Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang23/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 
Các giống lợn cao sản hiện nay trên thế giới, là kết quả của quá trình chọn lọc 
lâu dài dựa trên các điều kiện sản xuất, khí hậu và nhu cầu thị trường khác nhau ở 
từng quốc gia. Việc nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm tìm ra các tổ hợp lai đạt số 


28 
con sơ sinh sống/ổ cao, tăng khối lượng bình quân và t lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn 
thấp và độ dày mỡ lưng m ng đã thành công ở hầu hết các nước có nền chăn nuôi 
tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs., 
2000; Alfonso và cs., 1998). Nhờ các dòng đực lai tổng hợp có ưu thế lai cao, giá 
thành sản xuất con giống hạ và sử dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, số lượng lợn đực 
giống cần nuôi giữ và sử dụng ngày càng giảm. Đồng nghĩa với việc giảm chi phí 
và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
1.2.1.1. Ước tính GTG bằng phương pháp BLUP và ứng dụng trong chọn lọc giống 
Chọn lọc giống theo phương pháp BLUP đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều 
nước. Trên các đối tượng ò sữa, lợn, người ta đã dùng phương pháp này để: Xác 
định sự sai khác di truyền giữa các giống Xác định khuynh hướng di truyền và 
ngoại cảnh Giá trị giống của con đực hoặc con cái. Nhiều nước đã tự xây dựng cho 
mình các phần mềm tính BLUP riêng như: Herdsman (Canada), Stages (Mỹ), Pest 
(Đức), PigBLUP (Úc), …
Trong công nghiệp chăn nuôi lợn ở Mỹ, đã sử dụng phương pháp BLUP từ 
những năm 1988, để đánh giá di truyền trong từng đàn và hiện nay đã mở rộng 
chương trình đánh giá di truyền qua các đàn trong toàn quốc. Theo Ma ry John và 
cs., (1996), các tính trạng về sinh sản được đánh giá trên từng ổ lợn ao gồm: Số 
lợn con đẻ ra còn sống/ổ, số lợn con cai sữa và khối lượng toàn ổ vào 21 ngày tuổi 
của thời kỳ tiết sữa. Các tham số di truyền được dùng trong phân tích di truyền qua 
tất cả các đàn được ước lượng từ toàn ộ dãy số liệu của từng giống thuần ở Mỹ, 
trên cơ sở sử dụng quy trình phân tích thành phần phương sai của mô hình động vật 
BLUP đa tính trạng. Kết quả cho thấy, giá trị tương đối của một lợn nái khi có thêm 
một lợn con đẻ ra còn sống/lứa là xấp xỉ 15 US . Thêm một Pound khối lượng toàn 
ổ lúc cai sữa, sẽ đưa lại lợi nhuận xấp xỉ 0,50 US . Trong 10 năm đầu sử dụng quy 
trình đánh giá di truyền ằng phương pháp BLUP, các quần thể giống thuần ở Mỹ 
đã có tiến ộ rõ rệt. Tuy nhiên, không có một tiến ộ nào được thấy trong 1-2 năm 
đầu của chương trình. Trong 10 năm đầu, mỗi một giống thuần đã có những cải tiến 
giá trị di truyền về số lợn con đẻ ra trong một lứa, là lớn hơn 0,5 số con đẻ ra còn 
sống/ổ cho toàn ộ quần thể. Trong khi đó, ở các đàn tốt hơn đã có sự cải tiến là 
hơn 1 lợn con còn sống/ổ. ề các tính trạng sinh trưởng, giá trị di truyền về độ dày 


29 
mỡ lưng đã có sự cải tiến của toàn ộ quần thể là 3,6 mm và với đàn tốt hơn thì sự 
cải tiến di truyền là vượt 7 mm.
Úc sử dụng BLUP vào việc đánh giá giá trị di truyền của lợn từ năm 1988, đã 
xây dựng phân mềm chuyên dụng gọi là PigBLUP để xác định giá trị giống, các 
khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến ộ di truyền trong nội ộ đàn. 
Hiện nay PigBLUP được sử dụng để tiến hành đánh giá giá trị di truyền qua các đàn 
(Willi Funchs. 1991; Tony Henzell. 1993; Tom Long. 1995; PigBLUP version 5.20 
user’s manual. 2006).
Kaplon M.J và cs., (1991), nghiên cứu trên lợn Large White Balan từ năm 
1978 đến năm 1987, đã ước tính khuynh hướng kiểu hình và khuynh hướng ngoại 
cảnh về các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa số con 21 ngày tuổi/lứa khối lượng 
21 ngày tuổi/lứa lần lượt là: 0,17 

0,05 và 0,11 

0,05 con; 0,16 

0,04 và 0,10 

0,04 con; 1,86 

0,63 và 1,43 

0,62 con.
Ở các quốc gia phát triển, chỉ số chọn lọc đã được ứng dụng trong các chương 
trình giống lợn từ vài thập k trước. Ban đầu chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu 
hình của hai tính trạng tăng khối lượng ình quân/ngày và dày mỡ lưng, đã được áp 
dụng ởi Cleveland et al, (1983) trong các chương trình giống. Chỉ số này có dạng 
như sau: 
I = 100 + 286,6*TKL - 39,4*DML 
Trong đó, TKL là tăng khối lượng ình quân/ngày và ML là dày mỡ lưng. 
Kết quả nghiên cứu này cho iết, sau 5 thế hệ chọn lọc theo chỉ số trên, tăng khối 
lượng và dày mỡ lưng đã được cải thiện rất đáng kể so với nhóm lợn không áp dụng 
chỉ số chọn lọc. Sau đó, các nghiên cứu về chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình 
của tính trạng tiếp tục được phát triển ao gồm a tính trạng: tăng khối lượng, dày 
mỡ lưng và chuyển hóa thức ăn (McPhee. 1981; Ellis và cs., 1988). Bằng chỉ số 
chọn lọc cho a tính trạng này, thì dày mỡ lưng và chuyển hóa thức ăn được cải 
thiện đáng kể, song với tăng khối lượng lại được cải thiện không đáng kể. Giải thích 
về vấn đề này, Clutter and Brascamp. (1998) đã cho rằng, do tính trạng tăng khối 


30 
lượng ít được quan tâm hơn hai tính trạng còn lại trong chỉ số chọn lọc, đồng thời 
có thể do tương quan di truyền thuận giữa dày mỡ lưng và tăng khối lượng. 
Từ đầu những năm 1990, khi phương pháp BLUP được phát triển, chỉ số 
chọn lọc kết hợp giá trị giống ước tính của các tính trạng đã ắt đầu trở nên phổ 
iến trong các chương trình giống lợn ở nhiều quốc gia. Ở Mỹ, các chỉ số chọn 
lọc được thiết lập và khuyến cáo cho từng mục tiêu nhân giống khác nhau 
(NSIF. 2002) ao gồm: 
1. Chỉ số nái sinh sản: SPI (Sow Productivity Index), kết hợp giá trị giống và 
giá trị kinh tế của hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (SSS) và khối lượng 
21 ngày tuổi/ổ (P21). 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương