Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang29/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

1.2.2.3. Nghiên cứu sử dụng lợn đực cuối cùng để tạo lợn lai thương phẩm có năng 
suất chất lượng cao 
Việc nghiên cứu sử dụng các dòng đực lai cuối cùng để tạo ra các tổ hợp lai 
thương phẩm giữa các giống lợn ngoại cao sản Yorkshire, Landrace, Duroc và 
Pi train cũng đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Các công trình nghiên cứu 
này, đã đóng góp rất có ý nghĩa trong cải thiện nâng cao năng suất lợn thịt thương 
phẩm ở Việt Nam. Phùng Thị Vân và cs., (2000), đã nghiên cứu sử dụng đực thuần 


42 
Yorkshire và Landrace trong tổ hợp lai thương phẩm hai máu YL và LY ở khu vực 
Bắc Bộ cho thấy tổ hợp lai LY và YL có tốc độ tăng trọng 601-650g/ngày, tiêu tốn 
thức ăn 3,17 - 3,32 kg/kg tăng trọng và t lê nạc đạt 56,2 - 57,6%. Khi sử dụng đực 
Landrace phối với nái Yorkshire, con lai LY có biểu hiện ưu thế lai cao hơn so với 
tổ hợp lai ngược lại YL (đực Yorkshire phối với nái Landrace). Ngoài ra, Phùng Thị 
Vân. (2001) cũng cho iết, sử dụng đực Duroc lai với nái YL hoặc LY đều cho năng 
suất sinh trưởng và t lệ nạc cao hơn tổ hợp lai hai máu giữa hai giống Landrace và 
Yorkshire. Khi sử dụng đực uroc như đực cuối cùng, tốc độ sinh trưởng và chi phí 
thức ăn của tổ hợp lai thương phẩm x LY cao hơn tổ hợp lai D x YL từ 2,12 - 4,38%. 
Trần ăn Chính và cs.,(2000), đã nghiên cứu sử dụng đực Piétrain và Duroc 
trong các tổ hợp lai (P x LY), (P x YL), (D x LY), (D x YL). Kết quả tổ hợp lai có 
bố là đực Duroc cho khối lượng sống và tăng khối lượng bình quân cao hơn (30 - 60 
g/ngày), tuổi đạt 80 kg thấp hơn, nhưng các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ k m hơn tổ 
hợp lai có bố là Pi train. Trong khi đó, các tổ hợp lai có bố là Piétrain cho diện tích 
thăn thịt lớn hơn (49,2 - 49,6 cm
2
so với 41,3 - 42,9 cm
2
), t lệ nạc cao hơn 5,2 - 
6,3% (50,4 - 50,6% so với 56,7 - 55,8%). Một nghiên cứu khác của Trần ăn Chính 
và cs.,(2001) đã cho iết, các chỉ tiêu t lệ thịt xẻ, diện tích mắt thịt, độ dày mỡ lưng 
là tốt nhất ở tổ hợp lai P xY, tương ứng là 77,3%; 51,58cm
2
và 12mm; trong khi t
lệ thịt nạc cao nhất được tìm thấy ở nhóm lợn lai DxLY. 
Phạm Sỹ Tiệp và cs., (2003), nghiên cứu khảo sát đực lai LY và YL cho thấy, 
khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn lợn đực Landrace và Yorkshire thuần chủng 
một cách rõ rệt: Tăng khối lượng bình quân/ngày kiểm tra tăng từ 6,0 - 6,4 % so với 
ình quân toàn đàn ố, mẹ. Chất lượng tinh dịch của đực lai F1 có bố là Landrace 
và mẹ là Yorkshire tốt hơn lợn đực lai F1 có bố là Yorkshire và mẹ là Landrace. 
Tác giả còn nhấn mạnh, lợn đực lai có tác động rõ rệt đến số con đẻ ra/ổ của lợn nái 
(20,8%) và có thời gian khai thác, sử dụng dài hơn lợn đực thuần (163 ngày). Tăng 
trọng/ngày của 3 dòng đực Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại Trung tâm 
nghiên cứu lợn Thuỵ Phương-Viện Chăn nuôi tương ứng là: 729,70; 643,95 và 
719,20g/ngày. Tiêu tốn thức ăn tương ứng là: 2,85; 2,99 và 3,01 kg/kg TKL. Chỉ 


43 
tiêu VAC: 14,93; 19,51 và 22,07. Phạm Thị Kim Dung và cs., (2008) cho biết, khả 
năng tăng khối lượng toàn kỳ của đực lai VCN03 x VCN02 và VCN04 x VCN02 là 
791,11 và 810,14 g/ngày, độ dày mỡ lưng tương ứng là 11,50 và 10,68; tiêu tốn 
thức ăn: 2,59 và 2,49 kg/kg tỉ lệ nạc: 59,52 và 60,48%. 
Trong hệ thống sản xuất lợn thương phẩm, các nghiên cứu về tổ hợp lai 
thương phẩm giữa các giống cao sản Duroc, Piétrain, Yorkshire và Landrace, cũng 
đã được báo cáo với t lệ nạc đạt trên 55%, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn 3,2 
kgTA/kg TKL và tăng khối lượng đều vượt quá 600 g/con/ngày (Nguyễn Thị Viễn 
và cs., 2001; Nguyễn ăn Đức và cs., 2001). Nguyễn Hữu Thao. (2005), đã thí 
nghiệm nuôi vỗ béo lợn thịt ở các tổ hợp lai khác nhau có đực cuối cùng 25% 
Piétrain và 75% Duroc [(DxDP) x LY] ở hai cơ sở đều cho kết quả tăng khối lượng 
cao (668 - 772,3 g/ngày); Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp từ 2,65 - 3,02 
kgTA/kg TKL; Dày mỡ lưng ở các tổ hợp lai bình quân từ 8,09 - 10,07 mm; T lệ nạc 
trong thân thịt xẻ đạt từ 59,34 - 62,40%. Tổ hợp lai có đực lai 25% Piétrain và 75% 
Duroc với nái lai LY cho kết quả sinh trưởng tốt nhất, t lệ nạc trong thân thịt xẻ thấp 
hơn tổ hợp lai có 75% là máu Pi train. Trong khi đó, Đỗ Văn Quang. (2005) đã khảo 
sát và so sánh khả năng sản xuất của các tổ hợp lợn lai thương phẩm, khi sử dụng các 
dòng đực lai PD, PIC và SP phối với nái lai YL và cho biết, các tổ hợp lai (PD x YL), 
(PIC x YL) và (SP x YL), cho khả năng tăng khối lượng cao hơn đáng kể so với tổ hợp 
lai (YY x YL) tương ứng là: 11,4; 10,4 và 8,6%. 
Nguyễn ăn Thắng và Đặng ũ Bình. (2006), đã so sánh khả năng sinh 
trưởng và chất lượng thịt tổ hợp lai LY và PY. Kết quả cho thấy, tổ hợp lai PY cho 
tăng khối lượng bình quân, tiêu tốn thức ăn và t lệ móc hàm cao hơn so với tổ hợp 
lai LY. Từ đó, các tác giả này khuyến cáo sử dụng công thức lai PY trong sản xuất 
sẽ có tác dụng nâng cao năng suất và t lệ.
Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi. (2009) cho biết, lợn thịt 3 máu ngoại 
(DL)x(YL) có lượng ăn vào ình quân là 1,91 kg thức ăn /con/ngày, tăng khối 
lượng tuyệt đối là 742g/con/ngày, hệ số chuyển hoá thức ăn là 2,55 kg/kg, t lệ nạc 
là 59,3%, độ dày mỡ lưng tại điểm P2 là 1,01 cm. 
Nguyễn ăn Thắng và ũ Đình Tôn. (2010) cho biết, số con đẻ và số con 
cai sữa/ổ ra của tổ hợp nái lai F1 (LY) với đực (PD) tương ứng là 11,25 con/ổ 


44 
và 10,15 con/ổ, tốc độ tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn là: 735,33 g/ngày và 
2,48 kg/kg TKL. 
Phan Xuân Hảo và cs., (2009), tổ hợp lai (P ) x (LY) đạt khối lượng sơ sinh/ổ 
là 17,14 kg và khối lượng sơ sinh/con là 1,48 kg, tăng khối lượng là 749,05g/ngày, 
t lệ nạc 56,51%. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý. (2009) kh ng định, các công 
thức lai có sự tham gia của đực PD thì có sức sinh trưởng tương đối cao và con lai 
từ 4 giống PD x F1(LY) thể hiện được ưu thế lai cao hơn so với con lai 3 giống PD 
x L và PD x Y. Kết quả công bố của Phan Xuân Hảo và cs., (2009) cho thấy, tổ hợp 
lai giữa đực PD với nái F1(LY) có t lệ thịt xẻ (71,60%), cao hơn so với con lai 
giữa đực PD phối với nái Landrace (71,55%), Yorkshire (71,37%) và thịt của các tổ 
hợp lai này đều đạt chỉ tiêu chất lượng tốt. 
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Viễn và cs., (2010) về chọn tạo các dòng nái, 
dòng đực cao sản và đặc trưng cho các vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2010 đã đạt 
được một số kết quả sau: 
- Các tổ hợp lai thương phẩm giữa Yorkshire x Móng Cái; giữa Landrace x 
Móng Cái và giữa Piétrain x Móng Cái nuôi tại đồng bằng bắc bộ và vùng núi phía 
Bắc có tốc độ tăng trọng đạt 510 - 520 g/ngày; Tiêu tốn thức ăn 3,2 - 3,6 kg TA/kg 
tăng trọng và t lệ nạc đạt từ 43 - 47%. 
- Khu vực Bắc Trung Bộ, đã sử dụng đực Yorkshire và Piétrain thuần lai với nền 
nái lai Yorkshire x Móng Cái và Piétrain x Móng Cái. Kết quả cho thấy t lệ nạc ở lợn 
thương phẩm đã tăng lên rất đáng kể so với các tổ hợp lai trước đây (53 - 56%). 
Phạm Thị Đào và cs., (2015) cho biết, khả năng sinh trưởng, năng suất thân 
thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai PD25 x F1(LxY); PD x F1(LxY) và PD75 
x F1(LxY): Tăng khối lượng trung bình/ngày lần lượt là 829,42, 797,78 và 765,79 
g; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lần lượt là 2,31 2,33 và 2,38kg. Năng suất 
thân thịt khi mổ khảo sát như: t lệ thịt móc hàm đạt 79,35; 80,13; và 80,34%, t lệ 
thịt xẻ đạt 70,09; 70,97 và 70,90%, t lệ nạc đạt 54,66; 56,32 và 59,97%. Chất 
lượng thịt như giá trị pH45 lần lượt là 6,48; 6,36 và 6,59, giá trị pH24 là 5,45; 5,54 
và 5,45. T lệ mất nước bảo quản sau 24 giờ là 2,10; 1,83 và 1,87%. T lệ mất nước 
khi chế biến bảo quản sau 24 giờ là 27,46 26,23 và 29,79%. Độ dai của thịt bảo 


45 
quản sau 24 giờ là 47,16; 47,47 và 46,49 N. Màu sáng thịt (L*) bảo quản sau 24 giờ 
là 55,04; 53,89 và 56,09. 
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tỉnh. (2015), trong đề tài cấp ộ 
"Nghiên cứu lai tạo một số tổ hợp đực lai cuối cùng phù hợp cho sản xuất lợn 
thương phẩm ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 2011-2015 cho thấy:
Đàn lợn lai thương phẩm khi sử dụng hai đực lai cuối cùng DxPD và DL phối 
với nái lai YL, LY, đã cho năng suất thịt cao ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng 
ẩm, chuồng hở, thông thoáng tại các cơ sở chăn nuôi khu vực Nam bộ: 
- Năng suất sinh trưởng đạt 755,3 - 761,6 g/ngày 
- Chuyển hóa thức ăn đạt 2,65 - 2,66 
- Dày mỡ lưng đạt 9,9 - 10,1mm
-T lệ nạc đạt từ 59,3 - 60,5% 
ũ ăn Quang. (2016) cho thấy, tăng khối lượng trung ình giai đoạn thí 
nghiệm của tổ hợp lai P x CN21 là 786,66 g/con/ngày cao hơn P x CN22 
779,78 g/con/ngày nhưng TTTA/kg TKL 2,51 kg thấp hơn 2,56 kg,. T lệ thịt móc 
hàm, t lệ thịt xẻ của tổ hợp lai PD x VCN21 thấp hơn P x CN22, nhưng t lệ 
nạc lại cao hơn và t lệ mỡ lại thấp hơn.
Các kết quả nghiên cứu trên đây đã góp phần rất đáng kể trong việc phát triển 
hệ thống giống lai và sản xuất lợn thịt thương phẩm ở một số khu vực chăn nuôi lợn 
tập trung và ở các trang trại quy mô lớn ở Việt Nam. Các kết quả chọn tạo các dòng 
đực cuối cùng mới chỉ dừng lại ở việc, xác định tổ hợp lai và chuyển giao vào sản 
xuất các công thức lai giữa hai dòng bố uroc và Pi train để tạo ra đực lai cuối 
cùng DP và PD (với 50% Duroc và 50% Pietrain) có t lệ nạc đạt từ 58 - 59%. Tuy 
nhiên, năng suất sinh trưởng vẫn còn tương đối thấp (trung bình 700 g/ngày) so với 
thành tựu nghiên cứu trên thế giới (800 - 900 g/ngày). Mặt khác, năng suất và chất 
lượng của các con đực lai được sản xuất ra từ các cơ sở giống khác nhau là rất biến 
động và phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn gen của hai dòng thuần được sử 
dụng làm nguyên liệu lai và phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi ở mỗi vùng miền. .
Các nghiên cứu về các tổ hợp đực lai trong nước chủ yếu được tập trung ở các 
tỉnh Nam Bộ hoặc ở vùng Đồng Bằng sông Hồng. Việc sử dụng 3 giống D, P, L 
trong các tổ hợp lai, tạo đực lai cuối cùng phục vụ cho sản xuất đàn thương phẩm có 


46 
khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc thì 
chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ và có hệ thống.. 
Thực tiễn cho thấy, lợn và P đang được người chăn nuôi ưa chuộng cả về 
khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt cũng như t lệ nạc, màu sắc lông da v.v. Lợn 
đực giống L, tuy khả năng sinh trưởng không cao bằng lợn đực giống và P nhưng 
chúng chiếm t lệ khá lớn trong cơ cấu đàn và có khả năng sinh sản tốt. Do vậy, 
hướng nghiên cứu mở ra là làm sao để tạo được những tổ hợp lai có năng suất sinh 
trưởng và sinh sản tốt từ các giống D, P và L. Việc tạo được các tổ hợp đực lai từ các 
giống D, P và L sẽ làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cao sản cuối cùng, 
giảm chi phí nhập khẩu nguồn gen lợn cao sản từ nước ngoài, góp phần nâng cao hiệu 
quả kinh tế chăn nuôi lợn lai thương phẩm có năng suất chất lượng cao là hết sức cần 
thiết. thích hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng trung du miền núi phía Bắc. 


47 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương