BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ CÔng thưƠng viện nghiên cứu thưƠng mại nguyễn thị ĐƯỜng giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trưỜng trung quốc luậN Án tiến sỹ kinh tế


Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005



tải về 1.85 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.85 Mb.
#26554
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 897.000 tấn cà phê, đạt giá trị 1,1 tỷ USD. Năm 2008, xuất khẩu 1.060.000 tấn cà phê, đạt giá trị 2,1 tỷ USD. Năm 2009, xuất khẩu 1.100.000 tấn, nhưng giá trị chỉ đạt 1,76 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu 1.150.00 tấn, đạt giá trị 1,85 tỷ USD. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đến nhu cầu tiêu dùng cà phê làm giá xuất khẩu giảm. Cà phê xuất khẩu chủ yếu là loại Robusta, cà phê Arabica và cà phê hòa tan chiếm một lượng nhỏ không đáng kể.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Anh, Thụy Sỹ, Hà lan, Nga, Australia, Ấn độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine. Trong đó Mỹ và Đức là hai thị trường quan trọng nhất. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu 153.035 tấn cà phê Việt Nam, với kim ngạch 250 triệu USD. Tiếp theo là Đức với 151.378 tấn, đạt kim ngạch 233 triệu USD, mặc dù Đức không trồng cà phê nhưng lại là nước chế biến cà phê lớn trên thế giới.

e. Năng lực sản xuất và xuất khẩu chè.

Chè là mặt hàng truyền thống do Việt Nam có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển. Cả nước có 35 tỉnh trồng chè và sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những năm 80, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen cho Liên bang Xô Viết, sử dụng công nghệ và thiết bị chế biến lạc hậu của các nước Đông Âu, giống chè lỗi thời cho năng suất và chất lượng kém nên hiệu qủa kinh tế thấp. Yếu kém cơ bản của ngành chè còn ở khâu tổ chức sản xuất phân tán, manh mún nên không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến mất thị trường. Từ những năm 90 trở lại đây, ngành chè đã thu hút được một số doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc tham gia đầu tư với việc tiếp thu công nghệ, kỹ thuật chế biến hiện đại và nhập khẩu một số giống chè mới của Pakistan, Ấn Độ và Sri Lanka.

Năm 2006, cả nước có 122.900 ha trồng chè; năm 2007 là 126.200 ha; năm 2008 là 125.600 ha; năm 2009 là 127.100 ha và năm 2010 là 129.400 ha.

Sản lượng chè cả nước năm 2006 là 648.900 tấn; năm 2007 là 705.900 tấn; năm 2008 là 746.200 tấn; năm 2009 là 771.000 tấn và năm 2010 là 823.700 tấn.

Năm 2006, xuất khẩu 105.630 tấn chè, đạt kim ngạch 110,4 triệu USD, trong đó chủ yếu là chè đen và chè xanh, chè đen đạt hơn 65.000 tấn, với kim ngạch 62,75 triệu USD. Pakistan, Nga và Ấn Độ là ba thị trường tiêu thụ chè xanh lớn nhất của Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu 115.000 tấn chè, đạt kim ngạch 131 triệu USD. Năm 2009, xuất khẩu 133.000 tấn chè, đạt kim ngạch 178 triệu USD. Năm 2010, xuất khẩu 136.515 tấn chè, đạt kim ngạch 199,9 triệu USD, tăng 1,79% về lượng và 11,41% về giá trị so với năm 2009. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ sau thu hoạch, hệ thống phơi sấy, công nghệ chế biến nên chất lượng và giá chè Việt Nam vẫn ở mức thấp so với thế giới.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, Đức...,trong đó Pakistan là thị trường lớn nhất.



Bảng 2.6: Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010

Thị trường

Cả năm 2010

Tăng, giảm 2010 so với 2009

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Tổng cộng

136.515

199.979.419

+1,79

+11,41

Pakistan

26.389

46.219.958

-15,00

+0,54

Nga

19.700

27.386.678

-9,84

+0,11

Đài Loan

21.689

26.484.473

+7,34

+8,55

Trung Quốc

14.228

16.930.596

+113,35

+135,88

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

3.878

7.225.107

+116,04

+103,29

A rập xê út

2.868

5.883.890

+78,58

+89,52

Indonesia

5.430

5.847.770

-10,53

+2,45

Đức

3.222

4.991.845

+27,86

+42,28

Mỹ

4.577

4.916.907

-14,50

-14,20

Ba Lan

2.800

3.437.691

+38,89

+49,03

Ấn Độ

2.672

3.403.033

-68,08

-64,64

Nguồn: Bộ Công Thương

Năm 2010, Pakistan nhập khẩu 26.389 tấn chè, đạt kim ngạch 46,2 triệu USD, chiếm 19,3% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan với 21.689 tấn, đạt kim ngạch 26,4 triệu USD. Chè đen hiện chiếm 80% tổng khối lượng chè xuất khẩu. Ngoài chè đen và chè xanh, Viêt Nam còn xuất khẩu chè nhài, chè lên men, chè sen, chè Ô long, tuy nhiên các loại chè này còn chiếm tỷ trọng thấp.

Với tốc độ tăng trưởng thấp như hiện nay ngành chè vẫn chưa thực sự có được sự bứt phá. Nguyên nhân chính là các đồi chè còn manh mún, thiếu giống mới, kỹ thuật chăm sóc lạc hậu nên hạn chế khả năng tạo nguồn hàng có chất lượng tốt cho xuất khẩu.

f. Năng lực sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu.

Năm 2006, cả nước có 48.500 ha trồng hồ tiêu; năm 2007 là 48.400 ha; năm 2008 là 50.000 ha; năm 2009 là 50.600 ha và năm 2010 là 51.300 ha.

Sản lượng hồ tiêu năm 2006 là 78.900 tấn; năm 2007 là 89.300 tấn; năm 2008 là 98.300 tấn; năm 2009 là 108.000 tấn và năm 2010 là 111.200 tấn. Các tỉnh Tây Nguyên sản xuất tới 97,8% tổng sản lượng hồ tiêu cả nước.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam liên tục gia tăng trong thập kỷ qua. Năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới đạt kim ngạch 91,2 triệu USD, tới năm 2010 đã lên mức 421,4 triệu USD, tăng hơn 4,6 lần so với năm 2001.



Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm 2010

Thị trường

Cả năm 2010

Tăng, giảm 2010 so với 2009

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Tổng cộng

116.859

421.403.000

-12,96

+21,04

Mỹ

16.027

57.626.846

+7,94

+32,12

Đức

14.835

59.103.560

+7,19

+51,89

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

13.325

47.115.228

+20,52

+88,28

Hà Lan

8.305

32.952.533

-0,37

+37,92

Ấn Độ

6.214

18.503.128

-1,27

+20,81

Anh

3.378

13.576.512

+40,69

+76,18

Pakistan

3.801

11.983.872

-40,66

-12,78

Nga

3.686

11.918.016

-32,19

-2,37

Ba Lan

3.224

11.128.312

-14,11

+15,49

Ai Cập

3.249

9.954.468

-54,91

-38,94

Nhật

1.887

9.083.828

+0,58

+8,51

Hàn Quốc

2.289

8.356.179

+14,62

+56,82

Ucraina

2.517

8.081.587

-5,69

+42,46

Singapore

2.663

7.491.749

-56,19

-42,49

Tây Ban Nha

1.889

7.411.472

-54,02

-30,71

Pháp

1.924

6.989.909

-25,69

-6,79

Philippine

2.034

6.303.953

-7,29

+30,16

Malaysia

1.740

5.951.918

-35,17

-12,71

Nam Phi

1.211

5.037.976

-9,08

+33,45

Italia

1.196

4.312.151

-27,03

-5,41

Thổ Nhĩ Kỳ

1.275

3.300.234

-40,72

-28,86

Australia

838

3.270.009

-22,26

-2,63

Bỉ

872

3.234.403

+4,93

+30,38

Canada

673

2.708.197

-31,88

-6,36

Nguồn: Tính toán theo số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, với doanh số năm 2009 chiếm một nửa tổng mậu dịch tiêu toàn cầu.

Năm 2006, xuất khẩu hồ tiêu đạt kim ngạch 190,4 triệu USD, Việt Nam đã vượt lên đứng đầu khu vực về xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2008, xuất khẩu 90.000 tấn, đạt kim ngạch 313 triệu USD. Năm 2009, xuất khẩu 134.261 tấn, đạt kim ngạch 348 triệu USD. Năm 2010, xuất khẩu 116.859 tấn, đạt kim ngạch 421 triệu USD.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của hồ tiêu là Mỹ, Đức, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Ấn Độ, Anh, Pakistan, Nga…,trong đó Mỹ và Đức là hai thị trường lớn nhất. Các thị trường châu Á chiếm khoảng 42% tổng lượng xuất khẩu, tiếp đến là EU với 37,5%, châu Phi 10,5% và Mỹ 10%. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu 16.027 tấn hồ tiêu Việt Nam, đạt kim ngạch 57,6 triệu USD.


  1. Năng lực sản xuất và xuất khẩu rau quả.

Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc gieo trồng các loại rau quả phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, kể cả các loại rau quả thuộc vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới.

Năm 2005, diện tích trồng rau cả nước là 635.100 ha, riêng loại rau họ đậu là 196.400 ha. Năm 2005, sản lượng rau đạt 9.640.300 tấn, riêng rau họ đậu đạt 160.400 tấn. Hiện Việt Nam sản xuất rau quả đạt sản lượng đứng thứ 5 châu Á, nhưng chủ yếu tiêu thụ trong nước chiếm 85%, phần giành cho xuất khẩu rất nhỏ.

Năm 1999, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển rau quả giai đoạn 1999 - 2010. Đề án đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng nhanh sản lượng và diện tích canh tác. Tuy nhiên, do quá trình phát triển mang nặng tính tự phát, manh mún nên đã bộc lộ nhiều điểm yếu như giá thành cao, chất lượng thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn và tỷ lệ đưa vào chế biến thấp.

Năm 2001, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 344,3 triệu USD, tăng 6,1 lần so với năm 1995. Tuy nhiên trong giai đoạn 2002 - 2005, xuất khẩu rau quả liên tục giảm sút, năm 2003, chỉ đạt kim ngạch 151,5 triệu USD, giảm 31,5% so với năm 2002. Từ năm 2006 đến 2010, xuất khẩu rau quả đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng còn rất chậm. Năm 2006, xuất khẩu rau đạt kim ngạch 259,1 triệu USD; năm 2008 đạt 350 triệu USD; năm 2009 đạt 438,9 triệu USD và năm 2010 đạt 450,5 triệu USD.



Bảng 2.8: Thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2010

Thị trường

Kim ngạch 2009 (USD)

Kim ngạch 2010 (USD)

Tăng, giảm 2010 so với 2009 (%)

Tổng cộng

438.868.759

450.542.607

+ 2,7

Trung Quốc

55.286.198

74.901.472

+ 35,5

Nhật

31.878.215

35.602.682

+ 11,7

Hà Lan

17.880.458

31.420.356

+ 75,7

Nga

34.228.256

28.812.569

- 15,8

Mỹ

21.677.417

25.842.886

+ 19,2

Đài Loan

19.884.560

19.981.236

+ 0,5

Singapore

10.328.818

14.483.349

+ 40,2

Indonesia

7.558.545

13.626.592

+ 80,3

Hàn Quốc

8.440.059

11.478.285

+ 36

Thailand

8.354.616

11.071.357

+ 32,5

Malaysia

5.090.346

8.892.789

+ 74,7

Canada

6.094.678

8.300.491

+ 36,2

Đức

5.787.056

7.334.672

+ 26,7

Italia

7.048.676

6.247.872

- 11,4

Hồng Kông

5.638.983

6.168.704

+ 9,4

Pháp

5.572.772

6.033.377

+ 8,3

Australia

5.775.489

5.931.702

+ 2,7

Campuchia

3.491.506

5.426.624

+ 55,4

Nguồn: Bộ Công Thương

Sở dĩ xuất khẩu rau quả có tình trạng giảm sút trong thời gian qua chủ yếu do những yếu kém trong tổ chức sản xuất, trong bảo quản sau thu hoạch và việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.





Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2010

Rau quả Việt Nam đã có mặt ở 50 nước, chủ yếu là rau qủa chế biến nhưng số lượng không đáng kể, xuất khẩu rau quả tươi vẫn là khâu yếu nhất. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Nhật, Hà Lan, Nga, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc...,trong đó châu Á chiếm tới 90% và Trung Quốc là thị trường lớn nhất. Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là rau quả tươi, sang các nước khác là rau quả chế biến.



2.2.3. Nhu cầu nhập khẩu một số hàng nông sản của thị trường Trung Quốc

a. Nhu cầu nhập khẩu gạo.

Theo dự báo của USDA tháng 12/2010, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc niên vụ 2010 - 2011 ước tính khoảng 139,3 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khẩu gạo, chủ yếu là các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư có thu nhập cao. Thailand là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Trung Quốc, có năm chiếm hơn 90% lượng gạo nhập khẩu, trong đó gần 50% là gạo thơm hương lài. Nhìn chung, Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 8% lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Nguyên nhân là chất lượng và chủng loại gạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Năm 2007, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc là 42.720 tấn, đạt kim ngạch 15,94 triệu USD, chiếm 0,94% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 1,06% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc chỉ đạt 3.049 tấn, với kim ngạch 1,43 triệu USD, chiếm 0,064% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 0,049% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Như vậy giá gạo xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 thấp hơn chỉ bằng 76% giá xuất khẩu gạo bình quân của cả nước. Năm 2010, do những khó khăn về thời tiết như hạn hán và lũ lụt phá huỷ vụ mùa tại hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, nơi sản xuất tới 17% tổng lượng gạo hàng năm của Trung Quốc nên lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh đạt 124.466 tấn, với kim ngạch 54.6 triệu USD, chiếm gần 33% lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc gạo Việt Nam còn phải cạnh tranh với gạo Nhật sau khi hai nước ký thỏa thuận chính thức về việc hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo từ Nhật mà Trung Quốc đã áp dụng từ 4 năm trước. Gạo Nhật có chất lượng và phẩm cấp tốt nên sẽ là một thách thức đối với gạo Việt Nam tại thị trường này. Tuy nhiên theo dự báo của Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật, sản lượng gạo của Nhật giảm đáng kể do nhiệt độ tăng vì lượng dioxit các bon trong khí quyển tăng cao. Nhật đang nghiên cứu các biện pháp đối phó như tìm giống mới kháng nhiệt hoặc chịu hạn.

b. Nhu cầu nhập khẩu cao su.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới do cao su là đầu vào cơ bản của ngành công nghiệp xe hơi, đồ gia dụng và đồ tiêu dùng là những ngành phát triển mạnh hiện nay ở Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc tiêu thụ tới 3,3 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm gần 1/3 lượng tiêu thụ cao su toàn cầu. Địa hình và khí hậu không cho phép Trung Quốc phát triển mạnh ngành này, nên phụ thuộc phần lớn vào cao su nhập khẩu. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu 1,76 triệu tấn cao su thiên nhiên.

Để hạn chế nhập khẩu, Trung Quốc đã trồng cao su tại đảo Hải Nam và tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không phù hợp với cây cao su nên năng suất thấp, chi phí trồng và chăm sóc cao, nhà nước phải hỗ trợ nhiều. Năm 2010, sản lượng cao su của Trung Quốc chỉ đạt 647 ngàn tấn, vì vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc là 427.586 tấn, đạt kim ngạch 838,85 triệu USD, chiếm 59% tổng lượng cao su xuất khẩu và chiếm 60,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt 430.980 tấn, với kim ngạch 1,057 tỷ USD, chiếm 65% tổng lượng cao su xuất khẩu và chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước. Như vậy giá cao su xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 bằng với giá xuất khẩu cao su bình quân của cả nước. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc 464.372 tấn cao su, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD, chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên mới chỉ chiếm 25% lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc. Cao su Việt Nam có độ đàn hồi cao nên được nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc ưa chuộng, vì vậy không gian cho xuất khẩu cao su vào Trung Quốc còn lớn.

Trong thời gian tới, do nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô nên nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng ổn định. Cao su Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc hiện nay chủ yếu ở dạng cao su nguyên liệu và theo đường biên mậu nên số lượng và giá cả không ổn định. Để mở rộng thị phần, chúng ta cần đẩy mạnh xuất khẩu cao su theo đường chính ngạch vào các vùng công nghiệp tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc.

c. Nhu cầu nhập khẩu điều.

Trung Quốc không trồng điều nhưng là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu nhân điều lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau Mỹ và EU trong 3 năm gần đây.

Việt Nam là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất vào Trung Quốc, chiếm hơn 98% kim ngạch nhập khẩu nhân điều của Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia chiếm 0,35%, Ấn Độ 0,25%, Thailand 0,21%, và Myanmar 0,2%.



Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Каталог: dao-tao-tuyen-sinh -> thong-bao

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương