Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

1.2.1.3. Những nghiên cứu sử dụng đực lai cuối cùng để tạo lợn lai thương phẩm 
Ở các nước phát triển trên thế giới trước đây, việc sử dụng đực thuần và đực 
lai từ các giống Duroc, Pietrain và Hampshire để lai với nái lai F1 giữa Landrace và 
Yorkshire để tạo đàn thương phẩm có chất lượng cao là rất phổ biến. ới mục đích 
làm tăng t lệ nạc trên đàn thương phẩm, đực lai 3 giống Duroc x Spotted (DxPLW) 
đã được sử dụng để phối với đàn nái nền F1 (YL) (McLaren và cs., 1987). Các kết 
quả trong nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu về năng suất tăng lên rõ rệt ở con 
thương phẩm được sinh ra sử dụng đực lai, số ngày đạt khối lượng 100kg chỉ là 
182,7 ngày so với 184,5 ngày khi dùng đực thuần Spotted. Tăng khối lượng bình 
quân của những tổ hợp lai thương phẩm đã đạt 706g/ngày khi sử dụng đực lai. 
Trong khi đó, sử dụng đực thuần chỉ đạt 690g/ngày. Sở dĩ có sự khác biệt trên là do, 
ảnh hưởng của ưu thế lai ở những con đực lai khi phối hợp các nguồn gen khác nhau 
(Cassady và cs., 2002). Xét trên các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch, ảnh hưởng của ưu thế 
lai ở các con đực lai cuối cùng DL đã cao hơn những con đực lai cuối cùng Hampshire 
x Pietrain khoảng 30,6% về thể tích tinh dịch, 18,2% về tổng số tinh trùng tiến th ng và 
10,4% về nồng độ tinh trùng (Smital và cs., 2005).
Trong nghiên cứu gần đây ở Balan, về mối tương quan của các tính trạng kiểm 
tra năng suất ở các tổ hợp đực lai hai giống HD, HP, DP, PH và Pietrain x uroc 
qua kiểm tra năng suất đời con của các tổ hợp lai này. Kết quả cho thấy, mối tương 
quan của các tính trạng kiểm tra năng suất của các tổ hợp đực lai tùy thuộc vào 


35 
giống và lợn thương phẩm có đực là DP có tăng khối lượng và t lệ nạc cao nhất và 
độ dày mỡ lưng thấp nhất (Michalska. 2014). 
Một vài nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái lai phối hợp với đực thuần 
và đực lai cho thấy, t lệ thụ thai ở nhóm lợn nái lai được phối giống với đực lai 
(Hampshire x Piétrain) cao hơn so với nhóm đực thuần Hampshire và Piétrain 
(Germanova và cs.,1998). Trong cùng 1 điều kiện chế độ nuôi dưỡng như nhau,
năng suất sinh sản của lợn nái lai (Landrace x Large White) phối giống với đực 
giống thuần và đực lai không có ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng 
con còn sống đến 21 ngày, nhưng khối lượng lợn con sơ sinh của đực giống lai nặng 
hơn 50 gram so với của đực giống thuần (Gineva và cs., 1999).
Về chất lượng thịt, những con lợn thương phẩm từ hệ thống lai sử dụng các 
con đực PP (Pietrain thuần), LP (đực lai L990 × Pietrain), PL (đực lai Pietrain × 
L.990), P (đực lai uroc × Pietrain), P (đực lai Pietrain × uroc) để phối giống 
với nái lai F1 giữa Large White × Landrace cũng đã được khảo sát bởi Artur. (2002) 
tại Ba Lan. Kết quả cho thấy, tổ hợp lai sử dụng đực thuần Pietrain có t lệ nạc cao 
nhất, nhưng chất lượng thịt thấp nhất so với đực chỉ có chứa 25% Pietrain. Không 
có sự khác biệt về chất lượng thịt giữa tổ hợp lai sự dụng đực LP (Landrace x 
Pietrain) và PL (Pietrain x Landrace) hoặc DP và PD. Theo Simek. (2004), ở cộng 
hòa Czech, ngoài việc dùng nái lai F1 giữa Large White x Landrace để sản xuất đàn 
thương phẩm có chất lượng thịt tốt hơn phải sử dụng đực cuối cùng lai giữa HP 
hoặc DP. Đối với tổ hợp lai có Duroc, thành phần mỡ giắt cao hơn và các tổ hợp 
này có ảnh hưởng rất tích cực đến chất lượng thịt. Tuy nhiên, nghiên cứu của 
Krasnovska. (2008) đã cho iết, dòng đực lai tổng hợp (từ đực PIC337 x nái tổng 
hợp Hypor) sử dụng trong hệ thống lai thương phẩm. Kết quả cho thấy, đã sản xuất 
ra những con lợn thịt có t lệ nạc cao hơn so với sử dụng đực P . Điều này cho 
thấy, ngoài những tổ hợp lai giữa các dòng đực truyền thống như uroc, Pietrain 
hay Hampshire, gần đây các dòng nái như Large White, Landrace hay nái lai tổng 
hợp Hypor cũng đã được sử dụng vào việc lai tạo ra những dòng đực cuối cùng có 
chất lượng thịt cao hơn. 


36 
Nghiên cứu gần đây của Poldvere và cs., (2015) và Kondracki và cs., (2015) 
đã chỉ ra rằng, tổ hợp lai Hampshire x Pietrain có chất lượng tinh dịch tốt nhất và
lợn uroc là nguồn vật chất di truyền quan trọng trong các tổ hợp lai lợn đực cuối 
cùng để nâng cao năng suất và chất lượng thịt.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng thịt xẻ cho chế biến và tiêu dùng, đực lai 
cuối cùng đã được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống lai thương phẩm. Nhờ các 
dòng đực lai tổng hợp có ưu thế lai cao, giá thành sản xuất con giống hạ và sử dụng 
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, số lượng lợn đực giống cần nuôi giữ và sử dụng ngày 
càng giảm. Đồng nghĩa với việc giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn 
nuôi. Chương trình lai tạo giống lợn “PIC CAMBOROGH 22” của Anh quốc sau 
nhiều năm nghiên cứu PIC đã lựa chọn được tổ hợp lai từ 3 giống lợn: đực (PY) x 
cái Dx(LY) tổ hợp lai này có khả năng sinh sản cao từ 14-16 con/lứa. Lợn thịt từ 
30-90 kg tăng khối lượng trung bình 850 g/ngày, t lệ thịt xẻ trên 80%, độ dày mỡ 
lưng tại P2 là 10,5 mm (giết thịt lúc 80 kg), t lệ thịt nạc trên 60% so với thịt xẻ, 
chất lượng và hương vị thịt thơm ngon. 
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ở phần trên, các dòng đực lai 
cuối cùng được nghiên cứu lai tạo và sử dụng chủ yếu từ hai, ba giống thuần. Cho 
đến nay, các tổ hợp lai đực cuối cùng phổ biến ở các quốc gia phát triển có thể kể 
tới như Pietrain x Duroc, Hampshire x Duroc, Piétrain x Large White, Duroc x 
Large White, Duroc x Yorkshire, Piétrain x Landrace và Duroc x Landrace. Tuy 
nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sản xuất các con đực lai với t lệ pha 
máu 50:50 và được đặt cho các tên thương mại của các công ty giống như: P76, 
Spotted, TYBOR, Huron, Danline-HD hay một số tên khác. Đồng thời tiếp tục chọn 
lọc, cải thiện các dòng thuần làm nguyên liệu để sản xuất ra các tổ hợp lai nói trên. 
Quá trình nhân giống tự giao và chọn lọc qua nhiều thế hệ để tạo ra dòng mới từ các 
tổ hợp lai trên hầu như chưa được thực hiện, ngoại trừ dòng Piétrain trắng (Piétrain 
x Large White) của công ty Rattlerow Seghers Holding (Bỉ) đã cho tự giao từ thế hệ 
F1 và chọn lọc qua hàng chục thế hệ với mục đích loại b gen gây stress ở dòng 
Piétrain bản địa, đồng thời cải thiện năng suất sinh trưởng của giống lợn Piétrain 
bản địa. Về mặt lý thuyết, để chọn lọc ổn định đặc tính di truyền các tính trạng sản 


37 
xuất của dòng lợn mới lai tạo ra, cần phải trải qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, mỗi 
thế hệ ở lợn phải k o dài trung ình 18 tháng và như vậy cần rất nhiều thời gian cho 
công việc này. Do vậy, các nghiên cứu tạo dòng đực lai 2, 3 giống hầu như chỉ dành 
cho các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống mới. 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương