Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


ƯTLTổng cộng = ƯTLThành phần = ƯTLTrực tiếp + ƯTLMẹ lai



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang64/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

ƯTLTổng cộng = ƯTLThành phần = ƯTLTrực tiếp + ƯTLMẹ lai 
Ưu thế lai tổng cộng về tăng khối lượng của tổ hợp đực lai trong nghiên cứu 
của chúng tôi đã làm tăng so với giá trị trung bình của bố mẹ chúng là 36,42 g/ngày. 
Giá trị ưu thế lai tổng cộng trong nghiên cứu này thấp hơn giá trị 40 g/ngày xác 
định được của Nguyễn ăn Đức. (1997), trong nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai 3 
giống Móng Cái, Landrace và Yorkshire nuôi tại 6 trại lợn ở miền Bắc Việt Nam và 


101 
giá trị 5,48% tìm được ở nhóm lợn lai 3 máu giữa lợn nội Trung Quốc và lợn nhập 
nội. 
Ưu thế lai tổng cộng, chính là giá trị ưu thế lai (H) trong nghiên cứu mà không 
được phân tách ra thành các thành phần chi tiết. Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.16 
cho thấy, giá trị ưu thế lai (H %) chính là giá trị ưu thế lai tổng cộng thu được từ thành 
phần ưu thế lai trực tiếp Dd và thành phần ưu thế lai từ các thể mẹ lai (3,11%). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn có năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong 
chăn nuôi lợn thịt, nên sử dụng các đực lai 2 hoặc 3 giống. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Viễn và cs., (2003) nghiên cứu 
trên tổ hợp lai giữa 3 giống Duroc, Landrace và Yorkshire, tác giả cho biết ưu thế 
lai tổng cộng về tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai này là 63 g/ngày làm tăng 
10,94% so với trung bình của bố mẹ chúng.
Ưu thế lai tổng cộng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết 
quả của Nguyễn ăn Đức (1997) khi nghiên cứu con lai giữa 3 giống Móng Cái, 
Landrace và Yorkshire (3,11 so với 8,49%). Kết luận về ưu thế lai tổng cộng của 
các tổ hợp lai giữa các dòng, đóng vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. 
Bass và cs., (1992) xác định ưu thế lai về tăng khối lượng trên 12 kiểu ghép phối 
giữa các giống lợn Hampshire và Landrace cho biết ưu thế lai đạt 11,5%. 
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã kh ng định, ưu thế lai của đực lai 
đối với TKL đóng một vai trò rất quan trọng, thường nâng tính trạng này lên 5-8% 
so với sử dụng nguồn đực thuần chủng (Bass và cs., 1992; Jin và Mao, 1994). Vì 
vậy, các tổ hợp lai giữa các uroc, Pietrain và Landrace cần được khai thác tối đa vì 
chúng có ưu thế lai về TKL cao. Sử dụng các tổ hợp đực lai này, để sản xuất lợn 
con thương phẩm nuôi thịt chắc chắn sẽ đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 
3.2.3.2. Các ảnh hưởng di truyền đối với tính trạng dày mỡ lưng (DML) của các tổ 
hợp lai 
Kết quả phân tích giá trị di truyền cộng gộp trực tiệp, của bố và mẹ về tính 
trạng ML được trình bày tại Bảng 3.20. 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương