BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


Hình 4.34. Ảnh rừng trồng Keo lá tràm qua 3 chu kỳ kinh doanh



tải về 5.26 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12


Hình 4.34. Ảnh rừng trồng Keo lá tràm qua 3 chu kỳ kinh doanh




    1. Tích lũy các chất dinh dưỡng và khả năng cân bằng dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3

      1. Tích lũy dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3


  1. Tích lũy các chất dinh dưỡng ở chu kỳ 3 theo tuổi rừng

Sự hấp thụ chất dinh dưỡng và chu trình luân chuyển các chất có mối quan hệ chặt chẽ với từng giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Khi cây trồng sinh trưởng nhanh thì đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm tăng nhanh theo tuổi cây rừng và phụ thuộc vào tổng lượng sinh khối hàng năm. Kết quả nghiên cứu về khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 được tổng hợp ở bảng 4.24 dưới đây:

Bảng 4.24. Tổng sinh khối khô và chất dinh dưỡng của các công thức theo thời gian



Tuổi rừng (năm)

Công thức

Tổng sinh khối khô (tấn/ha)

Thành phần dinh dưỡng (kg/ha)

N

P

K

Ca

Mg

1

Fl

3,1

62,4

4,7

29,9

5

1,7

Fm

4,0

66,5

5

32,6

5,3

1,8

Fh

7,8

77,8

5,7

36,9

6,2

1,9

Trung bình

5,0

68,9

5,1

33,1

5,5

1,8











































2

Fl

11,7

233,8

29,2

93,3

30,5

10,5

Fm

13,3

260,0

33,3

104,6

34,2

11,8

Fh

20,4

268,6

34,3

108,5

35,8

14,2

Trung bình

15,1

254,1

32,3

102,1

33.5

12,2











































3

Fl

45,2

346,1

41,1

161,1

47,95

15,2

Fm

49,6

387,5

46,3

181,5

52,20

15,9

Fh

59,0

414,9

55,5

218

57,15

16,4

Trung bình

51,2

382,8

47,6

186,9

52,43

15,8











































4

Fl

75,8

373,7

49,9

198,8

57,8

23,5

Fm

81,6

402,0

53,7

213,9

62,5

25,3

Fh

90,2

444,6

59,4

236,6

69,1

28,0

Trung bình

82,5

406,8

54,4

216,4

63,2

25,6











































5

Fl

121,5

555,7

61,5

232,5

78,2

24,7

Fm

129,5

593,1

65,6

248,2

83,6

26,4

Fh

142,8

651,4

72,2

272,7

91,2

29,0

Trung bình

131,3

600,1

66,4

251,2

84,3

26,7











































Kết quả ở bảng 4.24 cho thấy, sự tích lũy các chất dinh dưỡng phụ thuộc chủ yếu vào tuổi rừng và tổng lượng sinh khối của rừng đạt được. Ở các tuổi khác nhau có mức độ tích lũy các chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Sau 5 năm theo dõi và phân tích thì công thức Fh và Fm có lượng tích lũy các chất dinh dưỡng cao hơn nhiều so với đối chứng. Điều này cho thấy, quản lý VLHCSKT đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm và lượng tích lũy dinh dưỡng này tăng dần theo tuổi rừng. Đến giai đoạn rừng 5 tuổi thì lượng tích lũy dinh dưỡng trung bình của 3 công thức là: Đạm (600,1kg/ha); Lân (66,4 kg/ha); Kali (251,2kg/ha); Caxi (84,3 kg/ha) và Magiê là (26,7 kg/ha).

Ở chu kỳ thứ 3 khi rừng 5 tuổi thì lượng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây của các công thức cũng có sự khác biệt và được thể hiện ở hình 4.35 dưới đây:



Hình 4.35. Tổng sinh khối rừng và tích lũy dinh dưỡng trong cây ở tuổi 5



Như vậy, khi để lại VLHCSKT đã làm tăng sinh khối của rừng và làm tăng lượng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây. Công thức thì nghiệm để lại VLHCSKT (Fm) có lượng tích lũy các chất dinh dưỡng tăng từ 6,7 - 6,9% so với công thức đối chứng (Fl). Khi công thức Fh có bón bổ sung phân lân lượng tích lũy các chất dinh dưỡng tăng từ 14,3 – 14,8% so với công thức lấy đi toàn bộ VLHCSKT (Fl).

  1. Tích lũy các chất dinh dưỡng của vật rụng ở chu kỳ 3

Vật rụng của rừng trồng Keo lá tràm bao gồm cành khô, lá, hoa, quả và vỏ cây rơi rụng xuống tán từng. Kết quả theo dõi sau 40 tháng và phân tích thành phần dinh dưỡng của lớp vật rụng được tổng hợp ở bảng 4.25 dưới đây:
Bảng 4.25. Tổng hợp tích lũy các chất dinh dưỡng từ lớp vật rụng sau 40 tháng

Chất dinh dưỡng

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Sau 40 tháng

(4 tháng)

(12 tháng)

(12 tháng)

(12 tháng)

(9/2010-12/2013)

Vật rụng (kg/ha)

2.867

7.329

7.980

6.033

24.210

N (%)

1,30

1,35

1,44

1,46




Tích lũy N (kg/ha)

37,25

99,17

114,91

88,09

339,41

P (%)

0,21

0,17

0,17

0,20




Tích lũy P (kg/ha)

6,05

12,31

13,81

11,95

44,11

K (%)

0,92

0,79

0,62

0,66




Tích lũy K (kg/ha)

26,27

57,83

49,32

39,82

173,23

Ca (%)

0,09

0,07

0,07

0,07




Tích lũy Ca (kg/ha)

2,64

5,06

5,83

4,22

17,74

Mg (%)

0,05

0,05

0,05

0,06




Tích lũy Mg (kg/ha)

1,41

3,30

3,75

3,62

12,07

Như vậy, sau 5 năm rừng trồng Keo lá tràm có tổng lượng vật rụng trả lại cho đất là 24,21 tấn khô/ha tương đương với lượng dinh dưỡng các chất là: 339,41 kg N/ha; 44,11 kg P/ha; 173,23 kg K/ha; 17,74 kg Ca/ha và 12,07 kg Mg/ha. Qua quá trình phân hủy lớp vật rụng theo thời gian sẽ trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể, góp phần giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất, làm tăng độ phì của đất và đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của rừng trồng.

  1. So sánh khả năng tích lũy dinh dưỡng qua các chu kỳ kinh doanh

Tổng hợp kết quả so sánh về khả năng tích lũy dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở năm cuối của 3 chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở bảng 4.26 dưới đây:

Bảng 4.26. Tổng hợp lượng tích lũy các chất dinh dưỡng rừng trồng ở 3 chu kỳ



Chỉ tiêu

Thành phần dinh dưỡng tích lũy trong cây (kg/ha)

Chu kỳ 1 (7 năm)

Chu kỳ 2 (6 năm)

Chu kỳ 3 (5 năm)

Rừng sản xuất

Fl

Fm

Fh

Fl

Fm

Fh

Tổng sinh khối (tấn/ha)

51,2

119,0

129,4

141,0

121,5

129,5

142,8

N

198,5

533,0

579,4

631,5

555,7

593,1

651,4

P

7,1

60,5

65,8

71,7

61,5

65,6

72,2

K

144,2

253,8

275,9

300,7

232,5

248,2

272,7

Ca

70,3

82,0

89,1

97,2

78,2

83,6

91,2

Mg

12,5

31,1

33,8

36,8

24,7

26,4

29,0

Kết quả so sánh ở 3 chu kỳ cho thấy: Lượng tích lũy các chất dinh dưỡng của rừng trồng ở cuối chu kỳ 2 và 3 cao hơn rất nhiều so với chu kỳ 1. Lượng tích lũy lân dễ tiêu ở chu kỳ 2 và 3 khi để lại VLHCSKT đã được cải thiện rõ rệt, tăng từ 8 – 10 lần so với chu kỳ 1. Ở chu kỳ 3 khi rừng 5 tuổi đã có lượng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây tương đương với 6 năm của rừng trồng chu kỳ 2. Khi so sánh lượng tích lũy các chất dinh dưỡng ở chu kỳ 2 và 3 giữa các công thức thí nghiệm thì công thức Fh cho sinh khối cao nhất, sau đó đến Fm và thấp nhất là công thức Fl. Lượng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây ở công thức Fm tăng hơn từ 6,6 - 8,8% so với Fl và công thức Fh tăng từ 17,2 - 18,5% so với công thức đối chứng (Fl).

Đánh giá chi tiết về khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng theo tuổi rừng ở các chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm được thể hiện ở các hình dưới đây:



  • Tích lũy Đạm tổng số (Nts)

Hình 4.36. Biến đổi tích luỹ Đạm tổng số của rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh



  • Tích lũy Lân tổng số (Pts)

Hình 4.37. Biến đổi tích luỹ Lân tổng số qua 3 chu kỳ kinh doanh



Từ kết quả ở hình 4.36 và 4.37 cho thấy: Quá trình tích lũy Đạm và Lân trong cây ở rừng trồng thí nghiệm ở chu kỳ 2 và 3 được cải thiện rất rõ rệt do việc để lại VLHCSKT. Ở tuổi rừng càng cao thì khả năng tích lũy dinh dưỡng trong cây càng lớn và sự khác biệt giữa các công thức ngày càng xa. Công thức Fh và Fm có tích lũy Đạm và Lân trong cây cao hơn rất nhiều so với Fl (lấy đi toàn bộ VLHCSKT).

  • Tích lũy Kali (Kts)

Hình 4.38. Biến đổi tích luỹ Kali tổng số của rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh



  • Tích lũy Cation Canxi (Ca+2)

Hình 4.39. Biến đổi tích luỹ Cation Canxi của rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh



  • Tích lũy Cation Magiê (Mg+2)

Hình 4.40. Biến đổi tích luỹ Cation Magiê của rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh

Từ kết quả ở hình 4.38; 4.39 và 4.40 cho thấy: Lượng tích lũy Kali, Canxi và Magiê của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 2 và 3 được cải thiện rõ rệt. Sự khác biệt về lượng tích lũy dinh dưỡng của các công thức cũng có sự khác biệt rõ rệt, cao nhất ở công thức Fh, kế đến là Fm và thấp nhất ở công thức Fl. Như vậy, ở các công thức Fh, Fm khi để lại VLHCSKT đã làm tăng lượng tích lũy các cation trao đổi Kali, Canxi và Magiê trong cây so với công thức đối chứng Fl.

      1. Đánh giá cân bằng dinh dưỡng khi để lại VLHCSKT ở chu kỳ 3


Nghiên cứu dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 làm cơ sở xem xét chu trình dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất. Trong nghiên cứu này nếu giả định rằng, tác động của xói mòn rửa trôi, tác động của lượng mưa và chu trình cân bằng nước cũng như các yếu tố ngoại cảnh tác động khác là đồng nhất giữa các công thức và các nhân tố này không ảnh hưởng đến chu trình tuần hoàn dinh dưỡng thì việc đánh giá khả năng cung cấp và nhu cầu dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm chu kỳ 3 đến giai đoạn 5 tuổi được dựa trên các yếu tố đầu ra và đầu vào như sau:

  • Nguồn cung cấp gồm: Các chất dinh dưỡng trong đất ở đầu chu kỳ 3; lượng VLHC để lại sau khai thác rừng với thực vật dưới tán rừng ở chu kỳ 2; và lượng vật rụng hàng năm của rừng nghiên cứu ở chu kỳ 3 trả lại cho đất.

  • Tích lũy dinh dưỡng trong cây (đầu ra): Là lượng các chất dinh dưỡng của cây hấp thụ sau 5 năm rừng trồng thí nghiệm ở chu kỳ 3 của các công thức.

  1. Nguồn cung cấp dinh dưỡng

  • Dinh dưỡng trong đất ở đầu chu kỳ 3 (2008)

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng của đất ở 2 tầng đất 0 – 10cm và 10 – 20cm ở đầu chu kỳ 3 (năm 2008) được tổng hợp ở bảng 4.27 dưới đây:

Bảng 4.27. Tổng hợp các chất dinh dưỡng trong đất ở đầu chu kỳ 3



Công thức

Tầng đất

(cm)


N (kg/ha)

Pdt (kg/ha)

Cation trao đổi (kg/ha)

K+

Ca2+

Mg2+

Fh

0 - 20

327,52

10,7

8,24

10,59

6,25

Fm

0 - 20

298,24

9,82

7,75

9,66

5,61

Fl

0 - 20

270,48

8,75

6,92

8,93

5,14

Tầng đất từ 0 - 20cm là tầng dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động. Hệ rễ của rừng keo thường chỉ hấp thụ các khoáng chất ở tầng đất này. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của đất ở đầu chu kỳ 3 cho thấy, lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở tầng 0 - 20cm không cao và cũng có sự khác biệt giữa 3 công thức cao nhất là Fh, kế đến là Fm và thấp nhất là Fl do tác động của việc quản lý VLHCSKT ở chu kỳ 2.

  • Lượng dinh dưỡng để lại ở chu kỳ 2 (2002 – 2008)

  • Sinh khối, dinh dưỡng và quá trình phân hủy VLHCSKT để lại ở chu kỳ 2

Nghiên cứu được thực hiện khi kết thúc chu kỳ kinh doanh thứ 2 của rừng trồng thí nghiệm Keo lá tràm. Kết quả tính toán tổng lượng sinh khối khô của VLHCSKT để lại và thành phần dinh dưỡng tương ứng được tổng hợp ở bảng 4.28 dưới đây:

Bảng 4.28. Sinh khối VLHSKT và lượng dinh dưỡng để lại ở chu kỳ 2



Thành phần VLHCSKT

Sinh khối khô

Lượng dinh dưỡng (kg/ha)

để lại ở chu kỳ 2

(tấn /ha)

%

N

P

K

Ca

Mg

Tổng cộng

20,97

100

194,34

12,16

107,3

27,88

6,05

Cành 1 - 5 cm

13,53

64,52

99,26

7,17

59,13

16,21

3,27

Cành < 1 cm

5,58

26,61

53,12

2,94

34,99

9,09

1,75

Lá cây, hoa, quả

1,86

8,87

41,96

2,05

13,18

2,58

1,03

Số liệu ở bảng 4.28 cho thấy, tổng sinh khối của VLHCSKT để lại là 20,97 tấn khô/ha. Trong đó sinh khối cành có đường kính từ 1-5cm chiếm 64,52% và sinh khối cành dưới 1cm chiếm 26,61% và sinh khối lá chỉ chiếm 8,87%. Lượng dinh dưỡng các chất tích lũy trong VLHCSKT có khả năng trả lại cho đất là 194,34 kgN/ha, 12,16 kgP/ha, 107,3 kgK/ha, 27,88 kgCa/ha và 6,06 kgMg/ha. Khi so sánh với nghiên cứu của Siregar và cộng sự (2008) [80] trên loài cây Keo tai tượng (Acacia magium)Indonesia, nếu để lại VLHCSKT (ngọn, cành nhành có đường kính < 7cm, lá và vỏ cây gỗ thương phẩm) sẽ có lượng chất dinh dưỡng để lại là 949 kgN/ha; 21 kgP/ha; 327 kgK/ha; 382 kgCa/ha và 78 kgMg/ha cao hơn nhiều so với rừng trồng Keo lá tràm. Còn đối với rừng trồng Bạch đàn ở chu kỳ thứ hai tại Công Gô cho thấy sinh khối của là 23,2 tấn khô/ha với tổng lượng dinh dưỡng được tạo ra trong qúa trình phân hủy VLHCSKT là: 329 kgN/ha; 41 kgP/ha; 99 kgK/ha, 73 kgCa/ha và 52 kgMg/ha sau 20 tháng khai thác rừng (Delepote và cộng sự, 2008) [46].

+ Quá trình phân hủy vật liệu hữu cơ sau khai thác để lại của chu kỳ trước

Phân hủy vật liệu hữu cơ sau khai thác góp phần trả lại dinh dưỡng cho đất và cải thiện độ phì của đất. Kết quả nghiên cứu phân hủy VLHCSKT của rừng trồng Keo lá tràm trong 24 tháng được thể hiện chi tiết ở bảng 30 phần phụ lục. Tổng hợp quá trình phân hủy của các loại VLHCSKT khác nhau được thể hiện ở hình 4.41 dưới đây:



Hình 4.41. Mức độ phân hủy vật liệu hữu cơ sau khai thác theo thời gian

Như vậy, quá trình phân hủy VLHCSKT diễn ra rất nhanh góp phần hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất thúc đẩy chu trình dinh dưỡng của rừng trồng. Đối với loại vật liệu hữu cơ là lá cây, sau 7 tháng đã phân hủy hoàn toàn, các cành nhành có đường kính dưới 1cm thì sau 21 tháng có thể phân hủy hoàn toàn và đối với cành nhánh có đường kính từ 1 – 5cm sau 24 tháng có khả năng phân hủy đến 95% (Kiều Tuấn Đạt và cs, 2014) [2]. Kết quả này cũng phù hợp so với nghiên cứu của Delepote và cộng sự (2008) đối với rừng trồng Bạch đàn ở chu kỳ 2 tại Công Gô cho thấy hầu hết dinh dưỡng trong VLHCSKT và thảm mục đã được phân hủy trong hai năm đầu sau khai thác rừng.


  • Sinh khối và dinh dưỡng của cây bụi, thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng

Bên cạnh nguồn VLHCSKT thì toàn bộ tầng cây bụi, thảm tươi và lớp thảm mục chưa phân hủy dưới tán rừng vẫn được phát dọn để lại để trồng rừng chu kỳ sau. Kết quả thu thập mẫu, tính toán sinh khối và phân tích thành phần dinh dưỡng được tổng hợp ở bảng 4.29 dưới đây:

Bảng 4.29. Sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi lượng dinh dưỡng để lại ở chu kỳ 2



Thành phần

Sinh khối khô

Lượng dinh dưỡng (kg/ha)

vật liệu để lại

(tấn/ha)

%

N

P

K

Ca

Mg

Thân cây các loại

0,81

8,21

1,06

0,47

1,25

0,14

0,10

Cỏ các loại

0,41

4,15

10,08

0,50

3,11

0,5

0,22

Cây bụi

1,29

13,07

33,40

1,49

11,53

1,53

0,66

Vỏ cây

1,70

17,22

24,65

1,78

10,61

5,37

0,51

Quả

0,06

0,61

0,41

0,01

0,18

0,01

0,01

Lá khô

5,60

56,74

55,66

0,83

20,15

5,26

4,49

Tổng cộng

9,87

100

125,26

5,08

46,83

12,81

5,99

Sau chu kỳ 2 đã để lại một lượng sinh khối khô khoảng 9,87 tấn bao gồm cây bụi, thảm tươi và lớp thảm mục dưới tán rừng chưa phân hủy. Phần vật liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là lá khô (56,74%), vỏ cây (17,22%) và cây bụi (13,07%). Lượng dinh dưỡng có khả năng trả lại cho đất từ nguồn vật liệu này tương ứng với 125,26 kgN/ha, 5,08 kgP/ha, 46,83 kgK/ha, 12,81 kgCa/ha và 5,99 kgMg/ha.

  • Lượng dinh dưỡng từ vật rụng của chu kỳ 3

Kết quả thu thập mẫu vật rụng và phân tích thành phần dinh dưỡng của vật rụng ở chu kỳ 3 cho thấy, sau 5 năm rừng trồng Keo lá tràm đã trả lại một lượng dinh dưỡng đáng kể cho đất, được thể hiện ở bảng 4.30 dưới đây:

Bảng 4.30. Tổng hợp các chất dinh dưỡng từ vật rụng trả lại cho đất ở chu kỳ 3



Tuổi rừng

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (kg/ha)

(năm)

N

P

K

Ca

Mg

2

37,25

6,05

26,27

2,64

1,41

3

99,17

12,31

57,83

5,06

3,30

4

114,91

13,81

49,32

5,83

3,75

5

88,09

11,95

39,82

4,22

3,62

Tổng cộng

339,41

44,11

173,23

17,74

12,07

Như vậy, sau 5 năm rừng trồng Keo lá tràm có tổng lượng vật rụng trả lại cho đất khoảng 24,21 tấn khô/ha tương đương với lượng các chất dinh dưỡng là: 339,41 kg N/ha; 44,11 kg P/ha; 173,23 kg K/ha; 17,74 kg Ca/ha và 12,07 kg Mg/ha. Qua quá trình phân hủy lớp vật rụng theo thời gian sẽ trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Nguồn dinh dưỡng này sẽ tham gia vào chu trình dinh dưỡng của rừng trồng và góp phần giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất, làm tăng độ phì của đất và đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của rừng trồng (Kiều Tuấn Đạt, 2014) [2].

  • Tổng hợp các nguồn dinh dưỡng tiềm năng

Sinh khối và lượng dinh dưỡng tích lũy từ các nguồn (VLHCSKT; cây bụi, thảm tươi, thảm mục; và vật rụng) trả lại cho đất ở rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ sau đến giai đoạn 5 năm tuổi được tổng hợp ở bảng 4.31 dưới đây:

Bảng 4.31. Tổng hợp sinh khối và nguồn dinh dưỡng trả lại cho đất



Nguồn dinh dưỡng

Sinh khối khô (tấn/ha)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (kg/ha)

N

P

K

Ca

Mg

VLHCSKT để lại ở CK2

20,97

194,34

12,16

107,3

27,88

6,05

Cây bụi, thảm tươi, thảm mục

9,87

125,26

5,08

46,83

12,81

5,99

Vật rụng từ rừng đến tuổi 5

24,21

339,41

44,11

173,23

17,74

12,07

Tổng cộng

55,05

659,01

61,35

327,36

58,43

24,11

Trong 3 nguồn sinh khối trả lại cho đất thì lượng vật rụng hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất (44%), tiếp đến là VLHCSKT để lại (38,1%) và thấp nhất là sinh khối trả lại đất từ tầng cây bụi, thảm tươi và thảm mục dưới đất rừng (17,9%). Khối lượng các chất dinh dưỡng của VLHCSKT có thể trả lại cho đất cũng cao nhất và thấp nhất là nguồn dinh dưỡng từ cây bụi, thảm tươi, thảm mục.

  1. Tích lũy dinh dưỡng của rừng

Sử dụng các chất dinh dưỡng của rừng trồng chu kỳ 3 được tính toán từ việc phân tích thành phần dinh dưỡng trong cây hàng năm. Khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng chính là lượng hấp thụ các chất dinh dưỡng tích lũy hàng năm được theo dõi đến tuổi 5 là thời điểm cuối cùng nghiên cứu của luận án. Kết quả phân tích tính toán của các công thức được tổng hợp ở bảng 4.32 dưới đây:
Bảng 4.32. Lượng các chất dinh dưỡng hấp thụ của rừng sau 5 năm

Công thức

thí nghiệm



Sinh khối (tấn/ha)

Hàm lượng các chất dinh dưỡng (kg/ha)

N

P

K

Ca

Mg

Fl

121,5

555,7

61,5

232,5

78,2

24,7

Fm

129,5

593,1

65,6

248,2

83,6

26,4

Fh

142,8

651,4

72,2

272,7

91,2

29,0

Từ bảng 4.32 cho thấy, sinh khối của rừng sau 5 năm ở công thức Fh là cao nhất (142,8 tấn/ha), kế đến là Fm (129,5 tấn/ha) và thấp nhất là công thức Fl (121,5 tấn/ha). Theo đó, thì lượng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây ở tuổi 5 của công thức Fh là cao nhất, kế đến là công thức Fm và thấp nhất là công thức Fl.

  1. Cân đối khả năng cung cấp và sử dụng dinh dưỡng rừng trồng chu kỳ 3

So sánh khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây và sự tích lũy dinh dưỡng trong cây có thể làm căn cứ cho biết sự cân bằng dinh dưỡng giữa nguồn cung cấp và sử dụng dinh dưỡng trong nghiên cứu quản lý lập địa. Chắc chắn rằng, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến qúa trình này như sự thất thoát do xói mòn, rửa trôi, bốc hơi…của các chất dinh dưỡng trong đất, mức độ phân hủy thực vật theo thời gian, khả năng cố định đạm của cây keo, sự tiêu hao hoặc làm gia tăng các nguồn dinh dưỡng trong đất bởi hoạt động của các vi sinh vật, …mà trong phạm vi của luận án này chưa có điều kiện nghiên cứu. Tuy nhiên, những nguồn dinh dưỡng chủ yếu đã được xem xét như: lượng dinh dưỡng có khả năng bồi hoàn cho đất qua giữ lại VLHCSKT; dinh dưỡng bởi giữ lại lớp thảm tươi vật rụng trên sàn rừng; dinh dưỡng tích lũy của cây đã là cơ sở khoa học rất quan trọng cho các quyết định về kỹ thuật sử dụng bón phân trong trồng rừng một cách hiệu qủa. Việc xem xét dinh dưỡng trong đất trước khi trồng, diễn biến hàng năm và đến khi kết thúc thí nghiệm, cũng như diễn biến tích lũy sinh khối hàng năm nhằm cung cấp bức tranh tổng quát về “giá thể” nuôi rừng mà tác giả đã không có tham vọng đưa các số liệu này vào phân tích trong chu trình dinh dưỡng của Cây - Rừng bởi tính phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng như đã trình bày ở trên. Do vậy, với giả thuyết rằng các yếu tố nêu trên trong khu vực nghiên cứu là đồng nhất và chúng không đưa vào xem xét trong chu trình dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3, thì việc tính toán về cân bằng dinh dưỡng của các công thức thí nghiệm được tính toán như sau:

  • Cân đối về nguồn cung cấp và sử dụng của công thức Fh

Công thức Fh ở chu kỳ 2 để lại gấp đôi lượng VLHCSKT và ở chu kỳ 3 tiếp tục giữ lại VLHCSKT và có bón bổ sung thêm 36 kgP/ha. Kết quả phân tích cân đối lượng dinh dưỡng cung cấp và khả năng hấp thụ của rừng trồng được tổng hợp ở bảng 4.33 dưới đây:

Bảng 4.33. Cân đối dinh dưỡng của công thức Fh sau 5 năm



TT

Phân tích nguồn dinh dưỡng

Sinh khối (tấn/ha)

Lượng các chất dinh dưỡng có khả năng cung cấp và sử dụng (kg/ha)

N

P

K

Ca

Mg

A

Cung cấp



















1

Dinh dưỡng trong đất (0- 20cm)




327,5

10,7

8,2

10,6

6,3

2

Lượng phân bón bổ sung 300g Lân thương phẩm/cây




-

36,0

-

-

-

3

Phần để lại VLHCSKT, vật rụng, thảm mục chu kỳ 2

30,8

319,6

17,2

154,1

40,7

12,0

4

Vật rụng chu kỳ 3 (40 tháng)

24,2

339,4

44,1

173,2

17,7

12,1




Tổng (1+2+3+4):

55,0

986,5

108,1

335,6

69,0

30,4

B

Sử dụng



















1

Tích lũy trong cây ở tuổi 5

142,8

651,4

72,2

272,7

91,2

29,0

C

Cân đối: C = A-B




335,1

35,8

62,9

- 22,2

1,4

Như vậy, sau khi cân đối giữa nguồn cung cấp và khả năng sử dụng thông qua tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây ở tuổi 5 còn dư 335,1 kg Đạm/ha. Lượng lân sau khi cân đối giữa khả năng cung cấp và sử dụng còn dư 35,8 kgP/ha tương đượng với lượng phân Lân bón lót bổ sung khi trồng rừng. Lượng Kali còn dư 62,9 kg/ha, còn với các cation trao đổi Mg+2 có mức cân đối vừa đủ và lượng cation trao đổi Ca+2 bắt đầu có hiện tượng thiếu hụt khoảng 22,2 kg/ha.




  • Cân đối về nguồn cung cấp và sử dụng của công thức Fm

Công thức Fm được để lại VLHCSKT qua 11 năm (6 năm chu kỳ 2 và 5 năm chu kỳ 3) đã có khả năng cân đối tốt giữa khả năng cung cấp của đất và lượng tích lũy các chất dinh dưỡng sau 5 năm. Kết quả cân đối khả năng cung cấp và mức độ sử dụng được tổng hợp ở bảng 4.34 dưới đây:

Bảng 4.34. Cân đối dinh dưỡng của công thức Fm sau 5 năm



TT

 


Phân tích nguồn dinh dưỡng

 


Sinh khối khô

(tấn/ha)


 

Lượng dinh dưỡng có khả năng

cung cấp và sử dụng (kg/ha)

N

P

K

Ca

Mg

A

Cung cấp



















1

Dinh dưỡng trong đất tầng 0-20cm

298,2

9,8

7,8

9,7

5,6

2

Phần để lại VLHCSKT, vật rụng, thảm mục chu kỳ 2

30,8

319,6

17,2

154,1

40,7

12,0

3

Vật rụng chu kỳ 3 (40 tháng)

24,2

339,4

44,1

173,2

17,7

12,1

 

Tổng (1+2+3):

55,0

957,3

71,2

335,1

68,1

29,7

B

Sử dụng



















 1

Tích lũy trong cây ở tuổi 5

129,5

593,1

65,6

248,2

52,2

26,4

C

Cân đối: (C = A-B)

 

364,1

5,6

86,9

15,9

3,4

N
Hình 4.42. Sơ đồ chu trình dinh dưỡng của công thức Fm
hư vậy, khi giữ lại VLHCSKT đã có một nguồn dinh dưỡng có khả năng bù đắp được sự thiếu hụt bằng chính nguồn thực vật để lại khi khai thác rừng và lượng vật rụng hàng năm của rừng để tự cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cụ thể là: Lượng Đạm tổng số ở giai đoạn 5 tuổi của rừng trồng

chu kỳ 3 sau khi cân đối còn tương đối khá còn 364,1 kg/ha. Sự thiếu hụt lân trong đất của rừng trồng của chu kỳ 3 đã được cải thiện, tự có khả năng cân đối, không bị thiếu hụt so với chu kỳ 2 và đã có phần dư tích lũy khoảng 5,6 kg/ha. Lượng Kali tổng số ở giai đoạn 5 tuổi của rừng trồng chu kỳ 3 sau khi cân đối còn lại khoảng 86,9 kg/ha. Với các Cation trao đổi Ca+2 ở giai đoạn 5 tuổi đã dư 15,9 kg/ha và Mg+2 thì đã đảm bảo đủ bù cho lượng tích lũy của cây đến thời điểm nghiên cứu và dư 3,4 kg/ha.



  • Cân đối về nguồn cung cấp và sử dụng của công thức Fl

Công thức Fl có nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp nhất so với công thức Fm và Fh. Nguồn dinh dưỡng tiềm năng chủ yếu từ đất và lượng vật rụng hàng năm của rừng. Kết quả tổng hợp cân đối nguồn dinh dưỡng được thể hiện ở bảng 4.35 dưới đây:

Bảng 4.35. Cân đối dinh dưỡng của công thức Fl sau 5 năm



TT

Phân tích nguồn dinh dưỡng

Sinh khối khô (tấn/ha)

Lượng dinh dưỡng có khả năng

cung cấp và sử dụng (kg/ha)



N

P

K

Ca

Mg

A

Cung cấp



















1

Dinh dưỡng tầng đất 0-20cm




270,5

8,75

6,9

8,9

5,1

2

Vật rụng chu kỳ 3 (40 tháng)

24,2

339,4

44,1

173,2

17,7

12,1




Tổng (1+2):

24,2

609,9

52,9

180,2

26,7

17,2

B

Sử dụng



















1

Tích lũy trong cây ở tuổi 5

121,5

555,7

61,5

232,5

78,2

24,7

C

Cân đối: C = A-B




54,2

- 8,6

- 52,4

- 51,5

- 7,5

Nhận xét: Sau 5 năm rừng trồng Keo lá tràm khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT ở cả 2 chu kỳ kinh doanh thì sự thiếu hụt dinh dưỡng khá cao. Ngoài lượng Đạm tổng số dư 54,2 kg/ha, thì lượng P, K, Ca, Mg đều bị thiếu hụt. Cụ thể, lượng thiếu hụt khoảng 8,6 kgP/ha; 52,4 kgK/ha; 51,5 kgCa/ha và 7,5 kgMg/ha.

  • So sánh khả năng cân đối dinh dưỡng của các công thức ở chu kỳ 3

Kết quả so sánh khả năng cân đối dinh dưỡng của rừng trồng Keo lá tràm trên đất xám phù sa cổ tại Phú Bình - Bình Dương khi áp dụng biện pháp quản lý VLHCSKT ở các mức độ khác nhau được thể hiện ở hình 4.43 dưới đây:

Hình 4.43. Khả năng cân đối dinh dưỡng của các công thức thí nghiệm ở chu kỳ 3

Như vậy, công thức Fm và Fh đã có khả năng tự bổ sung nguồn dinh dưỡng từ việc để lại VLHCSKT qua các chu kỳ kinh doanh. Đối với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT đã có sự thiếu hụt đáng kể về lượng K, Ca và Mg. Do vậy, khi lấy đi VLHCSKT thì cần bón bổ sung thêm dinh dưỡng cho rừng trồng Keo lá tràm, đặc biệt là nhu cầu phân lân và kali vì đây là loài cây có khả năng cố định đạm nên nhu cầu đạm không lớn. Công thức Fl (lấy đi toàn bộ VLHCSKT) thì sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng là rất lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất rừng và khả năng bền vững của đất qua các chu kỳ kinh doanh.

Do đó, việc giữ lại VLHCSKT ở chu kỳ 2 và 3 của rừng trồng Keo lá tràm đã trả lại một nguồn dinh dưỡng đáng kể cho đất, chúng có thể bù đắp được sự thiếu hụt dinh dưỡng cung cấp cho cây rừng trong chu kỳ trồng rừng hiện tại và các chu kỳ sau.





tải về 5.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương