BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt


Ảnh hưởng của để lại VLHCSKT đến sinh trưởng, năng suất và sinh khối rừng qua các chu kỳ kinh doanh



tải về 5.26 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích5.26 Mb.
#38327
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Ảnh hưởng của để lại VLHCSKT đến sinh trưởng, năng suất và sinh khối rừng qua các chu kỳ kinh doanh

  1. Đánh giá về sinh trưởng rừng


  1. Tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lá tràm

  • Đánh giá tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm ở chu kỳ 3

Kết quả theo dõi biến động tỷ lệ sống của các công thức của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 sau 5 năm, được tổng hợp ở bảng 4.14 dưới đây.

Bảng 4.14. Tỷ lệ sống của các công thức biến động theo thời gian



Công thức

Tỷ lệ sống của các công thức theo thời gian (%)

12 tháng

24 tháng

36 tháng

48 tháng

60 tháng

Fl

92,7b

91,7b

89,6b

86,3c

86,3c

Fm

95,2ab

94,2ab

92,9ab

90,8b

90,8b

Fh

96,5a

96,0a

95,8a

94,8a

94,8a

Trung bình

94,78

94,0

92,8

90,6

90,6

cv (%)

1,2

1,0

1,0

1,4

1,4

s.e.d

1,144

1,183

1,190

0,964

0,964

P-value

0,040

0,030

<0,001

< 0,001

< 0,001

LSD (p=0,05)

3,50

3,00

2,40

2,20

2,20

Số liệu đánh giá tỷ lệ sống của 3 công thức thí nghiệm ở bảng 4.14 cho thấy: Tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lá tràm ở năm đầu và năm thứ 2 đều khá cao (trên 90%). Khi sử dụng trắc nghiệm Duncan để so sánh bắt cặp và xếp hạng thì giữa công thức Fh/Fm và giữa Fm/Fl chưa có sự khác biệt rõ rệt về phương diện thống kê, nhưng giữa Fh/Fl đã có sự khác biệt rõ rệt về phương diện thống kê với pvalue < 0,05. Điều này có thể giải thích rằng, ở các công thức Fh và Fm khi để lại VLHCSKT trong những năm đầu sẽ giúp che phủ đất, độ ẩm đất được duy trì nên cây có tỷ lệ sống cao và cây có sức sinh trưởng mạnh hơn, do vậy khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn so với công thức đối chứng Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT. Khi rừng 3 tuổi thì tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lá tràm có phần giảm so với rừng ở tuổi 1 và 2. Đến giai đoạn rừng đạt 4 - 5 năm tuổi tỷ lệ sống này duy trì khá ổn định, điều này chứng tỏ rừng trồng Keo lá tràm ở giai đoạn này có khả năng chống chịu tốt với các tác động của điều kiện ngoại cảnh. Đến giai đoạn 5 năm tuổi thì công thức Fh có tỷ lệ sống cao nhất (94,79%), tiếp đến là Fm (90,83%); thấp nhất là Fl (86,25%) và giữa các công thức đã có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê, với pvalue < 0,001.

  • Đánh giá tỷ lệ sống qua các chu kỳ kinh doanh

Khi so sánh về tỷ lệ sống của các công thức qua các chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm khi áp dụng biện pháp quản lý VLHCSKT ở các mức độ khác nhau, kết quả được thể hiện ở hình 4.17 dưới đây:

Hình 4.17. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống qua các chu kỳ kinh doanh

Từ biểu đồ ở hình 4.17 cho thấy: Ở chu kỳ 1 rừng trồng sản xuất có tỷ lệ sống thấp chỉ đạt 78,1%. Ở chu kỳ 2 tỷ lệ sống của rừng lên từ 91,3 - 91,7% đối với các công thức để lại VLHCSKT và cao hơn so với công thức đối chứng khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT chỉ tỷ lệ sống đạt 87,9%. Đến chu kỳ 3, công thức Fh và Fm vẫn có tỷ lệ sống cao hơn so với công thức đối chứng (Fl). Như vậy, cả 2 chu kỳ kinh doanh 2 và 3 khi để lại VLHCSKT đã tạo thành lớp thảm che phủ bề mặt và giữ ẩm cho đất, làm tăng dinh dưỡng cho đất giúp cây khỏe mạnh và chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh tác động và đã làm nâng cao tỷ lệ sống của rừng trồng Keo lá tràm.


  1. Đánh giá sinh trưởng đường kính thân cây ở vị trí 1,3m

  • Sinh trưởng đường kính của các công thức ở chu kỳ 3

Kết quả đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng đường kính (D1.3) của 3 công thức thí nghiệm ở chu kỳ 3 được tổng hợp ở bảng 4.15 dưới đây:

Bảng 4.15. Sinh trưởng đường kính ở vị trí 1,3m của các công thức thí nghiệm



Công thức

Đường kính D1,3 (cm) của các công thức theo thời gian

12 tháng

24 tháng

36 tháng

48 tháng

60 tháng

Fl

2,9c

5,5c

9,6c

11,5b

12,5bc

Fm

3,2b

5,8b

10,0b

11,8ab

12,7b

Fh

4,5a

7,1a

10,6a

12,1a

13,2a

Trung bình

3,5

6,1

10,1

11,8

12,8

cv (%)

9,0

5,9

3,2

2,4

3,6

s.e.d

0,301

0,272

0,202

0,160

0,020

P-value

< 0,001

< 0,001

< 0,001

0,033

0,007

LSD (p=0,05)

0,11

0,13

0,17

0,37

0,47

Như vậy, ở giai đoạn 1 - 3 tuổi thì sinh trưởng về đường kính có sự khác biệt rất lớn giữa các công thức khác nhau. Công thức Fh cho sinh trưởng đường kính lớn nhất, tiếp đến là công thức Fm và thấp nhất là Fl. Khi rừng đạt từ 4 - 5 năm tuổi sinh trưởng D1.3 vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức, nhưng biên độ dần thu hẹp hơn so với tuổi rừng còn non. Điều này cho thấy khi trồng rừng ở mật độ 1.667 cây/ha rừng sớm khép tán và từ tuổi 3 trở đi đã bắt đầu có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng nên sinh trưởng về đường kính có khoảng cách chậm lại và sinh trưởng chiều cao tăng lên.

Khi so sánh sinh trưởng về đường kính ở vị trí 1,3m giữa các công thức thí nghiệm khi rừng đạt 5 năm tuổi thì có sự khác biệt rõ rệt về phương diện thống kê, với pvalue = 0,007. Công thức Fh có sinh trưởng đường kính cao nhất (13,2 cm) kế đến là công thức Fm đạt 12,7 cm và thấp nhất là công thức Fl chỉ có 12,5 cm khi lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác.



  • Sự biến động về đường kính qua các chu kỳ kinh doanh

Đánh giá biến động về sinh trưởng đường kính của các công thức thí nghiệm qua các chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.18 dưới đây:

Hình 4.18. Biểu đồ động thái sinh trưởng đường kính qua các chu kỳ kinh doanh



Động thái sinh trưởng D1,3 qua các chu kỳ kinh doanh cho thấy: Rừng trồng chu kỳ 1 do trồng với mật độ 833 cây/ha, nên sau 7 năm thu hoạch đường kính trung bình đạt 14cm cao hơn chu kỳ 2 (6 tuổi) và chu kỳ 3 (5 tuổi). Ở chu kỳ 2 động thái sinh trưởng đường kính thân cây theo tuổi khá đồng đều. Sự khác biệt giữa công thức để lại VLHCSKT và công thức để lại gấp đôi VLHCSKT không có sự khác biệt lớn, nhưng có khoảng cách sự khác biệt rất rõ rệt so với công thức lấy đi toàn bộ VLHCSKT. Ở chu kỳ 3 sau 5 tuổi đường kính công thức Fh = 13,2cm đạt tương đương với công thức tốt nhất của rừng trồng chu kỳ 2 = 13,5cm (6 tuổi). Như vậy, bằng biện pháp kỹ thuật quản lý VLHCSKT đã góp phần làm rút ngắn sinh trưởng đường kính thân cây trước 1 năm. Như vậy, các công thức Fm, Fh khi để lại VLHSKT ở chu kỳ 2 và 3 đều cho sinh trưởng về đường kính vượt trội so với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

  • Phân bố số cây theo cấp đường kính ở các chu kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu phân bố số cây theo cấp kính của rừng trồng Keo lá tràm giúp cho chủ rừng quản lý và điều chế rừng hợp lý hướng tới phân bố chuẩn nhằm đáp ứng được mục tiêu kinh doanh rừng. Kết quả theo dõi và đánh giá số liệu tổng hợp của toàn bộ 3 công thức thí nghiệm qua các chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm được thể hiện ở hình 4.19 dưới đây:

Hình 4.19. Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính ở 3 chu kỳ kinh doanh

Kết quả ở hình 4.19 về mô phỏng phân bố số cây theo cấp kính ở các chu kỳ kinh doanh cho thấy: Ở chu kỳ 1 rừng trồng thưa với mật độ 833 cây/ha đến thời điểm khai thác rừng ở tuổi 7 thì rừng ở trạng thái phân bố chuẩn có đuôi lệch phải. Số lượng cây có đường kính từ 10 – 16cm chiếm tỷ lệ lớn (72,3% số cây) và đã xuất hiện nhiều cây có đường kính lớn trên 20cm (chiếm khoảng 3,9% số cây). Điều này cho thấy rừng không đồng đều và biến động về đường kính giữa các cá thể trong lâm phần khá lớn. Đến chu kỳ 2 rừng trồng với mật độ dày 1.667 cây/ha và được khai thác ở tuổi 6, số cây có đường kính từ 12-16 chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 70% số cây trong lâm phần) và cây có đường kính trên 20cm chiếm tỷ lệ rất ít (4,6% số cây). Phân bố về đường kính vẫn tiệm cận với phân bố chuẩn. Khi rừng trồng chu kỳ 3 sau 5 năm tuổi đường kính tập trung chủ yếu ở cấp đường kính 14cm (chiếm 56,6% số cây) và cây tương đối đồng đều. Phân bố đường kính có dạng một đỉnh nhọn rừng đang phát triển rất tốt, số lượng cây có đường kính trên 18cm rất ít (0,6% số cây). Như vậy, ở giai đoạn này đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng, do vậy nếu muốn kinh doanh rừng cho mục tiêu gỗ lớn thì cần thiết có giải pháp tỉa thưa tác động để loại bỏ những cây có đường kính nhỏ hơn 8cm để điều tiết mật độ tạo không gian dinh dưỡng cho cây còn lại tăng nhanh về đường kính.


  1. Đánh giá sinh trưởng chiều cao vút ngọn

  • Sinh trưởng Hvn của các công thức ở chu kỳ 3

Kết quả theo dõi sinh trưởng rừng trồng Keo lá tràm sau 5 năm ở chu kỳ 3 được tổng hợp ở bảng 4.16 dưới đây:

Bảng 4.16. Tổng hợp sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các công thức thí nghiệm



Công thức

Sinh trưởng Hvn (m) theo thời gian

12 tháng

24 tháng

36 tháng

48 tháng

60 tháng

Fl

3,7bc

6,5c

11,7c

15,6b

18,4bc

Fm

3,8b

6,7b

12,1b

16,2ab

18,8b

Fh

4,8a

7,2a

12,4a

16,6a

19,2a

Trung bình

4,1

6,8

12,1

16,1

18,8

cv (%)

6,3

3,0

4,9

2,8

1,8

s.e.d

0,222

0,152

0,284

0,280

0,161

P-value

< 0,001

< 0,001

< 0,001

0,017

0,004

LSD (p=0,05)

0,08

0,07

0,15

0,62

0,37

Kết quả ở bảng 4.16 cho thấy: Có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng chiều cao cây giữa các công thức khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 5 và có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị pvalue < 0,05. Khi rừng 5 tuổi, ở công thức Fm và Fh khi để lại VLHCSKT cho sinh trưởng chiều cao lần lượt là 18,8m và 19,2m cao hơn so với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ vật liệu hữu cơ sau khai thác chỉ đạt 18,4m. Qua bảng kết quả phân tích thống kê thì trị số LSD rất nhỏ, điều này cho thấy sinh trưởng chiều cao của rừng trồng Keo lá tràm khá đồng nhất và độ biến động giữa các cá thể trong từng công thức không lớn.

  • So sánh sinh trưởng Hvn qua các chu kỳ kinh doanh

Động thái sinh trưởng chiều cao rừng qua các chu kỳ kinh doanh có sự biến động rất mạnh mẽ và ngày càng được cải thiện một cách rõ rệt. Ở chu kỳ 1 có chiều cao của lâm phần rất thấp chỉ đạt 11,7m (sau 7 năm). Đến chu kỳ 2 chiều cao công thức tốt nhất đạt 16,7m (sau 6 năm) và đến chu kỳ 3 (sau 5 năm) có sinh trưởng chiều cao 19,2m ở công thức Fh và đã vượt trội rất nhiều so với 2 chu kỳ kinh doanh trước đó. Kết quả đánh giá chỉ tiêu Hvn của các công thức qua 3 chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.20 dưới đây:

Hình 4.20. Biểu đồ động thái sinh trưởng chiều cao của các công thức qua 3 chu kỳ



Như vậy, ở chu kỳ 2 và 3 thì sinh trưởng chiều cao vút ngọn của các công thức thí nghiệm khi để lại VLHCSKT (Fh, Fm) có sự khác biệt về mặt thống kê so với công thức lấy đi toàn bộ VLHCSKT (Fl). Bằng việc cải thiện về giống và biện pháp quản lý VLHCSKT đã làm tăng sinh trưởng về chiều cao của rừng trồng Keo lá tràm rất rõ rệt qua các chu kỳ kinh doanh. Điều này đã giúp cho việc tăng năng suất và sinh khối rừng theo hướng ổn định và bền vững.
      1. Đánh giá trữ lượng và năng suất rừng


  1. Trữ lượng rừng

  • Trữ lượng rừng của các công thức ở chu kỳ 3

Kết quả theo dõi và đánh giá trữ lượng rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 diễn biến theo thời gian được tổng hợp ở bảng 4.17 dưới đây:
Bảng 4.17. Tổng hợp trữ lượng rừng của các công thức thí nghiệm

Công thức

Trữ lượng (m3/ha) theo thời gian

12 tháng

24 tháng

36 tháng

48 tháng

60 tháng

Fl

2,3bc

12,1bc

63,8bc

124,3c

155,4c

Fm

2,9b

14,4b

72,9b

136,2b

169,3b

Fh

6,4a

22,7a

88,4a

152,2a

185,6a

Trung bình

3,8

16,4

75,0

137,6

170,1

P-value

< 0,001

< 0,001

0,004

0,002

<0,001

LSD (p=0,05)

1,52

4,15

11,5

11,97

11,32

So sánh độ vượt giữa Fh và Fm so với đối chứng (%)

Fh/Fl

182%

87%

39%

22%

19%

Fm/Fl

29%

18%

14%

10%

9%

Kết quả ở bảng 4.17 cho thấy: Trữ lượng rừng trồng Keo lá tràm có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê ở 3 công thức khác nhau khi để lại VLHCSKT. Mức độ khác biệt giữa các công thức cũng giảm dần theo tuổi rừng. Sau 5 năm công thức Fm khi để lại VLHCSKT có trữ lượng đạt 169,3 m3/ha và thấp nhất là Fl chỉ có 155,4 m3/ha. Khi tối đa về dinh dưỡng bằng việc để lại VLHCSKT và bón bổ sung 300g lân/cây cho trữ lượng rừng cao nhất đạt 185,6 m3/ha. Như vậy, hiệu quả của việc để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác đã làm tăng trữ lượng rừng trồng Keo lá tràm và giữa các công thức đã có sự khác biệt ngay từ khi rừng 1 năm tuổi và tiếp tục có khác biệt rõ rệt ở những năm tiếp theo. Khi giữ lại VLHCSKT sau 5 năm đã làm tăng 9% trữ lượng rừng và khi giữ lại VLHCSKT có kết hợp bón bổ sung thêm 300g lân/cây (Fh) sẽ làm tăng 19% trữ lượng so với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

  • So sánh trữ lượng rừng qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả so sánh trữ lượng rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh Keo lá tràm khi áp dụng biện pháp quản lý VLHCSKT được thể hiện ở hình 4.21 dưới đây:

Hình 4.21. Biến động trữ lượng rừng của 3 công thức qua các chu kỳ kinh doanh

Biểu đồ ở hình 4.21 cho thấy: Trữ lượng của rừng trồng qua các chu kỳ kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt khi áp dụng biện pháp quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và kiểm soát cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ ở rừng trồng chu kỳ 2 và 3. Các công thức có sự khác biệt rõ rệt về trữ lượng rừng, cao nhất ở công thức Fh sau đó đến Fm và thấp nhất là công thức Fl. Khi để lại VLHCSKT ở chu kỳ 2 đã làm tăng trữ lượng rừng từ 130 m3/ha lên 165,2 m3/ha (rừng trồng 6 tuổi) và tiếp tục duy trì việc để lại VLHCSKT ở chu kỳ 3 đã làm tăng trữ lượng rừng lên 180,43 m3/ha khi rừng ở tuổi 5. Với việc để lại gấp đôi lượng VLHCSKT ở chu kỳ 2 làm tăng trữ lượng rừng từ 130 m3/ha lên 169,3 m3/ha và khi tiếp tục để lại VLHC sau khái thác ở chu kỳ 3 có bón bổ sung thêm 300g Lân/cây cho trữ lượng rừng ở tuổi 5 đạt 185,6 m3/ha. Ở chu kỳ 3 sau 5 năm đã có trữ lượng rừng vượt trội so với 2 chu kỳ kinh doanh trước đó mặc dù tuổi rừng ít hơn. Điều này chứng tỏ rằng, việc để lại VLHCSKT đã góp phần nâng cao trữ lượng rừng qua các chu kỳ kinh doanh.


  1. Năng suất rừng

  • Lượng tăng trưởng hàng năm của các công thức ở chu kỳ 3

Kết quả đánh giá lượng tăng trưởng hàng năm của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 khi áp dụng các biện pháp quản lý VLHCSKT ở các mức độ khác nhau đã cho lượng tăng trưởng hàng năm MAI (m3/ha/năm) được tổng hợp ở bảng 4.18 dưới đây:

Bảng 4.18. Tổng hợp chỉ tiêu MAI của các công thức theo thời gian



Công thức

thí nghiệm



MAI (m3/ha/năm) theo tuổi rừng

12 tháng

24 tháng

36 tháng

48 tháng

60 tháng

Fl

2,25

6,07

21,27

31,08

31,07

Fm

2,90

7,19

24,30

34,05

33,85

Fh

6,35

11,35

29,47

38,05

37,12

So sánh độ vượt (%) giữa Fh và Fm so với đối chứng Fl

Fh/Fl

182,2

87,0

38,6

22,4

19,5

Fm/Fl

28,9

18,5

14,3

9,6

8,9

Như vậy, trong suốt quá trình sinh trưởng rừng các công thức đã có sự khác biệt rất rõ rệt về lượng tăng trưởng hàng năm. Theo đó, nếu giữ lại VLHCSKT đã làm lượng tăng trưởng hàng năm tăng từ 2 - 3 m3/ha/năm. Khi so sánh giữa 3 công thức ở tuổi 5 cho thấy: khi để lại VLHCSKT (Fm) thì lượng tăng trưởng hàng năm tăng 8,9% và khi để lại VLHCSKT có bón bổ sung 300g Lân/cây (Fh) có lượng tăng trưởng hàng năm tăng 19,5% so với đối chứng (Fl). Mặc dù, trong 4 - 5 năm đầu, sinh trưởng của rừng Keo lá tràm thường nhanh hơn so với những năm sau, nhưng so sánh giữa chu kỳ 3 ở giai đoạn 5 tuổi so với chu kỳ 2 (6 tuổi) có năng suất bình quân của cả 3 công thức đạt 27,65 m3/ha/năm thì ở chu kỳ này, tại công thức Fh đã đạt 37,1 m3/ha/năm và Fm là 33,85 m3/ha/năm, còn đối chứng chỉ đạt 31,07 m3/ha/năm. Do đó, việc giữ lại VLHCSKT làm tăng lượng sinh trưởng hàng năm của rừng khoảng 3 m3/ha.

  • So sánh năng suất rừng qua các chu kỳ kinh doanh

Năng suất rừng trồng thường biến động theo tuổi rừng và chu kỳ kinh doanh rừng. Khi so sánh năng suất rừng trồng Keo lá tràm theo tuổi rừng của các công thức thí nghiệm qua 3 chu kỳ kinh doanh được thể hiện ở hình 4.22 dưới đây:

Hình 4.22. Biến động MAI của 3 công thức qua các chu kỳ kinh doanh

Từ kết quả ở biểu đồ hình 4.22 cho thấy: Sinh trưởng rừng mạnh nhất ở tuổi 3 và 4 khi đến tuổi 5 rừng có xu hướng tăng chậm lại. Ở chu kỳ 3 chỉ sau 5 năm lượng tăng trưởng hàng năm đã vượt trội so với chu kỳ 2 (6 năm tuổi) khoảng 20% của tất cả các công thức và MAI tăng gần gấp 2 lần so với chu kỳ 1 (rừng trồng sản xuất khi chưa áp dụng để lại VLHCSKT). Các công thức Fh và Fm khi để lại VLHCSKT có lượng tăng trưởng hàng năm vượt trội hơn nhiều so với công thức đối chứng (lấy đi toàn bộ VLHCSKT). Cụ thể, ở chu kỳ đầu trồng rừng sản xuất thì năng suất chỉ đạt 18,6 m3/ha/năm, đến chu kỳ 2 khi để lại gấp đôi VLHCSKT đã năng năng suất rừng lên 30,1 m3/ha/năm và đến chu kỳ 3 khi để lại VLHCSKT và bón bổ sung 300g Lân/cây đã cho năng suất rừng ở tuổi 5 đạt 37,1 m3/ha/năm, tương đương với rừng trồng Keo lai thâm canh trên lập địa tốt nhất ở Việt Nam. Qua số liệu này cho thấy, tiềm năng phát triển Keo lá tràm ở vùng Đông Nam Bộ bằng cáckỹ thuật quản lý rừng tối ưu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người trồng rừng.

      1. Đánh giá về sinh khối rừng


  1. Tương quan giữa đường kính thân cây và sinh khối rừng ở chu kỳ 3

Từ kết quả giải tích 15 cây tiêu chuẩn mỗi năm, lấy mẫu theo từng bộ phận thân cây, cân, sấy trong phòng thí nghiệm để xác định sinh khối khô theo từng bộ phận của thân cây, từ đó làm cơ sở thiết lập các phương trình tương quan giữa đường kính thân cây và sinh khối rừng theo tuổi rừng. Tổng sinh khối của loài Keo lá tràm trong nghiên cứu này là phần sinh khối trên mặt đất gồm: sinh khối của thân cây, cành, lá cây, không tính đến sinh khối hoa, quả, hạt của đối tượng nghiên cứu. Đây là bộ phận chủ yếu, phản ánh quá trình sinh trưởng của cây Keo lá tràm. Việc xác lập mối tương quan giữa tổng sinh khối khô và sinh khối của các bộ phận thân cây với chỉ tiêu đường kính thân cây (D1.3) cho phép ước lượng sinh khối cây đứng mà không cần phải chặt hạ cây. Từ kết quả nghiên cứu trước đây của dự án CIFOR cho thấy, có mối quan hệ rất chặt giữa đường kính thân cây và sinh khối khô của từng bộ phận của cây có dạng hàm mũ. Do vậy, luận án đã kế thừa nghiên cứu này để thiết lập các phương trình tương quan theo tuổi và theo từng bộ phân thân cây được tổng hợp ở bảng 4.19 dưới đây:

Bảng 4.19. Các phương trình tương quan giữa đường kính (X) và sinh khối cây (Y)



Tuổi (năm)

Phương trình tương quan

Hệ số R2

1

Y = 0,177*X2,1090

0,974

2

Y = 0,1617*X1,036

0,970

3

Y = 0,098*X2,053

0,982

4

Y = 0,111*X2,504

0,970

5

Y = 0,081*X2,643

0,970

Tương quan sinh khối giữa đường kính và các bộ phận thân cây ở tuổi 5

Gỗ có vỏ (>5cm)

Y = 0,053*X2,750

0,951

Gỗ không vỏ

Y = 0,044*X2,784

0,948

Cành < 1cm

Y = 0,013*X2,056

0,705

Cành 1-5cm

Y = 0,019*X2,111

0,630



Y = 0,008*X2,300

0,910

Từ kết quả ở bảng 4.19 cho thấy: Tương quan giữa đường kính thân cây ở vị trí 1,3m và sinh khối khô của phần gỗ có vỏ, không vỏ và tổng sinh khối lá có mối quan hệ rất chặt với hệ số R2 > 0,9. Mối quan hệ giữa đường kính và sinh khối cành < 1cm và cành từ 1 - 5cm có hệ số tương quan thấp hơn, với hệ số R2 từ 0,63 - 0,705.

Hình 4.23. Tương quan giữa đường kính và tổng sinh khối khô của cây ở tuổi 1 và 2



Hình 4.24. Tương quan giữa đường kính và tổng sinh khối khô của cây ở tuổi 3 và 4



  • Tương quan sinh khối của các bộ phận thân cây ở tuổi 5

Hình 4.25. Tương quan giữa đường kính và sinh khối khô của cây ở tuổi 5



Hình 4.26. Tương quan D1.3 với sinh khối gỗ có vỏ và cành từ 1-5cm ở tuổi 5



Hình 4.27. Tương quan D1.3 với sinh khối cành <1cm và sinh khối lá ở tuổi 5



  1. Ảnh hưởng của quản lý VLHCSKT đến sinh khối rừng ở chu kỳ 3

Từ việc giải tích cây hàng năm, cân, lấy mẫu sinh khối theo từng bộ phận thân cây và đem sấy khô làm cơ sở tính toán và lập các biểu đồ tương quan. Từ các phương trình tương quan được thiết lập thông qua 15 cây tiêu chuẩn/năm đã làm cơ sở ước tính sinh khối rừng ở các cấp tuổi khác nhau theo từng bộ phận thân cây.

Kết quả đánh giá diễn biến sinh khối khô theo từng bộ phận thân cây từ tuổi 1 đến tuổi 5 của các công thức, được thể hiện ở bảng 4.20 dưới đây:


Bảng 4.20. Tổng hợp diễn biến sinh khối khô của các công thức ở chu kỳ 3

Công thức

Bộ phận

Sinh khối khô của các bộ phận thân cây theo thời gian (tấn/ha)

12 tháng

(%)

24 tháng

%

36 tháng

%

48 tháng

%

60 tháng

%

Fl

1. Gỗ































(> 5cm)

1,41

45,48

6,31

54,12

31,71

70,23

56,44

74,43

94,40

77,72

2. Vỏ

0,23

7,42

0,86

7,38

3,52

7,80

5,45

7,19

9,16

7,54

3. Cành































< 1cm

0,58

18,65

1,17

10,03

3,62

8,02

3,68

4,85

4,41

3,63

(1 - 5cm)




-

1,38

11,84

2,71

6,00

6,22

8,20

8,47

6,97

4. Lá

0,88

28,45

1,94

16,64

3,59

7,95

4,04

5,33

5,03

4,14

Tổng:

3,10

100

11,66

100

45,15

100

75,83

100

121,46

100

Fm

1. Gỗ































(> 5cm)

1,83

45,64

7,23

54,44

34,85

70,32

60,71

74,43

100,60

77,66

2. Vỏ

0,30

7,43

0,98

7,38

3,85

7,77

5,87

7,20

9,76

7,53

3. Cành































< 1cm

0,76

18,88

1,28

9,64

3,96

7,99

3,96

4,85

4,71

3,64

(1 - 5cm)




-

1,61

12,12

2,98

6,01

6,69

8,20

9,10

7,03

4. Lá

1,12

28,03

2,19

16,49

3,93

7,93

4,35

5,33

5,37

4,14

Tổng:

4,01

100

13,28

100

49,56

100

81,57

100

129,55

100

Fh

1. Gỗ































(> 5cm)

3,64

46,55

11,26

55,30

41,76

70,82

67,28

74,57

111,26

77,91

2. Vỏ

0,58

7,46

1,51

7,42

4,47

7,58

6,47

7,17

10,79

7,56

3. Cành































< 1cm

1,53

19,60

1,57

7,71

4,60

7,80

4,26

4,72

5,12

3,58

(1 - 5cm)




-

2,87

14,10

3,58

6,07

7,41

8,21

9,76

6,83

4. Lá

2,06

26,34

3,15

15,47

4,57

7,75

4,80

5,32

5,87

4,11

Tổng:

7,82

100

20,36

100

58,97

100

90,22

100

142,79

100

Như vậy, ở tuổi rừng càng lớn thì sinh khối gỗ chiếm tỷ lệ cao hơn so với rừng còn non. Khi rừng từ 1 - 2 tuổi thì sinh khối cành và lá cũng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng từ 45 - 53% và đây là bộ phận quan trọng trong quá trình quang hợp của cây rừng, góp phần vào thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của rừng. Sinh khối gỗ không có vỏ chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 45 - 78% tùy theo tuổi của cây, khi tuổi càng cao thì tỷ lệ sinh khối gỗ càng lớn và sinh khối vỏ, cành, lá chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sinh khối của cây rừng.

Khi đánh giá tổng sinh khối khô theo từng bộ phận thân cây ở tuổi 5 của công thức tốt nhất (Fh) được thể hiện ở hình 4.28 dưới đây:



Hình 4.28. Biến động sinh khối khô của công thức Fh theo từng bộ phận của cây

Như vậy, tổng sinh khối khô theo từng bộ phân thân cây của rừng trồng Keo lá tràm ở các tuổi rừng khác nhau đều có sinh khối gỗ có đường kính > 5cm chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở tuổi 5 lượng sinh khối thân có thể đạt đến 77,91%, kế đến là sinh khối vỏ (chiếm 7,56%), sinh khối cành từ 1-5cm (chiếm 6,83%), sinh khối lá (chiếm 4,11%) và thấp nhất là sinh khối của cành nhỏ có đường kính < 1cm (chiếm 3,58%).

Kết quả đánh giá sinh khối rừng của các công thức thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 4.21 dưới đây:


Bảng 4.21. Tổng hợp sinh khối khô theo tuổi rừng của các công thức ở chu kỳ 3

Công thức

Sinh khối khô theo tuổi rừng (tấn/ha)

1

2

3

4

5

Fh

3,1c

11,7c

45,2c

75,8c

121,5c

Fm

4,0b

13,3b

49,6b

81,6b

129,5b

Fl

7,8a

20,4a

59,0a

90,2a

142,8a

Trung bình

5,0

15,1

51,2

82,5

131,3

P-value

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

LSD (p=0,05)

0,97

1,44

3,26

5,28

6,74

Kết quả ở bảng 4.21 cho thấy: Sinh khối khô của rừng trồng Keo lá tràm ở chu kỳ 3 khi áp dụng kỹ thuật quản lý VLHCSKT ở các mức độ khác nhau đã làm tăng sinh khối của rừng. Ngay từ khi tuổi 1 đến tuổi 5 thì công thức Fh cho sinh khối cao nhất, kế đến là Fm và thấp nhất là công thức Fl. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với pvalue < 0,01.

Khi so sánh sự biến động của tổng sinh khối khô của 3 công thức theo tuồi rừng khác nhau, cho kết quả thể hiện ở hình 4.29 dưới đây:



Hình 4.29. Biến động sinh khối khô của các bộ phận của cây theo tuổi rừng



Như vậy, sinh khối rừng ở tuổi 1 và 2 rất thấp và đến tuổi 3 sinh khối rừng tăng rất nhanh trung bình từ 20 - 30 tấn/ha. Sinh khối khô của rừng tăng mạnh ở tuổi 3 và 4. Đến tuổi 5 sinh khối của rừng tăng mạnh nhất, công thức Fm khi để lại VLHCSKT có sinh khối đạt 129,5 tấn/ha cao hơn khoảng 8 tấn/ha so với công thức Fl khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT chỉ có 121,5 tấn/ha. Khi để lại VLHCSKT và có bón bổ sung phân lân với liều lượng 300 g/cây (Fh) cho năng suất rừng đạt 142,8 tấn/ha. Tổng sinh khối khô của công thức thí nghiệm có sự khác biệt rất rõ rệt về phương diện thống kê ở tất cả các tuổi rừng.

  1. Ảnh hưởng của VLHCSKT đến sinh khối qua các chu kỳ kinh doanh

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác đến tổng sinh khối khô của các công thức theo tuổi cây qua 3 chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm được thể hiện ở hình 4.30 dưới đây:

Hình 4.30. Biến động sinh khối khô của các công thức qua 3 chu kỳ

Như vậy, ở chu kỳ 2 và 3 của rừng trồng Keo lá tràm khi áp dụng kỹ thuật quản lý VLHCSKT đã làm tăng sinh khối rừng trồng vượt trội so với chu kỳ kinh doanh đầu. Ở chu kỳ 2 khi để lại VLHCSKT (Fm) đã làm tăng sinh khối rừng 9% và khi gấp đôi lượng VLHCSKT (Fh) đã làm tăng 18,5% so với đối chứng Fl (lấy đi VLHCSKT). Ở chu kỳ 3 khi để lại VLHCSKT sau 5 năm đã làm tăng 6,7% sinh khối và nếu tiếp tục để lại VLHCSKT có bón bổ sung 300g lân/cây sẽ làm tăng 16,7% sinh khối so với công thức đối chứng khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

Khi so sánh tổng sinh khối khô ở cuối của 3 chu kỳ kinh doanh cho thấy: Ở chu kỳ 2 tổng sinh khối khô của rừng vượt so với chu kỳ 1 là 153% (công thức để lại VLHCSKT) và 175% (công thức để lại gấp đôi lượng VLHCSKT). Ở chu kỳ 3 sau 5 năm tuổi sinh khối công thức Fh đạt 142,8 tấn/ha tương đương với sinh khối rừng của chu kỳ 2 (6 tuổi) và công thức Fh có sinh khối vượt 17,6% so với Fl.



  1. Sinh khối từ vật rụng dưới tán rừng ở các chu kỳ kinh doanh

  • Phân bố lượng vật rụng ở chu kỳ 3

Kết quả theo dõi lượng vật rụng sấy khô bao gồm: cành, lá, hoa, qủa, vỏ cây,…khô rơi tự nhiên của rừng được thu thập sau 40 tháng, với tần xuất 2 lần/tháng và thời gian theo dõi từ khi rừng đạt 2 tuổi được thể hiện ở bảng 4.22 và biểu đồ 4.32 dưới đây:

Bảng 4.22. Tổng hợp sinh khối vật rụng sau 40 tháng (từ T9/2010 - T12/2013)



Tháng

Lượng vật rụng khô phân bố theo tháng trong năm ở các tuổi khác nhau (kg/ha)

2 tuổi

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

Trung bình

1




1.241

1.485

1.042

1.256

2




675

637

269

527

3




285

385

145

272

4




442

238

124

268

5




369

150

240

253

6




233

365

267

288

7




285

219

494

333

8




415

388

683

495

9

356

420

663

429

467

10

558

659

819

765

700

11

791

933

1.130

793

912

12

1.163

1.373

1.501

781

1.204

Tổng

2.867

7.329

7.980

6.033

24.210

T
Hình 4.31. Ảnh thu mẫu vật rụng hàng năm
ổng lượng sinh khối vật rụng sau 40 tháng là 24,2 tấn khô/ha, nếu lượng sinh khối này bị lấy ra hoặc bị “đốt trước” để phòng chống cháy rừng như một số nơi đã làm sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi, làm giảm dinh dưỡng của đất. Lượng vật rụng của rừng trồng Keo lá tràm cao hơn nhiều so với lượng rơi rụng của rừng trồng Thông từ 6 – 26 tuổi là 3 - 14,2 tấn/ha (Ngô Đình Quế và cộng sự (2010) [23]. Khi rừng trồng Keo lá tràm ở tuổi 3 và 4 là giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, khả năng tỉa cành tự nhiên lớn nên lượng vật rụng là cành khô nhiều, do vậy tổng lượng vật rụng trong năm cao hơn so với tuổi 5. Hơn nữa, phân bố lượng vật rụng ở các tháng trong năm rất khác nhau và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Phân bố lượng vật rụng qua 40 tháng theo dõi được thể hiện ở hình 4.32 dưới đây:

Hình 4.32. Phân bố lượng vật rụng sấy khô ở chu kỳ 3 sau 40 tháng theo dõi



Lượng vật rụng phụ thuộc vào theo mùa sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Lượng vật rụng tập trung cao nhất vào các tháng mùa khô kiệt từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, lúc này là thời điểm cây sinh trưởng chậm nhất. Bắt đầu vào đầu mùa sinh trưởng từ tháng 3 –7 thì lượng vật rụng là ít nhất. Điều này có thể là vào mùa khô cây bị thiếu hụt nước rất lớn dẫn đến cành, lá bị khô héo và rụng nhiều và chính thời điểm này là giai đoạn sinh trưởng thấp nhất của rừng trong năm. Trong năm 2013 diễn biến của điều kiện thời tiết mùa khô ngắn, mưa xuất hiện sớm và lượng mưa rải rác nên sự thiếu hụt nước của rừng trồng không lớn, nên lượng vật rụng ít hơn so với 2 năm trước đó. Ngoài ra, cũng có thể do nguyên nhân rừng trồng Keo lá tràm ở tuổi 3 và 4 là giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất, khả năng tỉa cành tự nhiên lớn nên lượng vật rụng là cành khô nhiều, do vậy tổng lượng vật rụng trong năm cao hơn so với rừng ở tuổi 5.

  • So sánh lượng vật rụng qua các chu kỳ kinh doanh

Khi so sánh lượng vật rụng qua 3 chu kỳ kinh doanh ta thấy sự khác biệt rất lớn. Kết quả so sánh được tổng hợp ở hình 4.33 dưới đây:

Hình 4.33. So sánh lượng vật rụng trả lại cho đất ở 3 chu kỳ kinh doanh

Như vậy, ở chu kỳ 2 (sau 6 năm) lượng vật rụng trả lại cho đất gấp 2 lần so với chu kỳ 1 và ở chu kỳ 3 (sau 5 năm) lượng vật rụng gấp 1,5 lần so với chu kỳ 2 và gấp gần 3 lần so với chu kỳ 1. Điều này có thể lý giải rằng, ở chu kỳ 1 lượng vật rụng thấp do mật độ trồng rừng thấp chỉ có 833 cây/ha so với 1.667 cây/ha ở chu kỳ 2 và 3. Hơn nữa, nghiên cứu được kế thừa kết quả của dự án CIFOR bắt đầu thực hiện từ 2002 nên lượng vật rụng ở chu kỳ 1 chỉ được thu thập dưới sàn rừng ở giai đoạn tuổi 7 do đó một phần lớn lượng vật rụng này đã bị phân hủy trước đó theo thời gian. Khi nghiên cứu ở chu kỳ 3 thì lượng vật rụng tăng mạnh so với 2 chu kỳ trước có thể do rừng sinh trưởng nhanh, khả năng tỉa cành tự nhiên tốt, sinh khối rừng lớn nên lượng vật rơi rụng hàng năm xuống sàn rừng nhiều. Lượng vật rụng trả lại cho đất sau mỗi chu kỳ kinh doanh là khá lớn đã góp phần cải thiện dinh dưỡng cho đất, nếu lượng này bị lấy ra hoặc bị xói mòn, rửa trôi sẽ làm giảm dinh dưỡng của đất.

      1. Đánh giá tổng hợp về sinh trưởng, năng suất và sinh khối rừng


Kết quả đánh giá tổng hợp và so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và sinh khối rừng trồng Keo lá tràm ở các công thức thí nghiệm khác nhau qua 3 chu kỳ kinh doanh được tổng hợp ở bảng 4.23 dưới đây:

Bảng 4.23. So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng rừng qua 3 chu kỳ kinh doanh



Chỉ tiêu

Chu kỳ 1

Chu kỳ 2 (2002-2008)

Chu kỳ 3 (2008-2013)

(1995-2002)

Tuổi rừng (năm)

7

6

5

Mật độ trồng (cây/ha)

833

1.667

1.667

Nguồn giống

Cây con từ hạt chưa được tuyển chọn

Cây con từ hạt được tuyển chọn

Cây con

dòng AA1, AA9



Công thức

-

Fl

Fm

Fh

Fl

Fm

Fh

Tỷ lệ sống (%)

78,1

87,9

91,3

91,7

86,3

90,8

94,8

DBH (cm)

14,0

12,5

13,3

13,5

12,5

12,7

13,2

Hvn (m)

11,7

15,8

16,5

16,7

18,4

18,8

19,2

Trữ lượng (m3/ha)

130,0

151,9

165,2

180,4

155,4

169,3

185,6

MAI (m3/ha/năm)

18,6

25,3

27,5

30,1

31,1

33,9

37,1

Sinh khối (tấn/ha)

51,2

119,0

129,4

141,0

121,5

129,5

142,8

So sánh tỷ lệ (%) độ vượt trội giữa các công thức qua các chu kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu so sánh

DBH (cm)

Hvn (m)

Trữ lượng (m3/ha)

Sinh khối (tấn/ha)

CK2 (Fm/Fl)

6,4

4,4

8,8

8,7

CK2 (Fh/Fl)

8,0

5,7

18,8

18,5

CK3 (Fm/Fl)

1,6

2,1

8,9

6,5

CK3 (Fh/Fl)

5,6

4,3

19,4

17,5

Từ kết quả bảng 4.23, tác giả có đánh giá chung như sau:

+ Về ảnh hưởng của để lại VLHCSKT ở chu kỳ 2: Nếu để lại VLHCSKT (Fm) thì D1.3 tăng 6,4%, Hvn tăng 4,4%, trữ lượng rừng tăng 8,8% và sinh khối rừng tăng 8,7% so với đối chứng. Nếu giữ lại gấp đôi lượng VLHCSKT (Fh) thì D1.3 tăng 8,0%, Hvn tăng 5,7%, trữ lượng rừng tăng 18,8%, năng suất rừng đạt 30,1 m3/ha/năm và sinh khối rừng tăng 18,5% so với công thức đối chứng (Fl) khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

+ Về ảnh hưởng của giữ lại VLHCSKT ở chu kỳ 3: Khi so sánh giữa công thức Fm (giữ lại VLHCSKT) và Fl (đối chứng – không giữ lại VLHCSKT) thì tỷ lệ sống của rừng tăng 5,2%, D1.3 tăng 1,6%, Hvn tăng 2,1%, trữ lượng rừng tăng 8,9%, năng suất rừng tăng 9,0 % và sinh khối rừng trên mặt đất tăng 6,5%. Nếu cũng giữ lại VLHCSKT bón bổ sung 300 g Lân/cây (Fh) thì năng suất rừng tăng 19,2% (MAI = 37,1 m3/ha/năm so với 31,1m3/ha/năm), trữ lượng rừng tăng 19,4% và sinh khối rừng trên mặt đất tăng 17,5% so với công thức (Fl) khi lấy đi toàn bộ VLHCSKT.

+ Khi so sánh giữa các chu kỳ kinh doanh cho thấy:

Sinh trưởng về đường kính ở chu kỳ 1 trung bình đạt 14cm và có phần cao hơn so với chu kỳ 2 & 3 do rừng trồng với mật độ thưa (833 cây/ha) và tuổi khai thác dài (7 năm). Tuy nhiên, ở chu kỳ 3 do quản lý VLHCSKT đã trải qua 11 năm nên độ phì đất được cải thiện và sinh trưởng về đường kính sau 5 tuổi đã tương đương so với rừng trồng 6 tuổi ở chu kỳ 2.

Sinh trưởng về chiều cao: Ở chu kỳ 2 sau 6 năm công thức Fh có chiều cao vút ngọn tốt nhật đạt là 16,7m và vượt 5,7% so đối chứng. Đến chu kỳ 3 sau 5 năm công thức Fh có Hvn = 19,2m là cao nhất và vượt 4,4% so với đối chứng. Như vậy, sau 3 chu kỳ kinh doanh rừng trồng Keo lá tràm sinh trưởng về chiều cao vút ngọn đã được cải thiện một cách rõ rệt góp phần nâng cao năng suất rừng.

Trữ lượng rừng: Ở chu kỳ 2 công thức Fh sau 6 năm có trữ lượng rừng đạt 180,4m3, tương đương MAI là 30,1 m3/ha/năm tăng 18,8% so với công thức đối chứng Fl. Còn ở chu kỳ 3 công thức Fh sau 5 năm có trữ lượng cao nhất đạt 185,6m3, tương đương MAI là 37,1 m3/ha/năm tăng 19,4% so với công thức đối chứng Fl.

Về tổng sinh khối khô trên mặt đất: Rừng trồng chu kỳ 2 sau 6 năm công thức Fh có sinh khối khô cao nhất đạt 141 tấn/ha và vượt 18,5% so với công thức đối chứng. Đến rừng trồng chu kỳ 3 sau 5 năm thì công thức Fh có sinh khối cao nhất là 142,8 tấn/ha và vượt 17,6% so với công thức đối chứng Fl.



Như vậy, chỉ cần để lại VLHCSKT qua các chu kỳ kinh doanh (Fm) cùng với cải thiện chất lượng giống và kỹ thuật lâm sinh đã làm tăng trữ lượng rừng ở chu kỳ 3 vượt 30,2% so với chu kỳ 1 (sau 7 năm) và vượt 2,5% so với chu kỳ 2 (sau 6 năm). Sinh khối rừng ở chu kỳ 3 (sau 5 năm) tương đương với chu kỳ 2 (sau 6 năm) và vượt 152,9% so với chu kỳ 1 rừng trồng 7 năm. Đây là bước đột phá về cải thiện năng suất và sinh khối rừng qua các chu kỳ kinh doanh giúp kinh doanh rừng bền vững hơn.




tải về 5.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương