Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


Bảng 3.17. Tương quan di truyền, tương quan ki u hình giữa các đàn giống



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang60/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

Bảng 3.17. Tương quan di truyền, tương quan ki u hình giữa các đàn giống 
thuần P, D và L với các nhóm con lai trên tính trạng TKL ngày và DML 
Nhóm giống 
Tính trạng 
Tham số
TKL ngày 
DML 
Pietrain thuần với 
PD và DP 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,54 ± 0,27 
0,15 
0,64 ± 0,06 
0,27 
Duroc thuần với 
PD và DP 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,47 ± 0,22 
0,15 
0,60 ± 0,15 
0,32 
Duroc thuần với 
DL và LD 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,51 ± 0,04 
0,15 
0,56 ± 0,21 
0,23 
Landrace thuần 
với DL và LD 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,54 ± 0,18 
0,16 
0,62 ± 0,17 
0,30 
Pietrain thuần với 
PL và LP 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,63 ± 0,26 
0,18 
0,39 ± 0,21 
0,13 
Landrace thuần 
với PL và LP 
- Tương quan di truyền (r
G
± SE) 
- Tương quan kiểu hình (r
P

0,60 ± 0,17 
0,19 
0,32 ± 0,16 
0,14 
Bảng 3.17 cho thấy: Tương quan di truyền giữa các đàn giống thuần (P và D) 
và đàn con lai giữa chúng (PD và DP) ở mức chặt chẽ hơn so với tương quan kiểu 
hình ở cả hai tính trạng TKL/ngày và ML, tương ứng (0,54 - 0,47) và (0,64 - 
0,60). Kết quả này cho thấy, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến năng suất đàn 
con lai là rất đáng kể. o đó, khả năng sinh trưởng và dày mỡ lưng của đàn con lai 
không được như mong muốn khi đánh giá chọn lọc ở đàn giống thuần. 
Đối với đàn giống thuần uroc, Landrace và đàn con lai (LD và DL): Tương 
quan kiểu hình và tương quan di truyền giữa đàn giống thuần và đàn con lai trên 
tính trạng TKL/ngày và ML cũng có kết quả tương tự nhóm giống thuần D, P và 
nhóm con lai (DP và PD) đã trình ày ở trên. Tương quan kiểu hình ở mức l ng lẻo 
với tính trạng TKL/ngày (0,15 - 0,16) và ở mức trung bình với tính trạng DML 
(0,23 - 0,30). Tương quan di truyền giữa hai giống thuần uroc và Landrace với 
con lai (DL và LD) có giá trị từ 0,51 - 0,54 với tính trạng TKL/ngày và từ 0,56 - 
0,62 với tính trạng DML. Các thông số này đều nói lên rằng, khi các điều kiện ngoại 


92 
cảnh ở đàn con lai có sự khác biệt tương đối lớn so với ở đàn giống thuần, làm cho 
đàn con lai không phát huy hết tiềm năng di truyền đã được chọn lọc từ đàn giống 
thuần. Hay nói cách khác, tác động của tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong 
nghiên cứu này rất cần được chú ý điều chỉnh. 
Riêng đối với đàn giống thuần Pietrain, Landrace và con lai (PL và LP), các 
tương quan di truyền có giá trị trái ngược trên hai tính trạng khảo sát so với các cặp 
giống thuần và con lai đã phân tích ở trên. Nghĩa là, tương quan di truyền giữa 
giống thuần và con lai có giá trị lớn hơn ở tính trạng TKL/ngày (0,63 - 0,60) so với 
ở tính trạng DML (0,39 - 0,32). Kết quả này, có thể được giải thích rõ ràng hơn, nếu 
các ảnh hưởng di truyền trội và tương tác át gen tiếp tục được phân tích trong các 
nghiên cứu tiếp theo. Trong phạm vi của nghiên cứu hiện tại, kết quả này phản ánh 
tác động tương tác giữa kiểu gen và môi trường tương đối lớn cần phải quan tâm 
trong các chương trình giống, sao cho các ảnh hưởng này có thể được hạn chế ở 
mức độ thấp nhất dựa trên việc điều chỉnh các điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc nuôi 
dưỡng, chuồng trại và các quản lý khác. 
Từ kết quả ước tính tương quan di truyền và tương quan kiểu hình giữa các 
đàn giống thuần ( uroc, Pietrain, Landrace) với các đàn con lai F1 (DP và PD), 
(DL và LD), (PL và LP) trên tính trạng tăng khối lượng/ngày (TKL/ngày) và dày 
mỡ lưng ( ML) trình ày trong ảng 3.17. Chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung, tương 
quan kiểu hình giữa đàn giống thuần và đàn con lai đều ở mức rất thấp, không chặt 
chẽ (0,13 - 0,32) trên cả hai tính trạng TKL và ML. Điều này cho thấy, nếu chọn 
lọc chỉ dựa vào giá trị kiểu hình của đàn giống thuần sẽ không cho kết quả như 
mong muốn ở đàn con lai. Trong khi đó, tương quan di truyền giữa đàn giống thuần 
và đàn con lai F1 ở từng cặp lai có mức độ tương quan trung ình hoặc tương đối 
chặt chẽ, song cũng không vượt quá 0,80 trên cả hai tính trạng khảo sát (0,32 - 
0,64). Đồng thời, giá trị của các tương quan di truyền cũng khác nhau tùy thuộc các 
cặp lai khác nhau và trên các tính trạng khác nhau.
Đối với tính trạng TKL, tương quan di truyền cao nhất (0,63) được tìm thấy 
giữa đàn giống thuần Pietrain và đàn con lai (PL và LP). Ngược lại, tương quan di 
truyền thấp nhất (0,47) giữa đàn giống thuần uroc và đàn con lai (DP và PD). Đối 
với tính trạng ML, tương quan di truyền cao nhất (0,64) được tìm thầy giữa đàn 
thuần Pietrain và đàn con lai (DP và PD) và thấp nhất (0,32) giữa đàn thuần 


93 
Landrace và đàn con lai (PL và LP). Các kết quả này đã chỉ ra rằng, tần số gen chi 
phối đến cùng một tính trạng có sự khác nhau giữa các giống thuần Duroc, Pietrain 
và Landrace. Do vậy, cần tách biệt các đàn giống thuần này trong quy trình phân 
tích thống kê di truyền, đánh giá giá trị giống đàn giống thuần. 
Các kết quả này, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã công ố trước 
đây. Tại Cộng hòa Szech và Slovak, tương quan di truyền giữa hai điều kiện môi 
trường nuôi dưỡng xấp xỉ 0,5 với tính trạng sinh trưởng và 0,72 - 0,84 với tính trạng 
dày mỡ lưng (Wolf và cs.,2009). Trong khi đó, các nghiên cứu ở Đức và Hà Lan 
cho biết tương quan di truyền giữa đàn giống thuần và giống lai trên tính trạng sinh 
trưởng và dày mỡ lưng nằm trong khoảng 0,32 - 0,98 tùy theo từng tổ hợp lai 
(Brandt và Taubert. 1998; Merks và Hanenberg. 1998; Lutaaya và cs., 2001). Trong 
hệ thống lai thương phẩm, tương quan di truyền giữa giống Duroc thuần với đàn 
con lai thương phẩm (DxYL) trên tính trạng sinh trưởng dao động từ 0,53 - 0,89 
(Zumbach và cs., 2007). Trong hầu hết các trường hợp, tương quan di truyền thấp 
giữa đàn giống thuần và đàn con lai có thể do các ảnh hưởng di truyền không cộng 
gộp (ảnh hưởng trội và tương tác át chế) và chính điều này đã gây ra iến động di 
truyền lớn hơn ở các đàn con lai (Boesch và cs., 1998). 
Trong nghiên cứu hiện tại, tương quan di truyền giữa đàn giống thuần và đàn 
con lai trên tính trạng sinh trưởng và dày mỡ lưng ở mức không cao đã chỉ ra rằng, 
có sự hiện diện của tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Điều này, có thể do các 
đàn giống thuần thường được nuôi trong các điều kiện chọn giống, được đảm bảo 
tốt nhất như hệ thống quản lý, tiểu khí hậu chuồng nuôi, mật độ nuôi hay chăm sóc 
thú y tốt hơn so với các đàn con lai nuôi trong điều kiện sản xuất đại trà. Các điều 
kiện quản lý này có thể đã tạo nên sự khác biệt đáng kể về năng suất giữa đàn giống 
thuần và đàn con lai. Do vậy, một số tác giả đã đề nghị để tăng độ chính xác và hiệu 
quả của chương trình chọn lọc đàn giống thuần, cần kết hợp dữ liệu năng suất của 
cả đàn giống thuần và đàn con lai khi mục tiêu của sản phẩm cuối cùng là đàn con 
lai (Boesch và cs.,1998).
Từ các kết quả phân tích về tương quan di truyền giữa các cặp giống thuần với 
giống lai trong bảng 3.17 có thể thấy: Có sự hiện diện rõ ràng của ảnh hưởng tương 
tác giữa kiểu gen và môi trường ở hai đàn giống thuần và đàn con lai với mức độ 


94 
đáng xem x t. Các kết quả này, hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu đã công ố của 
một số tác giả. Van Steenbergen và Merks. (1998) đã cho iết, tương quan di truyền 
giữa đàn lợn Yorkshire hạt nhân (giống thuần) với đàn thương phẩm (con lai) từ 
năm 1993 – 1996, trên các tính trạng tăng khối lượng bình quân/ngày và dày mỡ 
lưng tương ứng là 0,50 và 0,56. Một nghiên cứu khác của Merks. (1998), cũng đã 
chỉ ra ảnh hưởng tương tác giữa kiểu gen và môi trường rất có ý nghĩa đối với tính 
trạng tăng khối lượng và dày mỡ lưng, khi các con đực có cùng kiểu gen được so 
sánh trong môi trường nuôi tại trạm kiểm tra năng suất với các trại chăn nuôi 
thương phẩm ở Hà Lan. Theo tác giả này, tương quan di truyền giữa hai môi trường 
này là 0,41 và 0,70 tương ứng với tính trạng tăng khối lượng bình quân/ngày và dày 
mỡ lưng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Van Diepen và Kenedy. (1986), tương 
quan di truyền giữa hai môi trường được báo cáo là rất chặt chẽ, 0,8 và 0,9 tương 
ứng với tính trạng tăng khối lượng và dày mỡ lưng. Đối với các tính trạng chất 
lượng thịt, một số nghiên cứu cũng cho iết tương quan di truyền giữa giống thuần 
và con lai thường rất chặt chẽ (Brandt và Taubert. 1998).
Sở dĩ có sự không thống nhất trong các kết quả nghiên cứu trên, là do sự khác 
biệt về quần thể giống, về tính trạng nghiên cứu, về phương pháp ước tính và đặc 
biệt mức độ khác biệt giữa hai môi trường nghiên cứu (Candek-Potokar. 1998). Về 
mặt môi trường, các yếu tố hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi trong 
các vùng nhiệt đới bao gồm khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ cao, bức xạ mặt trời), các bệnh 
ký sinh trùng và sự biến động về số lượng, chất lượng nguồn thức ăn đã được 
Vercoe và Frisch. (1986) chỉ ra. Hơn nữa, trong một số quần thể, các tính trạng 
thuộc về chất lượng thịt thường có phương sai di truyền cộng gộp rất cao (Brandt và 
Tau ert, 1998) và phương sai di truyền trội rất thấp hoặc bằng “0” (Cullbertson và 
cs., 1998; Lutaaya và cs., 2001).
Do vậy, từ kết quả nghiên cứu hiện tại, để cung cấp đầy đủ hơn cơ sở khoa học 
cho điều chỉnh các chương trình lai giống, cần tiếp tục nghiên cứu xác định từng 
thành phần di truyền (di truyền cộng gộp, di truyền trội và tương tác gen) ảnh 
hưởng đến năng suất của các nhóm con lai đã được khảo sát. Mặt khác, các điều 
kiện môi trường sản xuất các nhóm con lai cũng cần được nghiên cứu phù hợp với 
từng mục tiêu sản xuất, sao cho ưu thế lai có điều kiện biểu hiện tối đa ở các nhóm 
con lai. Đồng thời, nghiên cứu này đề nghị sử dụng các thành phần phương sai và 


95 
thông số di truyền đã được phân tích để dự đoán giá trị con lai trong công tác chọn, 
tạo các dòng mới. Cuối cùng, việc sử dụng các dữ liệu của các nhóm con lai kết hợp 
với dữ liệu đàn giống thuần trong đánh giá di truyền sẽ giúp nâng cao độ chính xác 
của các giá trị giống dự đoán ở đàn giống thuần, từ đó tăng nhanh hiệu quả của 
chương trình giống thuần và con lai. 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương