích rừng trồng keo đến năm 2013 của cả nước khoảng 1,1 triệu ha với chu kỳ kinh doanh ngắn từ 6 - 8 năm và có xu hướng ngày càng tăng (Nambiar & Harwood, 2014) [66]. Sự phát triển rừng trồng công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần giảm nhập khẩu gỗ đáp ứng nhu cầu chế biến hàng năm đang tăng rất cao.

Keo lá tràm là loài cây được xác định là thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở Việt Nam và có diện tích gây trồng tương đối lớn trong các chương trình trồng rừng. Loài cây này sinh trưởng khá nhanh nên có chu kỳ kinh doanh ngắn, cây có hình dáng thân tròn, thẳng, rất phù hợp cho sản xuất gỗ dán, ván dăm, nguyên liệu giấy, gỗ xẻ phục vụ đồ mộc gia dụng trong nước và xuất khẩu. Keo lá tràm là loài cây có khả năng nốt cộng sinh với RhizobiumBrady rhiobium sống trong nốt sần, chúng có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong không khí rất cao và có biên độ sinh thái rộng, phù hợp cho trồng rừng công nghiệp trên quy mô lớn (Dart và các cộng sự, 1991) [45].

Hiện nay trong trồng rừng công nghiệp, khuynh hướng suy giảm năng suất rừng qua các chu kỳ kinh doanh đang là mối quan ngại của các doanh nghiệp và người trồng rừng không chỉ trong nước mà cả ở nhiều quốc gia trên thế giới, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là quản lý lập địa thiếu bền vững trong trồng rừng. Kết quả nghiên cứu của mạng lưới dự án do Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thực hiện trên 16 nước vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới đã chỉ ra rằng; việc quản lý hợp lý vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và sử dụng phân bón phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng qua các chu kỳ kinh doanh (Nambiar, 1996) [63].

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nâng cao năng suất rừng rừng và bảo vệ đất cũng đã được quan tâm từ sớm, nhưng các nghiên cứu chủ yếu ở khâu chọn giống và các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh như: kỹ thuật xử lý thực bì, làm đất, mật độ trồng, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng trồng. Tuy nhiên, một nghiên cứu cơ bản, định lượng, có cơ sở khoa học để xác định nguyên nhân suy giảm năng suất rừng trồng từ khía cạnh lập địa thì còn rất tản mạn, nhất là nghiên cứu về sử dụng vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng để trả lại chất hữu cơ cho đất ở các chu kỳ sau còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu sâu rộng, trong khi biện pháp canh tác truyền thống vẫn là phát, đốt, dọn thực bì và cày xới để trồng rừng.



Do vậy, luận án này tác giả đã thực hiện với tựa đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm ở các chu kỳ sau tại Phú Bình, tỉnh Bình Dương”. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng Bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau” thực hiện từ năm 2008 - 2012 do TS. Phạm Thế Dũng làm chủ trì và tác giả là cộng tác viên chính thực hiện đề tài này. Ngoài ra, tác giả cũng kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây ở chu kỳ 1 và 2 trong nghiên cứu của mạng lưới dự án CIFOR về “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng ở Việt Nam”, dự án được thực hiện từ năm 2002 - 2007, để làm cơ sở đánh giá một cách toàn diện hơn về diễn biến độ phì của đất và năng suất rừng qua các chu kỳ kinh doanh.
  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


  • Mục tiêu chung

Đánh giá được vai trò của việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác trong quản lý lập địa nhằm cải thiện độ phì của đất, duy trì và nâng cao năng suất rừng trồng Keo lá tràm bền vững ở các chu kỳ sau.

  • Mục tiêu cụ thể

  • Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến độ phì của đất và lượng hóa được mối quan hệ giữ vật liệu hữu cơ để lại sau khai thác đến sinh trưởng, năng suất, sinh khối và dinh dưỡng rừng trồng Keo lá tràm qua các chu kỳ kinh doanh.

  • Xác định được các nguồn cung cấp, khả năng tích lũy và cân bằng dinh dưỡng thông qua để lại VLHCSKT làm cơ sở cho các đề xuất kỹ thuật quản lý lập địa trong trồng rừng Keo lá tràm.
  1. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN


    • Ý nghĩa khoa học

  • Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học trong kinh doanh rừng trồng bền vững ở Việt Nam. Cụ thể là: (i) cơ sở khoa học của việc giữ lại VLHCSKT mà không đốt, dọn như kỹ thuật truyền thống, (ii) sử dụng phân Lân và liều lượng bón có giới hạn cho trồng rừng Keo, một loài cây có khả năng cố định đạm mà không dùng nhiều loại phân với liều lượng bón một cách cảm tính.

  • Luận án đã đưa ra được mối quan hệ biện chứng giữa dinh dưỡng đất trồng với năng suất sinh học của thực vật là loài Keo lá tràm. Nghiên cứu đã góp phần làm rõ qui luật sinh trưởng, khả năng hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm phục vụ cho việc đánh giá năng suất và sản lượng rừng tại vùng nghiên cứu.

  • Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học trong việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh về quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác đối với rừng trồng Keo lá tràm, phục vụ cho công tác trồng rừng và nuôi dưỡng rừng đạt hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt phòng hộ, cải tạo môi sinh và môi trường trong điều kiện Việt Nam, đảm bảo bền vững về năng suất rừng và sức sản xuất của đất.

    • Ý nghĩa thực tiễn

  • Luận án đang góp phần làm thay đổi nhận thức của người trồng rừng, dần xóa bỏ tập quán canh tác truyền thống thiếu bền vững trong kinh doanh rừng trồng, đó là: lạm dụng cơ giới trong làm đất, đốt, phát dọn, lấy đi vật liệu hữu cơ sau khai thác trước khi trồng rừng, cày xới khi chăm sóc và phòng chống cháy rừng.

  • Kết quả nghiên cứu trong luận án, giúp người trồng rừng có cơ sở dự đoán được năng suất và sản lượng rừng trồng ở các chu kỳ kinh doanh khi áp dụng các kỹ thuật này trước khi đầu tư. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng cho các loài cây khác và trên các dạng lập địa trồng rừng khác nhau ở Việt Nam.


  1. tải về 5.26 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương