Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


Bảng 3.21. Giá trị ưu thế lai thành phần về dày m lưng của



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang66/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   62   63   64   65   66   67   68   69   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

Bảng 3.21. Giá trị ưu thế lai thành phần về dày m lưng của
các tổ hợp lai giữa các giống D, P và L 
TT 
Giống và tổ hợp lai 
Số con theo dõi 
Ưu thế lai 
Dd 
Dm 
Tổng cộng 
Giá trị tính (g/ngày) 
-1,27 
-0,2 
-1,47 
Giá trị (H%) 
3,04 
0,7 
3,74 

DD 
282 




PP 
140 




LL 
945 




DP và PD
DxPD 
PxDP 
442 
90 
90 

2/3 
2/3 







DL và LD
DxLD 
LxDL 
356 
90 
90 

2/3 
2/3 







LP và PL
LxPL 
PxLP 
380 
90 
90 

2/3 
2/3 






Ghi chú: 
Dd là ưu thế lai trực tiếp của các tổ hợp lai giữa các giống DD, PP và LL; Dm là 
ưu thế lai của mẹ lai. Các giá trị 2/3; 1 là tỷ lệ nguồn gen của mỗi giống và tổ hợp lai tương ứng
 
+ Ưu thế lai trực tiếp (Dd): Là giá trị ưu thế lai được tạo thành trực tiếp bởi 
chính các cá thể lai đó do nguồn gen cấu thành là một tổ hợp dị hợp tử. Dd về DML 
của các tổ hợp lai ở nghiên cứu này là -1,27 mm. Như vậy, Dd của các tổ hợp lai 
biểu hiện 100% ưu thế lai của 3 giống tương ứng là -3,04% so với trung bình của bố 
mẹ. Kết quả này cho thấy, với ML thì d đã đóng góp làm giảm 3,04% so với 
trung bình bố mẹ thuần chủng tạo nên chúng. Kết quả này, cao hơn kết quả nghiên 
cứu của Phạm Thị Kim Dung. (2005) với giá trị là 1,99% ở con lai 3 giống Duroc, 
Landrace và Yorkshire.
+ Ưu thế lai của mẹ lai (Dm): Là giá trị ưu thế lai tạo thành từ cá thể mẹ lai 
đóng góp cho tổ hợp lai do chính nó tạo ra. Trong nghiên cứu này, giá trị Dm về 
DML là -0,2 mm. Kết quả này cho thấy, đối với ML, m đã đóng góp làm giảm 


104 
0,7% so với sử dụng nguồn gen là mẹ thuần chủng. Tuy nhiên, so với tính trạng 
sinh sản (ví dụ số con sơ sinh sống/lứa), ưu thế lai của mẹ lai đóng một vai trò quan 
trọng quyết định nâng cao số con sơ sinh sống (Nguyễn ăn Đức và cs., 1999a, b), 
thì thành phần m đối với DML chỉ đóng vai trò thứ yếu so với thành phần Dd.
+ Ưu thế lai tổng cộng: Như đã đề cập ở phần trên, ưu thế lai tổng cộng trong 
nghiên cứu này được xác định dựa trên tổng các ưu thế lai thành phần. Ưu thế lai 
tổng cộng về DML của tổ hợp đực lai trong nghiên cứu của chúng tôi, đã làm giảm 
so với giá trị trung bình của bố mẹ chúng là -1,47 mm. Giá trị này nói lên rằng, các 
cá thể của tổ hợp lai đã giảm 1,47 mm về DML so với trung bình của 3 giống thuần 
tham gia tạo nên chúng. Rõ ràng, tổ hợp lai có mẹ lai sẽ có ưu thế lai cao nhất (-
3,74%) vì được thừa hưởng cả hai thành phần ưu thế lai trực tiếp (3,04%) và ưu thế 
lai của mẹ lai (0,7%). 
So với một số nghiên cứu trong nước cùng loại trên tính trạng dày mỡ lưng, 
các kết quả nghiên cứu hiện tại tương đối phù hợp với báo cáo của một số tác giả đã 
công bố. Ảnh hưởng di truyền trội trực tiếp đến tính trạng dày mỡ lưng của một số 
cặp lai giữa Landrace, Large White và Móng Cái đã được báo cáo là 0,2mm (Duc. 
1997). Sự chênh lệch về kết quả giữa các nghiên cứu nếu có là do sự khác biệt về 
giống, loài, khác biệt về quần thể cha mẹ và mức độ đồng huyết của mỗi quần thể 
khảo sát (East. 1936 ; Falconer và Mackay. 1996). o đó, các kết phân tích ở phần 
trên chỉ có giá trị ứng dụng cho chính các quần thể đã được sử dụng trong nghiên 
cứu này.
Tóm lại, từ các kết quả phân tích các thành phần di truyền ảnh hưởng đến các 
tính trạng kiểm tra năng suất TKL và DML trong nghiên cứu hiện tại, có thể thấy 
rằng ảnh hưởng di truyền trội trực tiếp được xem là cơ sở di truyền tạo nên ưu thế 
lai (Falconer và Mackay. 1996; Li và cs., 2008 ; Charlesworth và Willis. 2009) đều 
có ảnh hưởng tích cực đến các tính trạng nghiên cứu ở các tổ hợp lai giữa ba cặp 
giống thuần Duroc - Pietrain, Duroc - Landrace và Pietrain - Landrace. Tuy vậy, các 
giá trị ưu thế lai ở nghiên cứu này đều biểu hiện ở mức trung bình, bởi vì theo 
Falconer và Mackay (1996), mức độ cận huyết của các dòng, giống vật nuôi thường 
được khống chế ở mức nhất định để tránh suy giảm do cận huyết trong quá trình 
nhân giống. Mặt khác, trong nghiên cứu hiện tại, ảnh hưởng tương tác át chế giữa 


105 
các gen không được đề cập vì nhiều tác giả cho rằng tương tác át chế giữa các gen 
có vai trò rất nh đối với ưu thế lai (Li và cs., 2001; Luo và cs., 2001; Li và cs., 
2008; Estelle và cs., 2008). Trong một số trường hợp với một số tính trạng nhất 
định, ảnh hưởng này có thể trở nên quan trọng hơn (Mefert và cs., 2002; Abasht và 
Lamont. 2007). Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần chú ý phân tích ảnh hưởng di 
truyền này để có thể cung cấp đầy đủ cơ sở di truyền nhằm không ngừng nâng cao 
hiệu quả của các chương trình lai giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói riêng.
Như vậy, từ các kết quả đã thảo luận ở trên, trong mỗi cặp giống thuần, các tổ 
hợp lai có tiềm năng năng suất cao nhất và có lợi về mặt sản xuất đã được nhận 
diện. Đó là các tổ hợp lai DP và DxPD trong các tổ hợp lai giữa Duroc và Pietrain, 
DL trong các tổ hợp lai giữa Duroc và Landrac. Câu h i đặt ra rằng, liệu các tổ hợp 
lai tiềm năng như đã thảo luận ở phần trên (DP, DxPD và DL) có thể tiếp tục cho tự 
nhân giống {(DP x DP), [(DxPD) x (DxPD) hay (DL x DL)} và chọn lọc để phát 
triển thành các dòng đực mới hay không? Chúng ta biết rằng, nếu tiếp tục sử dụng 
các tổ hợp lai này để tự nhân giống, tính dị hợp tử trong kiểu gen của đời con sẽ 
giảm xuống, đồng nghĩa với ưu thế lai sẽ giảm thấp ở các thế hệ tiếp theo (Falconer 
và Mackey. 1996). Do vậy, để tiếp tục nhân giống, chọn lọc ổn định năng suất và 
các đặc tính mong đợi của các dòng lai mới tạo ra, cần có quần thể chọn lọc đủ lớn 
sao cho áp lực chọn lọc và ly sai chọn lọc, đủ ù đắp được những giảm sút ưu thế 
lai qua mỗi thế hệ tự nhân giống. Đồng thời, việc chọn lọc ổn định các đặc tính di 
truyền của các dòng lai cần trải qua nhiều thế hệ, có thể chi phí lớn do phải loại thải 
nhiều. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các cơ sở giống lợn có quy mô đàn giống nh , 
đặc biệt là các dòng bố ( uroc, Pietrain và đực lai cuối cùng) rất hạn chế. Do vậy, 
đẩy nhanh hiệu quả chọn lọc ổn định các đặc tính di truyền của các nhóm đực lai 
như đã thảo luận ở nghiên cứu này, cần thiết phải tăng quy mô đàn giống chọn lọc. 
Điều này có nghĩa rằng, cần thiết nhiều cơ sở giống phải liên kết với nhau, đặc biệt 
là với các doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong lĩnh vực di truyền giống lợn.
Muốn có năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn thịt, nên sử 
dụng các lợn đực lai. Vì vậy, các tổ hợp lai DP, DL và DxPD trong nghiên cứu của 
chúng tôi, cần được khai thác tối đa vì chúng có ưu thế lai cao về TKL và DML. Sử 
dụng các tổ hợp đực lai này, để sản xuất lợn con thương phẩm nuôi thịt chắc chắn 
sẽ đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 


106 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   62   63   64   65   66   67   68   69   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương