Bộ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệP &ptnt


a) Các chỉ tiêu đánh giá về số và chất lượng tinh dịch của lợn đực



tải về 3.02 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/79
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2022
Kích3.02 Mb.
#52758
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   79
1 Toàn văn LA Đinh Ngọc Bách

a) Các chỉ tiêu đánh giá về số và chất lượng tinh dịch của lợn đực 
Để đánh giá số và chất lượng tinh dịch của lợn đực, thường sử dụng các chỉ tiêu 
thể tích tinh dịch, nồng độ tinh trùng, hoạt lực tinh trùng, t lệ tinh trùng kỳ hình, sức 
kháng tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến th ng một lần xuất tinh và giá trị pH tinh dịch. 
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như tuổi phối giống (hoặc khai thác 
tinh) lần đầu, t lệ thụ thai, số con đẻ ra/một lần phối (Rothschild và Bidanel. 1998). 
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến số và chất lượng tinh dịch của lợn đực 
* Yếu tố di truyền 


26 
Lợn đực thuộc các giống khác nhau có số và chất lượng tinh dịch khác nhau. 
Sự sinh tinh ở lợn đực đối với hầu hết các giống lợn bắt đầu lúc 4 - 6 tháng tuổi, tuy 
nhiên nó cũng có thể bắt đầu trước 100 ngày tuổi ở các giống lợn thành thục sớm 
như Meishan của Trung Quốc. Số lượng và chất lượng tinh dịch sau đó dần dần 
được tăng lên cùng với sự phát triển của cơ quan sinh tinh. Tuy nhiên, cho mãi đến 
6 - 8 tháng tuổi lợn mới xuất hiện sự thành thục về thể vóc và lúc đó nó sản xuất 
một khối lượng tinh thấp hơn nhiều so với mức khi trưởng thành về khối lượng cơ 
thể. Theo Rothschild và Bidanel. (1998), thể tích tinh dịch của một lần xuất tinh đối 
với lợn đực trưởng thành khoảng 300 ml và số lượng tinh trùng khoảng 80 - 120 t
(nếu một tuần khai thác tinh một lần). Nói chung những giống lợn màu trắng 
(Yorkshire, Large White) hăng về tính dục hơn và lúc còn non t ra thành thạo hơn 
về phản xạ sinh dục so với một số giống lợn sẫm màu như Hampshire và Duroc 
(Zimmerman và cs., 1996). 
Lợn đực lai phát triển tính dục nhanh hơn so với bố mẹ thuần chủng. Những 
đực lai non (7,5 tháng tuổi) cũng hăng hơn, những đực giống thành thạo hơn về 
phản xạ sinh dục cho tỉ lệ thụ thai ở lần phối đầu tiên cũng như trong suốt quá trình 
sử dụng cao hơn (5 - 9%) so với các đực giống thuần (Neely và Robinson. 1983; 
Czarnecki và cs., 2000). 
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, số và chất lượng tinh dịch của lợn nội thấp 
hơn so với lợn ngoại. Tổng số tinh trùng/một lần xuất tinh/một kg thể trọng của các 
giống lợn nội là 100 - 300 triệu trong khi đó của lợn ngoại là 200 - 400 triệu. 
* Các yếu tố ngoại cảnh 
Bên cạnh các yếu tố di truyền, yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng đến 
phẩm chất tinh dịch của lợn đực. 
Chế độ dinh dưỡng: Theo Trekaxova. (1978) (dẫn theo Lê Xuân Cương. 
1986), lợn đực ăn không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng, sẽ có hiện tượng phối giống 
miễn cưỡng, tinh dịch không có tinh trùng hoặc t lệ tinh trùng kỳ hình cao. Khẩu 
phần ăn có 120 - 130 g protein/đơn vị thức ăn, với protein có nguồn gốc thực vật 
(đậu tương) thì nồng độ tinh trùng tăng 24,7%, với protein có nguồn gốc động vật 
(bột cá) thì nồng độ tinh trùng tăng 37,9%. Nếu t lệ protein dưới 100 g/đơn vị thức 


27 
ăn thì lượng xuất tinh ít (50 - 60 ml). Thiếu các chất khoáng (Ca, P, Na), các 
vitamin A, E đều làm tăng t lệ tinh trùng kỳ hình, tuyến sinh dục bị teo và lợn đực 
mất phản xạ sinh dục. Trái lại, nếu cho ăn quá mức dinh dưỡng, nhất là quá thừa 
năng lượng thì lợn đực trở nên quá béo, uể oải, nằm lì, giảm tính hăng và dẫn đến 
khả năng sản xuất tinh dịch sẽ bị giảm. 
Mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng: Thời tiết khí hậu và các điều kiện nhiệt 
độ ánh sáng, có ảnh hưởng rõ rệt tới số và chất lượng tinh dịch. Tác hại của nhiệt độ 
cao của môi trường (31 - 35
0
C) đến số và chất lượng tinh dịch (làm giảm số lượng 
tinh trùng trong một lần xuất tinh và hoạt lực tinh trùng) và còn k o dài thêm quãng 
6 tuần sau khi kết thúc stress nhiệt. Do vậy, thời kỳ stress nhiệt đối với lợn đực 
không được để kéo dài quá 72 giờ (thời gian đủ để tác hại tới số và chất lượng tinh 
dịch, đến khả năng thụ thai trong vòng 2 - 6 tuần sau stress nhiệt). Nhiều nghiên cứu 
cũng chỉ ra rằng, lợn đực được chiếu sáng 10 - 12 giờ/ngày thì khả năng sinh tinh là 
tốt nhất. Bên cạnh đó người ta cũng nhận thấy, mùa vụ cũng có ảnh hưởng đến t lệ 
thụ thai và t lệ đẻ. Theo Zimmerman và cs., (1996), cho phối vào các tháng nóng 
trong mùa hè sẽ cho năng suất sinh sản kém nhất. Đánh giá khả năng thụ thai của 
lợn đực và lợn cái trong mùa hè cho thấy, cả hai giới tính đều chịu ảnh hưởng xấu 
của điều kiện nhiệt độ cao.
Ngoài ra, mật độ khai thác tinh trong thụ tinh nhân tạo (hoặc phối giống) cũng 
ảnh hưởng lớn đến số và chất lượng tinh dịch. Số lượng tinh trùng trong một lần 
xuất tinh giảm đi đều đặn, nếu lợn đực được sử dụng hoặc khai thác nhiều hơn 1 lần 
trong 1 tuần, mặc dù thể tích tinh dịch có tăng một ít khi tăng tần suất khai thác tinh 
(Rothschild và Bidanel. 1998). Hơn nữa, đực sử dụng quá mức (hơn 7 lần phối mỗi 
tuần) có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tuy nhiên, phối k p làm tăng tỉ lệ thụ thai 
khoảng 10 - 30% (Evans và cs., 1996). 

tải về 3.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương