BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ CÔng thưƠng viện nghiên cứu thưƠng mại nguyễn thị ĐƯỜng giải pháP ĐẨy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trưỜng trung quốc luậN Án tiến sỹ kinh tế


Tổng quan về quan hệ kinh tế và thương mại Việt



tải về 1.85 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.85 Mb.
#26554
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

2.1.2. Tổng quan về quan hệ kinh tế và thương mại Việt - Trung giai đoạn 2001 - 2010

2.1.2.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt - Trung

Quan hệ Việt - Trung kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đã không ngừng phát triển và ngày càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội...Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước, các Bộ, Ngành, Chủ tịch các tỉnh thành, các doanh nghiệp liên tục trao đổi, thăm viếng chính thức lẫn nhau, ký kết hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và nhiều văn kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển. Trung Quốc đã điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư, hợp tác, buôn bán với Việt Nam và qua đó hướng xuống các nước ASEAN khác.

Hai bên đã thành lập Ủy ban điều phối hợp tác hai chính phủ do cấp Phó Thủ Tướng đứng đầu. Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên chính phủ cấp thứ trưởng đứng đầu (năm 2007 đã nâng lên cấp bộ trưởng) và nhiều cơ chế hợp tác khác đã đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Ngoài mối quan hệ song phương, hai nước cũng không ngừng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC, WTO...

Hàng loạt các dự án hợp tác giữa hai nước, các tài trợ không hoàn lại, hay các khoản vay ưu đãi giữa hai chính phủ được triển khai như dự án cấp nước cho thành phố Hải Phòng, cải tạo kĩ thuật nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, cải tạo nhà máy phân đạm Bắc Giang, nâng cấp đường sắt Vinh - Hà Nội cùng rất nhiều dự án khác đã và đang được triển khai.

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 06/2010, có hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 2,92 tỷ USD, đứng thứ 15 trong tổng số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung ở 53 tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh.



2.1.2.2. Tổng quan về quan hệ thương mại hàng hoá Việt - Trung

Song song với quan hệ chính trị và kinh tế, quan hệ thương mại Việt - Trung liên tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu thống kê, năm 1991, Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc đạt 19,3 triệu USD, nhập khẩu đạt 18,4 triệu USD, tổng kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ là 37,7 triệu USD. Nhưng đến năm 2010, xuất khẩu vào Trung Quốc đã đạt mức 7,32 tỷ USD, nhập khẩu là 20,02 tỷ USD, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều lên tới 27,34 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2009.



Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt -Trung giai đoạn 2001 - 2010

Đơn vị: Triệu USD


Năm

Tổng kim ngạch

Xuất khẩu

Nhập khẩu


Cán cân TM

Giá trị

Tốc độ (%)

Giá trị

Tốc độ (%)

Giá trị

Tốc độ (%)

2001

3.023,6

14,1

1.417,4

52,6

1.606,2

4,5

- 188,8

2002

3.677,1

21,6

1.518,3

7,1

2.158,8

34,4

- 640,5

2003

5.021,7

36,6

1.883,1

24,0

3.138,6

45,4

- 1.255,5

2004

7.192,0

43,2

2.735,5

45,3

4.456,5

42,0

- 1.721,0

2005

8.739,9

21,5

2.961,0

8,2

5.778,9

29,7

- 2.817,9

2006

10.420,0

19,2

3.030,0

2,3

7.390,0

27,9

- 4.360,0

2007

13.200,0

26,7

3.200,0

5,6

10.000,0

35,3

- 6.800,0

2008

19.464,0

47,4

4.342,0

35,7

15.122,0

51,2

- 10.780,0

2009

21.350,0

9,7

4.910,0

13,1

16.440,0

8,7

- 11.530,0

2010

27.340,0

28,1

7.320,0

49,1

20.020,0

21,8

- 12.700,0

Nguồn: Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Quan hệ thương mại Việt - Trung trong giai đoạn 2001- 2010, đã có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều bình quân 28,2%/năm Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ ngày càng tăng: Năm 2006, nhập siêu mới là 4,36 tỷ USD nhưng đến năm 2009 đã tăng tới mức 11,53 tỷ USD, chiếm 90% tổng mức nhập siêu của cả nước. Năm 2010, trao đổi thương mại chiếm tới 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam nhưng chỉ chiếm 0,93% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc.



Về xuất khẩu: Xuất khẩu vào Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 21,15%/năm. Năm 2010, đạt hơn 7,3 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Nhóm các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn là: nguyên nhiên liệu, dầu thô, cao su, than đá, nhóm hàng nông sản, thủy hải sản, sản phẩm gỗ, giày dép các loại. Ngoài ra các mặt hàng như dây và cáp điện có kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.

Bảng 2.2: Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010

Đơn vị: Triệu USD




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc

1747,1

2735,5

2961,0

3030,0

3200,0

4342,0

4910,0

7320,0

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (%)

9,3

10,3

9,1

7,6

8,1

6,9

8,7

10,2

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc (%)

0,48

0,51

0,47

0,41

0,4

0,5

0,49

0,53

Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Các số liệu trong bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc hầu như không thay đổi, chỉ giao động trong phạm vi 0,5% suốt giai đoạn 2001 - 2010.



Hiện Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, bao gồm 4 nhóm chính như sau:

  • Hàng nguyên nhiên liệu: như dầu thô, cao su, than, quặng, các loại hạt có dầu, dược liệu (cây làm thuốc)...

  • Hàng nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau củ, quả (đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như chuối, xoài, chôm chôm, thanh long…), chè, hạt điều, hồ tiêu…

  • Hàng thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, một số loại mang tính đặc sản như: rắn, rùa, ba ba tự nhiên hoặc được nuôi thả.

  • Hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép, đồ gỗ cao cấp, bánh kẹo.

Về nhập khẩu: Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc mới đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD thì năm 2010 đã tăng lên tới 20,02 tỷ USD, đạt mức tăng bình quân 32,9%/năm trong suốt giai đoạn 2001 - 2010. Năm 2010, Trung Quốc đã giữ vị trí thứ nhất trong các quốc gia xuất khẩu vào Việt Nam, chiếm tới 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, hóa chất, thiết bị máy móc, thiết bị vận tải…

Bảng 2.3: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2010

Đơn vị: Triệu USD




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

3.122,6

4.456,5

5.778,9

7.390,0

10.000

15.122

16.440

20.020

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (%)

12,4

13,9

15,6

16,6

15,0

18,7

23,5

23,8

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (%)

0,7

0,8

0,8

0,8

0,8

0,9

1,37

1,29

Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Bảng 2.3 cho thấy tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ngày càng lớn, tăng từ 12,4% năm 2003 lên 23,8% năm 2010. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam nên cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía bất lợi cho Việt Nam.

Trung Quốc đã trở thành thị trường mà Việt Nam bị nhập siêu ngày càng tăng. Năm 2009, nhập siêu lên tới 11,53 tỷ USD, chiếm 90% tổng mức nhập siêu của Việt Nam. Nhập siêu gia tăng với tốc độ cao và quy mô ngày càng lớn cho thấy nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Nhập siêu kéo dài chứng tỏ nhập khẩu chưa giúp cải thiện đáng kể năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh của Việt Nam, không làm tăng xuất khẩu trong dài hạn.

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 mặt hàng; gồm 5 nhóm chính sau:



  • Thiết bị đồng bộ: như dây chuyền sản xuất xi măng, thiết bị nhà máy nhiệt điện than…

  • Máy móc: như máy dệt, máy nông nghiệp, phương tiện vận tải, máy và thiết bị cho ngành xây dựng…

  • Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu: như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, thép dùng cho chế tạo máy, vật liệu xây dựng, hóa chất và thuốc trừ sâu…

  • Hàng tiêu dùng và dược phẩm: như xe máy, thiết bị điện, điện tử, quần áo, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh…

  • Hàng nông sản: như hạt giống, hoa quả, dầu thực vật, bột mỳ.

Trong các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây là các mặt hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên cần nhập khẩu, chất lượng phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, giá cả có sức cạnh tranh so với các nguồn cung cấp khác. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã bù đắp được sự thiếu hụt hiện nay của nền kinh tế, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước mà không phải dùng đến ngoại tệ mạnh.

Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc chỉ đạt 0,5% trong giai đoạn 2001 - 2010 đã cho thấy Trung Quốc là thị trường còn đầy tiềm năng. Để khai thác tốt thị trường này, Việt Nam cần thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá mặt hàng và chủng loại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường lớn nhưng lại phân bố không đều giữa các vùng, miền, khoảng cách chênh lệch thu nhập lớn và ngày càng gia tăng nên nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng rất đa dạng, phong phú.



2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

2.2.1. Đặc điểm của thị trường nông sản Trung Quốc

2.2.1.1. Nhu cầu nông sản của Trung Quốc rất lớn và đa dạng

Sau khi gia nhập WTO, quy mô thương mại nông sản của Trung Quốc ngày một lớn. Theo tờ Quốc tế thương báo ra ngày 31/5/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc từ 26,82 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên đến 120,8 tỷ USD năm 2010. Trong đó nhập khẩu từ 11,2 tỷ USD năm 2000 tăng lên đến 71,92 tỷ USD năm 2010. Trong các năm 2003 và 2004, xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đã vượt qua mức 40 tỷ USD và 50 tỷ USD, trở thành nước lớn về thương mại nông sản trên thế giới. Từ năm 2004, thương mại nông sản của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện nhập siêu với quy mô 4,84 tỷ USD, đến 2010, nhập siêu nông sản của Trung Quốc đã đạt tới 23 tỷ USD.

Nhìn tổng thể 10 năm gần đây, xu hướng biến đổi kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Trung Quốc hoàn toàn nhất quán với xu hướng biến đổi của kim ngạch thương mại nói chung của Trung Quốc. Trừ năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nông sản của Trung Quốc có giảm đôi chút do ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, còn lại các năm đều tăng trưởng liên tục.

Trung Quốc đã thực hiện tốt Quy hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010) đối với ngành ngoại thương. Năm 2010, thương mại hàng hoá đạt hơn 2.927 tỷ USD, cải thiện cơ cấu và hiệu quả xuất nhập khẩu, duy trì cân bằng cán cân thương mại.

Gia nhập WTO cùng với chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư nước ngoài và trở thành công xưởng lớn nhất thế giới nên có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với tất cả các loại khoáng sản, nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, cho gia công xuất khẩu.

Thêm vào đó, do nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao trong một thời gian dài đã tạo ra sự biến đổi toàn diện trong đời sống của nhân dân Trung Quốc. Năm 2009, GDP của Trung Quốc đạt 33.535 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 4.916 tỷ USD) và đứng vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nhật Bản, với thu nhập bình quân của cư dân thành phố đạt 17.175 Nhân dân tệ (tương đương 2.525 USD), của cư dân nông thôn đạt 5.153 Nhân dân tệ (tương đương 757 USD). Thu nhập của nông dân Trung Quốc có bước đại nhảy vọt nếu so với quá khứ. Tiêu dùng thực phẩm bình quân trên đầu người Trung Quốc tăng hơn 7%/năm. Điều này đã thúc đẩy nhập khẩu ngày càng nhiều hàng nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Trung Quốc.

Nhu cầu của thị trường Trung Quốc về các loại hàng hóa nói chung rất đa dạng và có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, thực phẩm, đồ uống chế biến từ hoa quả nhiệt đới. Miền Tây Nam Trung Quốc địa hình miền núi hiểm trở nên có nhu cầu về thuỷ hải sản do không có biển. Miền Đông và các đặc khu kinh tế cần nhiều loại sản phẩm như đồ gỗ, thuỷ hải sản tươi sống và hoa quả nhiệt đới cao cấp. Các tỉnh phía Nam và các tỉnh giáp biên giới Việt Nam có nhu cầu về than, khoáng sản do việc vận chuyển từ phía Bắc xuống không hiệu quả.

Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều, các tầng lớp dân cư thu nhập rất khác nhau, có nơi thu nhập cao bằng các nước phát triển đạt khoảng 18.000 - 20.000 USD/người/năm, nhưng có nơi thu nhập chỉ đạt 350 - 400 USD/người/năm nên nhu cầu về các loại hàng hóa rất khác nhau. Trên thị trường Trung Quốc tồn tại các loại hàng hóa có chất lượng, quy cách khác xa nhau, giá cả chênh lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm lần; nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng lan tràn. Hơn nữa, do đầu tư trùng lặp nên sản phẩm dư thừa, chậm luân chuyển lên đến hàng trăm tỷ USD.



2.2.1.2. Rào cản thương mại thấp khi thâm nhập thị trường Trung Quốc

Theo cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải tăng hạn ngạch đồng thời hạ thấp thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo, dầu thực vật, dầu cọ...Trung Quốc cũng phải sửa đổi và xóa bỏ các hạn chế về hạn ngạch, về giấy phép nhập khẩu và việc chỉ định đầu mối kinh doanh đối với nhiều hàng hóa, trong đó có cao su thiên nhiên và sản phẩm chế biến từ cao su...đồng thời phải mở rộng các đầu mối nhập khẩu hàng hóa thuộc độc quyền nhập khẩu của Nhà nước như dầu thô, lương thực. Đây là các điều kiện khách quan thuận lợi để nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Việc hình thành khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác trong ASEAN. Lợi thế này cộng với điều kiện thuận lợi về mặt địa lí là cơ sở giúp Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là thâm nhập vào các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc có thể được xem như một thị trường có nhu cầu sản phẩm rất đa dạng, có yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm không khắt khe như các thị trường Mỹ, Nhật nên phù hợp với trình độ sản xuất và chế biến nông sản hiện nay của Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhóm hàng nông sản Việt Nam như cao su, gạo, điều, cà phê, hồ tiêu và rau quả là những sản phẩm có sức cạnh tranh cao tại thị trường Trung Quốc.

Tuy rào cản thương mại thấp nhưng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây chậm và đầy khó khăn. Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với mức độ ngày càng tăng. Từ năm 2001 đến nay, tốc độ xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam tăng nhanh hơn tốc độ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam nên cán cân thương mại ngày càng nghiêng về phía bất lợi cho Việt Nam. Nguyên nhân là:

- Hiện tại Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc hơn 100 mặt hàng nhưng trong đó nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và Nông - Lâm - Thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Hầu hết các nhóm hàng trên được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, nhất là hàng Nông - Lâm - Thủy sản, nên giá trị gia tăng rất thấp. Một số mặt hàng có kim ngạch liên tục giảm sút như hàng rau quả. Trước đây rau quả Việt Nam luôn xuất siêu vào Trung Quốc nhưng trong vài năm gần đây đã chuyển thành nhập siêu. Mặc dù rau quả là nhóm hàng Việt Nam được coi là có lợi thế cạnh tranh và Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, tuy nhiên sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và ban hành các quy định mới về tiêu chuẩn kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không thích ứng kịp với những thay đổi này dẫn đến xuất khẩu giảm sút. Thêm vào đó, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng rau quả tươi, chưa qua chế biến, không sử dụng hóa chất bảo quản và sau một hành trình dài dọc theo đất nước trong điều kiện nóng nực nên chất lượng đã giảm nhiều khi đến biên giới. Việt Nam còn thiếu rất nhiều phương tiện vận chuyển có bảo ôn và hệ thống kho lạnh tại khu vực cửa khẩu để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nên đôi khi do ách tắc trong việc thông quan dẫn đến hàng hóa xuấng cấp phải đổ bỏ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Khi xuất khẩu vào Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu. Chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro. Phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá. Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách biên mậu linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng nhập khẩu và giá cả. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo con đường này luôn thấp thỏm, âu lo vì không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối tác Trung Quốc. Tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chọn con đường biên mậu vì theo hình thức này hàng hóa xuất khẩu vào Trung Quốc không đòi hỏi có chất lượng cao, thủ tục đơn giản, không nhất thiết phải ký hợp đồng, doanh nghiệp chỉ phải nộp phí biên mậu thấp hơn so với thuế nhập khẩu chính ngạch. Sự thuận lợi này đang là con dao hai lưỡi khiến cho các ngành hàng xuất khẩu vào Trung Quốc khó bứt phá được.

- Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 mặt hàng, trong đó nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các hàng hóa này phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được, kể cả nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, da giày để sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU. Đây là các loại hàng hóa phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, giá cả có sức cạnh tranh so với các nguồn cung cấp khác và số lượng nhập khẩu ngày càng gia tăng để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trong nước.

2.2.1.3. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và tập quán tiêu dùng

Trước khi tiến hành cải cách, Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước nông nghiệp, khoảng 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. Hai nước đều trải qua nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với lực lượng lao động được tổ chức thành các đơn vị sản xuất tập thể, thực hiện những chỉ tiêu sản xuất theo kế hoạch, Nhà nước cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cố định.

Bản chất của cải cách kinh tế nông thôn ở cả hai nước khá tương tự nhau, bao gồm hai bộ phận chính: (1) Khôi phục tinh thần trách nhiệm, khuyến khích vật chất cho các nông hộ bằng cơ chế khoán và cho phép các hộ gia đình tùy ý sử dụng nông sản thừa. (2) Hình thành cơ chế định giá cạnh tranh đối với các thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

Những cải cách đã tạo ra hiệu quả tương tự ở nông thôn hai nước như: sản xuất tăng nhanh, năng suất nông nghiệp được cải thiện, hoạt động kinh tế nông thôn được đa dạng hóa, đời sống người dân được nâng cao.

Tuy nhiên, có một nét tương phản nổi bật trong quá trình cải cách, phát triển kinh tế ở hai nước, đó là tiến trình phát triển rất khác nhau ở các doanh nghiệp nông thôn hai nước.

Trung Quốc chỉ sau 10 năm đầu cải cách đã tiến rất nhanh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đuổi kịp và vượt hầu hết các nước Đông Nam Á trên lĩnh vực này. Đặc biệt, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nông thôn đã thu hút 130 triệu lao động và tạo ra 34% tổng thu nhập ở nông thôn.

Ngược lại ở Việt Nam, sau hơn 20 năm cải cách gần như vắng bóng các doanh nghiệp nông thôn và tình hình chưa được cải thiện trong những năm gần đây. Thiếu vắng các doanh nghiệp nông thôn là nguyên nhân quan trọng làm chậm trễ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam.

Mô hình phát triển kinh tế của hai nước đều hướng ra xuất khẩu nhưng do chênh lệch về trình độ phát triển nên về lâu dài Trung Quốc ngày càng có nhu cầu tăng lên đối với 5 nhóm hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có nông sản. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức phong phú: mậu dịch chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên bộ dài 1.350 km chạy qua 2 tỉnh của Trung Quốc và 7 tỉnh của Việt Nam, cư dân vùng biên giới hai nước có mối quan hệ thân tộc lâu đời, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, nhu cầu tiêu dùng và là bạn hàng truyền thống, vì vậy thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh.

2.2.1.4. Chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Mậu dịch biên giới được coi là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc. Năm 1978, sau hội nghị Trung ương 3 khoá 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu mở cửa toàn phương diện, nhiều hình thức, nhiều tầng: từ đặc khu kinh tế - đến thành phố mở cửa ven biển - khu mở cửa kinh tế ven biển - mở cửa nội địa và mở cửa ven biên giới đất liền. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới được xác định chung là: lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu. Ngay từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là khâu đột phá khẩu và ngày càng phát triển.

Việt Nam là nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc gắn quan hệ với Việt Nam trong việc phục vụ những yêu cầu chiến lược của Trung Quốc ở trong nưóc, ở khu vực Ðông Nam Á và trên thế giới. Đầu những năm 90, tiếp theo việc tăng cường quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng gắn liền với các đối tác ASEAN khác. Với chiến lược lâu dài, Trung Quốc tính toán hợp tác để vừa thâm nhập thị trường Việt Nam là thị trường tiêu thụ trung bình, có nhiều lĩnh vực có thể sử dụng hàng hoá kỹ thuật của Trung Quốc, vừa thông qua Việt Nam để vào các thị trường khác trong ASEAN.

Trung Quốc coi mậu dịch biên giới là một quốc sách quan trọng để phát triển kinh tế vùng biên giới, nâng cao mức sống cư dân biên giới nhằm ổn định biên giới quốc gia. Do vậy, Trung Quốc đã có các chính sách hỗ trợ và giành ưu đãi đặc biệt về mọi mặt, nhất là giao quyền quản lý rộng rãi cho địa phương nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý phục vụ cho phát triển kinh tế vùng biên giới.

Trung Quốc đề ra nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy buôn bán biên giới:

- Hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu qua chợ biên giới được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Định mức miễn thuế thay đổi tuỳ theo từng thời điểm, hiện nay là 8.000 NDT/người/ngày.

- Ðối với các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

- Trung ương uỷ quyền rộng rãi cho Chính quyền tỉnh, khu tự trị biên giới để điều hành và quyết định các chính sách nhằm thúc đẩy buôn bán biên giới.

Theo quy định của Trung Quốc tại văn bản Biện pháp tạm thời quản lý ngoại tệ mậu dịch biên giới ban hành năm 1997, Mậu dịch biên giới bao gồm 3 hình thức: mậu dịch chợ dân cư biên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Chỉ có doanh nghiệp của các tỉnh biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được kinh doanh biên mậu và được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu, các cơ chế về tài chính, các cơ chế về quản lý của chính quyền địa phương biên giới.

Tham gia mậu dịch biên giới không chỉ là cư dân biên giới với khối lượng hàng hoá nhỏ mà Trung Quốc còn huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước và tư nhân cùng tham gia mậu dịch biên giới với quy mô và khối lượng hàng hoá lớn, không hạn chế. Không chỉ các huyện, thị xã biên giới, mà cả các thành phố sâu trong nội địa của các tỉnh biên giới Quảng Tây, Vân Nam cũng thành lập các Tổng công ty, Công ty biên mậu của Nhà nước để tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung.

Hiện nay, trên tuyến biên giới giáp Việt Nam có ba thị xã Hà Khẩu (Vân Nam), Bằng Tường, Đông Hưng (Quảng Tây) đã được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn là thị xã mở cửa ven biên giới và đồng ý cho xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới ở thị xã Bằng Tường và Đông Hưng. Khu vực này được hưởng 11 chính sách ưu đãi như: xoá bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xoá bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xoá bỏ sự hạn chế về kim ngạch; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hoá bình thường. Chính sách ưu đãi hơn cả đặc khu kinh tế ven biển về các mặt xuất khẩu, nhập khẩu, thuế và thu hút đầu tư.

Các chính sách và cơ chế quản lý mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam tham gia gom hàng nông sản xuất khẩu theo đường biên mậu. Theo hình thức này hàng hóa không đòi hỏi quá khắc khe về chất lượng, thủ tục đơn giản và chỉ phải nộp phí biên mậu thấp hơn so với thuế nhập khẩu chính ngạch.



Каталог: dao-tao-tuyen-sinh -> thong-bao

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương