BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ CÔng thưƠng viện nghiên cứu thưƠng mại nguyễn thị ĐƯỜng giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trưỜng trung quốc luậN Án tiến sỹ kinh tế


Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010



tải về 1.85 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.85 Mb.
#26554
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010

Năm 2007, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc là 26.484 tấn, đạt kim ngạch 103,91 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt 30.682 tấn, với kim ngạch 160,68 triệu USD, chiếm 18% tổng lượng nhân điều xuất khẩu và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Như vậy giá nhân điều xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 94% giá xuất khẩu nhân điều bình quân của cả nước. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 32.132 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 183,3 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và tăng 3,32% về giá trị so với năm 2009.

Điều Việt Nam chiếm lĩnh và khẳng định vị thế tại thị trường Trung Quốc bởi hương vị thơm ngon, mầu sắc tự nhiên và không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngành điều cần củng cố các lợi thế cạnh tranh để duy trì và phát triển thị trường quan trọng này.

d. Nhu cầu nhập khẩu cà phê.

Trung Quốc không phải là nước tiêu dùng nhiều cà phê vì hiện nay đa số người dân Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng bởi văn hóa uống chè. Tuy nhiên hàng năm, Trung Quốc luôn nhập khẩu hơn 100 triệu USD cà phê để phục vụ cho hoạt động du lịch, cho cộng đồng các nhà đầu tư và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng mới của một bộ phận giới trẻ. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc là 16.033 tấn, đạt kim ngạch 25,2 triệu USD, chiếm 1,3% tổng lượng cà phê xuất khẩu và chiếm 1,31% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt 16.463 tấn, với kim ngạch 31,52 triệu USD, chiếm 1,55% tổng lượng cà phê xuất khẩu và chiếm 1,49% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Như vậy giá cà phê xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 96% giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc với khối lượng 26.499 tấn, đạt kim ngạch 39,3 triệu USD, chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Cà phê xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng hạt thô chưa qua chế biến, lượng hàng chế biến như cà phê hòa tan chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Tại thị trường Trung Quốc ngoài các thương hiệu Việt Nam như Thái Hòa, Trung Nguyên, Vinacafe và các công ty liên doanh như Dakman, Olam còn có các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng khác như Nesle, Kraft Foods nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam muốn thành công và khẳng định được vị thế tại Trung Quốc thì ngoài yếu tố giá phải đặc biệt quan tâm đến các quy chuẩn về chất lượng. Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, Trung Quốc sẽ là thị trường chủ lực của cà phê Việt Nam trong tương lai.

e. Nhu cầu nhập khẩu chè.

Chè tập trung sản xuất ở Châu Á (chiếm 89%) và Châu Phi (8%) với gần 40 nước. Các nước sản xuất mạnh nhất, chiếm đến 80% tổng sản lượng chè của thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka, Thổ Nhĩ`Kỳ, Indonesia, Việt Nam.

Trung quốc và Ấn Độ là những nước có ngành chè phát triển mạnh nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc sản xuất 934.900 tấn chè, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1% /năm trong giai đoạn 2001 - 2005. Sở dĩ đạt được thành tích đó là vì Trung Quốc đã thay đổi mạnh giống chè cũ bằng các giống mới cho năng suất cao, chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại cho chế biến chè, sản xuất ra nhiều loại chè đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung Quốc sản xuất chủ yếu là chè xanh, chiếm khoảng 70% sản lượng chè xanh thế giới. Phần lớn chè xanh được tiêu thụ tại chính các nước sản xuất như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, khối lượng xuất nhập khẩu chè xanh rất thấp. Sản lượng chè đen chiếm khoảng 75% tổng sản lượng chè thế giới, chè xanh chiếm 22%.

Một đặc điểm lớn trong tiêu thụ chè là tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng lớn, Trung Quốc tiêu thụ nội địa chiếm tới 70%. Trung quốc là nước tiêu thụ chè lớn thứ hai thế giới, chiếm 20% tổng mức tiêu thụ chè toàn cầu.





Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010

Theo thống kê của Hải Quan, hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70 triệu USD chè. Trung Quốc có công nghệ cao về chế biến chè xanh các loại nên có nhu cầu nhập khẩu chè nguyên liệu khá lớn.

Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam các loại chè sơ chế để gia công chế biến lại phục vụ cho xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất chè đen, chè xanh, chè nhài. Năm 2007, xuất khẩu chè vào Trung Quốc là 16.873 tấn, đạt kim ngạch 17,3 triệu USD, chiếm 14,7% tổng lượng chè xuất khẩu và chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu chè vào Trung Quốc đạt 6.375 tấn, với kim ngạch 6,7 triệu USD, chiếm 6,1% tổng lượng chè xuất khẩu và chiếm 4,56% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Như vậy giá chè xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 75% giá xuất khẩu chè bình quân của cả nước và thấp hơn 2 lần giá chè thế giới. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 14.228 tấn chè, đạt kim ngạch 16,9 triệu USD, tăng 135,88% về giá trị so với năm 2009.

f. Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu.

Trung Quốc không phải là nước tiêu dùng nhiều hồ tiêu. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu lượng hồ tiêu trị giá khoảng 10 triệu USD để phục vụ tiêu dùng trong nước. Trung Quốc nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ các nước Malaysia, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Ấn Độ.



Nguồn: AGROINFO



Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc

từ 1/1/2008 đến 22/7/2008

Trung Quốc đứng thứ 26 trong tổng số 33 nước và khu vực nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu vào Trung Quốc là 1.021 tấn, đạt kim ngạch 2,86 triệu USD, chiếm 1,23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu và chiếm 1,06% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu vào Trung Quốc đạt 553 tấn, với kim ngạch 1,94 triệu USD, chiếm 0,61% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu và chiếm 0,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Như vậy giá hồ tiêu xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 bằng 101% giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân của cả nước. Năm 2009 và 2010, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc không nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam.



g. Nhu cầu nhập khẩu rau quả.

Về rau: Trung Quốc sản xuất rau hàng đầu thế giới, sản lượng gấp 4 lần so với Mỹ, chủ yếu là các loại khoai tây, khoai lang, cải bắp, dưa chuột, cà tím, hành, tỏi, rau diếp. Năm 2006, sản lượng rau của Trung Quốc là 515 triệu tấn.

Trung Quốc cũng tiêu dùng và xuất khẩu rau đứng hàng đầu thế giới. Ở Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là rau tươi chiếm tới 90%, các loại rau chế biến đóng hộp, xấy khô, ép nước chỉ chiếm 10% về lượng. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu rau của Trung Quốc đạt 2,18 tỷ USD, tiêu thụ rau trên đầu người là 56,52 kg/người/năm. Các thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Trung Quốc là Nhật, tiếp đến là Mỹ, các nước Đông Nam Á, Nga và Hàn quốc. Nấm là loại rau được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu rau tươi, ngoài ra còn có bắp cải, đậu các loại, củ cải, tỏi, hành.



Về quả: Trung Quốc sản xuất quả lớn nhất thế giới, chiếm 19% tổng sản lượng quả toàn cầu, tuy nhiên chỉ khoảng 2% sản lượng quả được giành cho xuất khẩu. Trung Quốc xuất khẩu đứng đầu thế giới về các loại quả như táo, lê, quýt, với tốc độ tăng trưởng 20 - 30%/năm. Trung Quốc sản xuất lê chiếm 70% tổng sản lượng quả lê của thế giới, táo chiếm 48%, đào 32%. Nga là thị trường xuất khẩu qủa lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là các nước Đông Nam Á.

Xuất khẩu rau quả chế biến của Trung Quốc đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm 6% kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến của thế giới. Do dân số đông, đất đai canh tác hạn chế nên Trung Quốc tập trung sản xuất các loại nông sản có giá trị cao như nấm, măng tây, thuốc lá.

Năm 2007, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 27,2 triệu USD, chiếm 8,91% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 48,9 triệu USD, chiếm 12,02% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 74,9 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Nguồn: AGROINFO



Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thị trường nhập khẩu rau quả của Trung Quốc

từ 1/1/2008 đến 22/7/2008

Theo quy định của Tổng cục giám sát và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc, từ 1/7/2009, năm loại trái cây của Việt Nam là dưa hấu, nhãn, vải, chuối, thanh long khi xuất khẩu vào Trung Quốc phải ghi rõ nguồn gốc từ vườn trồng, nhà máy đóng gói đã được đăng ký, danh sách nhà vườn và nhà máy đóng gói phải được thông báo cho phía Trung Quốc. Đây là các yêu cầu mà chúng ta khó đáp ứng trong thời gian ngắn trước mắt nên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc.



2.2.4. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 - 2010 tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều tồn tại và chưa mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng với năng lực và ưu thế của nền nông nghiệp Việt Nam. Tại Trung Quốc, nông sản Việt Nam chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn so với các nước khác trong khu vực.



2.2.4.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng cao về kim ngạch trong suốt giai đoạn 2001 - 2010.



Cao su thiên nhiên là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, tăng từ 51,6 triệu USD năm 2001 lên 1,42 tỷ USD năm 2010 và Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong tổng số 70 quốc gia nhập khẩu cao su Việt Nam. Các quốc gia nhập khẩu khác như Hàn Quốc, Malaysia…chỉ chiếm từ 3 - 5 % lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 26%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc chiếm gần 60% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ chiếm khoảng 25% lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp đáp ứng tốt đòi hỏi của thị trường này, xuất khẩu cao su sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.

Bảng 2.9: Cơ cấu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc

giai đoạn 2006 - 2010




2006

2007

2008

2009

2010




Triệu

(USD)

%

Triệu

(USD)

%

Triệu

(USD)

%

Triệu

(USD)

%

Triệu

(USD)

%

KNXK

3.030

100

3.200

100

4.342

100

4.910

100

7.320

100

Rau quả

24,6

0,81

27,2

0,85

48,9

1,13

55,3

1,13

74,9

1,02

Hạt điều

94,5

3,11

103,9

3,25

160,7

3,70

177,5

3,62

183,4

2,51

Cà phê

15,9

0,52

25,2

0,79

31,5

0,73

24,9

0,51

39,4

0,54

Gạo

12,4

0,41

15,9

0,50

1,4

0,03

0,0

0,00

54,6

0,75

Chè

7,6

0,25

17,3

0,54

6,7

0,15

7,2

0,15

16,9

0,23

Hồ tiêu

0,8

0,03

2,9

0,09

1,9

0,04

0,0

0,00

0,0

0,00

Cao su

851,8

28,11

838,8

26,21

1056,9

24,34

856,7

17,45

1420,8

19,41

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo số liệu xuất khẩu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Điều cũng là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhóm hàng nông sản. Xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc có kim ngạch tăng từ 30,3 triệu USD năm 2001 lên 183,4 triệu USD năm 2010 và Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nhân điều đứng thứ hai sau Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc.

Trung Quốc không phải là nước sử dụng nhiều cà phê. Trung Quốc chỉ nhập khẩu một lượng cà phê để phục vụ cho hoạt động du lịch, cho cộng đồng các nhà đầu tư và để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của một bộ phận giới trẻ. Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 45%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt khối lượng 26.499 tấn, với kim ngạch 39,3 triệu USD, chiếm 2,1% giá trị xuất khẩu cà phê của cả nước và Trung Quốc đứng thứ 14 trong tổng số 88 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam.

Xuất khẩu gạo vào Trung Quốc những năm qua còn rất khiêm tốn, chủ yếu qua đường biên mậu cho các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Nhìn chung xuất khẩu gạo vào Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng kim ngạch còn thấp nên không gian cho xuất khẩu gạo còn lớn, đặc biệt là các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản. Năm 2010, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc tăng đột biến đạt khối lượng 124.466 tấn, với giá trị 54.6 triệu USD, chiếm gần 33% lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.

Mặc dù rau quả Việt Nam là rau quả nhiệt đới, trái vụ nên được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc liên tục giảm sút, đặc biệt là giai đoạn 2004 - 2006. Trong hai năm 2009 và 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc có xu hướng phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch còn chậm. Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 21,7%/năm và chiếm trung bình 0,95% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2010. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 74,9 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 145 triệu USD của năm 2001. Nguyên nhân xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc giảm sút chủ yếu xuất phát từ phía Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp để quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu theo quy định của WTO như quy định về nhãn mác, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do chưa đáp ứng được các quy định mới của Trung Quốc dẫn đến xuất khẩu giảm sút. Thêm vào đó, tại Trung Quốc rau quả Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm rau quả cùng loại của Thailand. Rau quả Thailand được hưởng thuế suất ưu đãi do thoả thuận Thái - Trung về xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 188 sản phẩm rau quả và có ưu thế vượt trội do chất lượng cao, giống tốt, công nghệ bảo quản hiện đại, khả năng tập trung nguồn hàng lớn.

Nhìn chung, xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 - 2010 có mức tăng trưởng cao về kim ngạch nhưng chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn so với các nước khác, ngay cả với các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng như Thailand, Indonesia hay có trình độ phát triển kinh tế tương đồng như Philipine.



2.2.4.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc

Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã thể hiện trình độ phát triển thấp trong sản xuất và chế biến nông sản của Việt Nam. Hầu hết nông sản xuất khẩu là sản phẩm thô hoặc sơ chế nên có giá trị gia tăng thấp. Đây là các sản phẩm Trung Quốc có nhu cầu lớn, do vậy không hình thành nên sự cạnh tranh giữa hai nước trên thị trường này, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu của hai nền kinh tế tương tự nhau nhưng Trung Quốc đã tiến xa hơn trong quá trình công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh cũng cao hơn hẳn Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đã khuyến khích nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu cho phát triển sản xuất. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh, quá nóng nên nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu từ Việt Nam để phục vụ sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng mạnh.

Cao su thiên nhiên là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, khoảng 80% lượng cao su sản xuất được giành cho xuất khẩu, trong đó xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Phần lớn được xuất khẩu dưới dạng mủ khô dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Năm 2010, xuất khẩu cao su nguyên liệu đạt giá trị 1,42 tỷ USD trong khi xuất khẩu các sản phẩm từ cao su vào Trung Quốc chỉ đạt giá trị 50,6 triệu USD, tương ứng 3,5%.

Trung Quốc nhập khẩu cao su thiên nhiên chủ yếu để sản xuất lốp xe bán cho thị trường Mỹ và châu Âu. Việt Nam nhập khẩu trở lại những sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn do Trung Quốc sản xuất như ruột và lốp xe ô tô, trong đó có không ít sản phẩm sử dụng mủ cao su Việt Nam.

Nhân điều cũng là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt giá trị 183,4 triệu USD, chiếm 16,16% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Khoảng 98% sản lượng điều Việt Nam được giành cho xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chiếm 2%, tuy nhiên hầu hết được xuất khẩu ở dạng nhân điều sơ chế, các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao như nhân điều ăn liền, bánh kẹo điều, sôcôla nhân điều, dầu điều thì không đáng kể.

Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 500 - 700 ngàn tấn gạo, chủ yếu là các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư có thu nhập cao ở thành phố và các khu kinh tế phát triển ven biển. Trong khi Việt Nam lại có ưu thế về các loại gạo chất lượng trung bình vì vậy không phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc nên khả năng thâm nhập thị trường rất hạn chế. Gạo Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển hơn so với các khu vực khác.

Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng hạt thô chưa qua chế biến, lượng hàng đã chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2010, doanh nghiệp Trung Nguyên xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan theo đường biên mậu vào Trung Quốc chỉ đạt doanh số hơn 40 tỷ đồng.

Trung Quốc có công nghệ cao về chế biến chè xanh các loại nên nhu cầu nhập khẩu chè nguyên liệu khá lớn. Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu là các loại chè sơ chế của Việt Nam để gia công chế biến lại phục vụ xuất khẩu.

Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ rau qủa đứng hàng đầu thế giới, chủ yếu là rau quả tươi chiếm tới 90%, các loại rau quả chế biến đóng hộp, xấy khô, ép nước chỉ chiếm 10% về lượng. Rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng rau quả tươi, sản phẩm chế biến chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt 74,9 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của cả nước.

2.2.4.3. Hình thức xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Hoạt động trao đổi nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua diễn ra rất sôi động dọc biên giới hai nước, có thể khái quát thành 4 hình thức chủ yếu sau: Mậu dịch chính ngạch, mậu dịch biên giới, các loại dịch vụ xuất nhập khẩu và buôn lậu.

Hiệp định Thương mại ký năm 1991 quy định hai bên buôn bán theo tập quán quốc tế, thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi thông qua ngân hàng. Nhưng trên thực tế, một khối lượng lớn hàng hóa vẫn trao đổi tiểu ngạch (phía Trung Quốc gọi là mậu dịch biên giới).

Theo quy định của Trung Quốc thì mậu dịch biên giới bao gồm 3 hình thức: mậu dịch chợ dân cư biên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Trung Quốc quy định chặt chẽ, chỉ có doanh nghiệp của các tỉnh biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được quyền kinh doanh biên mậu và được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu, các cơ chế về tài chính, các cơ chế về quản lý của chính quyền địa phương biên giới.

Như vậy, tham gia mậu dịch biên giới không phải chỉ là cư dân sát biên giới với khối lượng hàng hoá nhỏ mà Trung Quốc còn huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia mậu dịch biên giới với quy mô và khối lượng hàng hoá lớn, không hạn chế. Không chỉ các huyện, thị xã biên giới, mà cả các thành phố sâu trong nội địa thuộc các tỉnh biên giới Quảng Tây, Vân Nam cũng thành lập các Cục biên mậu để quản lý, hướng dẫn và thành lập các Tổng công ty, Công ty biên mậu của Nhà nước để tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung.

Như vậy hoạt động mậu dịch biên giới được phía Trung Quốc quản lý một cách chặt chẽ và có hệ thống từ chính phủ cho tới các địa phương, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan.

Trung Quốc sử dụng công cụ thuế quan để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu rất hiệu quả. Mỗi mặt hàng khi nhập khẩu có thể được áp dụng hai chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do chính phủ quy định và thuế biên mậu do địa phương quy định. Do vậy, có trường hợp cùng một thời điểm, mặt hàng giày dép của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất vào nước này theo đường chính ngạch phải chịu thuế suất trên 30% nhưng theo đường biên mậu chỉ chịu thuế suất gần 5%. Hoặc tùy vào chủ trương khuyến khích hay không khuyến khích xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà nước này cũng có sự điều chỉnh thuế suất rất nhanh và mạnh tay. Đơn cử như với mặt hàng phân bón, trước 30/6/2009, Trung Quốc đánh thuế tới 130% nhằm hạn chế xuất khẩu trong vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng ngay khi mùa vụ kết thúc đã hạ còn 10%.

So với Việt Nam, chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thường biến động nhanh, mạnh. Do vậy, doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam không linh hoạt sẽ khó tránh khỏi thua thiệt.

Đứng trước chính sách biên mậu quá khôn khéo như vậy của Trung Quốc nhưng đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất nông sản vào Trung Quốc lại lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro. Trên thực tế chính sách và hành xử của chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc không nhất quán. Trung Quốc luôn giành cho doanh nghiệp của mình vị trí chủ động trong quan hệ với các doanh nghiệp đối tác ở các quốc gia có chung biên giới. Với sự phân cấp mạnh của trung ương, các địa phương của Trung Quốc đã nắm thế chủ động và làm chủ trong việc điều tiết hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu về số lượng, chất lượng và đặc biệt là về giá cả. Điều này không vi phạm quy định của WTO vì các chính sách chỉ áp dụng cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu qua đường biên mậu mà không áp dụng cho hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc theo con đường này đều luôn ở thế bị động vì không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối tác. Ví dụ như từ cuối năm 2008 và đặc biệt là đầu năm 2009, phía Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu cao su như quản lý chặt việc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, thực hiện cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu cao su. Những doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu phải làm thủ tục thông quan và giao nhận hàng qua cửa khẩu quốc tế Đông Hưng - Móng Cái.

Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu và giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, như Trung Quốc chỉ cho phép một số mặt hàng nhất định được đi qua một số cửa khẩu nhất định, ví dụ như hoa quả chỉ được đi qua cửa khẩu Lào Cai, hoặc Tân Thanh, cao su chỉ được nhập từ cửa khẩu Móng Cái hoặc Lục Lầm, thủy hải sản cũng chỉ được đi vào Trung Quốc từ cửa khẩu Móng Cái, hàng máy móc, thiết bị chỉ được qua cửa khẩu Hữu Nghị. Thậm chí, có những lúc, Trung Quốc thay đổi chính sách biên mậu nhưng lại không thông báo cho các doanh nghiệp Việt Nam, như việc mặt hàng tinh bột sắn vốn vẫn được đi qua cửa khẩu Chi Ma, bỗng dưng lại chuyển sang chỉ cho qua ở cửa khẩu Bảo Lâm. Sự thay đổi thất thường nay thông mai tắc này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không nắm kịp thông tin, phải chịu tổn thất lớn.

Qua con đường tiểu ngạch này, Trung Quốc có thể tăng giảm mức phí biên mậu ở từng thời điểm, mùa vụ mà doanh nghiệp Việt Nam không thể biết trước được. Điều này ảnh hưởng lớn tới giá mua vào của các tiểu thương Trung Quốc. Hoặc một kiểu khác là, Trung Quốc có thể tăng cường kiểm soát gắt gao vệ sinh an toàn hàng xuất khẩu của Việt Nam nếu muốn siết chặt lượng hàng nhập vào, hoặc nới lỏng kiểm tra, giám sát nếu muốn tăng lượng hàng nhập từ Việt Nam.

Một đặc thù khác đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thường chỉ định giao hàng tại các cửa khẩu phụ, các cặp chợ đường biên. Nhưng, hạ tầng cơ sở tại các khu vực này thường không đáp ứng đủ yêu cầu về thông quan, kiểm dịch. Do vậy chỉ cần cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát chặt chẽ thì ngay lập tức, hàng hóa xuất khẩu lại ách tắc, thiệt hại khôn lường. Như ngày 2/4/2009, tại của khẩu Tân Thanh tồn lại hơn 200 xe hoa quả có trọng tải 15 - 20 tấn/xe, trong đó có 2/3 lượng xe vận chuyển hàng dưa hấu phải xếp hàng nằm chờ xuất khẩu sang Pò Chài, Trung Quốc.

Nếu chỉ dựa vào buôn bán biên mậu rất khó để đưa hàng nông sản Việt Nam tới các khu vực phát triển của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh…



2.2.4.4. Lực lượng tham gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Các chủ thể tham gia xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc trong thời gian qua rất đa dạng và bao gồm nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị kinh tế tập thể và các thương nhân, thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Ngay từ những năm 1990 đã có khoảng 300 đơn vị kinh tế nhà nước và tập thể có mặt tại các tỉnh biên giới phía Bắc để tham gia trao đổi hàng hóa với Trung Quốc. Buôn bán qua biên giới Việt - Trung tuy mang hình thức biên mậu, song tổng kim ngạch lại rất lớn.

Đây là hình thức buôn bán tự phát, điều kiện để các chủ thể Việt Nam tham gia rất đơn giản, chỉ cần có vốn, có nguồn hàng và nơi tiêu thụ, nhiều khi không đòi hỏi phải có trình độ về kinh doanh xuất nhập khẩu như ở các thị trường khác nên hầu như mọi đối tượng đều có thể tham gia vào thị trường này. Có chủ thể đã buôn bán với bạn hàng Trung Quốc nhiều năm nhưng cũng có chủ thể chỉ làm theo vụ, có khi chỉ một lần. Vì vậy ít chủ thể đầu tư nghiên cứu về thị trường Trung Quốc một cách bài bản nên năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu rất yếu. Nhiều chủ thể chạy theo lợi ích ngắn hạn, đôi khi mang tính chất chụp giật nên dẫn đến tình trạng dễ làm, khó bỏ, tranh mua, tranh bán và thường bị phía đối tác Trung Quốc lợi dụng ép cấp, ép giá gây thua thiệt về kinh tế. Việc quản lý biên mậu còn lỏng lẻo nên xẩy ra tình trạng buôn lậu và trốn thuế.

Trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung cũng thu hút nhiều thương nhân ở các tỉnh sâu trong nội địa Trung Quốc và Hồng Kông tham gia làm dịch vụ chuyển khẩu hàng hóa vào các tỉnh phía Nam và Tây Nam Trung Quốc. Ở chợ Móng Cái (Quảng Ninh) có khoảng 300 thương nhân Trung Quốc sang đăng ký kinh doanh.



2.2.4.5. Phương thức thanh toán trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Hàng nông sản xuất khẩu qua biên giới Việt - Trung rất đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng, có loại đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia nhưng cũng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa trao đổi ở chợ biên giới.

Hình thức thanh toán chủ yếu là hàng đổi hàng, hàng - tiền trao đổi và thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, tiền Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.

Ngày 26/5/1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký hiệp định thanh toán và hợp tác, trong đó quy định rõ những hình thức thanh toán phục vụ cho xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước và giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong công tác thanh toán. Hai bên cho phép ngân hàng thương mại của mình được mở quan hệ đại lý thanh toán, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Về phía Việt Nam, trong quá trình triển khai Hiệp định, Ngân hàng Nhà nước còn cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công Thương ngoài việc thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi còn triển khai thanh toán bằng đồng bản tệ của hai nước.

Mặc dù ngân hàng hai nước đã có nhiều cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc thanh toán qua ngân hàng trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Các doanh nghiệp chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, phần lớn sử dụng đồng Nhân dân tệ. Trong trao đổi biên mậu, hơn 90% các thanh toán là bằng đồng Nhân dân tệ.

Cơ chế hình thành tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam hiện nay vẫn do các “Ngân hàng vỉa hè” (do các doanh nghiệp mở để làm nghiệp vụ đổi tiền ở khu vực biên giới) xác định. Các Ngân hàng vỉa hè này căn cứ vào tình hình cung cầu và buôn bán trao tay để định ra tỷ giá giao dịch hàng ngày, mức độ biến động không có giới hạn. Tháng 3 năm 2011, tại chợ Móng Cái có hơn 80 hộ làm nghiệp vụ đổi tiền đăng ký hoạt động.

Những đặc điểm trên cho thấy, hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung là một hình thức thương mại quốc tế tương đối đặc biệt. Tính chất đặc thù này được quy định bởi các nhân tố sau đây:

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới còn thấp hơn so với những vùng khác.

- Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc là một thị trường tương đối đặc biệt có ưu thế của một thị trường lớn, gần gũi và yêu cầu không cao.

- Điều kiện để các chủ thể Việt Nam tham gia trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung rất đơn giản, chỉ là có vốn, có nguồn hàng và nơi tiêu thụ, nhiều khi không cần phải có trình độ về kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Phương thức giao hàng, thanh toán, vận chuyển rất đặc thù, không tuân theo các chuẩn mực của thương mại quốc tế nên dễ xảy ra trường hợp lừa gạt lẫn nhau, bắt giữ hàng hóa của nhau. Mặc dù hai nước đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực này nhưng hiện tượng trên vẫn diễn ra khá phổ biến.



Каталог: dao-tao-tuyen-sinh -> thong-bao

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương